Bẫy thanh khoản xảy ra khi ngân hàng Trung Ương bơm tiền cho các ngân
hàng thương mại thất bại trong việc giảm lãi suất và kích thích kinh
tế. Nguyên nhân của bẫy thanh khoản là do người dân thích tích trữ tiền
do kỳ vọng giảm phát, tổng cầu sụt giảm nghiêm trọng hay chiến tranh.
Nguyên nhân
Các dấu hiệu rõ ràng của bẫy thanh khoản là ứ đọng tín dụng và giảm
phát. Trong trường hợp dính bẫy thanh khoản thì chính sách tiền tệ thông
thường của ngân hàng Trung Ương không còn hiệu quả trong việc điều hành
kinh tế vĩ mô nữa. Chúng ta hãy xem xét kỹ các sự kiện sau:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kể từ tháng 5/2012 đã ra các quy định áp
trần lãi vay, ấp trần lãi suất huy động nhằm giảm lãi suất và thi hành
chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách bơm tiền cứu thanh khoản các ngân
hàng yếu kém, tránh gây đổ vỡ hàng loạt (Dân trí, 22/06/2012).
Vậy nhưng kết quả của những điều này thật đáng lo ngại. 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng là âm 0,14% (Tầm nhìn, 11/07/2012).
Tại sao lại như vậy, ta có thể dễ dàng giải thích rằng lượng nợ xấu
của ngân hàng rất là cao và triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa gì nên
họ hạn chế lượng tiền cho vay ra. Thế nên 300.000 tỷ đồng bơm từ đầu
năm của thống đốc Bình cứ đi đâu mất hút là vì vậy (Tiền Phong, 09/08/2012).
Nền kinh tế Việt Nam còn đang rơi vào tình trạng giảm phát. Trong 2
tháng 6 và tháng 7/2012, tỉ lệ lạm phát là -0,26% và -0,29%. Người dân
không mong muốn mang tiền đi đầu tư mà thay vào đó co cụm, chờ thời do
tính uncertainty của nền kinh tế hiện nay (Cafef, 24/07/2012).
Uncertainty
Trong cung cách điều hành một nền kinh tế quốc gia, không có ai như
ông Bình, Dũng chỉ biết in tiền, nói láo, rình rình canh me giựt tiền
dân chúng, đột ngột ra decrees “từ trời rơi xuống” bất ngờ như các vụ
lên giá xăng, điện, làm thót tim người tiêu dùng, làm người ta không kịp
trở tay.
Hoạt động KT mà như thời chiến tranh rình rình phục kích, bắn đại bác vào khu dân cư vậy.
Ông Bình, Dũng rất thích làm ma nhát dân chúng.
Họ núp kỹ, rồi BẤT NGỜ nhảy ra HÙÙÙÙ, hôm thì ra lệnh giảm lãi suất, hôm
thì tung tiền, bữa thì ra lệnh siết vàng (Nghị định 24), rồi cho bán
lại tự do, rồi can thiệp bán ra USD, rồi mua vô USD trở lại, v.v… Lung
tung lộn tùng phèo, làm traders, investors, “hết biết đường đâu mà mò”.
Hoàn toàn TÙY Ý, không 1 chút lý do, không cơ quan nào kiểm soát,
cũng không có tranh luận, không đưa ra các bản lượng định nền KT gì ráo.
Nhà đầu tư không sợ lãi suất lên hay xuống, giá USD thế nào, v.v… mà
họ sợ UNCERTAINTY – sự thiếu vững vàng, chắc chắn, của các chính sách.
Do thị trường đang trong tình trạng UNCERTAIN, người ta cũng
uncertain luôn về đầu tư. Người ta rút tiền về, mua ngoại tệ, vàng, hoặc
gởi VND vô ngân hàng, co cụm, không đầu tư gì hết.
GDP sụt giảm mạnh
Tình hình hiện nay là CUNG TIỀN tăng, lãi suất bị ép giảm, NHƯNG CẦU
TIỀN không tăng, do người ta (1) ngại đầu tư, (2) ngại cho vay (3) NỀN
KINH TẾ TÊ LIỆT HOẶC GẦN NHƯ VẬY.
Tôi có thể chứng minh GIÁN TIẾP, rằng nền KT Việt Cộng đang co cụm, GDP giảm, CHO DÙ không có các con số chính thức.
Cầu giảm, cung giảm, GDP giảm.
AS1 xuống AS0 còn AD1 xuống AD0.
Giá hiện đang giảm toàn diện, trên MỌI mặt hàng trừ vài món “không có thì chết” như sữa, thuốc Tây.
TẤT CẢ mọi mặt hàng không cần thiết cho sự sống còn, sống sót, thì đều bị giảm.
