Thứ Ba, tháng 5 24, 2011

Đã tốt, sao lại còn gây hậu quả?

Rất buồn cười, ông Ngân nói "NQ11 là đúng, nhưng trong khi thực hiện, nay lãi suất đe dọa nền KT" (Cafef, 20/5/2011).

Trời đất, nói vậy thì chẳng khác gì bác sĩ có thể nói "thuốc tôi cho tốt lắm, nhưng trong khi bệnh nhân uống, tánh mạng sẽ bị đe dọa".

Một biện pháp KT tốt thì phải ít, không có adverse side effects, nếu có thì các nhà hoạch định chính sách PHẢI tiên liệu trước, để có biện pháp giảm bớt các hiệu quả xấu đó.

Chứ không thể cho ra, gây biết bao khó khăn cho dân chúng, rồi nói "biện phát tốt lắm cơ, tại cái hiệu quả xấu này..."

Trong khi cái tốt chẳng thấy đâu cả, có TẠO THÊM đồng đô la nào đâu?

---------------------------------

Chẳng qua là ép dân chúng không xài đô la, sức CẦU tạm yếu, giá tạm giảm, nhưng CẦU đây cũng có nghĩa là ĐẦU TƯ TƯ NHÂN, TƯ BẢN, tạo việc làm, tạo sản phẩm cho xã hội.

Cấm đô la nghĩa là cấm tạo việc làm, cấm tạo sản phẩm, từ đó khan hiếm sản phẩm, bớt đầu tư => KT co cụm.

Như vậy, giá đô la giảm là nên BUỒN, do KT lụn bại rồi.

Cũng như giá hàng hoá tại Thanh Hóa, nay dám chắc nhiều thứ rất rẻ, do chẳng ai có tiền mua. Bàn ghế, xe máy,.. tại đó nay rất rẻ.

Trong vài tháng sau, VN sẽ có giảm giá, CPI < 0, vì khi đó hết ai có tiền mua nhiều loại hàng, như nay dịch vụ y tế cao cấp dã giảm, rồi sẽ đến hàng điện máy, xe máy, v.v...

---------------------------------
"...Lãnh đạo các ngân hàng đang vô cùng căng thẳng trong bối cảnh tiền tệ thắt chặt, doanh nghiệp không dám vay và hẹp khả năng trả nợ...

...Tiến sĩ Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế vĩ mô, giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân, lo ngại, rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng và rủi ro trong hệ thống ngân hàng nói chung sẽ tăng lên nhiều. Theo ông Thế Anh, khi mặt bằng lãi suất vay vốn bị đẩy lên quá cao, khách vay vốn chủ yếu phục vụ cho những dự án mạo hiểm, hứa hẹn lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Điều mà ông Thế Anh lo ngại là hiện tượng đảo nợ ở khu vực phi sản xuất, như kinh doanh chứng khoán, bất động sản..."

(SGTT, 21/5/2011)

---------------------------------

Tôi thấy CPVN loay hoay tìm cách cứu KT, mà tội nghiệp cho họ quá.

Tại sao họ không tự hỏi, tại sao và khi nào người ta bỏ tiền vào ngân hàng?

ĐÓ LÀ KHI NGƯỜI TA CÓ DƯ TIỀN.

Nhưng vào lúc này, ai có dư tiền, đang khi nền KT tư doanh bị hại chết, do

(đã loại bỏ các yếu tố tiền tệ)

 

(1) thuế suất quá cao, LỖ VẪN PHẢI ĐÓNG;

(2) hải quan hoạnh họe nếu là cty xuất nhập khẩu;

(3) công an giao thông, môi trường, PCCC làm khó cho ra tiền;

(4) cấm mua bán vàng, USD tự do.

Do đó, người ta KHÔNG CÓ DƯ TIỀN, MÀ CÒN PHẢI RÚT RA XÀI.

---------------------------------

Khi trước, người ta hàng tháng còn dư 1 vài triệu, bỏ tiền ngân hàng, mua trái phiếu.

Nay do NQ11 hại, kinh doanh lỗ lã, người ta dẹp hết, co cụm, co rút, lo sợ.

TIẾT KIỆM GIẢM thì tiền bỏ vào ngân hàng giảm.

