Những câu hỏi thường gặp


1. Kết hối. Tại sao nhà nước phải tiến hành kết hối ? Tác động của kết hối tới nền kinh tế ?
2. Kết kim là gì ?
3. Đình lạm là gì ?
4. Tại sao dự trữ ngoại tệ lại quan trọng ? Nếu cạn dự trữ ngoại tệ thì sao ?
5. Nghị quyết 11
6. Chính sách tiền tệ: thắt chặt, mở rộng.
7. Chính sách tài khóa
8. Khủng hoảng tiền tệ là gì ?
9. Liệu Việt Nam có đổi tiền không ? Tại sao phải đổi tiền ?
10. Kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ như thế nào ?
11. Giải pháp nào cho người dân vượt qua sự sụp đổ của nền kinh tế sắp tới ?

---------------------------------------------------------------------------------------

1. Kết hối ngoại tệ là một chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ những nước mà ở đó đồng tiền không có khả năng chuyển đổi hay nói cách khác chính phủ in tiền ra nhưng không bảo đảm rằng đó là một khoản nợ.

Đối tượng bị kết hối là các pháp nhân hay cá nhân trong nền kinh tế đó. Các pháp nhân thường là những doanh nghiệp liên quan tới buôn bán với nước ngoài hoặc gia công sản phẩm cho nước ngoài. Cá nhân là những thể nhân muốn bảo toàn vốn bằng việc tích lũy một phần ngoại tệ.

Kết hối có thể là:
1. Chuyển toàn bộ tài khoản ngoại tệ của trương chủ ra đồng nội tệ.
2. Giữ nguyên tài khoản ngoại tệ của trương chủ nhưng trương chủ không thể rút tiền mặt ra hoặc không được chuyển ngoại tệ cho một trương chủ khác. Chỉ có thể rút tiền ra bằng nội tệ với tỷ giá do chính quyền quy định.
3. Xem việc nắm giữ ngoại tệ dạng giấy bạc (bank note) là hàng cấm, là phạm pháp, có thể bị tịch thu.

Chính quyền sẽ ra văn bản hay ngầm ra lệnh Kết hối khi:
1. Không kiểm soát nổi giá ngoại tệ trên thị trường
2. Dự trữ ngoại tệ sụt giảm, mất tín nhiệm tín dụng với thế giới
3. Muốn có thêm ngoại tệ vào dự trữ quốc gia, tức là nhu cầu tăng cường tích lũy.

Thực hiện việc kết hối có thể bằng những cách sau:
1. Ngân hàng Nhà nước công bố một văn bản quy định rằng đến thời hạn hiệu lực ngày N, buộc các tài khoản ngoại tệ trong các ngân hàng thương mại phải bán toàn bộ hay một phần số ngoại tệ theo giá NHNN quy định. Giá quy định này thường thấp hơn so với giá thị trường vì nếu không thì đã không cần phải kết hối.
2. Cấm giao dịch ngoại tệ, xem ngoại tệ là bất hợp pháp sẽ bị phạt nặng hoặc thậm chí bị tịch thu.

(Credit to Lý Toét blog)

Xét như trên, ta có thể thấy là nhà nước Việt Nam đang tiến hành chế độ kết hối ngoại tệ một phần bằng nghị quyết 11 với quy định bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước phải bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá quy định.

* Tác động của kết hối tới nền kinh tế:
Có rất nhiều tác động tiêu cực của việc kết hối đối với nền kinh tế Việt Nam. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin nêu ngắn gọn 2 tác động tiêu cực nhất ảnh hưởng tới nền kinh tế. Tác động thứ nhất là làm hạn chế xuất khẩu từ đó gián tiếp dẫn tới đình trệ nền kinh tế Việt Nam. Như chúng ta đã biết, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đều nhập các nguyên vật liệu từ nước ngoài về để gia công lắp ráp ra thành phẩm. Khi tiến hành kết hối ngoại tệ, họ sẽ mất đi khả năng tiếp cận nguồn cung USD cho các hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu đồng thời phải bán USD cho Ngân hàng Nhà nước với giá rẻ. Những khó khăn trên sẽ làm gây thiệt hại cho các hoạt động của doanh nghiệp tư nhân và có thể khiến họ bị phá sản, sa thải hết công nhân dẫn tới gia tăng thất nghiệp, bất ổn cho xã hội. Tác động thứ hai cũng không kém phần quan trọng là giảm số USD hiện có của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam vốn tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư của nước ngoài, nay do chính sách kết hối ngoại tệ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không chọn đầu tư vào Việt Nam nữa. Thực tế cho thấy, FDI 4 tháng đầu năm 2011 đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2010. Hậu quả trực tiếp là nguồn cung USD thu hẹp lại càng khiến giá USD tăng mau hơn so với không thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ. Những tác động này sẽ càng đẩy Việt Nam rơi sâu hơn vào khủng hoảng kinh tế.

