Thứ Sáu, tháng 8 24, 2012

Tại sao bầu Kiên bị bắt?

Nhiều thông tin trôi nổi trên mạng cho rằng việc bầu Kiên bị bắt là một vụ án chính trị cỡ bự. Theo chúng tôi, nguyên nhân sâu xa vẫn nằm ở kinh tế.

KT thất bại, xài quen nhịn không quen, nhiều quan chức đâm ra nóng vội, và do hết đường kiếm tiền, 1 số chạy qua đánh vàng ảo.

Thứ Năm, tháng 8 23, 2012

(New York Times) Việt Nam: Gia tăng nỗi sợ đổ vỡ kinh tế

Tác giả: Thomas Fuller
Người dịch: Đan Thanh – Anh Ba Sàm

22-8-2012

TP.HCM, Việt Nam – Những đội thợ xây đã xây đến tầng một của công trình từng là cao ốc Sài Gòn (Saigon Residence) – một tòa nhà cao tầng ở trung tâm TP.HCM. Giờ thì tất cả những gì cái dự án bị hủy bỏ đó để lại, là những đống gạch vụn, những thanh kim loại gỉ, và một nhóm nhỏ bảo vệ; những người này đã biến nền xi măng của công trình thành một bãi trông xe máy.

Thứ Tư, tháng 8 22, 2012

Điểm báo 22.08.2012

NHỮNG ĐIỂM KHÔNG LÀNH DỌC BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC – VIỆT NAM

Chi cục Hải quan Móng Cái cũng cho biết, tính đến ngày 9/8/2012 trên địa bàn Móng Cái còn tồn 3.860 container, gần một nửa trong số đó với 1.314 container là hàng thực phẩm đông lạnh, phải dùng điện bảo quản tại các kho bãi chờ xuất.

Một số doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu vì sốt ruột chờ đợi quá lâu đã tự thăm dò động tĩnh từ phía bên kia biên giới. Thông tin mà họ cung cấp là khoảng một tháng nay, phía Trung Quốc đã bố trí gần như dày đặc các nhà tạm (lán trại, nhà bằng vỏ container, bạt…) làm CHỐT ĐIỂM KIỂM SOÁT CÓ VŨ TRANG dọc chiều dài biên giới.

Đáng ngại hơn, một số thương nhân Việt thường xuyên làm ăn với Trung Quốc đã mở tài khoản ngân hàng tại thành phố Đông Hưng (thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc) để tiện giao dịch, thanh toán. Nhưng từ tháng 7/2012, bất ngờ đã bị phía Trung Quốc phong tỏa. Ngoài ra, một số người Việt Nam lao động theo các hợp đồng tại Trung Quốc khi về nước mang theo tiền lương cũng bị tịch thu tại cửa khẩu.
Những động thái “lạ” tại cửa khẩu biên giới Móng Cái | Vietstock
Tài khoản ngân hàng mà một số thương nhân Việt thường xuyên làm ăn với Trung Quốc mở tại thành phố Đông Hưng

Thứ Năm, tháng 8 16, 2012

Nguyễn Tấn Dũng – Gorbachev của Việt Nam?

Sau thời kỳ bao cấp, Việt Nam có những tiến bộ về kinh tế khiến một số tổ chức kinh tế hay giới báo chí nước ngoài ca tụng, cho rằng Việt Nam sẽ trở thành con hổ châu Á mới. Thực sự thì không phải như vậy.

Việt Nam “giàu” lên trong thời kỳ sau đổi mới là do 3 nguyên nhân chính:
(1) Kiều hối đổ về ào ạt;
(2) Bán dầu và tài nguyên quốc gia;
(3) Mượn nợ ngoại quốc và trong nước (trái phiếu, in tiền).

Chủ Nhật, tháng 8 12, 2012

Điểm báo 12.08.2012

Quan tham đi tham quan!
Tập đoàn mẹ vừa tăng giá điện 5% hồi đầu tháng 7 với lý do lỗ, thì Tổng Công ty Điện lực miền Nam có kế hoạch đưa 400 giám đốc, phó giám đốc đi tham quan học tập nước ngoài.> ‘EVN đang lỗ, làm sao giảm được giá’> Sếp EVN đau

Thứ Bảy, tháng 8 11, 2012

Việt Nam đã rơi vào bẫy thanh khoản!

Bẫy thanh khoản xảy ra khi ngân hàng Trung Ương bơm tiền cho các ngân hàng thương mại thất bại trong việc giảm lãi suất và kích thích kinh tế. Nguyên nhân của bẫy thanh khoản là do người dân thích tích trữ tiền do kỳ vọng giảm phát, tổng cầu sụt giảm nghiêm trọng hay chiến tranh.



Thứ Năm, tháng 8 09, 2012

Nợ công Việt Nam tăng kinh hoàng


Nợ quốc gia bằng trái phiếu tăng 4,16 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm, và tăng 3,89 tỉ trong năm ngoái. 

Như vậy trong 18 tháng qua, nợ quốc gia BẰNG TRÁI PHIẾU MÀ THÔI đã tăng 8,05 tỉ USD, theo tin công bố sau đây (dùng tỉ giá 1 USD = 21000 VND): 

"...Theo Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường trái phiếu chính phủ trong sáu tháng đầu năm 2012 tăng mạnh, tổng khối lượng trúng thầu đạt 87.464 tỷ đồng trong khi cả năm 2011 là 81.716 tỷ đồng..."
(Gafin, 17/07/2012)