Thứ Ba, tháng 7 05, 2011

Nhu cầu năng lượng điện giúp giảm căng thẳng trên biển Đông ra sao?

Với trên 90% gói thầu EPC ở nhiều nhóm ngành, lĩnh vực khác nhau rơi vào tay Trung Quốc (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 16/6/2011), thì việc ngành năng lượng điện tại Việt Nam ngày một phụ thuộc vào Trung Quốc cũng không có gì làm lạ.

Bài viết của Ben Bland đăng trên tạp chí Financial Times, dudoankinhte chuyển ngữ.

----

With the long-running maritime dispute between China and Vietnam threatening to boil over once again, Nguyen Tan Dung, Vietnam’s prime minister, warned recently that his country would “resolutely fight activities that infringe our sovereignty”.

However, Vietnam’s reaction to perceived Chinese aggression in the South China Sea is likely to be tempered by the fact that Beijing is increasingly driving Vietnam’s economy. As Vietnam faces another year of debilitating power cuts and the government battles against severe financial headwinds, China is stepping into the breach.

Cùng với sự tranh chấp lãnh hải từ trước đến nay giữa Việt Nam và Trung Quốc nay đang một lần nữa có nguy cơ bùng phát trở lại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây ra lời cảnh cáo rằng đất nước (Việt Nam) sẽ “kiên quyết chiến đấu chống lại các hành vi vi phạm chủ quyền.”

Tuy nhiên, phản ứng thật sự của Việt Nam trước sự gây hấn của Trung Quốc ở vùng biển Đông sẽ có phần “khiêm tốn” hơn trước sự thật rằng Bắc Kinh đang ngày một kiểm soát nền kinh tế Việt Nam. Tình trạng cắt điện triền miên do cung ứng thiếu hụt, khan hiếm và việc Chính phủ đang phải vật lộn với khủng hoảng tài chính trầm trọng đã tạo cơ hội cho Trung Quốc thâm nhập vào Việt Nam.

With Vietnam unable to produce enough power to meet demand, which is increasing by about 15 per cent a year, its northern provinces import electricity from China – 6 per cent of the country’s total supply according to Electricity of Vietnam, the state power monopoly.

Far more important is China’s role in building the infrastructure needed to meet Vietnam’s future energy needs. Hanoi has kept the price of electricity much lower than in neighbouring Cambodia, China and Laos, making it very difficult for most foreign investors to develop profitable power projects.

Việt Nam hiện không có khả năng sản xuất đủ điện năng theo nhu cầu, vốn tăng khoảng 15% mỗi năm. Nhiều thị trấn phía Bắc phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc, chiếm 6% tổng nguồn cung điện của quốc gia, theo EVN, một Tổng Công ty Nhà nước độc quyền về điện.

Nghiêm trọng hơn thế nữa là vai trò của Trung Quốc đối với các công trình cơ sở hạ tầng điện lực Việt Nam phục vụ nhu cầu điện trong tương lai. Hà Nội đang kiềm giữ giá điện ở mức rất thấp, thấp hơn nhiều nước láng giềng như Cambodia, Trung Quốc và Lào, tạo khó khăn cho những nhà đầu tư nước ngoài có ý định xây dựng các dự án điện có hiệu quả, đem lại lợi nhuận.

However, with deep pockets, Chinese policy banks such as China Development Bank and China Export-Import Bank have offered billions of dollars of concessional loans for new power stations in Vietnam.

In return, large Chinese energy groups such as Dongfang Electric, Harbin Power Equipment and Shanghai Electric have been awarded lucrative contracts to provide equipment and build power stations across Vietnam.

Tuy nhiên, với chiếc túi không đáy của mình, các ngân hàng chính sách Trung Quốc như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (China Development Bank), và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Trung Quốc (China Export-Import Bank) đã mời chào hàng tỷ USD gói vay khuyến khích (concessional loan) dành cho các nhà máy điện tại Việt Nam.

Ngược lại, các Tập đoàn Năng lượng lớn của Trung Quốc như Dongfang Electric, Harbin Power Equipment và Shanghai Electric đã trúng những gói thầu có giá trị lợi nhuận cao để cung cấp thiết bị cho những nhà máy điện.

The lending by CDB and China Eximbank is part of a wider global push by Beijing to reduce its dependency on western export markets and extend its commercial reach into developing countries.

US, European, Japanese and South Korean energy companies have long been interested in Vietnam’s underdeveloped power sector. However, they are increasingly being trumped by Beijing’s unparalleled ability to throw cash behind its emerging industrial titans.

One executive from a large Japanese power group said it was very difficult to compete with Chinese companies given their lower pricing and ready access to cheap state credit.

Yet, with a touch of irony, China is now seeking to emulate Japanese policy from 20 years ago, when it brought technology and financing for power projects to Indonesia, said Mark Hutchinson, Singapore-based senior director at IHS CERA, an energy consultancy,

Các gói vay từ CDB và Eximbank Trung Quốc là một phần trong chiến lượng toàn diện của Bắc Kinh nhằm giảm sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu sang phương Tây, và mở rộng phạm vi thương mại tới các nước đang phát triển.