Cầu và Cung đều giảm, nhưng CẦU giảm nhiều hơn, do đó giá giảm, Quantity giảm, GDP giảm.
Điều đáng ngạc nhiên là nhiều kinh tế gia Việt Nam cũng như giới điều
hành kinh tế vĩ mô vẫn chưa dám thừa nhận điều nguy hiểm này.
Họ không công nhận GDP giảm thì lại CÀNG HẠI nền KT họ, do không có biện pháp giải quyết thích ứng.
Không khác phòng lab đưa ra các con số sai cho bác sĩ!
Bác sĩ giỏi cỡ nào cũng cho thuốc sai bét.
—————————————
Dân trí, Bơm tiền “khủng khiếp”: Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút, 22/06/2012, http://dantri.com.vn/c76/s76-609696/bom-tien-khung-khiep-gan-300000-ty-dong-di-dau-mat-hut.htm
Tầm nhìn, Tăng trưởng tín dụng âm nhưng ngân hàng vẫn lãi ?, 11/07/2012, http://tamnhin.net/Kinh-te/22027/Tang-truong-tin-dung-am-nhung-ngan-hang-van-lai–.html
Tiền Phong, Moody’s: ‘Nợ xấu ngân hàng Việt Nam rất khó lường’, 09/08/2012, http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/587701/Moodys-%E2%80%98No-xau-ngan-hang-Viet-Nam-ra%CC%81t-kho%CC%81-luo%CC%80ng-tpol.html
Cafef, CPI cả nước tháng 7 giảm 0,29% so với tháng 6, 24/07/2012, http://cafef.vn/20120724093818628ca33/cpi-ca-nuoc-thang-7-giam-029-so-voi-thang-6.chn
3 nhận xét:
em thì không hiểu về kinh tế vĩ mô, hay nói cách khác em không có kiến thức gì về các nguyên lý hoạt động của 1 nền kinh tế. Em chỉ là người buôn bán nhỏ. Theo cách hiểu của em thì thế này:
Em ra ngoài thấy ở đâu ngành nào cũng dậm chân tại chỗ. Nhà máy xi nghiệp thì sản xuất cầm chừng, cửa hàng, siêu thị vắng khách. Vây có cho em vay tiền lãi xuất thấp lúc này em cũng không dám đầu tư cái gì. Người khác cũng vậy, họ cũng đề phòng.
Vậy căn bệnh của nền kinh tế ngoài cái lý do như các anh phân tích thì phải kể đến lý do nữa là tâm lý người dân. Người làm ăn cảm thấy bất an khi định đầu tư thì người ta sẽ ngồi chờ, nhiều người như vậy thì cả nền kinh tế sẽ không phát triển. Vậy có bao nhiêu vốn cung ra thị trường thì cũng chẳng ai thèm dùng.
Vậy muốn chữa bệnh này thì phải giải quyết tâm lý người dân trước chứ không phải là vốn.
vậy có phải không? anh chị nào trả lời giúp em
Tâm lý người dân hiện nay là hoàn toàn mất niềm tin vào chính phủ. Kinh nghiệm xương máu qua các lần đổi tiền khiến người dân tiết kiệm bằng những thứ dễ chuyển đổi nhanh chóng thành tiền như USD, vàng...đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Khiến kinh tế càng khốn đốn...Vì vậy kg dễ để lấy lại được niềm tin của dân chúng trong nay mai, trừ khi có chuyển biến lớn về chính trị.
Hai bạn nói đều chính xác , Điều hành kinh tế một đất nước như là điều hành một công ty hay là một doanh nghiệp nhỏ .Nó bao gồm các qui trình hoạh định chiến lược kinh doanh , vốn , thị trường , cung , cầu , tâm lý con người (đối tượng kinh doanh), ... Vì thế các kế hoạch (chính sách) ban hành phải dựa trên cung % cầu cùng với các yếu tố khác ...
Do nhà nước ta không có đội ngũ biết , hiểu ,kinh nghiệm vận hành nền kinh tế nên cứ mất phương hướng khi áp dụng các chính sách một cách mù quáng dựa trên chủ yếu là quyền lực >> do vậy các chính sách ban hành đa phần mang tính thử nghiệm vì thế Nó gây phản ứng ngược >> làm các thành phần kinh tế của xã hội trúng đòn >> " thấm đòn" nên dần dần họ "xin" đứng ngoài cuộc để dò xét "tia sáng" của nền kinh tế >> lâu dần họ " phải " buông tay điều này rõ nhất là các nguồn đầu tư nước ngoài như FDI,BOT,PPP ... tháo chạy nhanh chóng khỏi VN do Chính phủ VN không " đảm bảo an toàn" cho vốn đầu tư của họ bởi vì ngân sách quá hẹp do bội chi và tham nhũng từ các nhóm lợi ích ...
Đăng nhận xét