Thứ Ba, tháng 8 02, 2011

VND luôn mất giá so với USD, tương lai KTVN vẫn mờ mịt

Với tình hình chính trị rối ren, thiếu ổn định hiện nay ở Mĩ do sự khác biệt giữa các nhóm, phe phái như đảng Cộng Hòa (Republican-GOP), đảng Dân Chủ (Democrat), Tea Party.., đã khiến sự ổn định của đồng USD bị lung lay.



So với các cặp ngoại tệ khác nhau (USDEUR, USDAUD, USDJPY, USDGBP..), thì đồng USD đang bị giảm giá, thậm chí đối với cả EUR ngay trong thời điểm lúc này khối EU đang phải bail-out Bồ Đào Nha (Dailymail, 17/5/2011) và Hy Lạp (Guardian, 24/6/2011).

Tuy vậy, do cung tiền và chi tiêu không hợp lý, VND vẫn luôn mất giá so với USD.

Trong thời điểm mà USD xuống giá với nhiều ngoại tệ lớn khác, thì tại VN đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về 1 đợt tăng giá của USD (Vef, 30/7/2011).

Thậm chí giá trị VND/USD giảm rất tệ hại, hơn cả những nước cùng khu vực.



Chính sách thắt chặt tiền tệ (NQ11) đã đẩy cuộc đua lãi suất VND, khiến nguồn vốn VND khó tiếp cận.

Thêm vào đó, việc sử dụng biện pháp hành chính và mệnh lệnh để giám sát, quản lý tỉ giá tạo ra tình trạng tỉ giá giả tạo.

Lãi suất tiền gởi USD cũng bị đè nén để tăng sức hấp dẫn cho VND, một quyết định thiển cận đã được phân tích nhiều lần tại đây.

Bịt đầu mà lại hở đuôi. Lãi suất huy động USD giảm thì kéo theo lãi suất USD ở mức thấp.

Lãi suất VND quá cao càng khiến việc vay USD trở nên hấp dẫn.

Chưa kể, rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp lợi dụng sự chênh lệch này để huy động vốn USD từ ngân hàng rồi tuồn ra ngoài để đổi lấy VND, thay vì vay VND trực tiếp.

Tín dụng USD vì thế mà tăng cao (Lao Động, 25/7/2011).

Trong khi đó, KT VN vẫn sẽ sa sút dài dài, nội lực ngày càng yếu đi do thất thoát ngoại tệ, vàng, ra nước ngoài.

USD tăng làm hàng nhập tăng, đang khi VN nhập nhiều hơn xuất cả 7 triệu USD/ngày và vẫn đang tăng từng ngày (Bloomberg, 22/7/2011); cộng thêm giá vàng thế giới tăng, tại VN tăng theo giá này và giá USD, nên kéo theo giá nhiều loại hàng hóa.

USD trong tháng 8 hoặc đầu tháng 9 sẽ tăng, do đó lạm phát kể từ giữa/cuối tháng 8 trở đi sẽ tăng mạnh CHO DÙ KHÔNG TĂNG GIÁ XĂNG.

Qua tháng 9 thì tình hình sẽ tệ hại hẳn đi nhiều, USD tăng, vàng tăng, hàng hoá tăng, lại gặp mùa bão lụt, CP phải in tiền ra cứu trợ, thực phẩm khan hiếm càng tăng giá.

Khi đó, nếu xui mà giá xăng dầu thế giới tăng, thì lại càng tệ hại.

Qua tháng 10 thì dân chúng quá khổ, đến cùng cực.

Qua tháng 11, 12 thì do cần ngoại tệ nhập khẩu hàng Noel, Tết, giá USD lại càng tăng mạnh, kéo theo lạm phát nhảy vọt. Nhiều công nhân, dân nghèo sẽ bắt đầu bị đói.

Nhiều việc bất ngờ sẽ xảy ra.

———————

Bloomberg, “Vietnam Says Monthly Trade Deficit Is $200 Million in July”, 22/7/2011, http://www.bloomberg.com/news/2011-07-22/vietnam-says-monthly-trade-deficit-is-200-million-in-july.html. Chú thích: Trade deficit của VN trong tháng 7 là 200 triệu USD, tăng từ 160 triệu USD của tháng 6, do đó xu hướng là sẽ tiếp tục thâm thủng, và hiện nay mỗi ngày VN bị thiếu hụt 200/30 ~ 6.67 triệu USD.
Dailymail“EU bailout bill is £500 per family: Total soars after Osborne agrees Portuguese deal”, 17/5/2011, http://www.dailymail.co.uk/news/article-1387802/Portugal-bailout-EU-500-family-George-Osborne-agrees-deal.html
Guardian, “Greece granted €120bn EU bailout”, 24/6/2011, http://www.guardian.co.uk/world/2011/jun/24/greece-eu-bailout-david-cameron
Lao Động, “Cẩn trọng với tín dụng ngoại tệ: Rủi ro do cung ảo”, 25/7/2011, http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Can-trong-voi-tin-dung-ngoai-te-Rui-ro-do-cung-ao/51403
Vef, “Mối nguy USD tăng giá”, 30/7/2011, http://vef.vn/2011-07-29-moi-nguy-usd-tang-gia

Nguồn hình ảnh

Hình 1: Chụp màn hình tại http://money.cnn.com/data/currencies/, 31/7/2011.
Hình 2: ADB, tại http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/07/lam-phat-viet-nam-cao-nhat-khu-vuc-dong-a/, 28/7/2011.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét