Chủ Nhật, tháng 5 15, 2011

Đô-la hóa đã giúp Zimbabwe đánh bại lạm phát ra sao?

Điều kì diệu nào khiến Zimbabwe, năm 2008 lạm phát lên đến 231 triệu %, nay 2011 giảm còn 3%?

Bài viết do facebook.com/dudoankinhte chuyển ngữ từ Wall Street Journal. Ngoài ra, ở cuối bài, một vài ưu điểm của vấn đề đô-la hóa sẽ được đề cập.
If it's true that bad money can drive out good, then the reverse can happen too. Witness Zimbabwe, which as recently as July 2008 was experiencing inflation at an annual rate of 231 million percent. This February inflation clocked in at a 3% annual rate, thanks to an experiment in U.S. dollarization that has achieved what price controls never could. There's a broader monetary lesson here.

When the country became independent in 1980, the Zimbabwe dollar was worth about $1.25. Inflation rose steadily by double digits under Robert Mugabe until the late 1990s, by which time his land confiscation from white farmers had crippled food production. To continue funding the government—and its debts—in the face of plummeting tax revenue, the Reserve Bank of Zimbabwe cranked up its printing presses, and inflation rose to triple digits by 2001.

Nếu sự biến mất của những đồng tiền vô giá có thể đem lại kết quả tốt là đúng, thì điều ngược lại hoàn toàn có thể xảy ra. Chứng kiến Zimbabwe, đất nước mà vào tháng 7 năm 2008 đã có con số lạm phát hàng năm lên đến 231 triệu phần trăm (231.000.000.000%), tính tới tháng 2 năm nay 2011, tỉ lệ lạm phát hàng năm ghi nhận ở mức 3%. Đó là nhờ vào sự thử nghiệm thành công đô-la hóa, điều mà công cụ kiểm soát giá cả chẳng bao giờ thực hiện được. Một bài học tiền tệ sâu rộng có thể được đúc kết từ sự kiện này.

Nhìn lại lịch sử, khi Zimbabwe được độc lập vào năm 1980, 1 đồng Zimbabwe (ZWD) có giá khoảng 1.25 USD. Dưới thời tổng thống Robert Mugabe từ đầu cho tới cuối thập niên 90s, chính sách tịch thu đất đai nông nghiệp từ người da trắng đã phá hủy và làm tê liệt sản lượng thực phẩm, khiến lạm phát tăng vọt kinh hoàng với kí tự con số được gấp đôi. Để có thể tiếp tục chu cấp cho chính phủ, và trả nợ, khi nguồn thu ngân sách từ thuế giảm mạnh, Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe đã 'vắt kiệt sức' chiếc máy in tiền, kéo theo đó là kí tự con số lạm phát tăng gấp ba lần vào năm 2001.
By the end of 2008, consumer prices were nearly doubling from one day to the next. The government in Harare tried price controls, which merely exacerbated the shortages caused by Mugabe's expropriations. And the government periodically redenominated the Zimbabwean dollar, scribbling out zeroes by fiat, to little effect. In January 2009 it introduced the Zimbabwe 100 trillion dollar note, worth about $30.

Reserve Bank Governor Gideon Gono declared then that "the Zimbabwe dollar will not be overtaken by any other currency, formally or otherwise, now or at any point in the future." Except it already had. For years businesses had made many products available only in U.S. dollars or South African rands.

By April 2009 the government had stopped resisting, legalized the use of foreign money, and suspended the Zimbabwe dollar. The move essentially abandoned an independent monetary policy, but Zimbabwe's citizens could suddenly maintain their assets in currencies they could trust. Inflation began to fall to rates consistent with U.S. central bank policy.

Vào cuối năm 2008, giá cả tiêu dùng gần như gấp đôi liên tục sau mỗi ngày. Chính phủ cố gắng sử dụng công cụ kiểm soát giá cả, tuy nhiên nỗ lực trên chỉ càng làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm hàng hóa qua phương pháp sung công, tịch thu, quốc hữu hóa của Mugabe. Hậu quả là chính phủ Zimbabwe thường xuyên phải phá giá đồng ZWD bằng cách chêm vào những con số "0" mà không mang lại kết quả nào đáng kể. Vào tháng 1 năm 2009, Zimbabwe giới thiệu đồng 100 triệu tỷ ZWD (100.000.000.000.000 ZWD, 12 con số "0"), tương đương khoảng 30 USD.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Gideon Gono tuyên bố vào lúc bấy giờ "đồng Zimbabwe sẽ không bị thay thế bởi bất cứ ngoại tệ nào, dù chính thức hay không chính thức, vào lúc này hay bất cứ lúc nào trong tương lai". Cho dù thực tế các doanh nghiệp niêm yết giá cả hàng hóa bằng đồng USD hoặc ZAR (đồng nội tệ Nam Phi).

Tháng 4 năm 2009, chính phủ đành từ bỏ mọi nỗ lực cứu vớt ZWD, hợp thức hóa việc sử dụng ngoại tệ, và ngưng lưu hành đồng Zimbabwe. Bước đi này về cơ bản là chấm dứt một chính sách tiền tệ độc lập của ZWD, và công dân Zimbabwe bất thình lình có thể duy trì tài sản của mình dưới bất cứ ngoại tệ đáng tin cậy nào. Lạm phát cũng từ đó 'sụp đổ' theo và nay tỉ lệ này xuyên suốt với chính sách của Ngân hàng Trung ương Mĩ.
The Zimbabwe economy has started to show other signs of life, such as store shelves that are full again. According to the IMF, economic growth hit 5.9% last year and is projected at 4.5% this year, after a decade of contraction. With a stable currency, more citizens can now earn enough to buy what they need, and even save money that might not instantly lose its value.

In nearly all other respects, Zimbabwe's business climate remains a nightmare. Property rights, investor protections and contract enforcement remain negligible, to say nothing of Harare's ongoing political repressions. To compound Mugabe's disastrous brand of "black empowerment," the government is making noises to implement the "Indigenization Act," which would require foreign mining companies to cede 51% of their shares to a sovereign wealth fund.

Trust Uncle Bob to demonstrate that there is much ruin in a government. But Zimbabwe's successful experience with dollarization reminds us again of Milton Friedman's point that inflation is always and everywhere a monetary phenomenon. Sound money—a means of exchange that people trust—is essential to economic growth. Dollarization has given Zimbabweans a chance to eke out a living despite the continuing depredations of their political leaders.

Nền kinh tế Zimbabwe bắt đầu biểu thị dấu hiệu của sự hồi sinh, chẳng hạn những quầy hàng nay đã đầy ấp trở lại. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế đạt 5.9% vào năm ngoái, và được dự báo ở mức 4.5% vào năm nay, sau gần thập kỷ co cụm. Với một ngoại tệ ổn định, nhiều công dân Zimbabwe nay có thể kiếm tiền đủ để mua những gì họ thích, thậm chí là dành dụm tiền bạc mà không cần phải lo sợ bị mất giá trị liên tục như lúc trước.

Tuy nhiên, trong hầu hết mọi mặt, môi trường kinh doanh tại Zimbabwe vẫn còn là cơn ác mộng. Quyền sở hữu tài sản, luật bảo vệ nhà đầu tư và sự tôn trọng hợp đồng vẫn còn bị bỏ ngỏ, dường như cho thấy sức ép chính trị đang diễn ra tại Harare không có kết quả. Tệ hại hơn phiên bản Zimbabwe của điều luật "củng cố người da đen" [*] do Mugabe khởi xướng, chính phủ Zimbabwe tỏ rỏ quyết tâm thi hành "Luật bản địa hóa", vốn yêu cầu các công ty khai thác mỏ nước ngoài nhượng lại 51% cổ phần cho những quỹ quốc doanh.

Niềm tin vào 'Uncle Bob' [**] chứng tỏ sự 'thối nát' trong chính quyền. Tuy vậy, thành công của Zimbabwe trong việc đô-la hóa gợi lại quan điểm của nhà kinh tế học Milton Friedman rằng lạm phát là một hiện tượng luôn luôn song hành cùng chính sách tiền tệ bất cứ đâu. "Tiền" -- một đơn vị trao đổi được tin tưởng -- là cốt lõi của tăng trưởng kinh tế. Đô-la hóa đã tạo điều kiện cho người dân Zimbabwe có được cuộc sống yên ổn hơn trước sự 'tàn phá' những lãnh đạo chính trị.

---------------------------------------

Nguồn: How Zimbabwe and the Dollar Beat Inflation, http://online.wsj.com/article/SB10001424052748704050204576218690273479676.html

[*] "Black Economic Empowerment" là đạo luật từ Nam Phi, yêu cầu doanh nghiệp, tùy vào quy mô, bắt buộc phải thuê mướn một lượng công nhân tối thiểu là người "da đen". Đạo luật này bị chỉ trích nặng nề do tính phân biệt chủng tộc 'nghịch đảo' của nó khi nhiều chủ doanh nghiệp bắt buộc phải thuê mướn nhân công không lành nghề, và hoàn toàn bỏ mặc sắc tộc châu Á cho dù trên danh nghĩa đây là đạo luật "đền bù" cho bất công của thời kỳ Apartheid.

Nền kinh tế Nam Phi dưới sự lãnh đạo của đảng ANZ từ đó đi vào ngõ cụt, cũng như về các mặt giáo dục, y tế.. khác.

[**] Uncle Bob là biệt danh để chỉ Robert Mugabe, người liên tục giữ các chức vụ quan trọng trong chính phủ từ 1980 đến nay, hiện là tổng thống Zimbabwe. Sự tham quyền tại vị của Robert Mugabe cũng có thể ví như những người lãnh đạo khác của Bắc Phi.

Có thể tham khảo thêm về cơ cấu chính trị ở Nam Phi, Zimbabwe và mức độ tỉ lệ nghịch đối với nền kinh tế hay trên nhiều phương diện khác nhau.. để so sánh, đối chiếu, rút ra bài học cần thiết với tình trạng Việt Nam hiện nay.

---------------------------------------

Một khi đô la hoá nền KT, thì không còn phải lo lạm phát (do lạm phát theo tại Mỹ), đồng tiền bị mất giá, v.v.. gì nữa.

Cái giá phải trả chỉ là không có chính sách tiền tệ, nhưng như vậy càng tốt, trong 1 CP còn rất nhiều tham nhũng, còn nhiều quan chức ít học.

Nếu có chính sách tiền tệ, thì chắc chắn sẽ có chính sách SAI LẦM do quan chức không đủ khả năng, tham nhũng mà ra. Sẽ có in tiền vô tội vạ hàng chục tấn để cung cấp cho các cty, tập đoàn quốc doanh, rồi từ đây mua hàng của các "cty sân sau" của quan chức, để rồi phải cung phụng dài dài, nếu không thì nền KT co cụm, các mối đầu tư bị ngưng ngang nên lỗ nặng.

Chẳng hạn như Cambodia, do không thể in tiền, không thể tung ra, rút vào, không thể can thiệp vào lãi suất ngân hàng, Cambodia đang có nền KT THỊ TRƯỜNG đúng nghĩa, không khác 1 "tiểu bang" nào đó của Mỹ.

Người dân Cambodia đang có tiền THẬT, có giá trị THẬT, cho dù họ thu nhập $100 tháng nhưng đó là $100 THẬT, chứ không như dân VN cho dù có thu nhập 1 tỉ đồng/ tháng nhưng trong vài tháng nếu không được phép mua vàng, USD, thì đó chỉ là tiền âm phủ, bị đổi 1 phát là trong 1 đêm bị tán gia bại sản ngay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét