LTS: Với điểm 1 là tốt nhất, 10 là tệ nhất, S&P đánh giá:
1. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam có nguy cơ sụp đổ cao nhất thế
giới, 10/10. Hai quốc gia khác có cùng nguy cơ này là Hy lạp và Belarus;
2. Nền KT Việt Nam đang gặp nguy hiểm nhất thế giới, 10/10, do ít nhất ba lý do:
2.1. Không thể chịu đựng, đối phó nổi một cơn sốc kinh tế, tài chánh,
2.2. Nền KT bị mất cân đối nghiêm trọng vào bậc nhất
2.3. Tín dụng đang ở vào tình trạng tối nguy hiểm;
==> Đây là overtures mở đầu cho một vòng đánh SỤT TÍN DỤNG
QUỐC GIA VIỆT NAM trong thời gian rất gần đây, có thể tính từng ngày,
hoặc tuần.
Bản đánh giá của S&P đã không thể qua mắt các nhà đầu tư ngoại quốc.
Đa số họ có news subscription từ các cty như S&P, Fitch,
Moody’s, vi khỏi phải tốn thời gian tự tìm tài liệu, tin tức, chỉ cần bỏ
tiền ra mua subscription về tin VN, ĐNÁ, thì mỗi ngày vài lần họ nhận
emails về các việc thế này.
Khỏi cần ai dạy bảo, các nhà đầu tư ngoại quốc tự biết họ phải làm gì.
CAPITAL FLIGHT là chắc chắn, trong thời gian rất gần đây. Ngoại quốc sẽ bán đổ bán tháo bỏ chạy, bỏ của chạy lấy người.
Và nên nhớ đây là đánh giá tệ nhất có thể cho CẢ HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG VÀ NỀN KT VIỆT NAM, trong khi bên Hy lạp, Belarus, thì chỉ nền KT
là bị đánh giá cùng hạng với VN, nhưng HỆ THỐNG NGÂN HÀNG tư nhân của 2
nước này không bị coi là NGUY HIỂM TỘT ĐỈNH như VN.
Xin nhắc lại lần nữa, cả HỆ THỐNG NGÂN HÀNG và NỀN KT VN bị S&P đánh giá là TỒI TỆ NHẤT THẾ GIỚI, không mức độ nào tệ hơn.
Ngay cả Zimbabwe, Pakistan, cộng hòa Chad, Công gô, cũng không tệ như VN.
==> HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM, NỀN KINH TẾ VIỆT NAM CHẮC CHẮN 100% SẼ SỤP ĐỔ TRONG THỜI GIAN RẤT GẦN ĐÂY.
————————————————
(Tuyên bố sau đây đã được phát hành bởi cơ quan xếp hạng)
9 tháng 11
TỔNG QUÁT
– Chúng tôi xem xét lại Đánh giá Rủi ro Hệ thống Ngân hàng Quốc gia Việt Nam sau khi công bố thay đổi phương pháp luận.
– Chúng tôi điều chỉnh Đánh giá Rủi ro Hệ thống Ngân hàng Quốc gia
(BICRA) của Việt Nam từ “Nhóm 9″ lên “Nhóm 10″ do thay đổi phương pháp
luận.
– Chúng tôi cũng điều chỉnh mức độ rủi ro kinh tế Việt Nam từ ‘9’ lên ‘10’, và đánh giá rủi ro ngành là ở mức điểm ‘8’.
HÀNH ĐỘNG CỦA BICRA
Ngày 09/11/2011, Dịch vụ Xếp hạng Tín dụng Standard & Poor’s điều
chỉnh Đánh giá Mức độ Rủi ro trong Hệ thống Ngân hàng (BICRA) của Việt
Nam từ ‘Nhóm 9’ lên ‘Nhóm 10’ do thay đổi phương pháp luận. Tổ chức này
cũng gia tăng mức độ rủi ro của nền kinh tế từ ‘9 điểm’ lên ‘10 điểm’ và
đánh giá độ rủi ro ngành ở mức ‘8 điểm’.
LÝ DO
Chúng tôi đánh giá mảng ngân hàng của Việt Nam bằng phương pháp luận
BICRA mới cập nhật của chúng tôi. Các nhóm BICRA thể hiện quan điểm của
chúng tôi về rủi ro của một ngân hàng hoạt động trong một quốc gia đối
mặt cũng như một hệ thống ngân hàng cụ thể phải đối mặt so với mức độ
rủi ro tại các hệ thống ngân hàng khác. Nhóm ‘1’ là nhóm có mức độ rủi
ro thấp nhất còn Nhóm ‘10’ là nhóm có mức độ rủi ro cao nhất. Các quốc
gia khác thuộc nhóm BICRA 10 là Hy Lạp và Belarus.
Mức điểm rủi ro kinh tế “10” của chúng tôi cho Việt Nam phản ánh “rủi
ro nghiêm trọng” đối với sự linh hoạt của nền kinh tế, sự mất cân bằng
kinh tế và rủi ro tín dụng “tối nguy hiểm” của nền kinh tế.
Việt Nam là nước có thu nhập thấp, hệ thống tài chính và khung chính
sách còn đang phát triển. Những điểm yếu này càng nâng cao khả năng dễ
bị tổn thương của nền kinh tế trước những cú sốc lớn. Những viễn cảnh
tăng trưởng lạc quan được hỗ trợ bởi nỗ lực bền bỉ của chính phủ trong
việc tái cấu trúc nền kinh tế, phần nào bù đắp những điểm yếu này.
Chúng tôi cho rằng Việt Nam có nguy cơ mất cân bằng kinh tế nghiêm
trọng, thể hiện qua tăng trưởng tín dụng nhanh trong vòng vài năm qua.
Tăng trưởng mạnh về giá nhà đất cũng góp phần vào mức độ rủi ro khi giá
cả rớt mạnh.
Việc đánh giá “rủi ro tín dụng tối nguy hiểm” của nền kinh tế Việt
Nam dựa trên mức tín dụng khu vực tư nhân cao, mức thu nhập thấp và tiêu
chuẩn bảo lãnh thô sơ. Theo quan điểm của chúng tôi, hệ thống pháp luật
thiếu hiệu quả có thể khiến hồi phục chậm và chậm trễ trong giải quyết
tài sản kê biên.
Trong khi đó, mức điểm rủi ro ngành ‘8’ phản ánh độ rủi ro “tối nguy
hiểm” đối với khung chính sách, “rủi ro nghiêm trọng” đối với động lực
cạnh tranh và “rủi ro trung bình” đối với việc cấp vốn trong toàn hệ
thống.
Quan điểm của chúng tôi về khung chính sách của Việt Nam là tiêu
chuẩn khung chính sách của Việt Nam còn thiếu các tiêu chuẩn quốc tế và
ngân hàng trung ương dễ bị tổn thương trong chính các thỏa thuận của
mình. Chúng tôi không tin rằng một hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả có thể
sử dụng như công cụ giám sát ưu tiên. Chúng tôi nhận thấy can thiệp
chính sách thường là đối phó hơn là chủ động. Quan điểm của chúng tôi là
khung chính sách càng yếu hơn do sự yếu kém trong điều hành và minh
bạch. Hầu hết các ngân hàng không công bố báo cáo tài chính kịp thời, và
thường không đầy đủ chi tiết.
Trong đánh giá của chúng tôi về động lực cạnh tranh, rủi ro cho các
ngân hàng chỉ ở mức trung bình và chủ yếu ở tăng trưởng. Chúng tôi nhận
thấy thị trường đang bão hòa tương đối dẫn đến cạnh tranh giữa các ngân
hàng cả về vốn vay và tiền gửi. Chúng tôi cho rằng áp lực lãi suất biên
ròng tạo sức ép tới khả năng định giá đầy đủ rủi ro của các tổ chức tài
chính nhỏ và yếu. Hơn nữa, chúng tôi tin rằng hệ thống ngân hàng bị méo
mó do việc áp dụng thường xuyên các mệnh lệnh hành chính.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam, được hỗ trợ bởi lượng tiền gửi lõi của
khách hàng ở mức ổn định, ít phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài. Tuy
nhiên, có rất ít các nguồn vốn khác cho các ngân hàng sử dụng cho thấy
thị trường vốn nội địa của Việt Nam rất eo hẹp và yếu. Chúng tôi tin
rằng chính phủ vẫn đóng vai trò hỗ trợ trong nguồn vốn cho các ngân hàng
nếu cần.
Chúng tôi đánh giá chính phủ Việt Nam “hỗ trợ cao” cho các ngân hàng
trong nước. Chúng tôi đã theo dõi được sự hỗ trợ dành cho các tổ chức
quan trọng trong hệ thống, bao gồm việc bơm vốn.
TIÊU CHUẨN VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
– Giả thuyết và Phương pháp luận Đánh giá Rủi ro Hệ thống Ngân hàng Quốc gia, 9 tháng Mười Một, 2011
– Standard & Poor’s BICRAs Nhấn mạnh sự Thay đổi Cân bằng trong Ngân hàng toàn cầu, 9 tháng Mười Một, 2011
– S&P’s BICRAs Dự liệu Rủi ro Ngân hàng của 86 Quốc gia, 9 tháng Mười Một, 2011
Nguồn: Reuters, TEXT-S&P: BICRA on Vietnam revised to Group ’10′ from Group ’9′, 9/11/2011, URL: http://www.reuters.com/article/2011/11/09/idUSWLA880420111109
Dịch bởi Dự đoán kinh tế Việt Nam, 11 Tháng Mười Một 2011
0 nhận xét:
Đăng nhận xét