Theo cách tính VNI, nếu 1 mã CK nào có vốn hóa càng lớn thì tỉ trọng trong cơ cấu tổng hợp VNI càng cao.
Hiện nay, chỉ tính riêng “tứ trụ” BVH (11,5%), VIC (11,4%), MSN (10%) và VNM (7,1%) đã chiếm 40% vốn hóa thị trường. HAG theo sau với 3.9% (Cafef, 27/4/2011).
Mở rộng ra, 15 mã có vốn hóa cao nhất chiếm 67%, tức 2/3 thị trường chứng khoán (Cafef, 27/5/2011).
Do đó, chỉ cần đánh vào 4 mã “tứ trụ”, cộng thêm thêm 11 mã còn lại kia xuống dưới 1% là thị trường sẽ liền tuột dốc 0.7% ngay.
0.7% nghe qua có vẻ nhỏ, nhưng nếu tính trên tổng vốn hóa của thị trường 686.000 tỉ VND, tức khoảng 33 tỉ USD (Vef, 27/7/2011), thì -0.7% của 1 ngày sẽ khiến toàn thị trường bốc hơi ngay tức khắc trên 200 triệu USD.
Đấy là chưa kể các tác động tâm lí lên hàng trăm mã nhỏ và vừa khác, gây thiệt hại kinh tế rất lớn.
4 mã BVH, VIC, MSN, VNM quả thật là “tứ trụ” của TTCK VN cũng như toàn bộ nền kinh tế VN. Do đó bằng mọi giá nhiều “thế lực” lẫn nhau phải dồn mọi tiềm lực để bảo vệ 4 mã này, bất kể kết quả cũng như quy mô công ty ra sao (xem thêm ví dụ phân tích về mã MSN từ Dự đoán kinh tế VN, 22/6/2011).
Thế những thế lực đó là ai? CPVN thông qua SCIC và các quỹ đầu tư nước ngoài.
CPVN muốn cứu TTCK là điều dễ hiểu. Thông qua quỹ đầu tư vốn nhà nước, trên danh nghĩa là quỹ vô hạn do “vốn nhà nước” từ tiềm lực của nền kinh tế, sẽ không bao giờ cạn. Quyền năng của SCIC cũng rất lớn, họ có quyền đầu tư bằng bất cứ công cụ tài chính nào trên bất kỳ thị trường nào, trái phiếu, chứng khoán, chứng chỉ quỹ. SCIC cơ cấu không khác gì một quỹ đầu tư mạo hiểm hedge fund cả.
Báo chí VN cũng không ngần ngại chỉ thẳng ra sự can thiệp trắng trợn, thô bạo của Nhà nước đối với TTCK thông qua SCIC, điển hình như đoạn văn sau đây trích từ báo Doanh nhân Việt Nam toàn cầu:
Ở thời điểm này đặt ra câu hỏi, liệu có cần một sự can thiệp của Chính phủ tới thị trường chứng khoán thông qua vai trò của SCIC với thị trường? Năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra, kéo theo sự tuột dốc của thị trường vốn, SCIC đã được chỉ định can thiệp và ít nhiều có tác động tới thị trường, dù thông tin giao dịch của tổ chức này không được công bố.(DVT, 25/5/2011)
Còn các quỹ đầu tư nước ngoài cứu giá VNI để làm gì?
Tất nhiên, họ (tức quản lý quỹ) không tốt bụng đến mức thương cảm và làm phước giùm cho TTCK hoặc nền kinh tế VN, đơn giản là họ làm thế để cứu lấy chính đồng lương của mình.
Mối tương quan ở đây chính là NAV là thước đo để tính phí quản lý (tức lương của fund manager), và VN-Index là thước đo tiêu chuẩn cho NAV.
