Thứ Năm, tháng 2 16, 2012
Bơm tiền nuôi những cục cưng ốm yếu
Con dao phải đủ sắc để cắt những cục cưng lỗi thời | Vĩ mô – Đầu tư | Vietstock
“…Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là trên 1 triệu tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, có tới 30 tập đoàn, tổng công ty nợ phải trả lớn hơn mức quy định (ba lần vốn điều lệ). Trong đó, có 7 đơn vị nợ trên 10 lần vốn, 9 tổng công ty nợ 5-10 lần vốn và 14 công ty nợ phải trả gấp 3-5 lần vốn. Sự hoang tàng của những đứa “con cưng” này đã khiến cho Chính phủ phải đau đầu để tính chuyện ứng phó…”
Theo chính con số trên, các tập đoàn, tổng cty quốc doanh nợ TRÊN 1 TRIỆU TỈ ĐỒNG.
Tức là có thể 1 triệu tỉ lẻ 1 đồng, có thể 2, 3 triệu tỉ đồng. Chúng ta hãy tạm lấy con số tối thiểu: nợ 1 triệu tỉ đồng, tức 47,6 tỉ USD, theo giá USD = 21000 VND.
Theo đó, số vốn chủ sở hữu là 1/1,67, tức là 28,5 tỉ USD.
Vốn chủ sở hữu khác xa giá trị công ty. Theo tình hình hiện tại, có phần chắc là vốn chủ sở hữu cao hơn giá trị cty nhiều, do chính ông Huệ công nhận, rất nhiều cty, tập đoàn bị lỗ nhiều năm.
Như vậy, cho dù đem bán hết các cty, tập đoàn quốc doanh này, cũng khó đem lại 28,5 tỉ USD, mà có thể chỉ 20, 15, hoặc chỉ vài tỉ USD.
Không thể trả nợ
Trong khi đó, số nợ 1 triệu tỉ VND còn đó, quy ra 47,6 tỉ USD còn đó, làm sao giải quyết?
Nhiều ngân hàng "lời khủng" trong năm ngoái, là vì họ tin chắc sẽ thu hồi lại tất cả tiền họ cho vay.
Đang khi, chính họ cũng biết, là đa số dư nợ họ cho vay sẽ không thể nào đòi lại được.
Như trên, chỉ tính cty, tập đoàn quốc doanh, số cho vay là "hơn 1 triệu tỉ đồng", nếu lấy tiền lời giá rẻ là 20%, thì hàng năm tiền lời lên tới 200 ngàn tỉ đồng, tức khoảng 9,52 tỉ USD.
Trong khi đó, cùng trong bài trên, họ nói: "Mặc dù vậy, hiệu quả đầu tư từ nhóm DN này quá thấp, chỉ đóng góp vào GDP khoảng 38%".
Mà toàn bộ nền KT VN, theo chính phủ VN công bố, chỉ khoảng 90-106 tỉ USD mà thôi, tùy bản báo cáo.
Cho là cao nhất, theo họ nói, là 106 tỉ USD, như vậy, các cty, tập đoàn này có doanh số hàng năm khoảng 38% của 90-106 tỉ USD, tức là khoảng 34,2 - 40,28 tỉ USD.
Như vậy, cho là các cty, tập đoàn có doanh số hàng năm 38 tỉ USD, làm sao họ trả tiền lời ngân hàng 9,52 tỉ USD, tức là 25%.
Nói khác đi, 1/4 doanh số họ có phải dùng để trả tiền lời.
Xin nhắc lại, KHÔNG PHẢI LỢI NHUẬN, mà là tổng doanh số họ thu vào, chưa trừ vốn (lương công nhân, nguyên nhiên vật liệu, thuế, v.v...), cứ 4 đồng thì phải trả nợ 1 đồng.
Chưa hết, bài trên cũng thú nhận: "Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN chưa bao giờ qua được 6% trong suốt hơn 10 năm qua."
Hiện nay đang lỗ nặng, nhưng chúng ta hãy rộng lượng, lấy con số vào năm lời nhiều nhất, đó là 6%.
Đây là con số CHƯA trừ lạm phát, trả nợ ngân hàng vì 2 món này là khoảng 15% + 25% tức 40%, không thể lời 46%.