* Tại sao nhà nước phải thực thi chính sách kết hối ?
Nguyên nhân trực tiếp của việc kết hối là do dự trữ ngoại tệ của nhà nước đã giảm trầm trọng tới mức nguy hiểm. Theo số liệu của chúng tôi, dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ có khoảng 10 tỷ USD, trong đó đã phải dành ra 4 tỷ USD cho việc trả nợ nước ngoài. Trong khi đó, kể từ đầu năm tới nay, tính trung bình mỗi tháng Việt Nam phải nhập siêu lên tới hơn 1 tỷ USD. Hiện lượng dự trữ ngoại hối này là không đủ cho nền kinh tế Việt Nam hoạt động.
Lên đầu trang

2. Kết kim là chính sách quản lý kinh tế vĩ mô nhằm loại bỏ tác động của vàng tới nền kinh tế quốc gia. Kết kim có thể là các biện pháp sau đây:
  • Chuyển toàn bộ tài khoản tiết kiệm vàng của trương chủ ra đồng nội tệ
  • Xem việc nắm giữ vàng là phạm pháp, có thể bị tịch thu
Hiện tại nhà nước Việt Nam đang tổ chức xây dựng dự thảo luật cấm kinh doanh vàng miếng và dừng toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng liên quan tới vàng. Nguyên nhân của việc kết kim cũng tương tự như việc kết hối, đó là do dự trữ ngoại tệ của nhà nước đã quá thấp. Khi tiến hành kết kim, nhà nước có thể bán hay thế chấp số vàng đó tại ngân hàng nước ngoài để đổi lấy ngoại tệ để giúp tăng dự trữ ngoại hối. Nguyên nhân khác không kém quan trọng là do hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bị lỗ nặng vàng do xuất vàng tại thời điểm giá thấp, nay không có đủ vàng để chi trả cho khách hàng. Để biết chi tiết về vấn đề này, xin đọc bài “Hệ thống ngân hàng Việt Nam lỗ nặng đến mức nào ?
Lên đầu trang

3. Đình lạm là tình huống nền kinh tế có lạm phát cao trong khi tốc độ tăng trưởng thấp. Khi nền kinh tế rơi vào trạng thái đình lạm, chính sách điều hành kinh tế giảm lạm phát sẽ càng làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngược lại.

Nguyên nhân gây nên đình lạm tại Việt Nam là do chính sách điều hành kinh tế vĩ mô thiếu hợp lý của chính phủ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tung ra một lượng tiền quá lớn vào nền kinh tế trong năm 2007 đồng thời chính phủ Việt Nam nuôi dưỡng quá mức các doanh nghiệp nhà nước với chủ trương kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Song do được nuôi dưỡng, bao bọc quá mức, các doanh nghiệp nhà nước đã không kinh doanh hiệu quả đồng vốn nhà nước, gây thất thoát và lỗ nghiêm trọng. Điển hình là tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin với gần 80.000 tỷ đồng nợ. Hai Vinashin khác mà chúng ta biết đến là EVN và nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Lên đầu trang

4. Dự trữ ngoại hối là lượng ngoại tệ được ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính khác sử dụng để thanh toán quốc tế hoặc tác động lên tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ quốc gia đó. Do phần lớn các hàng hóa như dầu và vàng đều được ghi giá bằng đồng tiền sử dụng trong dự trữ ngoại hối khiến cho các nước khác phải có sẵn loại đồng tiền này để trả những loại hàng hóa trên. Do đó, việc nắm giữ dự trữ ngoại hối sẽ giảm thiểu rủi ro tỷ giá cũng như giúp cho các quốc gia không phải mất công đổi tiền để mua hàng.

Ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh mức độ dự trữ ngoại hối để chống lại sự dao động bất ổn của tiền tệ bằng cách tác động lên tỷ giá hối đoái, tăng cầu đồng nội tệ và giá trị của nó lên. Dự trữ ngoại hối đóng vai trò giảm sốc đối với các yếu tố có thể ảnh hưởng xấu tới tỷ giá hối đoái quốc gia và giúp ngân hàng trung ương duy trì một tỷ giá ổn định.