Lấy ví dụ từ quỹ tai tiếng Dragon Capital:
Ta thấy chuẩn dùng để so sánh là tỉ lệ giữa VN-Index với MSCI Index của các thị trường mới nổi (Emerging Market). Từ đó suy ra mức độ tăng trưởng của tài sản dưới dạng chứng khoán (security) của các quỹ đầu tư nước ngoài (NAV).
NAV được tính toán hàng tuần vào mỗi thứ 5, bởi vậy cứ rơi vào ngày thứ 5, chỉ số VN-Index sẽ không thể, và không bao giờ giảm. Nếu chú ý theo dõi tin tức thị trường thì nhiều người sẽ dễ nhận ra sự mua ròng các blue-chips (tức tứ trụ kể trên) từ khối ngoại.Việc mua ròng sẽ diễn ra mạnh mẽ nhất vào khoảng thời gian cuối tháng, đặc biệt nếu theo sau thứ 5 (tức thứ 6, thứ 7, chủ nhật–khi đó ngày thứ 5 cuối cùng của tháng VN-I sẽ tăng mạnh nhất, và khối ngoại sẽ mua vào nhều nhất, và họ chỉ mua duy nhất tứ trụ).
Đây không phải là dấu hiệu cho thấy thị trường hấp dẫn, hồi phục, mà đấy chính là dấu hiệu làm giá, thao túng chỉ số VN-Index của các quỹ đầu tư nước ngoài nhằm trục lợi cá nhân. Sau khi qua thời điểm “chết”, họ sẽ xả hàng trở lại, làm hại rất nhiều cho TTCK. Chính hành động này đã gián tiếp đẩy nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ rơi vào cảnh thua thiệt, TTCK bị thao túng, méo mó, mất thanh khoản dần và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp niêm yết nghiêm túc, và cho toàn bộ nền kinh tế VN.
Ngoài ra còn một bên thứ ba, tạm gọi là Independent, vừa không đủ tiềm lực mạnh như SCIC, lại không có sẵn nguồn CP vốn lớn từ những mã tứ trụ, nhưng là nhóm duy nhất đánh xuống chỉ số VNI (cả SCIC và các quỹ nước ngoài đều đánh lên) và chính là đạo diễn của ngày 26/5 tại TTCK VN.
Nhóm này sẽ mua off-market các mã vốn hóa lớn (trong nhóm 4 hoặc 15), tức là mua từ những người đang muốn bán cổ phiếu, nhận tiền nhưng vẫn còn đứng tên. Nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch với nhóm mua độc lập sẽ có lợi, vì họ có thể kiểm soát được giá bán, theo kiểu thuận mua vừa bán, mà có khi đợi thị trường mở cửa chưa chắc bằng được giá thỏa thuận này. Nhóm thứ ba đa số phải thu mua cao hơn giá khi thị trường đóng cửa hôm trước đó.
Lúc thị trường đang giao dịch, khi có lệnh bán từ bên mua thứ ba thì các nhà đầu tư sẽ bán ra trên sàn, giá rẻ hơn giá thoả thuận. Số chêch lệch sẽ được chi trả bằng tiền mặt.
Do đó trên sổ sách thì là họ bán thông thường thôi, nhưng thật ra là có “đầu não” kiểm soát qua nhiều trung gian vệ tinh tại VN.
Ngoài ra, phải kể đến sự tiếp sứ vô tình của nhiều nhà đầu tư khác nhau khi mua bán theo tâm lý đám đông, tạo ra sự hỗn loạn có kiểm soát theo ý của những kẻ làm giá.
Thị trường chứng khoán VN quả thật không phải là sân chơi chung của tất cả mọi người, những nhà đầu tư nhỏ lẻ, vốn ít, trang bị kiến thức chưa đầy đủ, và nhất là tham gia vay vốn theo hình thức T+3, T+4.. nên chạy xa càng nhanh càng tốt.
Và tất nhiên, đâu đó trên “giang hồ” vẫn còn nhiều cách thức khác nhau để thao túng chỉ số VNI, mà ở đây chỉ là một vài trường hợp điển hình.
————–
VNM là một ETF Market Vector dành cho thị trường Việt Nam. Hiện nay không có nghiên cứu hoặc báo cáo chính thức nào về mối tương quan giữa VNM đối với VNI hoặc nền kinh tế vĩ mô VN. Tuy nhiên chỉ số VNM được cho là có sức ảnh hưởng lớn lên VNI cũng như phản ánh về kinh tế VN. Vì lí do này, VNM cũng bị nhiều “phe phái” giằng co quyết liệt lẫn nhau.
VNM được giao dịch công khai trên thị trường tài chính thế giới, vì thế rất khó để cho CPVN có thể can thiệp như tại “sân nhà” VNI. Rất tiếc, không vì vậy mà VNM không bị các “bàn tay lông lá” chạm vào để nâng hoặc hạ giá. Nhìn vào cái chart mới nhất sẽ dễ dàng nhận ra hiện tượng này.
Hình ảnh lên xuống của vào những giây phút mở cửa/đóng cửa thị trường khiến biểu đồ giao dịch của VNM trong 5 ngày gần đây nhất không khác gì tâm đồ nhịp tim.
Nhớ lại tấm ảnh lịch sử ngày 26/5 tại TTCK VN, có thể khẳng định rằng VNM bị làm giá với mức độ cũng không thua kém VNI là bao.
Họ đã làm điều đó như thế nào?
Lợi dụng tính quốc tế hóa trong giao dịch VNM, phe đánh xuống dùng phương pháp đặt lệnh bán after market với giá trị thấp hơn giá đóng cửa rất nhiều. Khi thị trường mở cửa thì giá mã VNM sẽ rớt gần như theo chiều thẳng đứng, tạo tâm lý sợ hãi cho nhà đầu tư nước ngoài, khiến họ phải cân nhắc bán ra. Tranh thủ dựa vào các tin tức ảm đạm của kinh tế VN, và của thế giới, nếu thấy một đợt bán ra nào đó thì phe đánh xuống có thể kích bán ra vài chục ngàn cổ phiếu, với giá thấp hơn giá bán khoảng vài cents tới vài chục cents, tạo ra momentum đi xuống, làm cho những ai đang chần chừ sẽ phải bán theo. Như vậy, chỉ với vài trăm ngàn cổ phiếu ETF, phe đánh xuống có thể kích vài lần trong phiên giao dịch, mỗi lần vài chục ngàn, rất hiệu quả.
Tương tự, phe đánh lên cũng có thể đặt lệnh mua after market với giá trị cao, nếu tình cờ trùng thời điểm với phe đánh xuống thì biểu đồ sẽ có dạng như mũi kim nhọn (như hình bên dưới).
Phe đánh lên, với nguồn tài chính gần như vô hạn, có thể đặt hàng trăm ngàn lệnh mua với một mức giá cao hơn giá giao dịch để nâng đỡ giá trị đang bị đánh xuống, mà không cần phải nhấp giá, tiết kiệm như phe đánh xuống. Tuy nhiên, điều này về lâu dài sẽ là thiệt hại rất lớn do về bản chất thì thị trường VN sẽ có đạo hàm âm, và giá của ETF cho thị trường này không có cách nào dương được.
Và như đã nói, tuy correlation giữa VNM và các chỉ số của nền kinh tế VN khá mơ hồ, nhưng không vì thế mà VNM có thể thoát khỏi “số phận” chung là bị thao túng giữa những phe, phái khác nhau.
————–
Ngoài Ngân hàng TW ra, rất khó để các nhóm độc lập bên ngoài có thể can thiệp vào con số tỉ giá hối đoái chính thức (không bao gồm thị trường chợ đen) của VND.
Khó, nhưng không phải là không thể.
Giả sử với mục tiêu là hạ thấp giá trị VND, thì có thể short VND ở mức giá cao hơn giá hiện hành.