Như vậy, chưa tính bị lạm phát, họ phải trả tiền lời 25% doanh số, do đó cho dù "lời 6%" thì vẫn lỗ 19% doanh số, cho dù là trong năm thuận lợi nhất.
Và 19% doanh số tức là 19% của 38% GDP tức là 7,22% GDP, là con số CP VN phải bù lỗ hàng năm cho các cty này, trong năm thuận lợi nhất, lời 6% trên doanh số.
Trong năm như năm nay, tổng cộng các cty, tập đoàn quốc doanh cho dù là huế vốn, thì vẫn lỗ tiền lời 25% doanh số, tức 25% của 38% GDP, = 9,5% GDP = 8,55 đến 10,1 tỉ USD.
Tính ra tiền VN là vào khoảng 180 ngàn tỉ đến 210 ngàn tỉ đồng, chỉ để phụ cấp cho các cty, tập đoàn quốc doanh khỏi lỗ mất vốn trong năm rồi, cho dù họ kinh doanh huề vốn. Thực tế, họ có thể lỗ hàng mấy chục % vốn.
CP VN không còn cách nào khác, ngoài việc in ra ít nhất 200 ngàn tỉ đồng năm nay cho các cty, tập đoàn quốc doanh để họ trả TIỀN LỜI cho các ngân hàng, để tránh việc sụp đổ HỆ THỐNG ngân hàng.
Hệ lụy này chưa dừng ở đó mà còn tác động tới toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam mà chúng tôi sẽ đăng trong bài kế tiếp. Mong các bạn đón đọc.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
không ngờ tiền thuê tôi làm việc còng lưng mà nó đi vào không gia vô tận như thế này. Kêu trời không thấu.
La một xã hội công bằng với những đội ngũ lãnh đạo sáng xuất nhưng thật không hiểu nổi trong thời kỳ suy thoái kinh tế, lạm phát nặng nề dẫn đến trên 50 ngàn doanh nghiệp phải giải thể ấy vậy mà cuộc sống vẫn thấy rất tươi đẹp, nhiều vila biệt thự mọc lên, xế hộp ngoài đường toàn hàng nhập hạng sang.vậy câu tiền đang năm ở đâu? có phải nhà nước chỉ quan tâm thu thuế của các doanh nghiệp nhỏ bé để nuôi các cục cưng quốc doanh khổng lồ không?dường như ngân hàng cũng chỉ để ý đến các ông lớn, đầu tư những hạng mục khủng còn mấy chú doanh nghiệp nhỏ thì sống chết mặc bay.nếu tiếp tục dồn ép các doanh nghiệp nhỏ đi đến chỗ chết thì ắt sẽ như tức nước vỡ bờ, sự quản lý của nhà nước sẽ không còn có hiệu quả và không có giá trị với người dân.thử hỏi lúc đó điều gì sẽ sảy ra?và hơn thế nữa nếu có sự ròm ngó của nước ngoài.
Vậy hy vọng chính phủ việt nam nên sớm tìm gia giải pháp, chính sách hiệu quả để hỗ trợ các doanh nghiệp, nghành nghề, dịch vụ vừa và nhỏ vì họ cũng là nòng cốt góp phần vào GDP của nhà nước.Nên hạn chế đầu tư công, xây dựng...nên quản lý sát các công trình xây dựng tránh thất thoat lãng phí,tham ô.vì nhiều mục tiêu đưa ra nhưng không thực tế, công trình xây dựng bị rút ruột,kếm chất lượng phải đầu tư sửa chữa.nhà xây cho người thu nhập thấp nhưng không thể nào mua được vì bị mấy anh lắm tiền chùa găm cho con cháu hoặc mua để trục lợi hết rồi.
Nên có chính sách cụ thể đầu tư cho người thu nhập thấp với giá phù hợp thực tế,cụ thể.là người dân ai cũng có đóng góp cho xã hội nên cũng không nên quá khắt khe trong việc xét duyệt.phân loại rõ công trình công thuộc cán bộ sở hữu và công trình cho người bình thường.
theo tôi các tổng công ty nhà nước ta làm ăn hiệu quả nhất thế giới chỉ tại các bác không đặt câu hỏi hiệu quả cho ai thôi
Đăng nhận xét