Chủ Nhật, tháng 1 22, 2012

Chúc mừng năm mới 2012!


Chúc các bạn độc giả của Dự đoán kinh tế một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cám ơn tới các bạn độc giả đã gắn bó, comment cũng như đọc thông tin của page. Mặc dù chúng ta có nhiều suy nghĩ khác biệt nhưng tôi nghĩ ai tới đây cũng đều là con dân nước Việt, đều mong mỏi Việt Nam trở thành 1 quốc gia văn minh, thịnh vượng, nhân bản có nền kinh tế phát triển rực rỡ. Trong suốt thời gian qua, có những bạn đến đây cho rằng chúng tôi là chim lợn, chuyên nói xấu kinh tế Việt Nam. Vâng, đúng vậy. Bạn rất ít tìm được điểm sáng nào của kinh tế Việt Nam tại trang này. Nói ra sự thật bao giờ cũng khó khăn cả. Bản thân chúng tôi cũng không muốn nói ra những điều này chút nào nhưng do đây là việc chung của cả dân tộc ta chứ không phải của một số người có đặc quyền. Tôi hy vọng rằng điều này giúp các bạn hiểu thêm về chúng tôi hơn nữa.
 
Trong năm 2012 này, điều chúng tôi mong mỏi nhất vẫn không có gì thay đổi. Giúp cho nhiều người Việt Nam hơn bảo toàn được tài sản của mình dưới cơn khủng hoảng kinh tế đang diễn ra.

Đầu xuân mới, mong các bạn đừng quá chén dẫn tới tai nạn giao thông không đáng có. 1 năm 2012 đầy thú vị còn đợi các bạn, chúng tôi mong được đi cùng các bạn tới hết năm 2012 này.

Cheers!

P/S: Tôi xin gửi ca khúc Xuân này con không về đến những bạn xa nhà, lỡ dịp về quê nhân dịp Tết này. 


Rốt cuộc nhà nước Việt Nam phải trả nợ cho Vinashin

Tác giả: Jonathan Rogers, chuyên mục Captial City, Tạp chí Tài chính Quốc tế

Người dịch: Quang – thành viên ban biên tập Dự đoán kinh tế

Nguồn: International Financing Review, Vietnam may end up paying for Vinashins defaults, 20/1/2012.
———————————————–

CHÚNG TA NGHĨ gì về Việt Nam? Chắc chắn phải là chiến tranh – thứ đã biến đổi nếp suy nghĩ của quốc gia này theo cách hết sức khó hiểu.

Có thể những bộ óc tiểu thuyết sẽ gợi lại tác phẩm Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene trong năm 1950 và giả định của nó rằng Việt Nam sẽ không phát triển tốt dưới chủ nghĩa thực dân hoặc chủ nghĩa cộng sản mà là dưới một “Lực lượng thứ Ba” có cơ sở là sự kết hợp của các truyền thống địa phương.

Greene đã không nhắc tới việc quỵt nợ các nhà đầu tư nước ngoài như một truyền thống địa phương này. Nhưng các chủ nợ nước ngoài của tập đoàn đóng tàu Vinashin nhận thấy rõ ràng rằng họ đang hớ nặng khi đầu tư vào tham vọng quốc tế của quốc gia này.

Trở lại năm 2005, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã vẽ ra kế hoạch đẩy tỉ trọng của ngành công nghiệp biển quốc gia này lên tới 50% GDP vào năm 2020. Ông ta đề xuất dồn khoảng 200 công ty vận tải biển vào một tập đoàn – Vinashin – với mục đích rõ ràng là tạo nên tập đoàn đóng tàu biển lớn thứ 4 trên thế giới.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Ông ta đã quá phấn khích bởi bản kế hoạch hoành tráng này đến nỗi ông ta đã dự một cuộc họp với Standard & Poor’s để thúc đẩy việc xếp hạng một Vinashin non nớt ngang bằng tín dụng quốc gia.

S&P tuân theo yêu cầu này và Moody’s cũng vậy. Và Vinashin đã đat được một khoản vay trả góp 600 triệu đô la có thời hạn 8 năm thông qua Credit Suisse với lá thư ủng hộ từ chính phủ cam kết hỗ trợ Vinashin cả về hoạt động lẫn tài chính. Tham vọng vĩ đại của Việt Nam nhằm xây dựng nên một người khổng lồ vận tải biển dường như chuẩn bị thành hiện thực.

CHUYỂN SANG NĂM 2010 và tất cả trở nên tồi tệ. Chính phủ Việt Nam tuyên bố phát hiện sai phạm tại tập đoàn này nhưng không nêu cụ thể bao nhiêu tiền bị thất thoát hay thất thoát đi đâu.

Chính phủ Việt Nam nói rằng lãnh đạo Vinashin đã đầu tư hàng loạt vào các lĩnh vực ngoài ngành như du lịch, sản xuất xe máy và bất động sản. Nhiều cấp lãnh đạo Vinashin bị kỷ luật. Mọi chuyện trông có vẻ khả quan nếu như bạn không phải là một trong các chủ nợ của khoản vay 600 triệu đô la kia.

Các chủ nợ chính gồm có Credit Suisse, DEPFA, quỹ đầu tư mạo hiểm Elliott Advisors và Maybank. Dẫu cho họ phấn khởi khi Vinashin trả lãi của khoản vay vào tháng Sáu năm 2010 nhưng niềm vui này không kéo dài lâu khi tập đoàn này xù khoản nợ trả góp 6 tháng sau đó. Đồng thời Moody’s và S&P hạ xếp hạng tín dụng Việt Nam trùng với thời điểm đình chỉ xếp hạng Vinashin. Khoản vay đã chính thức vỡ nợ.