Từ đó tạo ra VICIOUS CYCLE hết sức tàn ác, làm tăng lãi suất, và điều này làm sản xuất yếu kém, thất nghiệp tăng, lại càng ít người có TIẾT KIỆM gởi vào ngân hàng, nguồn cung tiền giảm, lãi suất tăng.

Tình trạng này KHÔNG THỂ CẢI TẠO, cho dù có tung ra bao nhiêu triệu tỉ đồng.

CPVN cần phải biết, 1 khi LÒNG TIN không còn, người ta thà dẹp sản xuất hơn là sản xuất rồi không mua được USD để dành, thì GDP sẽ bị sụt ngay mấy chục %, theo tôi năm nay CPVN bị sụt GDP ít nhất 30%.

---------------------------------

Lạm phát quá cao, người ta phải giữ thêm tiền, chỉ để mua cùng số hàng lúc trước.

Ví dụ khi trước gia đình 4 người cần 2 triệu bỏ túi xài trong tháng, nay phải cần 4 triệu.

Bà bán gạo ngoài chợ, ngày bán 200kg, hồi trước giá gạo 8000 đ, cần chừng 15 triệu mua gạo hàng tuần, nay gạo lên 17000 đ, phải cần 30 triệu đi bổ hàng / tuần.

Lạm phát từ đâu năm đến nay 40% (*), thì tiền mặt phải tăng 40% mới đủ mua cùng số hàng.

Nhưng tiền mặt tung ra chỉ 5% (Dân Trí), tức là thiếu 35%.

Số 35% này vào tay nhân dân, công ty, như trên tôi ghi, ai cũng cần thêm tiền "dằn túi".

Ngoài ra, do dẹp vàng, USD, nhiều cty khi trước mua bán chi trả bằng vàng, USD, nay phải dùng tiền VN.

Số này RẤT LỚN, nhất là trong các cty mua bán nhà đất, tuy xẹp bớt nhưng cũng còn 1/3, 1/2 khi trước.

1 công trình xây chung cư có thể lên đến nhiều triệu USD, khi trước bằng vàng, đô, nay bằng VND thì số tiền trao tay lên tới hàng chục, trăm tỉ đồng.

---------------------------------

Tại VN không xài checks, credit cards, nhất nhất cái gì cũng cash.

Hồi trước trong dân chúng có mấy trăm tấn vàng, cả chục tỉ đô, nhiều mối làm ăn bằng vàng, đô, hoặc tin nhau thì viết tay, ngay cả chịu miệng.

Nay thì "thấy tiền mới thấy hàng", nên lượng tiền mặt tăng đột biến.

---------------------------------

(*) Dựa theo thống kê cá nhân do nhiều lý do khách quan từ các số liệu chính thức.

Cafef, "PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Lãi suất cao đang đe doạ nền kinh tế", 20/5/2011, http://cafef.vn/20110520055056530CA34/pgsts-tran-hoang-ngan-lai-suat-cao-dang-de-doa-nen-kinh-te.chn

Dân Trí, "Lãi suất chỉ giảm khi kiểm soát được lạm phát", 18/5/2011, http://dantri.com.vn/c76/s76-482026/lai-suat-chi-giam-khi-kiem-soat-duoc-lam-phat.htm

SGTT, "Ngân hàng thời... giật gấu vá vai", 21/5/2011, http://www.sgtt.com.vn/Kinh-te/144906/Ngan-hang-thoi-giat-gau-va-vai.html

2 nhận xét:

Kenny nói...

Bài viết phân tích của anh hay quá. Nó phản ánh thực trạng nên kinh tế VN rất đúng. Các nghị quyết càng ngày càng dồn NDT vào thế tiến thoái lưỡng nan. Sắp tới lại còn hạ lãi suất USD xuống 1% để ép các doanh nghiệp phải bán USD để NHNN tăng dự trữ ngoại hỗi. Thật là bó tay khi nên kinh tế bị cấm đủ thứ trên trời dưới đất.

JDK nói...

Lại xây nhà từ nóc bằng những biện pháp tạm bợ chứ không dứt điểm.

Lò xo nén quá nó cũng phải bật mạnh lên thôi.

Đăng nhận xét