Nếu như một quốc gia cạn kiệt dự trữ ngoại hối thì quốc gia đó sẽ mất khả năng thanh toán nợ nước ngoài và mất kiểm soát tỷ giá hối đoái quốc gia đó. Việt Nam là nước theo chế độ tỷ giá hối đoái cố định nhằm giữ tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam đồng thời bảo vệ các lợi ích kinh tế của Việt Nam. Để giữ được tỷ giá hối đoái cố định thì chính phủ Việt Nam phải duy trì lượng dữ trữ ngoại hối quốc giá đủ lớn. Theo đánh giá của IMF, dự trữ ngoại hối của 1 quốc gia phải đảm bảo tối thiểu 12 tuần nhập khẩu nhưng Việt Nam hiện nay chỉ đảm bảo được có xấp xỉ 9 tuần nhập khẩu. Và xu hướng cho thấy là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khó có thể đảm bảo duy trì đủ lượng dự trữ ngoại hối để cố định tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam nữa.
Lên đầu trang

5. Nghị quyết 11 là nghị quyết của Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành ngày 24 tháng 2 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Nghị quyết 11 đã đưa ra 6 nhóm giải pháp để chống lạm phát và ổn định vĩ mô:
(1) Quản lý chặt thị trường tiền tệ: kìm giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng của năm 2011 ở mức dưới 20% (chỉ số này cho năm 2010 là 25%), thực hiện kết hối bắt buộc, trước hết là với khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN), và quản lý chặt thị trường vàng, tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do.
(2) Thắt chặt đầu tư công: tăng thu ngân sách nhà nước khoảng 7% - 8% so với dự toán ngân sách 2011 đã được Quốc hội thông qua, giảm chi thường xuyên của 9 tháng còn lại xuống 10%, từ đó giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới mức 5% GDP.
(3) Tăng cường quản lý các thị trường hàng hóa: nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng cường quản lý giá.
(4) Tăng giá điện và xăng dầu, hỗ trợ các hộ nghèo sau khi điều chỉnh giá điện.
(5) Bảo đảm an sinh - xã hội.
(6) Đẩy mạnh thông tin - tuyên truyền
Lên đầu trang

6. Chính sách tiền tệ là chính sách quản lý quy mô cung tiền và mức độ tăng trưởng của cung tiền để qua đó tác động lên lãi suất. Chính sách tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định hoặc quy định mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại.

Có 2 loại chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ thắt chặt và mở rộng. Chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản là chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giảm cung tiền trong khi chính sách tiền tệ mở rộng sẽ tăng cung tiền.
Lên đầu trang

7. Chính sách tài khóa là các chính sách chi tiêu của chính phủ nhằm tác động lên kinh tế vĩ mô thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ, thuế khóa.
Lên đầu trang

8. Khủng hoảng tiền tệ xảy ra khi có sự suy sụp giá trị đồng nội tệ của một quốc gia. Sự suy sụp giá trị tiêu cực này ảnh hướng xấu tới nền kinh tế quốc gia đó, tạo ra bất ổn định trong tỷ giá hối đoái. Sự mất giá trị đồng nội tệ sẽ làm mất đi vai trò là một phương tiện thanh toán cũng như phương tiện tích lũy giá trị của đồng nội tệ. Khủng hoảng tiền tệ thường tác động mạnh tới các quốc gia theo chế độ neo tỷ giá hơn là chế độ thả nổi tỷ giá.

Nếu như Việt Nam cạn kiệt dự trữ ngoại tệ thì nền kinh tế sẽ bị đình trệ hoàn toàn do không còn đủ ngoại tệ đáp ứng cho việc duy trì nền kinh tế hoạt động.
Lên đầu trang

9. Câu trả lời là CÓ. Lý do đơn giản là chính phủ Việt Nam đã tung một lượng tiền quá lớn vào nền kinh tế một cách thiếu tính toán. Các tập đoàn Vinashin, EVN và vô số các doanh nghiệp nhà nước ngốn một lượng tiền mặt quá lớn song không hoạt động hiệu quả dẫn tới lỗ trầm trọng. Hệ thống ngân hàng chịu áp lực nợ xấu nặng nề từ các loại tập đoàn quốc doanh này song không thể siết nợ họ được. Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại in tiền tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng nhằm ngăn chặn chính sự phá sản của hệ thống ngân hàng.
Lên đầu trang

10. Tám lý do vì sao nền kinh tế Việt Nam SẼ sụp đổ:
1. Ngoại tệ dự trữ giảm quá mạnh
2. Thâm hụt mậu dịch cao
3. Lạm phát đang tăng tốc
4. Nội tệ mất giá trầm trọng
5. Bay vốn (capital flight)
6. TÍN DỤNG QUỐC GIA bị đánh xuống kinh hoàng.
7. VÀNG lên giá mạnh, kéo theo giá nhiều mặt hàng tăng vọt, do giá nhiều mặt hàng VN theo bản vị vàng.
8. XĂNG lên giá mạnh, kéo theo giá thành sản xuất tăng, giá hàng hóa tăng.

Kịch bản sụp đổ kinh tế Việt Nam:

Dựa vào phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng tôi xin dè dặt đưa ra một kịch bản sụp đổ kinh tế Việt Nam cho các bạn tham khảo:

Đầu tiên, hệ thống ngân hàng sớm muộn cũng sẽ sụp đổ. Ví dụ có tin đồn Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng xyz nào đó đã bỏ trốn, để lại ngân hàng thua lỗ abc ngàn tỉ đồng, v.v... Người ta rần rần chạy ra lấy tiền thì cho dù ngân hàng không lỗ, cũng không có tiền lập tức trả lại. CP VN bổ thêm tiền vào, tin này lại bị "rò rỉ" ra ngoài thì lại càng tệ hại, chuyện không thành có, v..v... Một ngân hàng sập thì kéo theo chục cái khác. Một quan chức bỏ chạy kéo theo nhiều chục, rồi trăm, người khác.

Tiếp theo là bên chứng khoán sẽ có nạn sụt giá kinh hoàng, do người ta đạp nhau bán lấy tiền mua vàng, USD. Cho dù CP VN tung tiền vào cứu, nhưng bao nhiêu cũng không đủ trừ khi in ra tiền mua lại hết tất cả chứng khoán.

Nhưng như vậy sẽ gây lạm phát hàng trăm % hàng tháng, đúng như kịch bản từng xảy ra 4 lần trước đây, khi đó buộc phảI ĐỔI TIỀN, 1000 đồng cũ đổi 1 đồng mới.

Giai đoạn kế tiếp là không đủ xăng dầu cung cấp, do các doanh nghiệp nhập xăng dầu không mua được USD. Và giá thuốc Tây, sữa, nói chung là MỌI mặt hàng ngoại nhập đều tăng giá. Giá thực phẩm sẽ tăng, do phải nhập phân bón, thuốc trừ sâu, cho dù giá rẻ do hàng độc hại từ TQ, nhưng cũng phải trả bằng vàng, USD.

Công nhân viên chức ĐANG đói khổ lại SẼ càng đói khổ khốc liệt. Lại sẽ có bao cấp, phiếu xăng dầu, sổ gạo, sổ nhu yếu phẩm.

Sẽ có nạn đói lan rộng toàn quốc, trước hết từ miền Trung lan ra các miền sâu, xa, núi. Dân nghèo đổ vào thành phố sẽ gây ra khủng hoảng xã hội, lương thực, sẽ tăng trộm cướp, xì ke ma túy. quốc tế phải khẩn cấp can thiệp, cho viện trợ thực phẩm, IMF cho VN vay khẩn cấp 30 tỉ USD cứu trợ KT, trả các khoản nợ quốc gia, nhập xăng dầu.
Lên đầu trang

11. Giải pháp cho dân thường vượt qua sụp đổ kinh tế:

- Vào lúc này chỉ có thể tự vệ cho qua khỏi thời khó khăn, đừng nên tìm cách kiếm lợi nhuận.

- Nếu đang cho ai mượn tiền thì nên đòi lại, cho dù bỏ tiền lời.

- Nếu có tiền nhiều thì, nếu có cách chuyển ra ngoại quốc là tốt nhất.

- Tiền tại VN thì nên đổi ra vàng, USD. Loại nào cũng được, miễn là thuận tiện cho từng cá nhân. Đổi ra rồi thì thật ra khó biết phải làm gì, vì giữ trong nhà có khả năng bị trộm cướp mất hết. Gởi ngân hàng ngoại quốc tại Việt Nam như ANZ, HSBC thì nếu có lệnh kết hối, vẫn bị kết hối.

- Cách tốt nhất theo tôi vẫn là mở tài khoản tại ngân hàng ngoại quốc để gửi USD vào. Theo tôi biết thì bên Singapore họ cho phép người ngoại quốc mở tài khoản ngân hàng dễ dàng. Bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin trên mạng.

- Đừng ham lời nhiều, vào lúc này chỉ bảo toàn vốn, 100 USD còn 100 USD là tốt, khỏi cần tăng vài USD trong 1 năm, để rồi nếu ngân hàng VN sụp thì mất hết.

- CP VN bỏ rơi VINASHIN được thì cũng có thể bỏ rơi hệ thống ngân hàng được, khi hết cách cứu vãn. Đừng hy vọng CP VN sẽ cứu ngân hàng khi các nơi này không có USD, vàng trả lại cho người gởi.
Lên đầu trang

15 nhận xét:

Nặc danh nói...

Kinh tế đã khó khăn rồi các cụ còn ngồi đó mà đổ dầu vào lửa.

DÂN ĐEN nói...

Đọc bài về kinh tế mà thấy toàn chuyện kinh khủng.

Nặc danh nói...

Câu cuối cùng là hay nhất, cô đọng nhất !

Unknown nói...

đúng nhảm.

Nặc danh nói...

DANH TRONG BO GIUI, CS VIETNAM SE THAT BAI...

Nặc danh nói...

kink te VN se sup do ,do la qui luat kinh te phat trien qua nhanh ma khong phanh. Tien no tin dung qua cao la nguyen nhan tri tre nen kinh te....ngan hang sup do viet nam se ve tay nhan dan... Hi vong mot ngay mai tot dep hon.

Nặc danh nói...

Tôi dự tính kế hoạch đổi tiền như sau:
1. Đổi 1000 ăn 1 (tức 1000VND cũ = 1 VND mới).
2. Không hạn chế số tiền được đổi.
3. Mỗi người chỉ được lấy về 100000Đ(1 trăm nghìn đồng)tức 100 triệu tiền cũ.
4. Số tiền còn lại phải gửi vào 1 ngân hàng nào đó tùy chọn, với lãi xuất 5%/năm.Tiền này chỉ được rút sau 1 năm gửi, mỗi lần rút không quá 10% và cách nhau tối thiểu 1 quý (3 tháng).
5. Ngân hàng nhà nước khuyến khích dân bán vàng và thu mua bằng giá thị trường của ngày trước khi ban hành thông báo đổi tiền. Trả bằng tiền mới.
Như vậy là nhà nước đã thâu được 1 lượng tiền lớn tích trữ trong dân, lượng tiền lớn này tung ra cho các tập đoàn vay đầu tư sản xuất, nợ cũ được treo lên 3 năm với lãi xuất bằng 0%.
Chính phủ tiếp tục được giữu lại điều hành vài nhiệm kỳ nữa.
Rất khả thi?

Nặc danh nói...

Khong chung tay tim mot phuong an giai quyet, ngoi do de bo them dau` vao` lua? De keo theo mot loat comment phan dong. Vay hoc hanh nhieu lam gi cho phi cong khi nao khong dung dc?

Nặc danh nói...

hoang tuong

Nặc danh nói...

Dong Chi X va BCT DCSVN da va dang dieu hanh "Dien Bien Kinh Te" qua tuyet. The thi lan nay dung co chup mu la tai "Dien Bien Hoa Binh" hay "Tai... Tai dien bien gi do". Bai viet rat chinh xac nhung su kien dang dien ra hang ngay tai VN. Tom lai "Dien Bien Kinh Te" lan nay bat nguon sau xa tu "Dien Bien Tri Tue" cua cai goi la "Thieu So Uu Viet"... Hoan ho dong chi X va BCT DCSVN mang het tam tri, lao dong phuc vu nhan dan ...(Vo Tay)

Nặc danh nói...

hi an tâm đi để cứu nền kinh tế việt nam thì rất dễ:
kinh tế vn sụp thị đảng sụp, như vậy đảng sẽ bỏ tiền tham nhũng hàng chục năm ra cứu (vài chục tỷ $ với đảng là cái móng tay)

Nặc danh nói...

Lập luận hết sức nhảm nhí và thiếu căn cứ (toàn phán CP VN sẽ thế này thế kia)

Đại Hoàng nói...

đầu tư vàng ngoại tệ - thị trường ngoại hối

Tra Giang nói...

Chia sẻ kiến thức,kinh nghiệm giao dịch Vàng,Forex,thị trường ngoại hối
Forexviet.com

Nặc danh nói...

Bài viết tào lao. Tới giờ 19/12/2017 , dự trữ ngoại hối VN là 45 tỷ. May phước vẫn còn những con người đóng góp cho đất nước. Chứ không phải "chém gió" làm cho dân chúng còn khổ hơn. Mình thấy bài viết này có comment vào 09:17 10 tháng 11, 2011. Đến giờ đất nước vẫn còn khá tốt. Các bạn đọc giả hãy nhận thức khi đọc mấy bài dạng này. Tks

Đăng nhận xét