Sau đó Vinashin đồng ý tiến hành tái cơ cấu dưới sự giám sát của một ủy ban của các chủ nợ do Elliott và DEPFA làm đồng chủ tịch. Nhưng sau 9 tháng thương lượng quanh co, Vinashin đưa ra lời đề nghị khiến các chủ nợ “té ngửa”: Vinashin sẽ trả 35 cents trên mỗi đô la đi vay, hoặc (có lẽ trò cười vẫn còn nhạt) trái phiếu lãi suất 0% kỳ hạn 13 năm có giá trị tương đương 35 cents kia. Là một nhà đầu tư, bạn được quyền chọn ăn mứt hôm nay hay ngày mai nhưng có điều là có quá ít mứt để phết.

Nếu Việt Nam còn hy vọng tiếp cận các thị trường tài chính nước ngoài thì nó phải cố gắng tránh tạo ra tiền lệ ô nhục.

Elliott rời khỏi ủy ban giám sát sau khi nhận được đề nghị trên và khởi kiện Vinashin ra tòa án Anh dựa trên cơ sở rằng khoản vay được soạn thảo dưới luật Anh.

Elliott có thể dễ dàng thắng kiện tại tòa án Anh nhưng còn lâu mới có thể thi hành được phán quyết của tòa án nước ngoài tại nơi họ đầu tư tài sản.

NHƯNG còn có một rắc rối nữa có thể gây nản lòng ban lãnh đạo Vinashin và chính phủ Việt Nam. Đó là việc 2 tập đoàn quốc doanh lớn nhất Việt Nam, Vinalines và PetroVietnam đều là chủ sở hữu của một phần tài sản thuộc Vinashin theo sự tái cơ cấu do nhà nước chỉ đạo.

Việc vô tình sở hữu các đơn vị bảo lãnh cho khoản vay này có thể dẫn tới vỡ nợ dây chuyền cho những khoản vay của chính Vinalines và PetroVietnam.

Đó là vấn đề với PetroVietnam khi hãng này đang hỏi vay vốn 1,5 tỷ đô la để mua tài sản của hãng ConocoPhillips tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang lo sợ rằng số cổ phần này sẽ rơi vào tay chính phủ Trung Quốc vốn đã không hài lòng với Việt Nam trong bối cảnh xung đột thường xuyên tại biển Đông.

Một giàn khoan dầu ngoài biển Đông

Nếu như khoản vay tự động vỡ nợ dây chuyền do bảo lãnh cho Vinashin, PetroVietnam hoàn toàn bị trói tay.

Sau chuyện lộn xộn này, bài học rõ ràng của các nhà đầu tư là phải cẩn trọng cực độ với những công cụ giúp tăng tín dụng như các lá thư ủng hộ và ngay cả bản thân xếp hạng tín dụng.

Sự phức tạp của vụ Vinashin này ở chỗ định chế vỡ nợ thực sự ở đây là một quốc gia chứ không đơn thuần là một tập đoàn. Nếu Việt Nam còn hy vọng tiếp cận thị trường tài chính nước ngoài trong tương lai thì phải cố tránh tạo ra tiền lệ ô nhục có thể ngăn nó tham gia sân chơi này.

Thứ Sáu, tháng 1 20, 2012

Chứng khoán VN trễ lắm là giữa tháng 2 sẽ sập mạnh

Báo cáo tài chánh Quý IV, năm 2011, vô cùng tệ hại, làm nản lòng các nhà đầu tư, sẽ làm TTCK sụt mạnh, nhiều chục ngàn nhà đầu tư phá sản và hết tiền đầu tư, hệ thống ngân hàng bị lỗ nặng do nợ khó đòi, do tự doanh bị lỗ nặng.

“SHS: Cả năm 2011 lỗ 381,46 tỷ đồng”

“PSI: Năm 2011 lỗ hơn 93 tỷ đồng”

“AVS: Q4 lỗ 9,4 tỷ, cả năm 2011 lỗ 40,6 tỷ đồng”

“Chứng khoán Rồng Việt lỗ hơn 126 tỷ đồng”

“Chứng khoán BIDV lỗ 79,54 tỷ đồng trong Q4, hơn 200 tỷ đồng trong cả năm 2011″

“Chứng khoán APEC lỗ hơn 69 tỷ đồng”

“APG: Năm 2011 lỗ hơn 37,6 tỷ đồng”

Giờ chứng khoán lên chẳng qua do họ đang tung tiền ra ào ạt, do đó cứu CK trong 7 ngày qua (Gafin, 17/01/2012). Nhưng coi chừng “đứt chỉ”, thì CK rơi rụng như diều băng.

Làm sao mà tiếp tục tung ra mỗi ngày 10 ngàn tỉ đồng thế này!

Cao lắm là liên tục tới thứ 6, rồi thêm 2 tuần sau Tết.

CK trễ lắm là giữa tháng 2 sẽ sập mạnh, nhất là khi đó có thêm hàng loạt báo cáo tài chánh 4Q11, trọn năm 2011. Toàn “từ thê tới lương”.

Và báo cáo tỉ lệ Lạm phát tháng 1, 2 sẽ không đẹp, do gas lên, điện lên, nước lên.

Sau Tết lại thêm xăng lên, điện lên lần nữa, thử hỏi LẠM PHÁT tháng 3, 4 sẽ lên đến thế nào.

Sau Tết, giá USD cũng sẽ lên, do (1) kiều hối giảm, (2) giá trị VND giảm (do tung ra quá nhiều).

Mà vì VN là nước NHẬP nhiều hơn XUẤT, nên khi giá USD lên thì hàng nhập về TĂNG GIÁ, lại đùn đẩy vào LẠM PHÁT.

Hàng chục lý do cho LẠM PHÁT tăng cao, làm đời sống dân chúng sau Tết sẽ hết sức khổ sở.

Như thường lệ, LẠM PHÁT tăng, thì làm LÃI SUẤT tăng, do nếu không tăng cao thì dân chẳng bỏ vào ngân hàng cho bị lỗ, và làm cho giá CK SỤT, do người ta không tin CK có thể lên cao hơn LẠM PHÁT, và do lãi suất tăng nên chẳng ai mượn tiền mua CK, và những ai muốn đầu tư thì thà bỏ tiền vào ngân hàng còn lời hơn mua CK.

Nói tóm: SAU TẾT, Lạm phát tăng, CK giảm.

——————————————————————

Gafin, Hôm nay ngân hàng nhà nước bơm 26000 tỷ đồng trên OMO, 17/01/2012, http://www.gafin.vn/20120117051540724p0c34/hom-nay-ngan-hang-nha-nuoc-bom-26000-ty-dong-tren-omo.htm

Điểm báo 19.1.2012

Vinashin tiếp tục quỵt nợ. Cách đây hơn 1 năm, chủ tịch Tập đoàn Vinashin còn kể lể là sẽ trả được nợ trong thời điểm này. Theo tôi, thà cho Vinashin phá sản còn tốt hơn là cố níu kéo.
BBC Vietnamese – Kinh tế – Vinashin không trả nợ lần thứ ba
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, hiện đang bị kiện ra tòa tại Anh, đã không trả nợ đáo hạn lần thứ ba, theo Bloomberg.
Láo khoét thôi, nếu không in thêm tiền, thì tiền đó từ đâu ra?

Đang khi thâm thủng ngân sách theo con số thông báo đã hơn 43 ngàn tỉ đồng.

Và bán trái phiếu luôn không đủ con số muốn bán.

Đố CP VN dám công bố con số in tiền ra trong 5 năm gần đây.
‎(Dân trí) – “Chính phủ chưa bao giờ in thêm tiền để trả lương cho người lao động, do đó bản chất của việc tăng lương không gắn với vấn đề tiền tệ, về cung tiền, nên không gắn với lạm phát”, Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định.
Một bài mỉa mai, châm biếm:

“…Anh còn may mắn hơn nhiều những người đang ôm hàng chục lô đất hơi – đất dịch vụ với giá giờ chỉ còn chưa tới 25% so với giá mua vào do Nhà nước chưa có đất trả, hay những người ôm hàng vài chục căn hộ cao cấp giờ bán lỗ 30% chưa có người hỏi, hay như anh nông dân bỏ hàng tỷ đồng đầu tư đầm tôm không những mất trắng mà còn vướng vòng lao lý.

Nói như anh xe ôm đầu phố thì cố quá làm gì, đú quá làm gì. Làm vừa thế thôi. Con chim nó nhả ra hạt nhỏ mình ăn hạt nhỏ, nhả hạt lớn ăn hạt lớn. Làm nhiều thì giờ có mà mua nhà Hà Nội, 3-4 tầng rồi. Mà thậm chí 70 tầng. Bọn này đang mời mua mãi nhưng còn không thèm. Mua ở đó cũng dở, khi chết nó ném vào thang máy đưa xuống, cũng bất tiện…”
‎(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, (VEF.VN) – Cuối cùng thì trong tuần áp chót của năm Tân Mão, anh Tiến đã thấy thần may mắn mỉm cười với mình sau gần trọn một năm trời gặp nhiều điều đen …
Quá nguy hiểm. Sắp tới sẽ là nổ bình gas hàng loạt chăng?

Có DN nhập khẩu cả tàu với số lượng hàng trăm tấn loại gas này. Loại chất này thường dùng để làm dung môi trong bình xịt sơn, xịt muỗi… có mức giá rẻ hơn khí hóa lỏng (gas) khoảng 100 USD/tấn. Gần đây, chất này được nhập khẩu để trộn vào gas theo tỉ lệ 10% hoặc 20% nhằm làm tăng trọng lượng tương ứng. Với cách pha trộn này, giới kinh doanh sẽ hưởng thêm khoảng 30.000 – 60.000 đồng/bình 12 kg.

DME khi được bơm vào bình gas sẽ rất nguy hiểm cho người sử dụng do tính chất ăn mòn, lâu ngày sẽ làm hư hỏng vỏ bình gas và các linh kiện cao su dẫn đến dễ bị rò rỉ gas, gây cháy nổ. Chưa hết, do DME có áp suất thấp, nhiệt thấp nên khi sử dụng nhầm loại gas có trộn chất này sẽ không hiệu quả, thiệt hại cho người sử dụng. Đặc biệt, khi bình gas còn vài ký thì gas không còn đủ áp suất, dẫn đến lãng phí.
Giá gas trong nước tăng quá cao nên gas “đểu” đang hoành hành dữ dội. Đã xuất hiện tình trạng trộn hóa chất nguy hiểm vào gas để làm tăng trọng lượng
Thất nghiệp không chừa cả cấp quản lý hay sếp. Tại Hà Nội có 10% lao động trình độ cao thất nghiệp còn tại TPHCM số người này chiếm tới 7% số người đăng ký thất nghiệp. Đây là dấu hiệu đáng NGUY.
Năm qua, thêm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, sản xuất không hiệu quả nên số người lao động thất nghiệp gia tăng
Ông Ngoạn lại phát biểu: Bơm tiền không tăng lạm phát đâu!
Chủ tịch UB Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, việc bơm tiền vào hệ thống ngân hàng với liều lượng hợp lý sẽ không làm tăng lạm phát.

Thứ Tư, tháng 1 18, 2012

Tư duy kinh tế nào đã và đang giết chết từng ngành và toàn diện nền kinh tế Việt Nam?