Những công ty năng lượng Mĩ, EU, Nhật và Hàn Quốc từ lâu đã “khao khát” tiềm lực phát triển của hệ thống lưới điện Việt Nam. Tuy nhiên, họ không thể cạnh tranh lại với khả năng chi tiền “vô biên” nhờ vào nền công nghiệp xuất khẩu hùng mạnh của Trung Quốc.

Một thành viên cấp cao một tập đoàn điện lực Nhật Bản thừa nhận sự khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty Trung Quốc vốn mời chào giá rất thấp và sự ưu đãi tiếp cận nguồn vốn của Chính phủ Trung Quốc.

Khá là mỉa mai thay, Trung Quốc hiện đang cố gắng bắt chước chính sách của Nhật Bản cách đây hơn 20 năm trước khi Nhật mang tiềm lực công nghệ-kỹ thuật và tài chính cho các dự án năng lượng tại Indonesia, Mark Hutchinson, một chuyên gia cố vấn năng lượng đứng đầu tại IHS CERA ở Singapore, nhận xét.

Despite the territorial dispute and a long history of confrontation, economic relations between Vietnam and China are deep, if uneven. Vietnam ran a trade deficit of $11.6bn with China last year, exporting low value commodities such as crude oil, rubber and seafood, while importing processed goods such as machinery, chemicals and electronics.
Analysts at Citigroup, the investment bank, argued in a recent note to clients that strong China-Vietnam economic interests could help prevent the escalation of tensions around the South China Sea.

However, some Vietnamese observers fear that their country’s reliance on their northern neighbour will leave them dangerously exposed if relations deteriorate.

“If you are too dependent on one partner, they can use all kinds of measures to cause many problems for our economy,” said Nguyen Quang A, a former gov­ernment adviser who took part in recent, rare protests against China’s perceived maritime bullying tactics.

Bất chấp các căng thẳng và một bề dày lịch sử đối đầu nhau, mối tương quan kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện rất “thắm thiết”, chênh lệch lớn. Thâm thủng cán cân thương mại giữa Việt Nam đối với Trung Quốc là 11.6 tỷ USD vào năm ngoái. Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng thô, ít giá trị như cao su, hải sản, dầu trong khi đó lại nhập những mặt hàng kỹ nghệ như máy móc, hóa chất và đồ điện tử.. từ Trung Quốc.

Những nhà phân tích tại Citigroup, nhận định trong một báo cáo gởi các khách hàng, rằng mối tương quan lợi ích sâu rộng giữa nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc sẽ giảm bớt leo thang, căng thẳng về vấn đề biển Đông.

Bất kể vậy, nhiều nhà quan sát trong nước lo sợ sự dựa dẫm vào người láng giềng phương Bắc này sẽ dẫn đến mối nguy hại to lớn một khi quan hệ Việt-Trung bị tổn thương.

“Nếu quá phụ thuộc vào một đối tác, họ có thể sử dụng mọi khả năng để gây nhiều rắc rối cho nền kinh tế của chúng ta,” Nguyễn Quang A, nguyên cố vấn Chính phủ, người đã tham gia cuộc “tụ tập tự phát” hiếm hoi gần đây nhằm lên án hành động, thủ đoạn bạo ngược lãnh hải của Trung Quốc.

Though Hanoi is rolling out the red carpet for Chinese energy companies at present, if push comes to shove, Vietnam’s pragmatic leaders will put national sovereignty first, argued Ernest Bower, director of the Southeast Asia programme at the Center for Strategic and International Studies in Washington.

“I suspect that if the Vietnamese perceive that the Chinese have too much market share, policies on power will start to move towards world class standards so international companies can finance and build power plants competitively in Vietnam,” he said.

Cho dù Hà Nội vẫn đang trải thảm đỏ đối với các công ty năng lượng Trung Quốc ở thời điểm hiện tại, nhưng trong tình thế bất khả kháng, các nhà lãnh đạo Việt Nam thực dụng sẽ đặt vấn đề chủ quyền lên trọng tâm, Ernest Bowder, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến thuật và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) tại Washington, bình luận.

“Tôi nghi ngờ rằng một khi Việt Nam cảm thấy Trung Quốc đang chiếm lĩnh quá nhiều thị phần, các chính sách sẽ được thông qua nhằm nâng cấp các tiêu chuẩn cho phù hợp với quốc tế để tạo điều kiện cho những công ty năng lượng và tài chính nước ngoài có thể xây dựng các nhà máy điện cạnh tranh tại Việt Nam.”, ông nhận xét.

----

Ben Bland"Electricity demands could limit Beijing-Hanoi rift", Financial Times, July 3rd 2011, http://www.ft.com/intl/cms/s/0/c8678892-a587-11e0-83b2-00144feabdc0.html#axzz1R55cUue5
Thời báo Kinh tế Sài Gòn"Khi hầu hết các gói thầu EPC vào tay Trung Quốc: Rủi ro khó lường", 16/6/2011, http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/sotay/55436/Khi-hau-het-cac-goi-thau-EPC-vao-tay-Trung-Quoc-Rui-ro-kho-luong.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét