Thứ Ba, tháng 5 31, 2011

Bó rau và cổ phiếu.

Kinh doanh thua lỗ, cộng với thị trường chứng khoán khủng hoảng, giá nhiều cổ phiếu đã tụt thấp xa mệnh giá. Có mã chỉ còn khoảng 2.000 đồng một cổ phiếu, thấp hơn giá một mớ rau muống ngoài chợ cóc.

Vậy bây chừ nên mua thứ nào, rau muống hay chứng khoán?

1) Rau muống: báo đảm có lời, vì đồng bạc vn đang bị mất giá, tính từng giờ. Cho nên nhất định nó sẽ lên giá. Chủ yếu nên tập trung vào khâu bảo quản.

2) Chứng khoán: không chắc, có thể lên nhanh và thành triệu phú nhanh chóng, nhưng cũng có thể mất trắng.

-----------

Rau muống có tính illustrative hay, nhưng thực tế có thể dùng tiền mua tích trữ các loại hàng dễ bán, không bị hư, như sữa tắm, bột giặt, v.v...

VN chưa tới nỗi không ai có tiền mua các loại này, do đó, ít ra trong vài tháng tới, mua các loại nhu yếu phẩm chứa thì có lợi hơn bỏ tiền vào ngân hàng.

5 tháng qua, lạm phát cho dù bị bóp nhỏ lại cũng hơn 12%, vậy thì gởi tiết kiệm cho dù lời 25%/ năm cũng lỗ, do bỏ vào 1 tỉ, lấy ra 1,25 tỉ cũng không mua lại số hàng 1 tỉ năm trước có thể mua. Có thể phải cần 1,5 - 2 tỉ.

Do đó, chứa hàng hoá tốt nhất.

Đó là cho những ai có ít tiền.

Nhiều tiền thì không gì bằng VÀNG, ĐÔ LA.

Vàng sau thời gian Soros bán ra quá khủng, thêm nhiều người bán theo, nay đang lên lại, và kỳ này sẽ lên chắc ăn, lên nhiều.

Thứ 2 này Mỹ nghỉ lễ Memorial Day, bên Á châu có thể lén đánh LÊN, nay 1536. Có thể tuần sau lên 1550.

USD sau thời gian rẻ tại VN, sẽ lên lại, chỉ là hơi bị time lag 1 chút, do VN đang và sẽ bị thâm hụt Balance of Payment.

-----------

Vnexpress, "Cổ phiếu rẻ hơn rau muống", 28/5/2011, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/chung-khoan/2011/05/co-phieu-re-hon-rau-muong/

KTVN hiện rất bấp bênh, chính sách được điều chỉnh liên tục.

KTVN nay phải được điều chỉnh liên tục, vô cùng bấp bênh, fragile

1. Đang có kế hoạch cứu CK, nhiều phiên liên tiếp ngoài "tứ trụ" tăng điểm ra, tất cả các mã khác đa số giảm giá sàn. Có thể giảm biên độ xuống còn 2% cho bên VNI.

2. Và/ hoặc phải tung ra rất nhiều tiền mua lại số CK cần phải được giải chấp, do con nợ không khả năng trả, làm các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho dù bán ra vẫn lỗ nặng.

Nhưng họ càng bán sẽ càng đẩy giá xuống, làm hại cả thị trường.

3. Đang có ý kiến CP VN cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng này vay tiền, đổi lại họ KHÔNG giải chấp, chờ lệnh mới.

Nhưng cũng không dễ dàng, do số tiền quá lớn, nếu cung cấp thì đồng nghĩa với TĂNG CUNG tiền thêm vài % GDP trong thời gian quá ngắn, sẽ gây sốc CUNG TIỀN, gây lạm phát lớn.

4. Không làm gì hết thì CK sẽ lại sụt trong vài ngày tới, do SCIC, Foreign fund managers, không đủ tiền cứu CK một khi các ngân hàng, tổ chức tín dụng đạp nhau giải chấp, số CK họ bán ào ạt có thể lên tới 20 ngàn tỉ đồng, quá sức can thiệp của các phe phái muốn giữ giá.

Không thể cản họ giải chấp, mà không hoặc là mua lại số CK họ cần bán, hoặc cho họ vay cùng số tiền này, vì họ quá cần tiền trả lại cho khách hàng vào rút tiền ra, đang khi huy động tiền đang gặp khó khăn nghiêm trọng do tỉ lệ tiết kiệm trong dân chúng đang là con số ÂM.

5. Giá xăng cần phải lên từ nay đến 24/6, là thời hạn chót để không tính vào CPI tháng 7, do tháng 7 sẽ cho điện lên, và 2 thứ không thể lên cùng 1 tháng.

Mỗi NGÀY không lên giá xăng là doanh nghiệp nhập xăng lỗ 35 tỉ đồng, số này Ngân sách phải đưa qua, do mọi doanh nghiệp nhập xăng dầu đều là quốc doanh. Mỗi tháng 1000 tỉ đồng, quá sức chịu đựng, đang khi bị thiếu hụt cho rất nhiều món phải chi khác.

=> Nội bộ CPVN đang bị phân tán nặng nề, do cách nào thì cũng có phe phái bị thiệt hại nặng.

CK và giá xăng là đề tài đang được CPVN thảo luận ráo riết tuần này.

Vài giờ nữa sẽ có nhiều tin mới lạ. Một lần nữa KTVN nay phải được điều chỉnh từng NGÀY, vô cùng bấp bênh, fragile, "mỏng, dòn, dễ gãy".

Bài viết "Dấu hiệu khủng hoảng nợ?" trên báo Tamnhin.net sẽ hay hơn khi bỏ dấu "?".






www.tamnhin.net

Nợ công nước ngoài và tổng nợ công đã lần lượt vượt mức 30% và 50% GDP. Tuy chưa vượt qua ngưỡng an toàn nhưng những con số cũng đáng báo động. Lạm phát và lãi suất trái phiếu của Việt Nam hiện đã vượt 11%/năm – một dấu hiệu thường xảy ra ở các nước trước khi có khủng hoảng nợ.




Thứ Hai, tháng 5 30, 2011

Nghịch lý tăng điểm và áp lực cung tiền, giải chấp đối với TTCK.

Cuối tuần sau CPVN phải chạy 20 ngàn tỉ đồng bơm xuống cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng, để ngăn không cho họ GIẢI CHẤP CK.

Tính đến vài tuần truớc, khi VNI còn 450, thì báo VN đăng đã cần phải giải chấp 11000 tỉ đồng, do con nợ không khả năng thanh toán (Cafef, 23/5/2011).

Hôm VNI xuống còn 370, lúc 9 giờ sáng thứ Năm 26/5, thì số lượng giải chấp không dưới 20 ngàn tỉ đồng, có lệnh ngưng giải chấp ngay, chờ giải quyết.

Từ đó can thiệp mới được, chứ cho dù SCIC tung ra 3 ngàn tỉ đồng cũng vẫn không đủ bằng 1/7 số lượng người ta có thể bán ra.

---------------------------------------------

Lệnh này chỉ làm giảm nhiệt VÀI NGÀY thôi, chứ đến thứ 4, qua tháng 6, nếu không có 20 ngàn tỉ đồng đặt trên bàn, thì các ngân hàng, tổ chức tín dụng, dù muốn dù không cũng phải bán tháo CK ra để có tiền thanh toán.

Tuần sau sẽ có nhiều điều hay khác.

Không ngoại trừ trường hợp CPVN không bơm tiền xuống kịp, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, CTCK, phải giải ngân, thì tuần sau sẽ xuống thêm.

Hiện ĐA SỐ muốn bán ra bỏ chạy.

CPVN muốn can thiệp thì theo nguyên tắc là có thể - ngay cả mua hết thị trường 630 ngàn tỉ đồng cũng theo lý thuyết là có thể - nhưng sẽ gây nhiều HẬU HOẠN khác.

---------------------------------------------

Có rất nhiều cách để 1 quốc gia, 1 nền KT sụp đổ, trong đó TTCK chỉ là 1 trong NHIỀU phương tiện.

Giá USD, vàng, CK, lên hay xuống mạnh cũng có thể làm sập 1 nền KT nào đó.

Tuy nhiên, cách thông thường nhất là LẠM PHÁT, như từng bóp cổ chết nền KT và từ đó chính trị, hệ thống XHCN Liên Xô, Đông Âu.

---------------------------------------------

Có thể nhiều bạn chưa hiểu, CK lên quá giá thực - như trong 6 tháng qua - cũng đem lại vô số điều HẠI.

Đây là vấn đề SUSTAINABLE: Index lên thì EPS (earning per share) phải lên, nếu không sẽ bị bán tháo, mà EPS muốn lên thì toàn bộ nền KT nói chung phải lên, mà muốn như vậy thì nền KT phải "nóng lên", phải có lạm phát cao hoặc tăng trưởng THẬT phải cao, chính sách tiền tệ phải rộng rãi (tăng cung tiền), v.v...

CPVN sai lầm đây là từ hồi tháng 11 năm ngoái.

NẾU khi đó CPVN cho xuống khoảng 350-380 cho đến nay, VNI, thì không sao hết, đã không có 11000 tỉ đồng cần phải giải chấp, tính đến tháng 4/2011.

---------------------------------------------

Nhưng không biết bao nhiêu % là do "trọng mặt mũi", CPVN cho đánh lên rất lạ, trong thời gian tháng 4, tháng 5/2011 từ 420 vọt lên trên 500 điểm 1 cách vô lý.

Giá trị các cty làm sao mà tăng 30% như vậy, đang khi KT vĩ mô toàn tin xấu.

Do đó, VNI bị "việt vị", hụt hơi vì chạy quá mau, quá cao, bị xuống là chắc chắn, kéo theo tài sản biết bao nhiêu nhà đầu tư mua CK từ tháng 10/2010 đến nay!

Hàng trăm ngàn tỉ đồng CK kể từ đó đến nay bị lỗ, vì nói chung, tính trung bình, những ai mua ròng CK từ tháng 10/2010 đến nay đều lỗ nặng, ít nhất 30% - 50% nếu tính luôn opportunity costs, giá vàng tăng, giá hàng hóa tăng, thay vì chỉ cần bỏ tiền vào ngân hàng.

---------------------------------------------

Nói immediate days in the future thì thứ 2, 3, các Foreign fund managers sẽ đánh INDEX lên, cho dù họ vẫn có thể sẽ bán ròng.

Theo tôi, họ sẽ "liều chết" đánh tứ trụ lên, BVH, VNM, VIC, MSN.

Lý do là vì họ cần gỡ lại chút giá trị cho tháng 5, sau khi tháng này bị xuống quá mạnh.

Qua thứ Tư, 1/6, trừ khi CPVN bơm tiềm xuống kịp, không thì CK sẽ sụt mạnh trong 3 ngày cuối tuần.

---------------------------------------------

Cafef, "Nỗi niềm thời… giải chấp", 23/5/2011, http://cafef.vn/20110523063348407CA31/noi-niem-thoi-giai-chap.chn

Cuối tuần sau CPVN phải chạy 20 ngàn tỉ đồng bơm xuống cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng, để ngăn không cho họ GIẢI CHẤP CK.



Tính đến vài tuần truớc, khi VNI còn 450, thì báo VN đăng đã cần phải giải chấp 11000 tỉ đồng, do con nợ không khả năng thanh toán (Cafef, 23/5/2011).



Hôm VNI xuống còn 370, lúc 9 giờ sáng thứ Năm 26/5, thì số lượng giải chấp không dưới 20 ngàn tỉ đồng, có lệnh ngưng giải chấp ngay, chờ giải quyết.



Từ đó can thiệp mới được, chứ cho dù SCIC tung ra 3 ngàn tỉ đồng cũng vẫn không đủ bằng 1/7 số lượng người ta có thể bán ra.



---------------------------------------------



Lệnh này chỉ làm giảm nhiệt VÀI NGÀY thôi, chứ đến thứ 4, qua tháng 6, nếu không có 20 ngàn tỉ đồng đặt trên bàn, thì các ngân hàng, tổ chức tín dụng, dù muốn dù không cũng phải bán tháo CK ra để có tiền thanh toán.



Tuần sau sẽ có nhiều điều hay khác.



Không ngoại trừ trường hợp CPVN không bơm tiền xuống kịp, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, CTCK, phải giải ngân, thì tuần sau sẽ xuống thêm.



Hiện ĐA SỐ muốn bán ra bỏ chạy.



CPVN muốn can thiệp thì theo nguyên tắc là có thể - ngay cả mua hết thị trường 630 ngàn tỉ đồng cũng theo lý thuyết là có thể - nhưng sẽ gây nhiều HẬU HOẠN khác.



---------------------------------------------



Có rất nhiều cách để 1 quốc gia, 1 nền KT sụp đổ, trong đó TTCK chỉ là 1 trong NHIỀU phương tiện.



Giá USD, vàng, CK, lên hay xuống mạnh cũng có thể làm sập 1 nền KT nào đó.



Tuy nhiên, cách thông thường nhất là LẠM PHÁT, như từng bóp cổ chết nền KT và từ đó chính trị, hệ thống XHCN Liên Xô, Đông Âu.



---------------------------------------------



Có thể nhiều bạn chưa hiểu, CK lên quá giá thực - như trong 6 tháng qua - cũng đem lại vô số điều HẠI.



Đây là vấn đề SUSTAINABLE: Index lên thì EPS (earning per share) phải lên, nếu không sẽ bị bán tháo, mà EPS muốn lên thì toàn bộ nền KT nói chung phải lên, mà muốn như vậy thì nền KT phải "nóng lên", phải có lạm phát cao hoặc tăng trưởng THẬT phải cao, chính sách tiền tệ phải rộng rãi (tăng cung tiền), v.v...



CPVN sai lầm đây là từ hồi tháng 11 năm ngoái.



NẾU khi đó CPVN cho xuống khoảng 350-380 cho đến nay, VNI, thì không sao hết, đã không có 11000 tỉ đồng cần phải giải chấp, tính đến tháng 4/2011.



---------------------------------------------



Nhưng không biết bao nhiêu % là do "trọng mặt mũi", CPVN cho đánh lên rất lạ, trong thời gian tháng 4, tháng 5/2011 từ 420 vọt lên trên 500 điểm 1 cách vô lý.



Giá trị các cty làm sao mà tăng 30% như vậy, đang khi KT vĩ mô toàn tin xấu.



Do đó, VNI bị "việt vị", hụt hơi vì chạy quá mau, quá cao, bị xuống là chắc chắn, kéo theo tài sản biết bao nhiêu nhà đầu tư mua CK từ tháng 10/2010 đến nay!



Hàng trăm ngàn tỉ đồng CK kể từ đó đến nay bị lỗ, vì nói chung, tính trung bình, những ai mua ròng CK từ tháng 10/2010 đến nay đều lỗ nặng, ít nhất 30% - 50% nếu tính luôn opportunity costs, giá vàng tăng, giá hàng hóa tăng, thay vì chỉ cần bỏ tiền vào ngân hàng.



---------------------------------------------



Nói immediate days in the future thì thứ 2, 3, các Foreign fund managers sẽ đánh INDEX lên, cho dù họ vẫn có thể sẽ bán ròng.



Theo tôi, họ sẽ "liều chết" đánh tứ trụ lên, BVH, VNM, VIC, MSN.



Lý do là vì họ cần gỡ lại chút giá trị cho tháng 5, sau khi tháng này bị xuống quá mạnh.



Qua thứ Tư, 1/6, trừ khi CPVN bơm tiềm xuống kịp, không thì CK sẽ sụt mạnh trong 3 ngày cuối tuần.



---------------------------------------------



Cafef, "Nỗi niềm thời… giải chấp", 23/5/2011, http://cafef.vn/20110523063348407CA31/noi-niem-thoi-giai-chap.chn

Chủ Nhật, tháng 5 29, 2011

Dung Quất nghỉ 2 tháng, Petrolimex nhập xăng lúc giá cao, nhân dân lãnh đủ.




Dù xăng dầu lên hay giảm thì dân vẫn phải bù lỗ vào.

Có 2 scenarios CPVN phải chọn lựa,

(1) không lên giá xăng thì phải bù lỗ - từ tiền nhân dân - mỗi ngày 35 tỉ đồng nếu thay vì lên giá 1000 đông/ lít;

(2) còn lên giá thì dân cũng phải trả số này tuy là trực tiếp hơn.

Nếu cho ngoại quốc vào bán thì giá đã được XUỐNG, như tại Mỹ. Tại MI, giá xăng hôm nay xuống chỉ còn $3.75 gallon, chạy ra khoảng $1/ lít, nhưng còn phải đóng thuế mấy chục cents, giá các cty thu vào chỉ khoảng 90 cents/lít mà thôi.

----------------------------

Điều quan trọng là các cty xăng dầu VN do kém tài, mua vào bị lỗ hàng mấy trăm triệu USD.

Petrolimex mua bị mắc, họ đấu thầu mua 1 triệu tấn hồi đầu tháng khi giá đang cao chót vót (Dân Trí, 18/4/2011). Nay nếu lên giá cho có lời thì phải lên ít nhất thành 23000 VND/ lít xăng, còn nếu không lên thì CP VN cũng phải bù lỗ cho họ cùng số này.

Một khi họ lỗ, thì dân VN MANG HỌA, cho dù có tăng giá xăng hay không.

Tăng hay không tăng, họ VẪN thu vào số tiền họ mong muốn. Tăng giá thì thu vào NGAY, không tăng thì bên ngân sách đưa tiền qua sau.

Bởi vì Petrolimex là doanh nghiệp Nhà nước, không khác VINASHIN. Khi lời thì quan chức bỏ túi, khi lỗ họ vẫn bỏ túi rất khẳm cho dù dân chúng phải bù lỗ.

Các doanh nghiệp nhập xăng dầu khác cũng vậy, quan chức vẫn bỏ túi cho dù cty lời hay lỗ. Lỗ thì hoặc tăng giá bán, hoặc CP bù tiền vào, mà tiền này là từ dân chúng.

Đâu phải là cty tư nhân, thua lỗ ráng chịu, phá sản ráng chịu.

TẤT CẢ CÁC CÔNG TY NHẬP XĂNG DẦU ĐỀU LÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

----------------------------

Do đó, THỰC TẾ không khác cho dù xăng có lên giá hay không.

Lên giá thì làm tăng lạm phát NGAY, do các doanh nghiệp, tư nhân, chuyên chở hàng hoá tăng giá NGAY.

Không lên giá xăng thì tăng lạm phát SAU VÀI THÁNG, do tiền bù lỗ BẰNG SỐ TĂNG GIÁ XĂNG sẽ được Ngân Khố chuyển qua, là 1 loại in tiền, tăng tín dụng, làm rẻ giá trị VND.

----------------------------

Cái nguy của việc không tăng giá xăng, là vừa phải in tiền ra bù lỗ, vừa phải canh giá tăng lên trong lúc nào đó trong vài tuần tới, rất mệt óc, vì liên quan đến giá ĐIỆN, và lạm phát các tháng sau.

Không thể trong 1 tháng cùng tăng giá xăng, điện, thị trường sẽ bị sốc mạnh.

Nay đã lên kế hoạch tăng giá điện tháng 7.

CPVN đang rất lúng túng, khó xử mọi bề. Cách nào cũng khổ.

----------------------------

Dân Trí, "Sẽ nhập khoảng 1 triệu tấn xăng dầu do Dung Quất nghỉ 2 tháng", 18/4/2011, http://dantri.com.vn/c25/s76-473751/se-nhap-khoang-1-trieu-tan-xang-dau-do-dung-quat-nghi-2-thang.htm



Thứ Bảy, tháng 5 28, 2011

Nghị quyết 11 bị bỏ rơi, thay bằng chính sách nới lỏng. Áp lực lạm phát lại tăng cao.

CPVN chính thức có chính sách Expansionary Monetary Policies, thay thế các chính sách Contractionary Monetary Policies

Như đã cho biết hôm qua *(Dự đoán kinh tế VN, 26/5/2011), kể từ trưa thứ 3, sau khi CK VN xuống quá mạnh, CPVN bắt đầu tung tiền ra cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng, để đổi lại họ ngưng giải chấp.

Và đến 9:30 sáng thư 5 thì CPVN chính thức có chính sách Expansionary Monetary Policies, thay thế các chính sách Contractionary Monetary Policies thuộc NQ11, tiền đang bị TUNG RA rất lớn.

Sau đây là một vài nhiều bằng chứng:  

Lãi suất cho vay VND có dấu hiệu giảm (Cafef, 27/5/2011)

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng ngày 25/5 giảm 1,11% (Gafin, 27/5/2011)

----------------------------------------

Khó mà không tăng giá xăng vào cuối tuần này.

Ngay cả giá "hàng bình ổn" họ cũng cho lên ngày 26/5, để tránh 25/5 lấy giá tính lạm phát tháng 6.

Lạm phát tháng 6 được lấy từ 3 ngày: 25/5, 5/6, 15/6.

Do đó, hàng lên giá từ 26/5 chỉ bị tính giá lên kể từ 5/6.

Mỗi ngày VN sử dụng 35 triệu lít xăng dầu, đổ đồng khoảng 35 triệu USD.

----------------------------------------

Mỗi lít lên 1000 đồng thì mỗi ngày thu vô thêm 35 tỉ đồng, nói khác đi chậm lên 1 ngày thì CPVN phải bù vào 35 tỉ đồng.

Và giá xăng dầu luôn lên vào CUỐI TUẦN, tránh cảnh dân chúng chen nhau chạy mua, phân phối khó khăn trong tuần.

Chủ nhật tuần sau là 5/6, lên ngày đó vẫn "dính" CPI tính ngày hôm đó, vậy thì lên cuối tuần này còn hơn, trong khi thu về được 35 tỉ đồng x 7.

Dân bị trả tiền thêm, CPVN đâu có quan tâm, chỉ quan tâm con số CPI thôi, vì ảnh hưởng nhiều vấn đề khác.

----------------------------------------

Không lên tuần sau thì trễ nhất là cuối tuần 11/6 - 12/6, như vậy chỉ bị tính CPI ngày 15/6, nhưng như vậy quá trễ, từ nay tới đó mất 500 tỉ đồng.

Và lại càng không thể để trễ hơn, vì sẽ qua CPI tháng 7, mà tháng 7 đã dự tính PHẢI lên giá điện. Hai thứ lên trong 1 tháng sẽ gây sốc mạnh, và cũng không thể đẩy giá điện lùi lại đến tháng 8.

Do đó, CPVN trong thời gian tới sẽ "tiến thoái luỡng nan".

- Cho lên giá xăng dầu thì không được, do gây làm phát và gián tiếp thừa nhận NQ11 thất bại, lụn bại thêm KTVN.

- Không cho lên giá thì mỗi ngày mất ít nhất 35 tỉ đồng, chỉ cho 1000 đồng/ lít.

----------------------------------------

Đây là bàn cờ thế mà CPVN đi con cờ nào cũng THUA. 

(1) Không cứu CK thì sập HỆ THỐNG ngân hàng;

(2) Cứu CK thì phải dùng Expansionary monetary policies, gây lạm phát cực khủng trong 3 tháng, và nên nhớ LX chết vì LẠM PHÁT chứ không phải vì thiếu ngoại tệ, vì thua quân sự hay tình báo.

CPVN đã thua bài toán hôm 26/5, vào lúc 9:30 buộc phải tung ra chính sách Expansionary rất tốn kém.

----------------------------------------

Ngoài ra, mỗi khi có khủng hoảng KT, VN hay bị TQ "gây hấn". Mọi việc xảy ra dường như quá "trùng hợp" một cách đáng nghi ngờ. (Vnexpress, 27/5/2011 và VTV, 27/5/2011)

Mục tiêu của là các bạn trẻ VN, làm nên đại đa số dân chúng hiện nay.

Các bạn này rất "yêu nước", và họ cho rằng TQ gây hấn, do đó VN phải đoàn kết, phải bỏ qua hết các sai lầm của CP, phải chịu đựng giá cả hàng hóa tăng cao, phải im không than phiền, than vãn, mà phải đoàn kết ủng hộ CP.

----------------------------------------

Cafef, "Lãi suất cho vay VND có dấu hiệu giảm", 27/5/2011, http://cafef.vn/2011052702424447CA34/lai-suat-cho-vay-vnd-co-dau-hieu-giam.chn

Dự đoán kinh tế Việt Nam, "Sự rối loạn chính sách những ngày gần đây về NQ 11, TTCK.", 26/5/2011, http://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/sự-rối-loạn-chính-sách-những-ngày-gần-đây-về-nq-11-ttck/213916181974096

Gafin, "Lãi suất qua đêm liên ngân hàng ngày 25/5 giảm 1,11%", 27/5/2011, http://gafin.vn/20110527023821282p0c34/lai-suat-qua-dem-lien-ngan-hang-ngay-255-giam-111.htm

Vnexpress, "Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam", 27/5/2011, http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/tau-trung-quoc-ngang-nguoc-xam-pham-lanh-hai-viet-nam/

VTV, "Việt Nam lên án Trung Quốc phá hoại thiết bị khảo sát địa chất", 27/5/2011, http://vtv.vn/Article/Get/Viet-Nam-len-an-Trung-Quoc-pha-hoai-thiet-bi-khao-sat-dia-chat--b21dc37c70.html

*cũng tương tự, hôm qua Dự đoán kinh tế Việt Nam từng cho rằng sẽ còn nhiều trường hợp "lạ" về các giám đốc ngân hàng, thì hôm nay ngay chóc bản tin một giám đốc MHB bỏ trốn cùng hàng chục tỷ VND: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=267532

Thứ Sáu, tháng 5 27, 2011

Sự rối loạn chính sách những ngày gần đây về NQ 11, TTCK.

Vài chục phút đồng hồ nữa sẽ rất kịch tính tại TTCK VN.

Đằng đuôi sẽ lộ rõ: CPVN có dùng Expansionary Monetary Policies hay không, hay tiếp tục con đuờng Contractionary (cho dù giả tạo, vẫn lén lút tung tiền ra).

Nếu dùng Expansionary qua việc can thiệp MUA mạnh CK vào, thì đồng nghĩa với xé bỏ NQ11.

Nội bộ CP sẽ bị 'phân hóa' vì điều này, do phe NQ11 (Contractionary) đang thắng thế kể từ tháng 2 cho đến sáng hôm qua.

Đêm nay sẽ rõ phe nào thắng, theo tôi thì phe Expansionary thắng, vì lẽ nếu không can thiệp thì Hệ thống Ngân hàng chết ngay, còn can thiệp thì vài tháng sau nền KT mới bị hại.

Khi đó họ lại đổ thừa, đổ tội, trách mắng nhau.

----------------------

Tuần này quả là 1 tuần LỊCH SỬ trong nền KT VN.

CPVN đi từ thái cực này sang thái cực khác.

Thứ 2 và thứ 3, lực đánh xuống rất kinh hoàng.

Kết quả, CPVN quyết định KHÔNG CAN THIỆP, hoặc can thiệp rất nhẹ.

----------------------

Nhưng họ tính lầm khả năng sụt giá trị TTCK VN, trong 2 ngày liên tiếp, và 60 phút đầu ngày thứ 3 (sáng thứ 5), CK bị đánh sụt tổng cộng 45 điểm, tức trên 10%, sụt giá trị hơn 3 tỉ USD.

Quá hoảng sợ, CPVN bèn thay đổi qua thái cực bên kia, trong nội bộ, phe thua thành thắng, thắng thành ra thua, bèn tung tiền ra kinh hoàng, đồng lúc báo cho các ngân hàng biết SẼ có tiền bơm xuống, PHẢI ngưng giải chấp ngay.

Thế là tốc độ giải chấp chậm lại và ngưng ngang, làm đà giảm chậm lại, đồng lúc có can thiệp MUA vào thật mạnh, vài mã trong "tứ trụ" từ -5% lên +5%, lên giá 10% trong nháy mắt.

Từ Contractionary monetary policies, CSVN thay đổi 180 độ qua Expansionary monetary policies ngay.

----------------------

Lời hứa bơm tiền xuống sẽ được tôn trọng, giải chấp sẽ chậm hẳn lại, tiền được bơm xuống ngân hàng, CK đuợc mua vào, lãi suất sẽ giảm, thất nghiệp giảm, đầu tư tăng.

Và đó là đi ngược lại NQ11.

Cho dù 3-6 tháng sau do các hành động hôm nay mà LẠM PHÁT cao nhất thế giới, thì khi đó tính sau.

KT VN chưa chết vào tuần này đâu, CPVN còn vài chiêu cuối cùng chưa tung ra.

Chút nữa sẽ rõ ràng hơn. CPVN biết đâu lại quay ngoắt lại, hay cho ra 1 quái chiêu, dị chiêu nào đó.

CP dùng mọi nỗ lực "làm đẹp" TTCK, bất chấp thiệt hại về kinh tế.

CPVN RẤT trọng mặt mũi, LUÔN manipulate các chỉ số, và LUÔN hy sinh lợi ích dân chúng để đạt mục đích.

Các chỉ số như GDP, CPI, VNI, v.v... luôn luôn bị khống chế, làm cho "đẹp".

Đang khi đó, số tiền dân chúng bị lỗ trong CK, số THẤT NGHIỆP do các chính sách chế tài gần đây, v.v... thì không thấy đâu cả.

Ngay số dân bị đói toàn quốc, từ 240 ngàn người đói tại Thanh hoá - được đăng trên báo Nông nghiệp không mấy tiếng tăm - và số gạo cho tỉnh này (Tuổi Trẻ, 5/5/2011), rồi tính ra cho toàn quốc từ số gạo cứu đói toàn quốc (Dân Trí, 24/5/2011).

Từ đó mới tính ra, hiện có 1,2 triệu người đang ĐÓI CHẾT tại 11 tỉnh thành.

Tại VN, không dễ gì nhận phát chẩn như vậy, cho dù tính ra chỉ 8,5 kg gạo/ đầu nguời. Phải có rất nhiều người chết đói, số sống sót mới được phát chẩn vài kg/ người, và chỉ 1 lần, đủ cho họ dời đi nơi khác xin ăn, làm thuê kiếm sống.

Đây là tình trạng sụp đổ KT toàn quốc, trong đó TTCK chỉ là 1 phần quan trọng chứ không phải tất cả.

--------------------------

CPVN bị "việt vị", đang không bỏ ra 8 triệu USD đánh VNM lên, không biết để làm gì?

Kinh tế VN có khá khiển gì đâu, thêm được hàng có giá trị gia tăng gì đâu, nhập siêu có giảm đâu, tìm được mỏ dầu nào đâu, ký đuợc hợp đồng bán hàng mới nào đâu?

Đánh lên chỉ để cứu CK VN vài ngày, rồi hy vọng có người nhẹ dạ khác mua vào, đẩy cái họa cho họ.

Hôm nay (25/5/2011), giá trị VNM tăng 4.56%, và có lượng giao dịch cao bất thường là 410k thay vì trung bình chỉ khoảng 200k (mặc dù vẫn còn thấp hơn so với kỉ lục ngày 19/5 với 787k/187k), và chỉ số giá trị tài sản của VNM (NAV) chỉ tăng 2.4%.

Điều này là không bình thường vì giá trị của chứng chỉ quỹ (EFTs) giảm hoặc đi ngược lại so với giá trị tài sản quỹ (NAV).

Và có thể sáng mai họ kích lên giá VNI, trong khi có thể tôi chẳng bỏ xu nào vào đó, vì chẳng để làm gì.

VNI 360-420 thật ra không quan trọng, quan trọng là báo chỉ ngoại quốc đã đăng rùm beng, ngay cả báo India Times cũng đăng, TTCK VN có worst performance in Asia.

Nhà đầu tư ngoại quốc nào chưa vào thì sẽ không vào, đang vào thì sẽ rút ra hoặc chậm lại, còn ai đang ở bên trong thì chạy trối chết.

--------------------------



Trong vòng 60 phút, VNI từ giảm 3,85% đến lên 3%, đây chẳng phải là điều tốt, vì chỉ là chứng minh tính unstability of the market, tính uncertainty mà thôi.

Và MSN, VIC từ giảm 5% vọt lên 5%, tức thay đổi 10% chỉ trong 60 phút, đang khi cty này không lời hoặc lỗ như vậy trong thời gian đó, cũng chẳng có tin tức gì vừa được công bố.

Và trong đầu tư tài chánh, LÒNG TIN là điều quan trọng nhất, còn hơn performance. 

Ngoại quốc không phải là không biết rằng có bàn tay can thiệp, như vậy họ càng giảm lòng tin vào TTCK VN mà thôi.

--------------------------

Khối ngoại kích VNI lên, đang khi rút tiền ra khỏi TTCK VN.

Và họ kích lên BVH, VIC, MSN, VNM là các mã lớn. Họ có nhiều cách làm như vậy, do có nhiều bạn bè, thân hữu, trong các cty đăng ký tên VN.

Trong tuần, ngày VNI có thể lên giá nhất là thứ 5, ngày tính NAV, từ đó tính Commission cho foreign fund managers.

Kỳ thứ 5 này lại càng cực kỳ quan trọng, do kết thúc tháng 5, là tháng quá xấu cho các foreign funds.

Tháng này, cả VinaCapital và Dragon Capital lỗ không dưới 100 triệu USD mỗi bên, vài ngày nữa sẽ có con số chính thức.

Họ kích "tứ trụ" lên cho cố mạng hồi tháng rồi, tháng này "hụt hơi", hết tiền, nên tứ trụ xuống dốc không phanh, may nhờ CSVN cứu giúp hôm thứ 5, nhưng chỉ 1 vài ngày thôi, chứ không thể kéo dài, vì không thể mỗi ngày bỏ ra 1000 tỉ VND.

-------------------------

Vài ngày sau, thị trường sẽ TỰ XUỐNGì.

Vì lẽ, KTVN đang bị suy sụp thảm trọng. CK sẽ PHẢI xuống theo.

Càng lúc tin tức xấu về KTVN đến dồn dập, ngày nào cũng có.

Chẳng hạn "Xăng, điện sẽ phải lên, hàng "bình ổn" vừa lên giá 10%":
"...Tương tự, giá thịt gia cầm làm sẵn cũng được điều chỉnh tăng 9,7-14,3%..."

Lạm phát tháng 6, 7, THẬT SỰ bên ngoài sẽ rất cao, mặc kệ các con số chính thức.

Tại VN nếu đủ giàu để đánh CK hạng nặng, thì có cách mở account tại nước ngoài, chỉ cần mua bonds Úc thì lời chắc 5, 6%/ năm, đâu cần mệt trí.

Tội vạ gì vuớng vào VNM tại NY, VNI bên VN, cho lời thì ít, lỗ thì thê thảm.

Đầu năm đến nay, lạm phát chính thức trên 12%, tức 25%/ năm theo nhịp độ này, thử hỏi đầu tư CK, bỏ tiền vào ngân hàng, có gì lời như vậy?

Thà là chứa hàng hoá bán ra còn lời hơn số này, thay vì vào CK, ngân hàng.

--------------------------

Cũng có tin, CP VN bơm rất nhiều tiên vào các ngân hàng trong vài ngày qua, để họ giảm bớt chạy đua lãi suất, do đó trong vài ngày qua lãi suất bớt tăng mạnh.

Nhưng đó là vì tung tiền ra, cộng với tung tiền bên CK, và thế là lại làm tăng lạm phát cực mạnh, do làm rẻ đi giá trị VND. NQ11 coi như phá sản.

Sẽ còn nhiều tin lạ, như ngân hàng Southern Bank bị rút tiền ra quá nhiều, không đủ tiền trả, CSVN phải cấp tốc bơm tiền xuống, ông Giám đốc định bỏ trốn nhưng do có tiền nên ở lại, chẳng hạn. (Vnexpress, 26/5/2011)

Không đủ tiền trả do đã bị thua lỗ kinh hoàng trong CK, BĐS. Nhiều ngân hàng khác cũng cùng tình trạng này.

--------------------------

Dân Trí, "Khẩn trương cấp gạo cứu đói cho dân", 24/5/2011, http://dantri.com.vn/c20/s20-483638/khan-truong-cap-gao-cuu-doi-cho-dan.htm

Tuổi Trẻ, "Hơn 240.000 dân Thanh Hóa thiếu đói", 5/5/2011, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/436531/Hon-240000-dan-Thanh-Hoa-thieu-doi.html

"Thịt gia súc, gia cầm ở cửa hàng bình ổn sẽ tăng giá", 26/5/2011, http://tuoitre.vn/Kinh-te/439653/Thit-gia-suc-gia-cam-o-cua-hang-binh-on-se-tang-gia.html

VNM ETF: http://money.cnn.com/quote/etf/etf.html?symb=VNM

Vnexpress, "Bác tin đồn Tổng giám đốc Southernbank bỏ trốn", 26/5/2011, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/kinh-nghiem/2011/05/bac-tin-don-tong-giam-doc-southernbank-bo-tron/

Thứ Tư, tháng 5 25, 2011

Nguy cơ vỡ nợ chứng khoán và kéo theo đó là khả năng mất thanh khoản, nợ xấu tăng cao đột biến và một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sụp đổ hệ thống ngân hàng đang diễn ra.






sgtt.com.vn

Gần 11.200 tỉ đồng khoản phải thu của các công ty chứng khoán (CTCK).. tình trạng nợ xấu của các khoản cho vay chứng khoán có thể gia tăng.. hầu hết các CTCK đều hoặc là công ty con hoặc có liên hệ mật thiết với các NHTM, sự sụp đổ của các CTCK ắt sẽ liên lụy đến hệ thống ngân hàng.




Tiến hành việc tự kiểm kê tài sản, giá trị doanh nghiệp nhà nước một cách toàn diện.






vnexpress.net

Các tập đoàn, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sẽ thực hiện việc kê khai tài sản, các khoản vay, nợ và tài sản gửi ngân hàng như vàng, ngoại tệ, tiền..., bắt đầu từ 1/7.








Thứ Ba, tháng 5 24, 2011

Tình hình kinh tế xấu đi qua các bản tin.

Công ty chứng khoán vào đường cùng? 
Trong giai đoạn khó khăn, nhiều công ty chứng khoán đã phải tiến hành cơ cấu lại hệ thống để đảm bảo duy trì hoạt động và chờ đợi cơ hội “tái sinh” mới của thị trường.

Cá biệt có công ty chứng khoán lớn đóng cửa một lượt bốn năm phòng giao dịch và chi nhánh cùng lúc.

Những ngày này dạo quanh các sàn chứng khoán trong giờ giao dịch sẽ nhìn thấy không khí vắng lặng, đội ngũ nhân viên cũng thưa thớt dần. Anh Sơn, chuyên viên phân tích đầu tư của một công ty chứng khoán tại TPHCM cho biết, nơi anh làm việc đội ngũ broker, phân tích, đầu tư… hầu hết đều đã ra đi, chỉ còn những người vốn đã gắn bó với công ty lâu năm mới tình nguyện ở lại.Sự biến động không chỉ diễn ra ở đội ngũ nhân sự cấp thấp mà ngay cả những cán bộ cấp cao cùng lần lượt ra đi hoặc theo sự “điều động” của lãnh đạo. Một loạt công bố thay đổi nhân sự cấp cao ở nhiều công ty chứng khoán thời gian gần đây đã cho thấy điều đó.

http://cafef.vn/20110523082957362CA31/cong-ty-chung-khoan-vao-duong-cung.chn

Bất động sản ồ ạt giảm "sốc", quả bóng sắp vỡ? 
Ồ ạt chào bán giá giảm sốc.

..mặc dù đây đã là mức giảm tối đa rồi, chủ đầu tư không có lãi rồi, nhưng vì đang “ế” nên nếu khách hàng muốn mua, chủ đầu tư vẫn có thể thương lượng giảm tiếp.

Một nguyên nhân quan trọng khác khiến cầu BĐS giảm mạnh chính là việc trong thời gian qua, khá nhiều dự án bị đẩy lên quá giá trị thực.

http://vtc.vn/1-287234/kinh-te/bat-dong-san-o-at-giam-soc-qua-bong-sap-vo.htm

CPI cả nước tháng 5 tăng 2,21%
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 12,07% so tháng 12/2010 và tăng 19,78% cùng kỳ 2010.

http://gafin.vn/20110524110842187p0c33/cpi-ca-nuoc-thang-5-tang-221.htm

Nỗi niềm thời… giải chấp
Một nhà đầu tư chia sẻ: "Từ tuần trước, các món hàng bị một số CTCK xả ra là SJS, ITC, KSS, DIC, NTB, SSI, SAM, CLG... Nhưng cuộc bán tháo mới chỉ là bắt đầu. Với giá cổ phiếu bây giờ, bán giải chấp chưa chắc thu hồi đủ nợ".Một nhân viên khác than phiền, ngày nào cũng phải điện thoại yêu cầu khách hàng nộp tiền, mỗi người gọi ít nhất 4 lần, khiến cả ngày không rời khỏi cái điện thoại. Nhân viên khác phụ trách mảng tài chính tại một CTCK trong Top 10 tâm sự: Công ty bên em 99% không vay được xu nào trả nợ cho ngân hàng, hiện lãi vay cũng chưa có trả. Hầu hết các món vay BCC (cầm cố) đã chạm đến mức lỗ hết gốc. Công ty buộc phải bán ra từ vài phiên nay, tự doanh chạy trước, tài khoản khách hàng bán sau.

Với khoản tiền "thả ra" cho nhà đầu tư dùng lớn như vậy, áp lực bán chứng khoán thu hồi tiền cho vay để trả lại hệ thống ngân hàng của CTCK hiện rất lớn. Điều đáng nói là áp lực này rất khó được giải tỏa trên thị trường thanh khoản thấp (dưới 500 tỷ đồng/phiên), dẫn đến tình trạng áp lực kép, áp lực chồng lên áp lực.

http://cafef.vn/20110523063348407CA31/noi-niem-thoi-giai-chap.chn

"Trong tuần này, VASB sẽ kiến nghị biện pháp cứu TTCK"
Dự kiến trong tuần này, các thành viên của VASB sẽ tổ chức hội nghị, trong đó có mời đại diện Bộ Tài chính, UBCK, các Sở GDCK… tham dự để thảo luận giải pháp hỗ trợ thị trường.

http://vietstock.vn/ChannelID/733/Tin-tuc/190134-trong-tuan-nay-vasb-se-kien-nghi-bien-phap-cuu-ttck.aspx

Tiếp tục đề xuất hạ lãi suất tiền gửi USD
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản gửi NHNN đề xuất việc hạ lãi suất tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế từ mức 1%/năm xuống 0%/năm và khống chế lãi suất tiền gửi USD của khu vực dân cư từ mức 3%/năm xuống 1%/năm. 

http://dantri.com.vn/c76/s76-483420/tiep-tuc-de-xuat-ha-lai-suat-tien-gui-usd.htm

Ngân hàng thương mại đến thời "bĩ cực"?
..Nguồn gốc lợi nhuận của các ngân hàng chủ yếu đến từ việc dư nợ tín dụng tăng mạnh, đi kèm theo đó là rủi ro tín dụng.

Các phân tích thống kê quý I cho thấy, nguồn gốc lợi nhuận của các ngân hàng tăng mạnh phần lớn nhờ hoạt động tín dụng được mở rộng. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sụt giảm.

http://vef.vn/2011-05-22-ngan-hang-thuong-mai-den-thoi-bi-cuc-

Ngân hàng thời... giật gấu vá vai
Nắm giữ tổng tài sản từ vài chục đến vài trăm tỉ đồng, áp lực bảo toàn và sinh sôi lợi nhuận trên vai lãnh đạo các ngân hàng đang vô cùng căng thẳng trong bối cảnh tiền tệ thắt chặt, doanh nghiệp không dám vay và hẹp khả năng trả nợ.

http://vef.vn/2011-05-21-ngan-hang-thoi-giat-gau-va-vai

Đề xuất áp trần lãi suất cho vay 17,5%/năm với ngân hàng quốc doanh
Mức trần lãi suất cho vay này thấp hơn nhiều so với mặt bằng lãi suất đầu ra bình quân khoảng 22-27%/năm hiện nay.

http://gafin.vn/20110523092913200p0c34/de-xuat-ap-tran-lai-suat-cho-vay-175nam-voi-ngan-hang-quoc-doanh.htm

Lãi suất chợ đen lên tới 30%/tháng
Hiện nay, lãi suất chợ đen cao nhất lên tới 30% một tháng (10.000 đồng trên 1 triệu đồng một ngày).

http://cafef.vn/2011052304140356CA34/lai-suat-cho-den-len-toi-30thang.chn

Sẽ tăng giá 350 dịch vụ y tế
Bộ Y tế đang hoàn tất việc đưa ra khung giá mới đối với hàng trăm dịch vụ y tế, trong đó có không ít dịch vụ tăng đến 10 lần.

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110523/Se-tang-gia-350-dich-vu-y-te.aspx

Khẩn trương cấp gạo cứu đói cho dân
Trong đầu tháng 5 vừa qua, Chính phủ đã quyết định xuất gần 17.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để cứu đói giáp hạt cho 11 tỉnh trong cả nước.

http://dantri.com.vn/c20/s20-483638/khan-truong-cap-gao-cuu-doi-cho-dan.htm

Đã tốt, sao lại còn gây hậu quả?

Rất buồn cười, ông Ngân nói "NQ11 là đúng, nhưng trong khi thực hiện, nay lãi suất đe dọa nền KT" (Cafef, 20/5/2011).

Trời đất, nói vậy thì chẳng khác gì bác sĩ có thể nói "thuốc tôi cho tốt lắm, nhưng trong khi bệnh nhân uống, tánh mạng sẽ bị đe dọa".

Một biện pháp KT tốt thì phải ít, không có adverse side effects, nếu có thì các nhà hoạch định chính sách PHẢI tiên liệu trước, để có biện pháp giảm bớt các hiệu quả xấu đó.

Chứ không thể cho ra, gây biết bao khó khăn cho dân chúng, rồi nói "biện phát tốt lắm cơ, tại cái hiệu quả xấu này..."

Trong khi cái tốt chẳng thấy đâu cả, có TẠO THÊM đồng đô la nào đâu?

---------------------------------

Chẳng qua là ép dân chúng không xài đô la, sức CẦU tạm yếu, giá tạm giảm, nhưng CẦU đây cũng có nghĩa là ĐẦU TƯ TƯ NHÂN, TƯ BẢN, tạo việc làm, tạo sản phẩm cho xã hội.

Cấm đô la nghĩa là cấm tạo việc làm, cấm tạo sản phẩm, từ đó khan hiếm sản phẩm, bớt đầu tư => KT co cụm.

Như vậy, giá đô la giảm là nên BUỒN, do KT lụn bại rồi.

Cũng như giá hàng hoá tại Thanh Hóa, nay dám chắc nhiều thứ rất rẻ, do chẳng ai có tiền mua. Bàn ghế, xe máy,.. tại đó nay rất rẻ.

Trong vài tháng sau, VN sẽ có giảm giá, CPI < 0, vì khi đó hết ai có tiền mua nhiều loại hàng, như nay dịch vụ y tế cao cấp dã giảm, rồi sẽ đến hàng điện máy, xe máy, v.v...

---------------------------------
"...Lãnh đạo các ngân hàng đang vô cùng căng thẳng trong bối cảnh tiền tệ thắt chặt, doanh nghiệp không dám vay và hẹp khả năng trả nợ...

...Tiến sĩ Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế vĩ mô, giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân, lo ngại, rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng và rủi ro trong hệ thống ngân hàng nói chung sẽ tăng lên nhiều. Theo ông Thế Anh, khi mặt bằng lãi suất vay vốn bị đẩy lên quá cao, khách vay vốn chủ yếu phục vụ cho những dự án mạo hiểm, hứa hẹn lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Điều mà ông Thế Anh lo ngại là hiện tượng đảo nợ ở khu vực phi sản xuất, như kinh doanh chứng khoán, bất động sản..."

(SGTT, 21/5/2011)

---------------------------------

Tôi thấy CPVN loay hoay tìm cách cứu KT, mà tội nghiệp cho họ quá.

Tại sao họ không tự hỏi, tại sao và khi nào người ta bỏ tiền vào ngân hàng?

ĐÓ LÀ KHI NGƯỜI TA CÓ DƯ TIỀN.

Nhưng vào lúc này, ai có dư tiền, đang khi nền KT tư doanh bị hại chết, do

(đã loại bỏ các yếu tố tiền tệ)

 

(1) thuế suất quá cao, LỖ VẪN PHẢI ĐÓNG;

(2) hải quan hoạnh họe nếu là cty xuất nhập khẩu;

(3) công an giao thông, môi trường, PCCC làm khó cho ra tiền;

(4) cấm mua bán vàng, USD tự do.

Do đó, người ta KHÔNG CÓ DƯ TIỀN, MÀ CÒN PHẢI RÚT RA XÀI.

---------------------------------

Khi trước, người ta hàng tháng còn dư 1 vài triệu, bỏ tiền ngân hàng, mua trái phiếu.

Nay do NQ11 hại, kinh doanh lỗ lã, người ta dẹp hết, co cụm, co rút, lo sợ.

TIẾT KIỆM GIẢM thì tiền bỏ vào ngân hàng giảm.

Từ đó tạo ra VICIOUS CYCLE hết sức tàn ác, làm tăng lãi suất, và điều này làm sản xuất yếu kém, thất nghiệp tăng, lại càng ít người có TIẾT KIỆM gởi vào ngân hàng, nguồn cung tiền giảm, lãi suất tăng.

Tình trạng này KHÔNG THỂ CẢI TẠO, cho dù có tung ra bao nhiêu triệu tỉ đồng.

CPVN cần phải biết, 1 khi LÒNG TIN không còn, người ta thà dẹp sản xuất hơn là sản xuất rồi không mua được USD để dành, thì GDP sẽ bị sụt ngay mấy chục %, theo tôi năm nay CPVN bị sụt GDP ít nhất 30%.

---------------------------------

Lạm phát quá cao, người ta phải giữ thêm tiền, chỉ để mua cùng số hàng lúc trước.

Ví dụ khi trước gia đình 4 người cần 2 triệu bỏ túi xài trong tháng, nay phải cần 4 triệu.

Bà bán gạo ngoài chợ, ngày bán 200kg, hồi trước giá gạo 8000 đ, cần chừng 15 triệu mua gạo hàng tuần, nay gạo lên 17000 đ, phải cần 30 triệu đi bổ hàng / tuần.

Lạm phát từ đâu năm đến nay 40% (*), thì tiền mặt phải tăng 40% mới đủ mua cùng số hàng.

Nhưng tiền mặt tung ra chỉ 5% (Dân Trí), tức là thiếu 35%.

Số 35% này vào tay nhân dân, công ty, như trên tôi ghi, ai cũng cần thêm tiền "dằn túi".

Ngoài ra, do dẹp vàng, USD, nhiều cty khi trước mua bán chi trả bằng vàng, USD, nay phải dùng tiền VN.

Số này RẤT LỚN, nhất là trong các cty mua bán nhà đất, tuy xẹp bớt nhưng cũng còn 1/3, 1/2 khi trước.

1 công trình xây chung cư có thể lên đến nhiều triệu USD, khi trước bằng vàng, đô, nay bằng VND thì số tiền trao tay lên tới hàng chục, trăm tỉ đồng.

---------------------------------

Tại VN không xài checks, credit cards, nhất nhất cái gì cũng cash.

Hồi trước trong dân chúng có mấy trăm tấn vàng, cả chục tỉ đô, nhiều mối làm ăn bằng vàng, đô, hoặc tin nhau thì viết tay, ngay cả chịu miệng.

Nay thì "thấy tiền mới thấy hàng", nên lượng tiền mặt tăng đột biến.

---------------------------------

(*) Dựa theo thống kê cá nhân do nhiều lý do khách quan từ các số liệu chính thức.

Cafef, "PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Lãi suất cao đang đe doạ nền kinh tế", 20/5/2011, http://cafef.vn/20110520055056530CA34/pgsts-tran-hoang-ngan-lai-suat-cao-dang-de-doa-nen-kinh-te.chn

Dân Trí, "Lãi suất chỉ giảm khi kiểm soát được lạm phát", 18/5/2011, http://dantri.com.vn/c76/s76-482026/lai-suat-chi-giam-khi-kiem-soat-duoc-lam-phat.htm

SGTT, "Ngân hàng thời... giật gấu vá vai", 21/5/2011, http://www.sgtt.com.vn/Kinh-te/144906/Ngan-hang-thoi-giat-gau-va-vai.html

Chứng khoán lao dốc, sẽ có can thiệp mạnh.

Hôm thứ 6 (20/5/2011) CKVN bị đánh xuống 2,66% tại New York:



Trọn tuần bị đánh xuống 10,65%, khá sát với VNI tuần này xuống 9,8%.

Sẽ thú vị xem thứ 2 tuần tới "Tứ trụ" (VIC, BVH, VNM, MSN) sẽ tự giúp họ thế nào, cho khỏi thành "Tứ đuội".

Có thể họ họp nhau cuối tuần, cùng đánh CK họ lên giá, để cứu lấy phần còn lại.

Không thể xem thường nhóm này, họ có tiềm lực tài chánh khá cao. Vài chục triệu USD thì hơi khó, chứ chừng 5 triệu USD để cứu giá nguyên tuần thì có lẽ họ có, mỗi nơi như vậy.

SCIC cũng sẽ không đứng ngoài nhìn.

Các quỹ ngoại quốc cũng không thế đứng nhìn NAV họ xuống quá khủng trong tháng này, làm thu nhập các fund managers bị sụt mạnh (tính theo % NAV).

Tuần cuối tháng, NẾU các phe trên đây cùng đánh giá lên, mà đánh không nổi, thì quả là đã đến thời mạt vận.

Tứ trụ + SCIC + VinaCapital + Dragon Capital = $100 triệu USD cho tuần tới?

400 tỉ đồng/ ngày là tối thiểu, do nhiều người nếu thấy giá cao lên chút, sẽ bán bỏ chạy. Nay họ thấy quá thấp nên có tâm lý chờ lên chút.

Có thể thế này, SCIC 100 tỉ, 6 nơi kia mỗi nơi 50 tỉ cùng đánh giá lên tuần sau.

Không lên nữa thì chịu thôi, thời mạt vận....

--------
"...Thông tin không chính thức từ bộ phận môi giới của nhiều CTCK lẫn của chính NĐT cho biết, rất nhiều tài khoản đã đến mức “cháy” vì không xoay đủ tiền cho khoản đòn bẩy thời gian qua.

Một điều nguy hiểm nữa là tổng giá trị đòn bẩy được phản ánh trong nợ phải thu của các công ty chứng khoán đến hết quý 1-2011 sơ bộ lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng..."

(Cafef)
".. lãnh đạo HNX và SZSE cũng cho biết sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu khả năng niêm yết và giao dịch chéo chứng khoán niêm yết, phát triển các sản phẩm mới và kết nối hệ thống dữ liệu thị trường giữa 2 Sở."

(Vnexpress)

Một trò lừa, vờ đặt ra tin tốt, để kích giá CK VN thôi.

Chính các người có CK đang bị sụt giá, nếu được hỏi có muốn bán CK đó cho TQ hay không, cho dù biết nếu do vậy mà TQ "gây ảnh hưởng" KT VN, thì họ sẽ ok ngay.

Các ngân hàng VN đang gặp khó khăn, nếu họp đại hội cổ đông bỏ phiếu bán cho TQ, họ sẽ ok ngay.

Trước hết sẽ cho tăng "room" ngoại lên trên 50%, hoặc không hạn định, hy vọng TQ mua hết các cổ phiếu họ đang giữ, để kiếm cú chót bỏ chạy.

TQ sẽ "can thiệp" VN, chắc chắn 100%, tuy nhiên họ sẽ làm qua KT.

Không phải họ ngán ngại gì VN, nhưng nếu có "chạm trán" thì sau này thành phố bị tàn phá tốn tiền xây lại, ngoại quốc lên án, khó "quản lý" ,v.v...

Thôi thì gây thiệt hại KT VN, rồi vào mua tóm cty, tập đoàn, ngân hàng, v.v... như vậy không gọn, nhẹ, dễ dàng hơn sao, lại rất mau. Vài tháng là xong hết.

Sẽ xảy ra thôi..

--------

Cafef, "Cổ phiếu chứng khóan thời thất sủng", 21/5/2011, http://cafef.vn/20110521111942283CA31/co-phieu-chung-khoan-thoi-that-sung.chn

CNN: http://money.cnn.com/quote/etf/etf.html?symb=VNM

Vnexpress, "HNX xem xét khả năng niêm yết chéo tại Thâm Quyến", 19/5/2011, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/chung-khoan/2011/05/hnx-xem-xet-kha-nang-niem-yet-cheo-tai-tham-quyen/

Thứ Sáu, tháng 5 20, 2011

Tháo chạy tại TTCK.



(CNN, 5/20/2011)

Hôm qua sức bán ra gấp 4 lần thường ngày:

Daily volume 783,632

Average volume (3 months) 187,444

Chứng tỏ đang có sự xô nhau bỏ chạy khỏi TTCK VN

=> CAPITAL FLIGHT.

-----------------

VN-INDEX Open

433.49 -11.36/-2.55%




HNX-INDEX Open

76.99 -1.25/-1.60%




"Tứ trụ" của TTCK nay 'te tua'

VIC Vincom JSC -5.00/-4.63%

BVH BaoViet Finance-Insurance Group -3.50/-4.29%

MSN Masan Group Corporation -4.00/-3.92%

VNM Vietnam Dairy Products JSC -3.00/-2.65%




HNX-Index đã xuống dưới mức đáy tháng 2/2009 (cafef), đang khi từ đó đến nay, đồng tiền mất giá không biết bao nhiêu mà kể!  

KT VN sa sút thảm trọng.

Nhà đầu tư, dân chúng, nghèo đi quá nhanh, quá nhiều, quá dàn trải.

Hầu như KHÔNG AI THOÁT thảm cảnh nghèo đi nhiều gần đây. Giàu thành trung bình, thu nhập trung bình thành nghèo, nghèo thành mạt rệp.

Biết bao nhà đầu tư, cty bị nghèo đi. Họ chia nhau cái lỗ, cái giá trị tài sản bị sụt, 3 TỈ ĐÔ LA, tức 63 NGÀN TỈ ĐỒNG, tức 700 ngàn đồng/ đầu người VN, chỉ trong 7 ngày qua.

Do có quy mô khoảng 30 tỉ USD, mỗi 1% giảm tại VNI là mất béng 300 triệu USD tài sản các nhà đầu tư.

Trong 6 ngày qua, chưa tính hôm nay, VNI giảm 8% tức 2,4 tỉ USD. Luôn cho đến phút này thêm 2% thì trong 6 ngày qua và cho đến lúc này, các nhà đầu tư CK VN bị giảm tài sản 3 tỉ USD. 

Tính tới hôm nay, TTCK mất hơn 10% trong 7 ngày! 

----------------- 

Hôm nay, ít ra là trên sàn CK, CPVN đã chấp nhận số phận, không dám can thiệp.

Có lẽ cuối tuần sẽ có họp cấp cao, tuần sau can thiệp.

Nếu không, VNI xuống 350, HNI xuống 60, thì hàng loạt ngân hàng sập do tự doanh thua lỗ, do nợ xấu tăng cao - các nhà đầu tư quỵt nợ.

Khi xuống mau, mạnh, càng giải chấp càng chết, do bán ra nhiều, cùng lúc, giá càng sụt kinh hoàng.

Tôi nói đến TTCK VN, là muốn nói đến HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VN, do cả 2 liên hệ mật thiết.

Một số ngân hàng do lỗ CK, nợ cho vay CK khó đòi, nên PHẢI tăng lãi suất thu vào, không phải để cho vay, nhưng để "lấp hố", có tiền trả lại cho người gởi, do họ đã PHÁ SẢN rồi - tổng số tài sản nếu đem phát mãi không bằng tiền người ta bỏ vào.

Nếu VNI sụt dưới 400, CP CPVN phải bơm hàng trăm ngàn tỉ đồng cứu các ngân hàng này, lại càng làm tăng lạm phát.

Nếu dân biết được, chạy vào rút tiền ra cùng lúc, thì toàn hệ thống ngân hàng sụp đổ trong 1 vụ BANK RUN kinh hoàng như vậy.

Do đó, theo tôi, qua tuần sau, CPVN BUỘC phải cứu CK, để cứu ngân hàng, đồng lúc cứu nền KT và sự ổn định xã hội.

-----------------

Một vài tin tức có liên quan đến TTCK:

Trắng tay với đòn bẩy tài chính
Giá cổ phiếu liên tục suy giảm khiến nhà đầu tư sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính trắng tay. Công ty chứng khoán cũng rơi vào thế bí trong việc xử lý nợ

(NLD)

CPI tháng 5:

Long An +2.35% ;
Hà Nội +1.76%;
Hải Phòng +2% (dự tính).
(tổng hợp)

Ôm 100 tỉ đồng bỏ trốn
Ông Sơn bị bãi nhiệm do đã mang trên 100 tỉ đồng đi khỏi nơi cư trú từ tháng 4-2011, không có bất cứ liên lạc gì đối với công ty.

Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã lập đoàn kiểm tra, xác định ông Trương Duy Sơn vay tiền, huy động vốn từ một số ngân hàng, tổ chức tài chính với khoản tiền trên 100 tỉ đồng.

Theo báo cáo thường niên của HASC năm 2009, ông Sơn là cổ đông lớn nhất nắm 29,8% vốn. Cổ đông chiến lược của HASC là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

(Tuoitre)

-----------------

CNN: http://money.cnn.com/quote/etf/etf.html?symb=VNM

NLD, 19/5/2011: http://nld.com.vn/20110519095443374p0c1014/trang-tay-voi-don-bay-tai-chinh.htm

Cafef, 19/5/2011: http://cafef.vn/20110520092311426CA31/hnxindex-da-xuong-duoi-muc-day-thang-22009.chn

CPI tổng hợp:

http://www.vinacorp.vn/news/hai-phong-cpi-thang-5-du-kien-tang-khoang-2/ct-455301

http://baodatviet.vn/Home/kinhte/CPI-tai-Ha-Noi-bat-ngo-giam-sot/20115/146301.datviet

http://cafef.vn/20110519082322997CA33/long-an-cpi-thang-5-tang-235-so-voi-thang-truoc.chn

Tuoitre, 20/5/2011: http://tuoitre.vn/Kinh-te/Tai-chinh-Chung-khoan/438790/Om-100-ti-dong-bo-tron.html

Thứ Ba, tháng 5 17, 2011

Niềm tin vào Việt Nam sụp đổ cùng với Vinashin.

Đây là bài viết "Faith in Vietnam Falls With Shipmaker" trên tờ Wall Street Journal được facebook.com/dudoankinhte chuyển ngữ.
Frustration over Vietnamese state-run shipbuilder Vinashin's failure to repay loans it defaulted on last year is intensifying among creditors, potentially jeopardizing Vietnam's plans to draw more investment to improve its infrastructure and reduce the bottlenecks that threaten its growth.The problems at Vinashin point to the risks of investing in what, on the face of it, is one of the world's most attractive emerging markets. Vietnam's Communist-run government built up the firm, formally known as Vietnam Shipbuilding Industry Group, to be a major player in the global shipbuilding market to compete with heavyweight manufacturers in China, South Korea and Japan. The entire $750 million proceeds of the country's first-ever sovereign bond were channeled to Vinashin in 2005.

Sự thất vọng của các chủ nợ nước ngoài đối với tập đoàn đóng tàu quốc doanh Vinashin về việc trả nợ khoản vay mà Vinashin đã khất hẹn vào năm ngoái ngày càng gia tăng, đe dọa kế hoạch của chính phủ về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để nâng cấp cơ sở hạ tầng và làm dịu tình trạng "thắt cổ chai" (--tức thiếu hụt USD) vốn đang đe dọa đến sự phát triển. Cuộc khủng hoảng Vinashin đã cho thấy mức độ rủi ro trong việc đầu tư vào một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới, dù tên gọi chỉ thể hiện "bề nổi" của nó. Chính phủ cộng sản Việt Nam (--nguyên văn: Vietnam's Communist-run government) đã thiết lập nên tập đoàn này, tên chính thức là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, để làm "đầu tàu" cạnh tranh trong lĩnh vực đóng tàu thế giới với những nhà sản xuất khác tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Toàn bộ 750 triệu USD tiền trái phiếu nước ngoài đầu tiên của Việt Nam đã được rót vào Vinashin trong năm 2005.
In 2007, the government provided a letter of support for the company to enable it to secure an additional $600 million syndicated loan to make the most of a rapid economic boom in the country.

But when Vinashin defaulted on that debt last December in the aftermath of the global economic crash,, the government refused to step in to help pay off the debt, which, in an indication of the boom in emerging markets, had been bought by investors around the world. Dozens of financial institutions invested in the loan, including, among others, Standard Chartered PLC, Credit Suisse AG, Depfa Bank PLC and hedge fund Elliott Advisers Ltd.

Some of Vinashin's lenders now complain that they have been deceived. For many, the government's letter of support was the only reason they felt sufficiently secure to lend to the company. This month, a group comprising just over half the lenders' group sent a letter to Vietnam's government demanding payment on the first $60 million, which was due in December.

Năm 2007, chính phủ ban hành một lá thư nhằm hỗ trợ Vinashin, cho phép tập đoàn này giành được khoản vay 600 triệu USD tổng hợp từ nhiều nhà đầu tư nước ngoài, hi vọng nó sẽ tạo ra sự bùng nổ kinh tế nhanh chóng cho đất nước.

Tuy nhiên khi Vinashin 'vỡ nợ' vào tháng 12 năm ngoái sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính phủ đã dửng dưng không can thiệp để giúp đỡ Vinashin, vốn là một biểu tượng "quả đấm thép" của thị trường mới nổi Việt Nam, trả nợ đúng hẹn cho các chủ nợ. Hàng chục quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư vào khoản vay này, trong đó gồm có Standard Chartered, Credit Suisse, Depfa Bank, quỹ mạo hiểm Elliot Advisers, và các cá thể khác.

Một vài chủ nợ của Vinashin than phiền rằng họ có cảm giác như bị lừa đảo. Đối với họ, lá thư hỗ trợ từ chính phủ chính là lý do duy nhất khiến họ cảm thấy an toàn để cho Vinashin vay. Vào tháng 5 này, hơn phân nửa số nhà đầu tư trong nhóm cho vay đã viết một lá thư gởi cho chính phủ Việt Nam yêu cầu trả nợ đối với gói 60 triệu USD lần thứ nhất, vốn đã đáo hạn vào tháng 12 năm ngoái.
"This was always a government-supported loan as far as the lenders are concerned," one person familiar with the situation told The Wall Street Journal. "Going forward, capital won't go to places where it isn't treated fairly."

Officials with Vinashin and the Vietnamese government didn't respond to requests for comment.

The problems with Vinashin highlight the risks investors take when they invest in these small markets. U.S. investors seeking higher yields have poured $5.6 billion into funds that invest in emerging-market bonds so far this year, though that is about half of last year's pace.

The standoff could pose a significant threat to Vietnam's prospects. The government already is struggling to come to grips with worsening inflation. The increase in Vietnam's consumer price index hit 17.51% in April and could reach further peaks in the months to come, complicating the immediate economic outlook for the country.

"Điều chúng tôi luôn luôn quân tâm rằng đây là khoản vay có hỗ trợ từ chính phủ", một người quen thuộc với tình hình cho tờ Wall Street Journal hay. "Ngoài ra, dòng vốn sẽ không bao giờ chảy vào chỗ mà chúng không được sử dụng hợp lý".

Quan chức Vinashin và chính phủ Việt Nam từ chối bình luận về lời nhận xét trên.

Vấn đề Vinashin nhấn mạnh tính rủi ro của nhà đầu tư đối với những thị trường nhỏ. Nhiều nhà đầu tư Mĩ tìm kiếm tỉ suất sinh lợi cao đã rót tổng cộng 5.6 tỷ USD tính tới thời điểm này trong năm vào những quỹ vốn tập trung vào trái phiếu của thị trường mới nổi, gần bằng phân nửa trên tổng số đầu tư hồi năm ngoái.

Cuộc khủng hoảng có thể đe dọa đáng kể đến viễn cảnh đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay chính phủ đã phải đánh vật để kiềm hãm con số lạm phát cực kỳ tệ hại. Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 17.51% trong tháng 4 và có thể chạm mốc cao hơn thế nữa trong những tháng tiếp theo, trực tiếp làm phức tạp thêm triển vọng kinh tế của đất nước.
At the same time, analysts say Vietnam needs to attract more foreign investments to build up overburdened road and rail networks and to build power plants to provide the energy Vietnam needs to keep its economy briskly expanding. Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai said earlier this month at the annual Asian Development Bank meeting in Hanoi that the country hopes to attract as much as $300 billion in investment and aid to fund an infrastructure effort that he said is needed to push the country onto a more robust growth path.

Some economists say the government is trying to get its macroeconomic policy in order to help revive confidence, setting to one side its customary pro-growth policies to better combat the loss of confidence which inflation can bring. Vietnam last week scaled back its growth target for the year to 6.5% from 7% to 7.5% in an effort to focus more tightly on restraining credit growth to better contain inflation.

The authorities also are trying to restore faith in their beleaguered currency, the dong, after a series of devaluations wiped off a fifth of the Vietnamese unit's value since mid-2008. To encourage people to cooperate, black-market trade in U.S. dollars and gold, once tolerated and widespread, has been severely curtailed in recent months to force people to save and invest in dong instead.

Trong lúc này, các nhà phân tích cho rằng Việt Nam cần thu hút thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài để nâng cấp hệ thống đường sá, đường sắt đang bị quá tải, cũng như xây dựng thêm nhiều nhà máy điện để cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho sự phát triển năng động của nền kinh tế.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại hội nghị thường niên do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng nay phát biểu Việt Nam hi vọng sẽ thu hút được nhiều nhất là 300 tỷ USD viện trợ và đầu tư để cung cấp cho các nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng cần thiết để thúc đẩy đất nước tiến vào con đường ổn định phát triển hơn.

Nhiều nhà kinh tế học nhận xét chính phủ đang nỗ lực thi hành chính sách kinh tế vĩ mô nhằm vực dậy niềm tin, tạm thời gác qua chính sách tập trung tăng trưởng như thường lệ để lấy lại sự tin tưởng đã mất khi lạm phát tăng cao. Tuần trước Việt Nam đã hạ thấp mục tiêu tăng trưởng cho năm nay từ 7.5% xuống còn khoảng 6.5 - 7% để dồn trọng tâm cho việc hạn chế tăng trưởng tín dụng, nhằm kìm chế lạm phát.

Quan chức chính phủ đang cố gắng phục hồi lòng tin vào đồng nội tệ thiếu ổn định, VND, sau chuỗi sự kiện phá giá đồng tiền gần một phần năm trị giá của nó, tức 20%, kể từ giữa năm 2008. Để khuyến khích người dân cộng tác, thị trường chợ đen USD và vàng, từng được bỏ ngỏ và phát triển mạnh, đã bị cấm cản nghiêm ngặt trong những tháng gần đây để ép buộc người dân thay vào đó chuyển hướng đầu tư sang VND.
Citigroup economist Johanna Chua notes that the dong has risen by around 2% against the dollar over the past month and that the central bank appears "on track" to meet its target of keeping credit growth below 16% this year, compared with nearly 30% in 2010. UBS, meanwhile, still includes Vietnam among its most favored frontier markets.

The Vinashin crisis, though, is an ongoing drag on Vietnam's prospects, damaging both its reputation among international lenders and potentially slowing the inflow of foreign investments that have helped drive the country's economy in recent years.

Prime Minister Nguyen Tan Dung's goal was to turn Vinashin into a manufacturing powerhouse that would keep the shipbuilding industry in state hands, but the project fell apart when the global economic crisis hit in 2008, leaving Vinashin with around $4.4 billion in debts. The company's order book was slashed, crippling its cash flow. Last summer, police investigators arrested several top officials, including former chief executive Pham Thanh Binh, and accused them of falsifying financial statements to mask the true extent of the company's problems.

Johanna Chua, nhà phân tích tại Citigroup, ghi nhận VND đã tăng giá trị khoảng 2% so với USD trong tháng qua, và Ngân hàng Trung ương dường như đang thực hiện đúng mục tiêu là giảm tăng trưởng tín dụng dưới 16% trong năm nay, thay vì gần như 30% vào 2010. Trong lúc này, UBS vẫn liệt kê Việt Nam là một trong những thị trường tìm năng bên ngoài.

Tuy vậy, thảm họa Vinashin đang diễn ra là một dấu trừ lớn cho hình ảnh Việt Nam, hủy hoại không những tên tuổi của Việt Nam đối với các chủ nợ nước ngoài, mà nó còn có nguy cơ làm chậm lại dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài vốn đã giúp nền kinh tế phát triển trong những năm gần đây.

Mục tiêu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt ra là nhằm biến Vinashin trở thành tập đoàn đóng tàu tầm cỡ để có thể giữ cho toàn ngành công nghiệp đóng tàu luôn nằm dưới sự điều hành của chính phủ, nhưng dự án đã dần dần tan rã sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008, khiến cho Vinashin chìm trong 4.4 tỷ USD nợ nần. Danh sách đặt hàng đột nhiên ngưng bặt, làm tê liệt dòng tiền doanh thu. Mùa hè năm ngoái, cơ quan điều tra đã bắt giam một số lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn, bao gồm cả cựu Tổng giám đốc điều hành Phạm Thanh Bình, với các cáo buộc giả mạo giấy tờ tài chính để che đậy sự thật về sai phạm tại Vinashin.
Moody's Investors Service, Standard & Poor's and Fitch Ratings have all downgraded Vietnam's credit ratings in recent months, in large part because of the problems at Vinashin. The prime minister apologized for his role in Vinashin's mismanagement in a nationally televised session of the country's legislature.

Investors involved in the $600 million syndicated loan say they have been surprised by the unresponsiveness of the Vietnamese government to their concerns. Lenders have tried numerous times over the past several months to get an idea of what is happening at Vinashin. Among other things, the government has transferred some Vinashin units to other state-run enterprises without seeking the approval of the company's creditors.

The government, though, has repeatedly said that Vinashin's debts aren't the state's responsibility, leaving Vinashin's lenders unclear on how to get their money back.

In the meantime, the financial situation at Vinashin itself appears to be growing more precarious. "They're not making any money on the ships and the government is asking local banks to extend more loans and asking suppliers to lend more support," says the person familiar with the situation at Vinashin. "But you just can't tell what's going on. It's so opaque."

Moody, Standard & Poor và Fitch đều đã hạ điểm tín dụng của Việt Nam trong các tháng gần đây, phần lớn là vì những gì đang diễn ra ở Vinashin. Thủ tướng đã nhận trách nhiệm sai phạm và quản lý yếu kém trên truyền hình tại phiên chất vấn của Quốc hội.

Các nhà đâu tư có liên quan trong khoản vay chung trị giá 600 triệu USD cho hay họ sững sờ trước thái độ vô trách nhiệm của chính phủ Việt Nam đối với vấn đề. Trong nhiều tháng qua, các chủ nợ đã nhiều lần cố gắng tìm hiểu xem chuyện gì đang diễn ra tại Vinashin. Cùng với nhiều sự việc khó hiểu khác, chính phủ đã chuyển đổi nhiều công ty thành viên trong tập đoàn Vinashin dưới sự điều hành của những tập đoàn quốc doanh khác mà không tìm kiếm một giải pháp đồng thuận từ những chủ nợ của công ty.

Thay vào đó, chính phủ liên tiếp cho rằng khoản nợ của Vinashin không thuộc trách nhiệm của nhà nước, bỏ mặc chủ nợ bối rối không biết làm cách nào để đòi lại số tiền cho vay.

Trong lúc này, tình hình tài chính của Vinashin diễn biến càng lúc càng đáng ngờ. "Họ đang không làm ra bất cứ đồng tiền nào trong việc kinh doanh tàu, và chính phủ thì đang kêu gọi ngân hàng địa phương nới rộng thêm nhiều khoản vay cũng như các nhà cung ứng địa phương mở rộng hỗ trợ", một người quen thuộc với tình hình tại Vinashin cho biết. "Nhưng không ai có thể nói được chuyện gì đang xảy ra. Mọi thứ đang rất mờ đục".

--------

Faith in Vietnam Falls With Shipmaker: http://online.wsj.com/article/SB10001424052748703864204576321241877911856.html

Sẽ tiến tới sử dụng luật pháp để chấm dứt tình trạng đô-la hóa?






vef.vn

‎..thay vì áp dụng những biện pháp mang tính chất hành chính, Chính phủ Việt Nam sẽ áp dụng những biện pháp mang tính luật hóa..




Lãi suất OMO được tăng lên thành 15%, hơn lãi suất trần 1%. Tính từ đầu năm 2011 đến 13/5, NHNN đã bơm ra thị trường tổng cộng hơn 5.000 tỷ VND.






ndhmoney.vn

‎(NDHMoney) Theo nguồn tin của NDHMoney, Ngân hàng Nhà nước vừa nâng lãi suất trên thị trường mở (OMO) lên 15%.




Sẽ tiến tới sử dụng luật pháp để chấm dứt tình trạng đô-la hóa?






vef.vn

‎..thay vì áp dụng những biện pháp mang tính chất hành chính, Chính phủ Việt Nam sẽ áp dụng những biện pháp mang tính luật hóa..




Thứ Hai, tháng 5 16, 2011

Cảnh báo về thảm họa kinh tế đang tới gần.

Chúng tôi dùng chữ "thảm họa" cho những gì đang diễn ra tại VN, tình hình kinh tế VN hiện đang rất bế tắc và suy thoái nghiêm trọng.

Sơ lược ngay lúc này thì lãi suất huy động và cho vay tăng cao, sản xuất bế tắc, đình công tăng gần gấp đôi và đói nghèo lan trên diện rộng gần đạt con số 1 triệu hộ..

------------------------------

Xin tóm tắt tình hình kinh tế đăng trên các báo để các bạn tiện theo dõi:

+ Trần lãi suất huy động là 14%, nhưng thực tế các ngân hàng huy động với lãi suất 17-18%.

Tuy cao như vậy, vẫn nhiều người không gửi tiền vào.
Huy động tiền đồng bị suy giảm mạnh hơn cả. Tính đến ngày 21.4.2011, tiền gửi VND tại các TCTD giảm 1,09% so với tháng trước, trong đó, tiền gửi VND giảm 1,84%, còn tiền gửi ngoại tệ tăng 1,46%.

Đây là diễn biến bất thường, vì như các năm trước khi thắt chặt tiền tệ (nâng lãi suất huy động lên cao) thì thường là nguồn tiền gửi sẽ tăng lên. Nhưng năm nay thì không. Một phần lý do là:
Với mức lạm phát tính so với cùng kỳ lên đến 17,51% vào tháng 4.2011 thì trần lãi suất tiền gửi 14% đã khiến cho lãi suất thực của nền kinh tế bị âm.

Có nghĩa lạm phát cao, nên dù lãi suất huy động đến 17-18% người ta cũng không mặn mà gửi tiền vào nữa.

+ Lãi suất đầu vào cao, nên lãi suất đầu ra cũng cao theo. Nước lên thuyền lên. Đầu ra đang 22-24%. Không mấy doanh nghiệp nào làm ăn ra số lãi >= 22-24% cả, nên nhiều doanh nghiệp đóng cửa, gây ra nạn thât nghiệp, và cung hàng hoá giảm mạnh.

+ Tình thế đang tiến thoái lưỡng nan, vì:

- Nếu giảm lãi suất huy động, thì không ai gửi tiền vào nữa, ngân hàng càng kém thanh khoản, không có tiền trả nợ cũ, và không có tiền cho vay --> các doanh nghiệp không vay được tiền.

- Nếu tăng lãi suất huy động --> lãi suất cho vay cũng tăng cao --> doanh nghiệp cũng không vay được tiền.

- Và như thế, các doanh nghiệp sẽ đóng cửa rầm rầm, kéo theo là: các doanh nghiệp khác sập theo, thất nghiệp, và xù nợ ngân hàng (doanh nghiệp phá sản thì không trả tiền mà họ vay ngân hàng nữa).

+ Một tình trạng xấu khác đáng nói là:
Báo cáo của NHNN cho thấy tỷ lệ tiền ngoài hệ thống trong tháng 4 đã tăng 1,45% so với tháng trước và so với cuối năm trước tăng 4,12%.

Vì lượng cung tiền ra thị trường nhiều --> số tiền ngoài hệ thống ngân hàng cũng nhiều. Và:
Tiền mặt ngoài hệ thống tăng là dấu hiệu cho thấy tín dụng đen có xu hướng nở rộ. Theo báo Đời sống & Pháp luật ngày 24.3.2011, mức lãi suất huy động trên thị trường tín dụng đen cao hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng, và hiển nhiên, mức lãi suất cho vay ra cũng phải rất cao. Tuy nhiên, nhu cầu vay vẫn rất lớn bởi các doanh nghiệp, đặc biệt là bất động sản, khi đã triển khai dự án thì khó có thể dừng lại được. Trong khi những doanh nghiệp này không thể vay được ngân hàng thì họ phải tìm đến một kênh tín dụng khác là tín dụng đen. Có cầu ắt sẽ có cung. Với mức lãi suất huy động cao, nhiều người gửi tiền bất chấp rủi ro đã rút tiền khỏi ngân hàng để tham gia vào hoạt động tín dụng đen.

Tức là nhiều người chọn vay từ các kênh ngoài ngân hàng, tạm gọi là "tín dụng đen", vì rất dễ bị vỡ nợ, xù nợ.

+ Nói chung, với tình trạng thề này, thì :

- Sẽ có nhiều doanh nghiệp đóng cửa, hoặc phá sản, xù nợ ngân hàng.

- Sẽ có nhiều ngân hàng sụp, nếu không có ai cứu.

- Tình trạng có vẻ như là decompensation, khi mọi nỗ lực cứu nền KT đều không mang lại hiệu quả.

(SGTT)

------------------------------

CPVN đang phạm sai lầm KT hết sức nghiêm trọng.

Nếu CP không mau mau từ bỏ NQ11, tái "laissez faire" nền KT, thì KT VN sẽ lại càng xuống dốc rất thê thảm trong vài tuần tới.

Nợ xấu sẽ tăng khủng, hàng loạt các cty, doanh nghiệp phá sản, kéo theo hàng loạt ngân hàng "mất thanh khoản" nên phải vay nóng, lại càng phải trả tiền lời cao.

----------

1 điều CPVN không dám nói ra, đó là nhiều ngân hàng bị quá nhiều nợ xấu, thu tiền lại không được, nên phải vay nóng, giá lời đến trên 25%, để có tiền trả lại cho khách hàng vào rút tiền ra.

Nhiều ngân hàng bị mất thanh khoản như vậy, bị insolvent như vậy, sẽ tranh nhau tăng lãi suất, làm hại CHÍNH HỌ, và toàn bộ nền KT.

CPVN không còn cách nào khác, mà phải ĐÓNG CỬA 1 số ngân hàng, chịu lỗ trả tiền lại cho dân gởi vào, để cứu nền KT.

Hiện đã có Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị đưa lên mặt báo, nhưng còn hàng loạt ngân hàng nhỏ khác bị ém nhẹm.

Lúc trước không làm, nay số ngân hàng bị insolvent lên quá nhiều, thay vì đóng cửa từ từ vài cái, nay nếu đóng thì phải đóng cả 10-20 ngân hàng nhỏ, số lỗ bù vào quá sức to lớn.

Nói khác đi, nợ xấu nay có thể lên tới 25%. Đây là 1 trong các lý do chính vì sao lãi suất tăng vọt, gây thất nghiệp khắp nơi, tàn phá nền KT.

(Gafin, Tuoitre, Cafef)

----------

Hiện nay đang có đình công tại 19 tỉnh thành, tuy không cùng lúc, do công nhân bị đói.

VÀI TUẦN NỮA, CAO LẮM VÀI THÁNG, KHI LẠM PHÁT CÀNG TĂNG, CÔNG NHÂN CÀNG ĐÓI, thì đình công có thể sẽ lan ra 29, 39, rồi khắp 64 tỉnh thành.

Đơn giản là, công nhân, viên chức bị đói, không có sức đi làm, làm việc.

Khi đình công lan ra khắp xứ, thì lấy ai làm việc?

(Cafef)

----------

CPVN có thể ráng ém giá xăng, điện không cho tăng, nhưng NHƯ VẬY VÔ ÍCH TRONG VIỆC CHỐNG LẠM PHÁT.

Vì phải in tiền ra chu cấp cho bên xăng dầu, điện, để họ trả lương nhân viên, mua thiết bị, phụ tùng, trả tiền nợ (EVN nợ 8 ngàn tỉ đồng, Petrolimex lỗ 2650 tỉ đồng trong quý 1), do đó giá trị VND càng giảm, từ đó giá tăng là do VND mất giá.

Còn nếu cho tăng giá xăng, điện thì CŨNG GÂY LẠM PHÁT do vốn đầu vào tăng.

CÁCH NÀO THÌ CŨNG SẼ GÂY LẠM PHÁT KINH HOÀNG, chỉ giảm khi dân hết tiền mua hàng, chết đói la liệt cả xứ.

CÁCH NÀO THÌ DÂN CŨNG ĐÓI.

----------

Bài toán KHÔNG có lời giải,KHÔNG có cách cứu.

------------------------------
- Khi bóng ma lạm phát bao trùm xã hội, thiếu đói và đình công ở Việt Nam tăng cao;

- Thu nhập thực của người lao động sụt giảm vì không đuổi kịp nổi tốc độ tăng giá;

- Vòng xoáy của lạm phát có thể sẽ nhấn chìm các nỗ lực cải thiện chất lượng sống của người dân nghèo;

- Biểu hiện đáng ngại nhất là tình hình thiếu đói đã tăng cao trong tháng 1 và 2 vừa qua. Số lượt nhân khẩu nông nghiệp thiếu đói đã tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2010 với 838,6 nghìn lượt;

- Đình công đã xảy ra ở 19 tỉnh, thành cả nước và tăng tới...93% so với năm 2009;

- Một kịch bản về thiếu đói, đình công và bất ổn xã hội nói chung sẽ tái diễn nếu lạm phát năm nay không được kiềm chế tốt.

"...Lãi suất cao, hàng không bán được, các mối làm ăn của ông đều giãn tiến độ, tạm ngưng, không có công trình mới, nên doanh nghiệp của ông Trường cũng rơi vào tình trạng không có việc. Nói là công ty, nhưng nhân viên thì nghỉ sạch, chỉ còn có giám đốc là chính ông Trường... 

"Từ năm 2009 đến nay, tôi thấy tiền của mình ngày càng ít đi", ông nói.

"Tôi có bao nhiêu tiền thì làm bấy nhiêu. Trước sản xuất mười thì giờ chỉ làm năm thôi, mọi thứ giảm đi một nửa để đỡ đau đầu, đỡ quay cuồng vì xoay vốn", ông Kết nói.

Những doanh nghiệp nhỏ sẽ khó sống nổi. Cộng thêm với việc ngân hàng thắt chặt tín dụng và kém linh động khi thực hiện hạn mức tín dụng, doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Những khó khăn như vậy đang lấy đi lòng can đảm của doanh nghiệp. Ông Lộc cho rằng, nhiều doanh nghiệp đã không dám vay để sản xuất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..."

(Vef, 15/5/2011)
Các CTCK đóng góp hơn một nửa số lỗ của các doanh nghiệp niêm yết trong Q1..

<Photo 1>

(Cafef, 15/5/2011)

Công ty chứng khoán chật vật tồn tại
"...Với tình hình khó khăn như hiện nay, dự báo quý II, các công ty chứng khoán sẽ tiếp tục thua lỗ nặng

Giá trị giao dịch ngày càng giảm mạnh và kéo dài, doanh nghiệp không mặn mà niêm yết, nhà đầu tư chán nản không muốn bỏ tiền vào thị trường chứng khoán… Đó là một trong những nguyên nhân khiến các công ty chứng khoán ngày càng khốn đốn. Nhiều công ty đang phải tìm mọi cách để tồn tại.

 Nhìn lại báo cáo kinh doanh quý I/2011 của các công ty chứng khoán cho thấy có đến 50% công ty chứng khoán (trong tổng số khoảng 28 đơn vị niêm yết trên hai sàn TPHCM và Hà Nội) báo cáo lỗ. Những công ty có lãi thì mức lãi giảm đến 60%-95% so cùng kỳ năm ngoái."

(NLD, 15/5/2011)

Lãi suất cho vay tiêu dùng tăng lên 24 - 25%/năm
"...Mức lãi suất này tăng khoảng 2(%) so với mức cũ.

 Theo Thanh niên ngày 16/5, tổng đài ngân hàng Standard Chartered vừa thông báo, đối với vay tín chấp, ngân hàng này cho vay tối đa 300 triệu đồng, thời gian 60 tháng với lãi suất cho vay 25%/năm theo dư nợ giảm dần...

 Giám đốc phòng giao dịch một ngân hàng cổ phần tại TPHCM cũng cho biết, ngân hàng vừa tăng lãi suất cho vay tiêu dùng lên 24%/năm đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh. So với đầu năm thì mức này đã tăng từ 5-6(%).

Trong báo cáo về hoạt động ngân hàng tuần từ 4/5 - 6/5, lãi suất cho vay phi sản xuất là 20 - 23%/năm. Như vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng hiện cao hơn 2(%) so với mức cũ..."

(Gafin, 16/5/2011)

Lãi suất huy động VND tại một số ngân hàng nhỏ đã lên đến 22-24%/năm trong khi đó LS cho vay bị đẩy lên 27-28%/năm

Lãi suất đang tăng từng ngày:
"...Ngày 15-5, lãi suất (LS) huy động VND tại một số ngân hàng (NH) nhỏ đã lên đến 22-24%/năm trong khi đó LS cho vay bị đẩy lên mức 27-28%/năm..."

(Tuoitre, 16/5/2011)

Tuy lãi suất cao, nhưng tiền vẫn ít người gửi VND vào ngân hàng:

Tiền đồng quay lưng với ngân hàng?
Tốc độ huy động vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước đang trong đà suy giảm, trong đó, huy động tiền đồng bị suy giảm mạnh hơn cả. Nguyên nhân do giảm tốc độ tăng tín dụng và giảm lượng tiền uỷ thác không đáng ngại. Tổng phương tiện thanh toán bị suy giảm sẽ khiến cho tốc độ tăng của lạm phát giảm dần. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ tiền mặt ngoài hệ thống tăng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng sẽ không được đảm bảo.

(SGTT, 16/5/2011)

“Bom nổ chậm” ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
"Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) có dư nợ mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng, nhưng dự phòng rủi ro cào bằng một mức 0,5%/tổng tài sản rủi ro."

(Cafef, 16/5/2011)

------------------------------

Cafef, 15/5/2011: http://cafef.vn/20110515054614216CA31/cac-quan-quan-lo-trong-quy-12011.chn

16/5/2011: http://cafef.vn/2011051610067387CA34/bom-no-cham-o-ngan-hang-phat-trien-viet-nam.chn

Gafin, 16/5/2011: http://gafin.vn/2011051607139644p0c34/lai-suat-cho-vay-tieu-dung-tang-len-2425nam.htm

NLD, 15/5/2011: http://nld.com.vn/20110515091948654p0c1014/cong-ty-chung-khoan-chat-vat-ton-tai.htm

SGTT, 16/5/2011: http://sgtt.vn/Kinh-te/144732/Tièn-dòng-quay-lung-voi-ngan-hàng.html

Tuoitre, 16/5/2011: http://tuoitre.vn/Kinh-te/438141/Lai-suat-“an”-het-loi-nhuan.html

Vef, 15/5/2011: http://vef.vn/2011-05-15-lam-phat-dang-khoet-sau-vao-doi-ngheo

http://vef.vn/2011-05-15-hoa-mat-chong-mat-voi-lai-suat-ngat-nguong-

Chủ Nhật, tháng 5 15, 2011

Xăng dầu VN nhất quyết không giảm, mặc dù "giá xăng dầu thế giới giảm, cung USD dồi dào và tỷ giá USD đã hạ nhiệt."






vef.vn

Giá xăng dầu thế giới đang giảm và tỷ giá USD đã hạ nhiệt, nguồn cung USD tại ngân hàng dồi dào hơn khiến nhiều người kỳ vọng giá xăng trong nước nhiều cơ hội hạ "nhiệt". Nhưng hầu hết các doanh nghiệp tiết lộ chưa nghĩ đến "viễn cảnh" đó.




Đường dây buôn lậu dầu diesel hưởng chênh lệch 1.000 - 2.000 VND/lít bị phát hiện.






www.nhandan.com.vn

Sau một thời gian điều tra, đường dây buôn lậu dầu trên vùng biển Tây Nam của Võ Hoàng Dũng cùng đồng bọn đã bị Công an tỉnh Kiên Giang triệt phá.




Đô-la hóa đã giúp Zimbabwe đánh bại lạm phát ra sao?

Điều kì diệu nào khiến Zimbabwe, năm 2008 lạm phát lên đến 231 triệu %, nay 2011 giảm còn 3%?

Bài viết do facebook.com/dudoankinhte chuyển ngữ từ Wall Street Journal. Ngoài ra, ở cuối bài, một vài ưu điểm của vấn đề đô-la hóa sẽ được đề cập.
If it's true that bad money can drive out good, then the reverse can happen too. Witness Zimbabwe, which as recently as July 2008 was experiencing inflation at an annual rate of 231 million percent. This February inflation clocked in at a 3% annual rate, thanks to an experiment in U.S. dollarization that has achieved what price controls never could. There's a broader monetary lesson here.

When the country became independent in 1980, the Zimbabwe dollar was worth about $1.25. Inflation rose steadily by double digits under Robert Mugabe until the late 1990s, by which time his land confiscation from white farmers had crippled food production. To continue funding the government—and its debts—in the face of plummeting tax revenue, the Reserve Bank of Zimbabwe cranked up its printing presses, and inflation rose to triple digits by 2001.

Nếu sự biến mất của những đồng tiền vô giá có thể đem lại kết quả tốt là đúng, thì điều ngược lại hoàn toàn có thể xảy ra. Chứng kiến Zimbabwe, đất nước mà vào tháng 7 năm 2008 đã có con số lạm phát hàng năm lên đến 231 triệu phần trăm (231.000.000.000%), tính tới tháng 2 năm nay 2011, tỉ lệ lạm phát hàng năm ghi nhận ở mức 3%. Đó là nhờ vào sự thử nghiệm thành công đô-la hóa, điều mà công cụ kiểm soát giá cả chẳng bao giờ thực hiện được. Một bài học tiền tệ sâu rộng có thể được đúc kết từ sự kiện này.

Nhìn lại lịch sử, khi Zimbabwe được độc lập vào năm 1980, 1 đồng Zimbabwe (ZWD) có giá khoảng 1.25 USD. Dưới thời tổng thống Robert Mugabe từ đầu cho tới cuối thập niên 90s, chính sách tịch thu đất đai nông nghiệp từ người da trắng đã phá hủy và làm tê liệt sản lượng thực phẩm, khiến lạm phát tăng vọt kinh hoàng với kí tự con số được gấp đôi. Để có thể tiếp tục chu cấp cho chính phủ, và trả nợ, khi nguồn thu ngân sách từ thuế giảm mạnh, Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe đã 'vắt kiệt sức' chiếc máy in tiền, kéo theo đó là kí tự con số lạm phát tăng gấp ba lần vào năm 2001.
By the end of 2008, consumer prices were nearly doubling from one day to the next. The government in Harare tried price controls, which merely exacerbated the shortages caused by Mugabe's expropriations. And the government periodically redenominated the Zimbabwean dollar, scribbling out zeroes by fiat, to little effect. In January 2009 it introduced the Zimbabwe 100 trillion dollar note, worth about $30.

Reserve Bank Governor Gideon Gono declared then that "the Zimbabwe dollar will not be overtaken by any other currency, formally or otherwise, now or at any point in the future." Except it already had. For years businesses had made many products available only in U.S. dollars or South African rands.

By April 2009 the government had stopped resisting, legalized the use of foreign money, and suspended the Zimbabwe dollar. The move essentially abandoned an independent monetary policy, but Zimbabwe's citizens could suddenly maintain their assets in currencies they could trust. Inflation began to fall to rates consistent with U.S. central bank policy.

Vào cuối năm 2008, giá cả tiêu dùng gần như gấp đôi liên tục sau mỗi ngày. Chính phủ cố gắng sử dụng công cụ kiểm soát giá cả, tuy nhiên nỗ lực trên chỉ càng làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm hàng hóa qua phương pháp sung công, tịch thu, quốc hữu hóa của Mugabe. Hậu quả là chính phủ Zimbabwe thường xuyên phải phá giá đồng ZWD bằng cách chêm vào những con số "0" mà không mang lại kết quả nào đáng kể. Vào tháng 1 năm 2009, Zimbabwe giới thiệu đồng 100 triệu tỷ ZWD (100.000.000.000.000 ZWD, 12 con số "0"), tương đương khoảng 30 USD.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Gideon Gono tuyên bố vào lúc bấy giờ "đồng Zimbabwe sẽ không bị thay thế bởi bất cứ ngoại tệ nào, dù chính thức hay không chính thức, vào lúc này hay bất cứ lúc nào trong tương lai". Cho dù thực tế các doanh nghiệp niêm yết giá cả hàng hóa bằng đồng USD hoặc ZAR (đồng nội tệ Nam Phi).

Tháng 4 năm 2009, chính phủ đành từ bỏ mọi nỗ lực cứu vớt ZWD, hợp thức hóa việc sử dụng ngoại tệ, và ngưng lưu hành đồng Zimbabwe. Bước đi này về cơ bản là chấm dứt một chính sách tiền tệ độc lập của ZWD, và công dân Zimbabwe bất thình lình có thể duy trì tài sản của mình dưới bất cứ ngoại tệ đáng tin cậy nào. Lạm phát cũng từ đó 'sụp đổ' theo và nay tỉ lệ này xuyên suốt với chính sách của Ngân hàng Trung ương Mĩ.
The Zimbabwe economy has started to show other signs of life, such as store shelves that are full again. According to the IMF, economic growth hit 5.9% last year and is projected at 4.5% this year, after a decade of contraction. With a stable currency, more citizens can now earn enough to buy what they need, and even save money that might not instantly lose its value.

In nearly all other respects, Zimbabwe's business climate remains a nightmare. Property rights, investor protections and contract enforcement remain negligible, to say nothing of Harare's ongoing political repressions. To compound Mugabe's disastrous brand of "black empowerment," the government is making noises to implement the "Indigenization Act," which would require foreign mining companies to cede 51% of their shares to a sovereign wealth fund.

Trust Uncle Bob to demonstrate that there is much ruin in a government. But Zimbabwe's successful experience with dollarization reminds us again of Milton Friedman's point that inflation is always and everywhere a monetary phenomenon. Sound money—a means of exchange that people trust—is essential to economic growth. Dollarization has given Zimbabweans a chance to eke out a living despite the continuing depredations of their political leaders.

Nền kinh tế Zimbabwe bắt đầu biểu thị dấu hiệu của sự hồi sinh, chẳng hạn những quầy hàng nay đã đầy ấp trở lại. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế đạt 5.9% vào năm ngoái, và được dự báo ở mức 4.5% vào năm nay, sau gần thập kỷ co cụm. Với một ngoại tệ ổn định, nhiều công dân Zimbabwe nay có thể kiếm tiền đủ để mua những gì họ thích, thậm chí là dành dụm tiền bạc mà không cần phải lo sợ bị mất giá trị liên tục như lúc trước.

Tuy nhiên, trong hầu hết mọi mặt, môi trường kinh doanh tại Zimbabwe vẫn còn là cơn ác mộng. Quyền sở hữu tài sản, luật bảo vệ nhà đầu tư và sự tôn trọng hợp đồng vẫn còn bị bỏ ngỏ, dường như cho thấy sức ép chính trị đang diễn ra tại Harare không có kết quả. Tệ hại hơn phiên bản Zimbabwe của điều luật "củng cố người da đen" [*] do Mugabe khởi xướng, chính phủ Zimbabwe tỏ rỏ quyết tâm thi hành "Luật bản địa hóa", vốn yêu cầu các công ty khai thác mỏ nước ngoài nhượng lại 51% cổ phần cho những quỹ quốc doanh.

Niềm tin vào 'Uncle Bob' [**] chứng tỏ sự 'thối nát' trong chính quyền. Tuy vậy, thành công của Zimbabwe trong việc đô-la hóa gợi lại quan điểm của nhà kinh tế học Milton Friedman rằng lạm phát là một hiện tượng luôn luôn song hành cùng chính sách tiền tệ bất cứ đâu. "Tiền" -- một đơn vị trao đổi được tin tưởng -- là cốt lõi của tăng trưởng kinh tế. Đô-la hóa đã tạo điều kiện cho người dân Zimbabwe có được cuộc sống yên ổn hơn trước sự 'tàn phá' những lãnh đạo chính trị.

---------------------------------------

Nguồn: How Zimbabwe and the Dollar Beat Inflation, http://online.wsj.com/article/SB10001424052748704050204576218690273479676.html

[*] "Black Economic Empowerment" là đạo luật từ Nam Phi, yêu cầu doanh nghiệp, tùy vào quy mô, bắt buộc phải thuê mướn một lượng công nhân tối thiểu là người "da đen". Đạo luật này bị chỉ trích nặng nề do tính phân biệt chủng tộc 'nghịch đảo' của nó khi nhiều chủ doanh nghiệp bắt buộc phải thuê mướn nhân công không lành nghề, và hoàn toàn bỏ mặc sắc tộc châu Á cho dù trên danh nghĩa đây là đạo luật "đền bù" cho bất công của thời kỳ Apartheid.

Nền kinh tế Nam Phi dưới sự lãnh đạo của đảng ANZ từ đó đi vào ngõ cụt, cũng như về các mặt giáo dục, y tế.. khác.

[**] Uncle Bob là biệt danh để chỉ Robert Mugabe, người liên tục giữ các chức vụ quan trọng trong chính phủ từ 1980 đến nay, hiện là tổng thống Zimbabwe. Sự tham quyền tại vị của Robert Mugabe cũng có thể ví như những người lãnh đạo khác của Bắc Phi.

Có thể tham khảo thêm về cơ cấu chính trị ở Nam Phi, Zimbabwe và mức độ tỉ lệ nghịch đối với nền kinh tế hay trên nhiều phương diện khác nhau.. để so sánh, đối chiếu, rút ra bài học cần thiết với tình trạng Việt Nam hiện nay.

---------------------------------------

Một khi đô la hoá nền KT, thì không còn phải lo lạm phát (do lạm phát theo tại Mỹ), đồng tiền bị mất giá, v.v.. gì nữa.

Cái giá phải trả chỉ là không có chính sách tiền tệ, nhưng như vậy càng tốt, trong 1 CP còn rất nhiều tham nhũng, còn nhiều quan chức ít học.

Nếu có chính sách tiền tệ, thì chắc chắn sẽ có chính sách SAI LẦM do quan chức không đủ khả năng, tham nhũng mà ra. Sẽ có in tiền vô tội vạ hàng chục tấn để cung cấp cho các cty, tập đoàn quốc doanh, rồi từ đây mua hàng của các "cty sân sau" của quan chức, để rồi phải cung phụng dài dài, nếu không thì nền KT co cụm, các mối đầu tư bị ngưng ngang nên lỗ nặng.

Chẳng hạn như Cambodia, do không thể in tiền, không thể tung ra, rút vào, không thể can thiệp vào lãi suất ngân hàng, Cambodia đang có nền KT THỊ TRƯỜNG đúng nghĩa, không khác 1 "tiểu bang" nào đó của Mỹ.

Người dân Cambodia đang có tiền THẬT, có giá trị THẬT, cho dù họ thu nhập $100 tháng nhưng đó là $100 THẬT, chứ không như dân VN cho dù có thu nhập 1 tỉ đồng/ tháng nhưng trong vài tháng nếu không được phép mua vàng, USD, thì đó chỉ là tiền âm phủ, bị đổi 1 phát là trong 1 đêm bị tán gia bại sản ngay.

Thứ Bảy, tháng 5 14, 2011

VND gửi tiết kiệm sẽ không còn được bảo đảm giá trị bằng USD, theo quy định của NHNN.






tuoitre.vn

Ngân hàng không được huy động VND đảm bảo bằng USD. Đó là trả lời bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước (.. .) được Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến ký ban hành chiều 13-5.




Xăng được bán nhỏ giọt, cầm chừng, bị giới hạn tối đa 30.000 VND, và có nơi bán với giá 27.000 VND/lít.






gafin.vn

Nhiều cây xăng ngừng hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.




Thứ Năm, tháng 5 12, 2011

FDI cho casino chiếm khoảng 30 tỷ USD.

30 tỉ USD vào casinos!
Hèn chi, năm nào cũng nghe FDI (Foreign Direct Investment) mấy tỉ đô, mà chẳng thấy cái gì cả.
Thì ra là vào đây.

--------------------

Khủng luôn:

- Dự án Khu du lịch Mũi Dinh (Ninh Thuận), vốn đầu tư 4,5 tỷ USD.

- New City (Phú Yên) vốn 4,3 tỷ USD.

- Silver Shores Hoàng Đạt (Đà Nẵng), 160 triệu USD.

- Nam Hội An (Quảng Nam), 4 tỷ USD.

- Hoàng Đồng Lạng Sơn, 2 tỷ USD.

- Đồ Sơn (Hải Phòng).

- Dự án Bãi biển Rồng (Quảng Nam) 4,15 tỷ USD.

- Hồ Tràm Strip 4,2 tỷ USD.

- Sài Gòn Atlantic, 4,1 tỷ USD.

--------------------

Nguồn: http://dantri.com.vn/c76/s76-479913/cap-phep-casino-khong-the-o-at.htm

Thắt chặt tín dụng tại VN không mang lại hiệu quả như lý thuyết.

Cắt giảm đầu tư đúng là làm giảm giá, vì CẦU giảm, bên CUNG giảm theo, NHƯNG không nhiều, vì không thể giảm dưới giá thành sản phẩm (giá vốn).

Mà giá thành đang bị tăng cao do xăng tăng, điện tăng, mọi thứ nguyên nhiên vật liệu tăng, lương công nhân tăng vì nếu không thì họ lãng công, bãi công.

Số "giảm giá" này chỉ vài 0,x% nào đó mà thôi, thật ra là giảm MARGINAL PROFIT mà thôi - giảm lời, đang khi tiền lời hiện đang rất thấp.

Đây là số "giảm" rất đau khổ mới đem về, vì giảm CẦU tức là giảm công nhân, TĂNG THẤT NGHIỆP.

---------------------------

"Thắt chặt tiền tệ" tại VN, và chỉ tại VN mà thôi, sẽ làm TĂNG LẠM PHÁT.

Tại NƯỚC NGOÀI, khi thắt chặt tiền tệ, giảm MONEY SUPPLY, thì giá trị tiền tệ tăng, lãi suất tăng, CONSUMER'S CREDIT GIẢM, do đó người ta mua ít hàng, ép các cty phải giảm giá hàng hóa, lạm phát tăng ít lại, disflation.

NHƯNG TẠI VN, CONSUMER'S CREDIT coi như = 0, vì không ai có credit cả, nên lãi suất bao nhiêu đi nữa cũng không ảnh hưởng mấy đến private consumption, vì người ta tiêu trên 80% vào thực phẩm, không vì lãi suất tăng mà họ đi chợ ít lại.

Nhưng tại VN, CORPORATE'S, ENTERPRISE'S CREDIT rất cao, do đa số các cty, xí nghiệp, tập đoàn đều mượn tiền sản xuất, hoặc qua ngân hàng, hoặc do cá nhân đóng góp bằng vàng, USD, v.v...

Do đó, khi MONEY SUPPLY giảm, hoặc tăng ít hơn lúc trước, thì lãi suất tăng, các cty, xí nghiệp bị tăng giá vốn, do đó phải tăng giá bán, và thế là lạm phát tăng NGAY LẬP TỨC.

Tại NƯỚC NGOÀI, các cty có thể bán bonds, có credit lines, có thể bán stocks họ còn đang giữ, hoặc phát hành thêm stocks, v.v... nên lãi suất tăng ít ảnh hưởng đến họ - tuy có nhưng không nhiều - bằng bên consumer's credit.

Chính vì cái éo le, lạ lùng này tại VN, mà làm đảo lộn mọi dự đoán, tính toán, của rất nhiều chuyên gia.

Viễn cảnh đổi tiền là không tránh khỏi.

Bao nhiêu là công trình không bao giờ hoàn thành, mối đầu tư không sinh lợi, như đường Hồ Chí Minh, Vinashin I, Vinashin II (hiện nay), NMLD Dung Quất tốn hơn 3,5 tỉ USD chỉ làm giá trị xăng dầu gia tăng 60 triệu USD/ năm, bao nhiêu là ủy ban phường, quận, thôn, ấp, xã; bao nhiêu là phòng, cục, viện này nọ, bao nhiêu là công an, an ninh; bao nhiêu lô cốt tại SG, v.v...

Tất cả đều ngốn tiền, tiền, tiền; các chủ công trình như kêu gào "tiền đây, cho tôi, cho tôi nào".

Kết quả là phải in ra mỗi năm mấy trăm ngàn tỉ đồng, vì số chi ra quá lớn, số thu vào quá nhỏ.

----------------------------------------

Năm 2008, đang khi cả thế giới te tua, Nhật, Singapore, v.v... đều bị sụt GDP (CIA, 2011), thì chỉ có VN tăng, mà tăng rất cao nhé, đến 6.23% gì đó. (Lao Động, 2008)

Cho dù vậy, trong 2009 và 2010, các nước khác như Hong Kong, Singapore, Nhật, Hàn.. tăng trưởng GDP chênh lệch từ 3% - 15% so với 2008 thì VN vẫn lẹt đẹt trong khung tăng trưởng 5% - 6% (CIA), hoàn thành "nhiệm vụ" đã đề ra.

2008 cũng là năm "cực kỳ thịnh vượng" cho Vinashin, được bơm vốn vào rất cao, được các ngân hàng VN cho vay gần 100 ngàn tỉ đồng; bên Dung Quất, đường HCM, cũng được bơm vào mỗi nơi mấy chục ngàn tỉ.

Và thế là bắt đầu thời kỳ SIÊU LẠM PHÁT, do 1 khi tiền bung ra như vậy, nếu thu vào thì sẽ GÂY THÊM LẠM PHÁT chứ không giảm như các nền KT khác.

Và phải tiếp tục bung ra, VÀ NGÀY CÀNG NHIỀU, nếu không thì nền KT bị co rút, co cụm.

Do nhiều gói kích cầu tung ra năm 2009, trong đó tai hại nhất phải kể là cho vay giá rẻ, CP hổ trợ lãi suất.

Gói này VÔ CÙNG TỐN KÉM, kết quả không nhiều, do nhiều cty, tập đoàn lo lót mượn tiền họ không cần, để cho vay lại, vay mua BĐS, mua CK, v.v...

----------------------------------------

CP phải tung ra THÊM rất nhiều tiền để trả cho các gói kích cầu này.

Tai hại hơn nữa, khi đáo hạn, các cty, tập đoàn này không có tiền trả lại, phải "đáo nợ", chỉ trả tiền lời gối đầu, chứ tiền vốn không có khả năng trả lại, do đã đầu tư vào BĐS, CK, hoặc vào 1 số dự án không sinh lợi.

CP VN không còn cách nào khác mà PHẢI ĐỔI TIỀN trong thời gian tới, phải xóa bài làm tại, tái cấu trúc lại nền KT.

-----------------------

CIA, The World Factbook, 2011: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/fields/2003.html?countryName=&countryCode=&regionCode=B

Lao Động, 2008: http://laodong.com.vn/Home/2008-GDP-cua-Viet-Nam-chi-tang-623/200812/121124.laodong