Đặt vấn đề về Tư duy Kinh tế của Việt Nam
Đăng lại từ Dân làm báo Việt Nam

Từ hơn năm chục năm nay, tức là ngay trong và sau các cuộc chiến tranh, khách quan mà nói, nhà nước XHCN Việt nam đã luôn có những cố gắng tìm cách phát triển nền kinh tế mà họ định hướng là sẽ phải mang tính XHCN. Thế nhưng tại sao kết quả thì “Việt Nam vẫn là nước nghèo”, như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mới vừa “hùng hồn” tuyên bố? Thực tế, kinh tế nước Việt ta đang còn lùi xa sau các nước lân cận mà trước đó, ngay cả khi trong những cuộc chiến tranh tàn khốc, nước ta vẫn có Hòn ngọc Viễn đông để vẫy gọi họ.


Hơn ba chục năm hoà bình ổn định là thời gian đủ dài để hai nước Á Đông lớn trở thành cường quốc kinh tế thế giới là Nhật (số 3 thé giới ) và Trung quốc (số 2 thế giới), hoặc để đa số các nước Đông Nam Á hoá rồng, như Hàn Quốc (thứ 13 Thế giới) hay Đài loan, Hongkong hay Singapore (tốp Rồng con), Malaysia hay Thái Lan (tốp đầu Đông Nam Á), chỉ riêng trừ Việt Nam XHCN là cứ tự mình “ưu việt” từ tốp đầu ĐNA lùi lại chót!
Hiện nay, rõ ràng ngay cả Philippine, Miamma, Lào hay Cămpuchia cũng đã, đang và sẽ có khả năng bứt phá, vượt qua Việt Nam trong 3-5 năm tới, làm câu hỏi trên càng thêm vô cùng nhức nhối lòng mỗi người Việt có tự trọng và tư duy.

Vậy, các nước đã và sẽ hoá rồng bứt phá bằng những điều kiện ưu việt hơn ta? Không, họ chỉ bứt phá bằng tư duy kinh tế khác. Đó không còn là vấn đề đúng sai của các chiến lược, mô hình hay đường lối kinh tế của đảng và chính phủ nữa, bởi vì vấn đề chiến lược các nước đều có thể học nhau và tự điều chỉnh… Vấn đề là tư duy kinh tế nào của đảng và chính phủ đang là cơ sở choviệp áp dụng các chiến lược kinh tế đó suốt mấy chục năm nay mà không thay đổi?
Tư duy kinh tế đó đã và đang trói chân buộc cánh nền kinh tế Việt Nam vốn “hứa hẹn cất cánh” từ 1975, rồi lại được kỳ vọng “sẽ cất cánh” sau đổi mới 1986, rồi lại “đang trên đường rồng bay” từ 2000, suốt cả hơn chục năm nay? Để rồi sắp hạ cánh xưống vực thẳm trong 2012-2013?!

Vậy, cái gọi là Tư duy kinh tế của Việt Nam là gì? Đó là tư duy kinh tế XHCN mang tính thị trường hay Tư duy kinh tế Thị trường định hướng XHCN, duy nhất chỉ VN có trên thế giới và na ná giống một hệ tư duy kinh tế cũng duy nhất khác: kinh tế Thị trường mang bản sắc TQ…(thực ra thì ta copy cái tên và chế biến đồ cũ dùng lại).

Thực trạng kinh tế Việt Nam 2011: một câu hỏi lớn

Cuộc “cất cánh” của nền kinh tế Việt Nam từ 1986 đến 2011 nghe chừng vẫn đang trục trặc chưa tìm thấy “đường băng” đâu, mà chỉ thấy bản thân nó đang bị rụng rơi từng “cánh” một…
Rụng đầu tiên là “cánh” “quả đấm thép” đóng tàu Vinashin. Nó cũng đã làm tan nát chiến lược kinh tế biển quốc gia đến 2030 mà Vinashin đã được thủ tướng và đảng đặt ở trọng tâm, ảnh hưởng tồi tệ đến không chỉ các ngành kinh tế biển khác (như hàng hải, thuỷ sản, du lịch, dầu khí, năng lượng…) mà cả khoa học biển và an ninh quốc phòng, cả vẹn toàn lãnh thổ quốc gia trên biển.

Tiếp theo là “cánh” “giấc mơ bốn bánh ô tô” dần tan vỡ âm thầm trước khí lên tiếng chào đời, để cho La Đalạt của CVCH từ trước 1975 vẫn là đỉnh cao ngất ngưởng không thể vượt qua. “Giấc mơ bốn bánh” kết thúc bằng thế giới đệ nhất thị trường xe hai bánh (thị trường lớn nhất) cho 95% dân lao động và thế giới đệ nhất xe sang (nhập ngoại) của quan chức và các đại gia “cùng nhóm” thân hữu. Tóm lại là Việt Nam chắc chắn và mãi mãi sẽ không bao giờ có một mác xe nào của mình ngoài La Đà lạt thân yêu!

“Cánh” đường sắt thì mới bị gãy trên “giấy” và “mồm” sau cơn cuồng ngộ ĐSCT của chính phủ, nay cũng chưa thể nâng cấp đường 1m thành 1,45m…, điều thế giới cơ bản đã làm xong trong thế kỷ trước rồi. Dù vậy, đảng ta vẫn còn đang âm mưu trở lại ước mơ ĐSCT mang màu sắc TQ trong tương lai gần để đưa dân tộc “đi tắt vào tương lai”…

Còn “cánh” ngành vật liệu cơ bản (thép, xi măng…), vốn chỉ biết bán nhân công độc quyền kiếm lời trên sân nhà và xin chế độ bảo hộ thì luôn thua trắng nước ngoài và chỉ biết đổ lỗ cho thị trường nội địa.

“Cánh” công nghiệp nặng và cơ khí chế tạo “là then chốt” của nên kinh tế đất nước nửa thế kỷ nay thì đã gãy chốt từ trước 1986 mà chưa gắn chốt lại được, và có lẽ kinh tế nước ta sẽ mãi mãi không có then chốt nữa, vì…

“Cánh” cơ khí-luyện kim-chế tạo máy với hàng trăm hàng ngàn tiến sĩ giáo sư vẫn chưa làm nổi các con bùlong đinh ốc cho chiếc xe máy, chứ chưa nói đến cho các ngành công nghiệp nội địa, và còn phải đi học các bác nông dân đang tự chế tạo máy móc nông cụ cho đến cả trực thăng… vài trăm năm nữa?

Các “cánh” điện tử, hoá chất, nhựa cũng sẽ sắp tan chảy hay bốc khói … vì chỉ chuyên dùng máy móc và công nghệ cũ của TQ, Đài loan…thải ra, không chế được 1 con chip, lắp đước một cái handphone…

“Cánh” điện, nước, xăng, dầu, than khoáng sản… thì luôn là hiểm hoạ tăng giá sản xuất và sinh hoạt của xã hội lên không ngừng vì …kinh doanh lỗ! Lạ thế, có tiền vốn, có độc quyền thị trường, có mọi chính sách hỗ trợ và chỉ việc đào tài nguyên đất nước của Tổ tiên để lại lên mà bán mà cứ lỗ triền miên trên “mỏ vàng vô tận” của dân tộc…

Tôi xin nói riêng về “cánh” dầu khí trong dịp khác, vì khi nó gẫy là thảm hoạ kinh tế sẽ bao trùm tất cả, nền kinh tế quốc gia sẽ sụp đổ, quốc gia sẽ sụp đổ…

Chỉ có “cánh” buôn bán nông sản, hải sản, và nhân công may mặc, giày da… là có lãi và có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế, nhưng người lao động thì ngày càng vô sản và tương lai ngành cũng hoàn toàn phụ thuộc thị trường “tư bản bóc lột” quốc tế mà thôi.

Các cánh là nông nghiệp và kinh tế dân doanh thì không thể rụng được, vì các nhân dân vẫn luôn còn đó, nhân dân vẫn luôn phải tự nuôi mình, chỉ có điều họ không thể nuôi cả đảng và chính phủ, quân đội chỉ bằng sức lao động của họ mà thôi. Nhung nông dân vẫn thiếu đói, cụ thể là Thanh hoá đang đói rộng (trên 240,000 dân đang thiếu đói 2011!).

Chỉ có hai điểm sáng le lói cuối đường hầm kinh tế Việt Nam: kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài.

Có mẫu số chung nào trong tình trạng đó của nền kinh tế nước ta hiện nay? Đó là tư duy kinh tế định hướng XHCN!

Thử lý giải hiện trạng và gọi tên nguyên nhân “gẫy cánh”

Thẳng thắn mà nói, bản thân cách chúng ta phải liệt kê thất bại của các ngành kinh tế VN như trên cũng đã nói nên nguyên nhân thất bại của nó trong tư duy kinh tế, đó là cách tư duy cục bộ, tư duy chiến tranh và tư duy chuyên ngành của lý thuyết kinh tế XHCN, bắt nguồn từ khái niệm XHCN ảo tưởng, đã quá lỗi thời vì sai lầm và đã bị cha sinh mẹ để của nó bỏ đi, mà VN ta đã “xin giống về trồng” đến nay vẫn quyết một lòng chăm bón.

Tư duy kinh tế cục bộ là cách tư duy tách biệt theo đơn vị địa phương nhỏ cấp tỉnh, tách khỏi cả nền kinh tế, không gắn liền và có quan hệ phụ thuộc hữu cơ với các bộ phận khác, như chiến lược chiến tranh du kích vậy. Nó rất tiện cho quan địa phương xâu xé, vì ngân sách quan trọng của nó là quĩ đất địa phương…

Tư duy kinh tế chiến tranh là cách tư duy xin-cho theo mệnh lệnh, nhiệm vụ cụ thể, riêng biệt của mỗi ngành kinh tế, không cần biết đến mối quan hệ của nhiệm vụ đó với các hoạt động kinh tế khác, giống như trong chiến tranh chỉ đơn vị nào tập trung biết nhiệm vụ của mình giao từ cấp trên…

Tư duy kinh tế vĩ mô chuyên ngành, tức là từ cấp nhà nước người ta đã chia nhỏ mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể rất vật chất và chuyên sâu cho từng bộ ngành, được đo bằng nhiệm vụ chính trị trước rồi mới đến hiệu quả kinh tế sau, rồi phân chia ngân sách (thuế và đi vay) cho từng ngành, để mỗi ngành từ đó tự mà lo hoàn thành nhiệm vụ.

Tất cả các ngành như một bầy bê con tranh nhau bú từ một bầu sữa bò mẹ, giữa chúng không hề có quan hệ tương tác chung nào khác ngoài cùng bò mẹ, hoặc quan hệ không được điều tiết bằng chính sách, mà chỉ bằng mệnh lệnh của… bò mẹ.

Đây là cách nhìn kinh tế của Mác, giống như Mác đã chia xã hội thành các giai cấp vậy. Nếu xã hội là một rừng cây, thì theo Mác, các “giai cấp” Lá, Cành, Thân, Rễ, Quả, Hoa… phải đấu tranh sinh tồn với nhau để tồn tại. Và để phát triển, một giai cấp (Lá chả hạn) phải tiêu diệt hết các giai cấp khác, biến họ thành mình… Rừng XHCN sẽ toàn lá?!

Như vậy, mục tiêu của đảng: “mỗi địa phương phải là một “pháo đài kinh tế” XHCN” (xưa là cấp huyện- hơn 500 pháo đài, nay là cấp tỉnh -hơn 60), “môĩ bộ ngành là một “đầu máy kinh tế” XHCN độc lập” (nay: hơn 20 bộ và gần 20 tập đoàn, tổng cty).

Từ tư duy đó, mỗi trong hơn sáu chục tỉnh thành đều phải có đủ các ngành “thế mạnh”: công nghiệp địa phương, các khu công nghiệp, các khu tiểu thủ công nghiệp, khu thương mại, du lịch phải có cả trường đại học của tỉnh, có y tế, giao thông riêng…bất chấp chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tư duy của bộ máy hành chính tỉnh, thành phố giống như tư duy của nguyên thủ quốc gia thu nhỏ, thành các ông vua con địa phương;

Từ tư duy đó, mỗi trong hơn ba chục bộ ngành nghề đều phải có đủ các các khu công nghiệp chuyên các khắp các vùng, các tỉnh từ bắc chí nam (Vinashin từng có trên 20 khu công nghiệp đóng tàu!), có các trường đại học chuyên ngành, các viện nghiên cứu khoa học chuyên sâu, các trung tâm tài chính riêng, các ngành công nghiệp phụ trợ riêng, các trường và trung tâm đào tạo lạo động chuyên ngành riêng, hậu cần du lịch, y tế riêng, bảo hiểm riêng…cũng bất chấp chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tư duy của bộ máy hành chính các bộ ngành giống y như tư duy của văn phòng chính phủ thu nhỏ, phải có đủ mọi lĩnh vực kinh doanh để “độc lập”(vơ vét): các chính phủ con;

Tổng cộng, (không tính các lực lượng kinh tế của quân đội, công an, đảng, công đoàn, phụ nữ, thanh niên… rất đông đảo và hùng hậu), trong nhà nước VN XHCN ta có khoảng trên một trăm “quốc gia và chính phủ con” như thế (khoảng trên 120) để thực hiện một mục tiêu kinh tế xã hội bằng trên dưới một trăm cách, một trăm hướng độc lập và cạnh tranh nhau khốc liệt khác nhau, tất cả có đầy đủ các hệ thống cung cấp dịch vụ riêng nội bộ giống như nhau: dịch vụ giao thông, đào tạo, nghiên cứu, nhà ở, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, …như loạn “120 sứ quân” vậy.

Tôi đã từng nghe các vị chủ tịch nhiều tỉnh thao thao tư duy kinh tế của mình như một vị nguyên thủ quốc gia cao nhất, hay các vị chủ tich TGĐ các tập đoàn thao thao các kế hoạch phát triển biết bao ngành nghề trọn gói chỉ tự cho tập đoàn minh, cứ như một vị đững đầu chính phủ lo cơm áo cho cả quốc gia. Tư duy của họ 120 kẻ đứng đầu “120 sứ quân” như vậy, đáng mừng hay đáng lo? Đảng thì mừng. Tôi thì lo, rất lo, cho dân.
Ví dụ “thủ tướng con”: Cựu TGĐ tập đoàn Vinashin Trần Quang Vũ từng chiêu đãi chúng tôi một bữa trưa thịnh soạn có món tôm sú hấp và ông giới thiệu đó là tôm tập đoàn Vinashin nuôi trên mấy chục hecta chỉ để cung cấp cho cán bộ công nhân viên các nhà máy đóng tầu ăn cũng không đủ. Tôi xuống nhà bếp nói chuyện hỏi anh em thì họ nói bị tập đoàn ép mua tôm đắt hơn ngoài chợ và họ phảỉ ăn mãi một món tôm đắt cả tuần, hàng ngàn công nhân đều ớn mà không ai kêu đến tai ông tổng được. Cũng ông Vũ bữa khác còn khoe rằng tập đoàn ông đang đầu tư mấy trăm hecta rừng trồng thông để cung cấp…cây thông Noel cho công nhân tập đoàn cả nước! Kết quả của tư duy kinh tế Vinashin đó thế nào ta đã rõ…

Ví dụ “vua con”: Bí thư một tỉnh trung du duyên hải tầm trung bình như Quảng Ninh nhưng có khá lắm đất nhiều đồi, rất ít ruộng lại quyết tâm mong muốn để mỗi huyện thị phải có ít nhất 2-3 khu công nghiệp, tỉnh có 13 huyện thị vị chi sẽ phải có trên hai chục khu công nghiệp (sẽ lấy đi số lớn đất ruộng nông nghiệp vốn rất ít ỏi của tỉnh) để hy vọng thu hút đầu tư. Với tư duy của các “vua con” như vậy, cả nước đang có trên 300 KCN và con số này sẽ tiến đến 500 trong vài năm tới (đã qui hoạch xong). Trong khi đó, Singapore là quốc gia chỉ có 5 khu công nghiệp nhưng có tổng thu nhập năm 2010 trên 182 tỷ USD, gấp đội VN – 86 tỷ USD). Tư duy tỉnh nào cũng phải có nhiều KCN để thu hút đầu tư làm nước ta có số khu công nghiệp đã quy hoạch gấp 60 lần Singapore nhưng GDP bằng một nửa của họ khi dân số gấp hơn 20 lần, tức hiệu quả kinh tế kém gấp khoảng… hơn hai nghìn bốn trăm lần!

Cơ sở của tư duy theo ngành và địa phương và rồi của hệ thống tổ chức quân đôiu, chính trị, xã hội trong cả nền kinh tế quốc gia như thế là do lý thuyết kinh tế Mác-Lênin vốn chỉ coi trọng các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất, không coi dịch vụ là ngành cũng làm ra giá trị đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân. Nay dù thu nhập quốc dân đã được tính gồm cả giá trị dịch vụ (đến trên 40%) thì cơ cấu tổ chức nhà nước với các bộ ngành của ta, các sở ban ngành của các tỉnh thành vẫn gần nguyên như cũ.

Hiện trạng của tư duy kinh tế XHCN và kèm theo nó là các tổ chức kinh tế như trên làm:

- Tổ chức kinh tế nặng nề, bùng nhùng, không có chỉ huy, kém linh hoạt và không hiệu quả: không thực sự đủ sức làm tốt việc gì;
- Khó hạch toán minh bạch gây nhiều thất thoát, khó kiểm soát gây tham nhũng bùng phát bên trong các tổ chức;
- Chia quá nhỏ và dàn trải tiềm lực kinh tế, không tập trung được vốn cho các khu vực trọng điểm; không thể chuyên sâu để có trình độ cao, chất lượng tốt để cạnh tranh quốc tế;
- Nhiều vấn đề các ngành hay các địa phương không thể tự giải quyết được mà phải là liên ngành và cấp trung ương cùng giải quyết như: đào tạo và cung cấp nhân lực lao động phổ thông chất lượng cao, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ chung, đầu tư phát triển các trung tâm nghiên cứu thí nghiệm ững dụng liên ngành, các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên, chung, và độc lập như bảo hiểm, tài chính, y tế, hay nghĩ dưỡng, du lịch…
- Các vấn đề không được giải quyết vì không được nhìn ra lại càng tự lây lan hay thấm sâu và gây cản trở cho phát triển chung…

Tư duy kinh tế như vậy có thể gọi là tư duy kinh tế tự sát hay tư duy bị ung thư, mà cái gen ung thư chính là hạt giống XHCN. Muốn khỏi chết, chỉ có cắt bỏ khối ung thư.

Kinh tế Việt Nam muốn phát triển thành Rồng, chỉ có một con đường: bỏ tư duy định hướng XHCN. Thay nó bằng gì? Chả cần thay gì cả, Tư duy kinh tế thị trường – hạt giống đã có trong khối kinh tế tư nhân và nước ngoài, tự nó sẽ phát triển thay thế và phát huy tác dụng tốt cho cả nền kinh tế và cả xã hội.

Cập nhật thêm tin tức về gói kích cầu thứ III

Thưa các bạn, đúng như những gì chúng tôi đã dự đoán, CP VN đang tiến hành tung ra gói kích cầu thứ III một cách lặng lẽ qua kênh OMO. OMO là kênh nghiệp vụ thị trường mở. Thông qua đó, NHNN Việt Nam sẽ bơm thêm tiền cho các ngân hàng thương mại để hỗ trợ thanh khoản của các ngân hàng này.



Như vậy, sau 2 ngày đầu tuần, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng trên thị trường mở 15.000 tỷ đồng, so với mức bơm ròng 38.649 tỷ đồng trong tuần trước đó.


Trong 7 ngày business vừa qua, CP VN tung ra 53,5 ngàn tỉ đồng, tức 2,51 tỉ USD, nếu tính tỉ giá 21,3k.

Nếu tính nền KT VN nhỏ bằng 1/150 nền KT Mỹ (100 tỉ USD so với 15 ngàn tỉ USD) thì số tiền này tương đương 375 tỉ USD trong nền KT Mỹ.

Tức là 62,5% QE2 của Mỹ tung ra trong 6 THÁNG, từ 1/2011 đến 6/2011.

Trong 7 ngày, NHNN VN tung ra số tiền bằng 62,5% số tiền FED tung ra trong 6 tháng!

Nói sao LẠM PHÁT KHÔNG TĂNG VỌT và sau Tết sẽ tăng hết sức mạnh. (VnExpress, 17/01/2012)

Một số trong số tiền này chạy ngay vào TTCK, nâng giá lên suốt 7 phiên vừa qua tại VNI (Thanh niên, 17/1/2012). Các con bạc đang khát nước, có tiền là nhảy vào đánh CK ngay, hy vọng sau T+4 sẽ kiếm lời, trả lại cho NHNN.

Nhưng nếu lỗ?
—————————————————-
VnExpress, Hàng Tết nhảy giá từng ngày, 17/01/2012, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/01/hang-tet-nhay-gia-tung-ngay/

Thanh Niên, VN-Index tăng điểm phiên thứ 6 liên tiếp, 17/01/2012, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120117/vn-index-tang-diem-phien-thu-6-lien-tiep.aspx

Thứ Năm, tháng 1 05, 2012

Điểm báo 4.1.2012

Trước tình hình này, Bộ Y tế VN phải ra khuyến cáo ngay:
- Khi cháy xe, lập tức bỏ xe chạy, kêu cứu nếu có người bị cháy, gọi PCCC trong mọi trường hợp, cho dù là cháy nhỏ.

- Đừng lại gần quá 10m cách xe cháy.

- Đừng lại gần thu hồi tài sản.

- TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG BÌNH CHỮA LỮA ĐEM THEO TRÊN XE, VÌ LẠI GẦN RẤT NGUY HIỂM.

- Nếu có vòi nước có thể xịt, nhưng phải cẩn thận vì có thể làm xăng văng ra xa, gây cháy lan tràn.

Báo chí không được phép đăng thôi, chứ theo tình hình nhiều người bị phỏng trong vài ngày qua, các hình ảnh chắc chắn rất rùng rợn.
Vào lúc 16h00 chiều cuối cùng của năm 2011 (31/12), trên đường Nguyễn Thị Định đoạn qua Phường Cái Lái đã xảy ra một vụ cháy xe kinh hoàng làm 2 xe máy bị thiêu rụi và 2 người bị bỏng nặng.
Trong vài tháng gần đây, số vụ tự thiêu gia tăng mạnh tại Việt Nam. Có thể lý giải là do kinh tế sa sút, nhiều người quá quẫn bách nên tìm cách kết thúc cuộc sống bằng cách bạo lực nhất có thể được. Đây là một hành động kết hợp giữa trốn chạy và chống báng, trả thù nhưng không đủ khả năng, can đảm, trực diện giải quyết vấn đề, đành “hại mình để trả thù đời”.
Từ tài liệu thu thập và được gia đình anh Hùng cung cấp, bước đầu công an xác định anh Hùng tự tử là do nợ nần.

Giá nước cũng đã tăng, tính từ hôm nay, xem PHẦN DƯỚI bản tin:

“…Cùng với giá gas, UBND TPHCM cũng quyết định tăng giá nước sạch kể từ ngày 1/1/2012. Theo đó, đối với các hộ dân cư, đơn giá nước theo định mức đến 4 m3/người/tháng là 4.800 đồng/m3 (tăng 400 đồng so với năm 2011); từ trên 4m3 đến 6 m3/người/tháng: 9.200 đồng/m3 (tăng 900 đồng); trên 6 m3/người/tháng: 11.000 đồng/m3 (tăng 500 đồng).

Giá nước áp dụng tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể là 9.300 đồng/m3 (tăng 1.200 đồng); đơn vị sản xuất 8.200 đồng/m3 (tăng 800 đồng). Đơn vị kinh doanh – dịch vụ là 15.200 đồng/m3 (tăng 1.700 đồng)…”

Cách tính phức tạp, làm cho hết tính ra là tăng bao nhiêu %. Nói chung chung thì khoảng 10-15%.
‎(Dân trí) – Bắt đầu kể từ hôm nay (1/1/2012), giá gas tại TPHCM sẽ chính thức tăng thêm 24.000 đồng/bình lên mức 375.000 đồng/bình (loại 12 kg).

Đây mới là ý chính của toàn bài: “Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS – TS Trần Đình Thiên cho rằng, năm 2012 là năm đặc biệt. Đặc biệt theo nghĩa đây là năm nền kinh tế lâm vào tình thế khó khăn nghiêm trọng.”

Theo thông lệ, để đăng tin xấu, báo VN phải giả vờ đăng tin tốt, chạy tựa tốt, đầu bài thân bài tốt, rồi “chêm” vào phần họ THẬT SỰ muốn loan báo.
‎(Tamnhin.net) – Điểm nhấn nổi bật năm 2011 chính là việc Nghị quyết 11 kịp thời phát huy hiệu quả giúp nền kinh tế Việt Nam cân bằng trở lại trong thời kỳ cực kỳ khó khăn.

Hiện giờ VNI đang ở mốc 348 điểm, còn 2 tuần nữa để về mốc 300 điểm như bài báo của Bloomberg đưa tin.
‎(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, (VEF.VN) – Thị trường ngày càng vắng khác và cứ như thế này có thể không chỉ nghỉ Tết 9 ngày, mà cả 6 tháng. Khi đó, việc khôi phục lại thị trường sẽ khó …

Bài thì nhắc tới Korea’s international economic experts song người viết bài lại là chủ tịch công ty tư nhân nào đó tại Hàn Quốc. Hơn thế nữa, bài này chỉ được đăng trong mục Opinions tương tự mục Ý kiến độc giả bên báo Việt Nam. Cuối bài báo có câu kết rất hay: He (Nguyễn Tấn Dũng) is loved by Vietnamese people and many international friends.
Lần này có vẻ họ thuê được đơn vị PR tốt hơn lần trước :)
Offering an overall assessment of the 2011 economy, Korea’s international economic experts have stated that Vietnam has overcome economic stagnation.

Ai tin thì tin. Năm nay con số doanh nghiệp phá sản tăng gấp đôi so với năm 2010 vậy mà thất nghiệp lại thấp hơn năm trước.
So với năm 2010 (tỷ lệ thất nghiệp là 2,88%) thì tỷ lệ thất nghiệp năm nay có giảm chút ít.

Thành tích của KT VN 2011:

Chỉ số HNX giảm mạnh thứ 3 trên thế giới.

VNI nhờ “Tứ trụ” đỡ giùm nên giảm hạng thứ 17, chứ nếu không có 4 mã này thì đã giảm không thua HNX.
————————————
Chưa kể là inflation tại Greece chỉ 3%. Còn tại Cyprus, inflation chỉ 2,8%.

Do đó, nếu tính tổng số lỗ, thì ai đầu tư vào HNX từ đầu năm bị lỗ nặng nhì thế giới, do 100 đồng hồi đầu năm nay chỉ còn 100 – 18,5 – 48,6 = 32,9. Cho dù tin được con số tiền mất giá chỉ 18,5% như công bố.

Trong khi 100 đơn vị đầu tư vào CK Hy lạp còn 100 – 3.0 – 53,4 = 43,6.

Vào Cyprus thì 100 đơn vị còn 100 – 2,8 – 75,8 = 21,4.


EVN làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Communism! Bravo!
Cha toi tro thanh dang vien cong san tu nhung nam cuoi thap nien 40 cua the ky truoc. Co mot dieu toi chua ly giai duoc ve ong. Mot nong dan chinh hieu, chu nghia khong co bao nhieu, vay ma sao ong lai tham nhuan nhung dieu co ban ve hoc thuyet Mac – Lenin sau sac nhu vay. Hoi ve giai cap va dau tr…

Tổng kết kinh tế Việt Nam 2011.
‎(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, (VEF.VN) – Lần đầu tiên tại Việt Nam 3 ngân hàng hợp nhất làm một; tỷ giá, giá vàng tăng kỷ lục nhất từ trước đến nay, lãi suất đạt đỉnh… là những con s…