Ví dụ, nếu short VND ở mức 25.000 VND trong 5 tháng tới, và vào cuối năm 2011, giá trị VND là 22.500, thì nhà đầu tư đặt lệnh short sẽ bị lỗ 10%.
Mặc dù bị lỗ, nhưng việc tạo ra nhiều contract để short VND sẽ dần kích thích trong giới đầu tư sự kì vọng giá trị VND bị giảm theo xu hướng trong tương lai, gây cản trở cho các dự án tài chính cũng như áp đặt đà giảm giá (trend) cho VND. Điều này không ít thì nhiều sẽ ảnh hưởng đến giá trị giao dịch của VND nói chung.
Đó là trên lí thuyết, tuy nhiên hiện nay việc khan hiếm USD cũng dư sức khiến giá trị VND giảm mạnh mà không cần sự can thiệp nào cả.
Theo ADB, dự trữ ngoại tệ của VN hiện nay chỉ còn đủ cho 1.6 tháng nhập khẩu (Vnexpress, 28/7/2011), và tình trạng thiếu hụt USD phục vụ nhu cầu sản xuất lẫn tiêu dùng, đặc biệt là từ đây tới cuối năm sẽ còn tăng mạnh mẽ (Vef, 28/7/2011).
Nhớ lại cách đây không lâu, CPVN từng rất hồ hởi khi tự cho rằng NQ 11 qua việc siết chặt lãi suất USD, nâng trần lãi suất huy động VND đã thành công khi người dân lần lượt rút USD chuyển sang VND (Vnexpress, 27/5/2011), nay thì con số này đã cạn kiệt và vòng xoáy lãi suất của VND đang giết chết dần nền kinh tế.
Hiện nay, không cần sự can thiệp từ ngoại lực bên ngoài thì tự bản thân giá trị của VND cũng sẽ tụt thê thảm, nhờ các chính sách quản lý yếu kém của chính CPVN, Ngân hàng Nhà nước.
————–
Cafef, “”Tứ trụ” mang về 7,85 điểm, Vn-Index buộc phải tăng mạnh”, 27/4/2011, http://cafef.vn/2011042711301152CA31/tu-tru-mang-ve-785-diem-vnindex-buoc-phai-tang-manh.chn
“VN-Index cao hơn giá trị thực gần 22%”, 27/5/2011, http://cafef.vn/20110527025414196CA31/vnindex-cao-hon-gia-tri-thuc-gan-22.chn
Dự đoán kinh tế Việt Nam, “Thêm bằng chứng tình trạng méo mó TTCK. Hiểm họa lạm phát, tỷ giá lại rình rập và thời hạn trả nợ Vinashin đã tới.”, 22/6/2011, https://www.facebook.com/note.php?note_id=220615024637545
DVT, “SCIC ở đâu trên thị trường chứng khoán?”, 25/5/2011, http://dvt.vn/20110525100159361p47c71/scic-o-dau-tren-thi-truong-chung-khoan.htm
Vef, “Chính sách tiền tệ và thảm cảnh chứng khoán Việt Nam”, 27/7/2011, http://vef.vn/2011-07-27-chinh-sach-tien-te-va-tham-canh-chung-khoan-viet-nam
“Khan hiếm USD cuối năm: Nỗi lo lớn dần”, 28/7/2011, http://vef.vn/2011-07-27-khan-hiem-usd-cuoi-nam-noi-lo-lon-dan
Vnexpress, “Tiết kiệm ngoại tệ đang giảm dần”, 27/5/2011, http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/thi-truong/2011/05/tiet-kiem-ngoai-te-dang-giam-dan/
“Lạm phát Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á”, 28/7/2011, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/07/lam-phat-viet-nam-cao-nhat-khu-vuc-dong-a/
Nguồn hình ảnh
Hình 1: http://www.dragoncapital.com/dragon-capital-funds/vietnam-growth-fund-limited
Hình 2 và 4: http://money.cnn.com/quote/chart/chart.html?symb=VNM
Hình 3: http://vietstock.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét