Thứ Tư, tháng 5 09, 2012

Điểm báo 09.05.2012

Trạng chết, Chúa cũng băng hà. Lúc cần áp trần lãi vay thì không áp, giờ cũng muộn rồi. Ngân hàng giờ ứ đọng vốn trong khi doanh nghiệp chết quá nhiều.

Lo hậu sự đi là vừa!
Ấn tượng mà Thông tư 14 về áp trần lãi suất cho vay tạo ra là quá mờ nhạt. Rất có thể, nhóm lợi ích ngân hàng đã tính toán sai nước cờ.
LỖ THÌ KÊU TO, LÃI THÌ KÊU NHỎ

Nếu tính bình quân 30 ngày thì DN cũng có lãi nhưng mức lợi nhuận không hẳn là cao. “Nếu chọn đúng thời điểm nhập, cộng các khoản phí, thuế 0%, mặt hàng xăng A92 DN lãi được vài trăm đồng”- Lãnh đạo một DN đầu mối xác nhận.
Theo thông tin từ các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu xăng dầu đầu mối, hiện DN lãi 500-600 đồng/lít với xăng A92, do giá xăng dầu thế giới giảm. Tuy nhiên thay vì giảm giá, chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng, các DN chỉ tăng trích hoa hồng cho đại lý.
100,000 TỈ ĐỒNG = 100,000,000,000,000 ĐỒNG

Đăng lại. Chúc bầu Đức may mắn :)
dudoankinhte.wordpress.com
Lời khuyên: trốn qua Thái lan càng sớm càng tốt, đem theo chừng vài chục triệu đô la đủ sống sung túc cả đời. Hoặc chạy qua Miến Điện, thuê xã hội đen…
NGUY CƠ ĐỔ VỠ DOMINO TỪ HAGL

Theo thống kê, BIDV là “chủ nợ” lớn nhất của HAG với giá trị các koản vay là 2.640 tỷ, gồm 410 tỷ vay ngắn hạn và 2.230 tỷ vay dài hạn. Trong năm 2011, HAGL phải trả 464 tỷ chi phí lãi vay, trong quý I/2012, số lãi phải trả là 200 tỷ đồng.

TS Doanh cho rằng: khả năng hoàn trả của HAGL là rất thấp. Với số nợ quá lớn như vậy, dễ gây rủi ro cho HAGL và các Ngân hàng, Doanh nghiệp cho vay.

Bởi lẽ, nếu HAGL chậm trả nợ, mà thực tế là tập đoàn này đã và đang đọng nợ. Như vậy không chỉ các chủ nợ bị ảnh hưởng mà nền kinh tế chung cũng bị tác động.

“Theo tôi cần có sự vào cuộc, tác động của các cơ quan chức năng liên quan. Vì đây không chỉ là lợi ích của riêng HAGL mà còn là lợi ích của nền kinh tế…”, TS Lê Đăng Doanh chia sẻ.
‎(GDVN) – Trong khi tập đoàn HAGL tuyên bố, số nợ trên 15 nghìn tỷ đồng là bình thường thì một số chuyên gia kinh tế lại rằng: con số đó là rất đáng báo động và khả năng trả nợ của Hoành Anh Gia Lai là thấp?.
Tin nội bộ chúng tôi có, HAGL chắc chắn sẽ phá sản trong 6-12 tháng tới, TRỪ KHI ông Dũng cho tái xuất khẩu quặng sắt:

“TS Lê Đăng Doanh: ‘Số nợ của Hoàng Anh Gia Lai rất đáng báo động’”:
http://giaoduc.net.vn/NTD-thong-thai/TS-Le-Dang-Doanh-So-no-cua-Hoang-Anh-Gia-Lai-la-rat-dang-bao-dong/158423.gd

HAGL nói “tài sản của công ty lên tới 25.000 tỷ đồng”. Nếu ĐÚNG vậy, thì nói làm gì, tuy nợ/tài sản là 63%, quá cao, nhưng coi như cũng còn đủ tiền trả lại cho chủ nợ.

Đằng này, chính HAGL còn đòi đại hạ giá bán nhà 50% kia mà.

Và cho dù đại hạ giá như vậy – tức tài sản không còn tới 25 ngàn tỉ đồng – nhưng cũng không chắc chút nào là SẼ bán được.

Nếu phải hạ giá tới 80% thì sao?

————————

Các vụ “mủ cao su” không đem lại bao nhiêu tiền, do bị các Hoa kiều tại Thái lan phá giá, bán rất rẻ cho TQ.

Khai khoáng quặng sắt thì sau khi đầu tư mấy trăm triệu USD, nay tạm đình trệ do lệnh ông Dũng, không cho xuất khẩu.

Muốn cứu HAGL, thì ông Dũng phải cho xuất khẩu quặng sắt trở lại, thật ra là bán tài nguyên cho TQ.

Việc này rất nhạy cảm, chắc chắn dân chúng sẽ QUẬY BẠO, làm mất uy tín HAGL, ông Dũng.

Khi đó, các phe tranh đấu cho dân chủ VN tha hồ có lý do biểu tình chống ông Dũng, vì rõ ràng là bán tài nguyên quốc gia cho TQ.

HAGL tính sai 3 nước cờ cực lớn: (1) BĐS, (2) quặng sắt, (3) mủ cao su.

Các khách sạn thì èo uột, lỗ lã, mà cho dù có đắt khách cũng không bao nhiêu tiền.

————————

Ông này chẳng qua như Loan mén, mẹ Cường đô la, do mua đất, rừng, giá rẻ, khai thác bán ra, nên giàu to 1 thời, chứ có phải là doanh gia gì hay ho đâu.

Ông ta chặt trọc mấy trăm ngàn hécta rừng làm gỗ xuất khẩu, 1 thời kiếm bạc tỉ đô. Nay rừng sạch trơn hết rồi, ông ta chạy qua kinh doanh 3 ngành kia, đều lỗ thê thảm.

Nay chỉ còn chờ phá sản, quỵt hết tiền nợ mà thôi.


NIỀM TIN SỤP ĐỔ

Trao đổi tại ĐHCĐ, chị Minh, một cổ đông lâu năm của Habubank nói trong lo lắng: “Con số 195,3 tỷ đồng vốn chủ sở hữu khiến tôi cảm thấy quá bất ngờ, không biết có nên tin hay không. Niềm tin của tôi như sụp đổ vậy, bởi toàn bộ tiền tiết kiệm được tôi đều để ở cổ phiếu HBB”.
Nhiều cổ đông Habubank cảm thấy hụt hẫng tột độ khi tiếp nhận thông tin vốn chủ sở hữu của Habubank bay mất hơn 4.000 tỷ đồng.
LƯƠNG CỦA CƯỜNG ĐÔ-LA LÀ 3 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG !?

Mới đây, công ty này tiếp tục gây “sốc” khi công bố mức thù lao dành cho Hội đồng quản trị và ban kiểm soát thấp tới mức khó tin. Theo đó, thù lao cho Chủ tịch HĐQT – bà Nguyễn Thị Như Loan là 7 triệu đồng/tháng. Các thành viên của HĐQT, trong đó có con trai bà Loan – ông Nguyễn Quốc Cường được nhận 3 triệu đồng/ tháng. Thù lao cho Trưởng Ban Kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát lần lượt vỏn vẹn 3 triệu và 2 triệu đồng.
‎(Dân trí) – Từ ngày 9/5-9/7 bà Nguyễn Thị Như Loan đăng ký cho tặng 150.000 cổ phần để giảm tỉ lệ nắm giữ tại công ty trong bối cảnh Quốc Cường Gia Lai (QCG) đang gặp rắc rối về vấn đề tài chính.
VINALINES SẮP QUỴT 23.000 TỈ

Bài báo nói quanh co, không dám nêu rõ ngay vào trọng tâm.

Xem qua cái tựa, dễ hiểu như VINALINES là CHỦ NỢ.

Đọc kỹ chút thì đây là CON NỢ.

Nơi này quỵt, thì đổ nợ cho các ngân hàng, vì lại phải quỵt lại của người gởi vào.

Lại phải cầu cứu NHNN “tái cấp vốn”, nói thẳng ra là bơm tiền cho ngân hàng thương mại vay, quá biết sẽ không bao giờ thu hồi lại được.

Mua toàn tàu cũ, dỏm, về, kê giá lên, mỗi vụ bỏ túi hàng trăm tỉ đồng.

Nay té nợ ra, sập KT, dân nghèo lãnh đủ.

Làm gì được nhau, tiền thì đã chia hết, xài hết, cho dù có bắt thì họ cũng chỉ còn cái mạng.

Nhưng làm sao mà bắt, vì họ toàn là Đảng viên, mà theo LUẬT thì công an không thể bắt đảng viên, bên Kiểm sát nhân dân không thể truy tố đảng viên.

Mà mọi việc phải do Đảng ủy quyết định. Bản án, nếu có, cũng vậy.

Ai trong đảng ủy vậy ta?
Thanh tra Chính phủ vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thanh tra Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) giai đoạn 2007-2010.
Theo bình luận của ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thì: “Cách đây 4 năm, địa ốc đếm tiền, còn nay đếm tràng hạt”.

“Mấy hôm nay nhiệt độ ngoài trời khoảng 40 – 41 độ C đã làm cho tất cả chúng ta cảm thấy rất nóng nực và ngột ngạt nhưng nhiệt độ của các doanh nghiệp thời điểm này phải lên đến 100 độ C. Tất cả đều như đang đứng trên chảo lửa”, ông Trần Bắc Hà nói thêm.
Đại diện 8 Hiệp hội ngành hàng chủ lực của Việt Nam phản ánh, dù lãi suất đã hạ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được vốn.
Khủng hoảng kinh tế lan sang lĩnh vực giáo dục tư.
Giáo viên, nhân viên bị nợ lương, học viên bị ngừng học sau khi các chi nhánh của Trung tâm Ngoại ngữ Alpha đồng loạt đóng cửa
THÊM PHÍ -> TĂNG GIÁ ĐIỆN

Ông Hoàng nói theo dự thảo luật lần này cũng chỉ đưa thêm một loại phí – phí điều tiết điện lực (thu của tổ chức, cá nhân).

Với 5 loại phí đã qui định trong luật hiện hành thì có 3 loại (phí truyền tải, phân phối, dịch vụ phụ trợ) đã chuyển thành giá tương ứng và chỉ giữ lại hai loại phí (phí điều độ hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực).

Bộ trưởng Hoàng cho biết phí điều tiết điện lực được đề xuất nhằm đảm bảo kinh phí cho điều tiết điện lực, còn với kinh phí có được như hiện nay sẽ không đảm bảo chất lượng hoạt động này.
TTO – Tại phiên họp Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) Quốc hội chiều 5-5 tại TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã giải trình về những dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
TIỀN NHƯ VỎ HẾN

Theo đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Bộ Giao thông vận tải, cơ quan này đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đầu tư thêm 100.000 tỉ đồng cho đội tàu của Vinalines. Trong đó gồm hai phân kỳ đầu tư:

Từ 2012-2015: đầu tư 30.000 tỉ đồng để Vinalines mua, đóng mới thêm 67 tàu.

Từ 2016-2020: mua, đóng thêm 95 tàu, tổng vốn đầu tư giai đoạn này là 70.000 tỉ đồng.
TT – Đội tàu của Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) hiện hoạt động ì ạch với nhiều tàu bỏ không, bị bắt giữ, vận tải thua lỗ…, thế nhưng dự kiến sẽ chi 100.000 tỉ đồng cho Vinalines phát triển đội tàu biển.
Một điều thú vị đang diễn ra trên thị trường căn hộ Hà Nội: hiện nay, người mua nhà có thể mua lại căn hộ từ nhà đầu tư thứ cấp với giá rẻ hơn giá bán của chủ đầu tư. Trong khi trước đây, họ phải trả một khoản chênh lệch rất lớn.

Điển hình như nhà đầu tư thứ cấp đang chào bán căn hộ The Pride trên đường Lê Văn Lương, quận Hà Đông với giá 17 triệu đồng/m2 so với giá bán cách đây 2 năm của chủ đầu tư là 20 – 21 triệu đồng/m2. Căn hộ FLC Landmark Tower trên đường Lê Đức Thọ, huyện Từ Liêm cũng được chào bán ở mức 23 triệu đồng/m2 trong khi đã có lúc chủ đầu tư công bố giá bán lên đến 30 triệu đồng/m2.
‎(VTC News) – Tuần qua, chủ đầu tư thứ cấp nhiều dự án căn hộ ở Hà Nội giảm giá ồ ạt và thông tin về số nợ khổng lồ của các “đại gia” BĐS là những sự kiện “hot”.
Tin cũ tháng trước, vẫn mới:

“Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa bị hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings tuyên bố hạ triển vọng tín nhiệm từ “ổn định” xuống “tiêu cực””:

HAGL mà bị phá sản thì sẽ gây sốc toàn quốc, trong vùng. WSJ đăng ngay.

Chắc chắn ông Dũng sẽ có cách cứu, ma giáo thế nào cũng được, nhưng PHẢI CỨU HAGL.

Nợ 15.943 tỉ đồng, tiền lời tính rẻ 22%, thì cũng là 3.507 tỉ, tức 9,6 tỉ đồng MỖI NGÀY.
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa bị hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings tuyên bố hạ triển vọng tín nhiệm từ “ổn định” xuống “tiêu cực”
NIỀM TIN VÀO NỀN KINH TẾ SỤT GIẢM

Theo khảo sát niềm tin tiêu dùng do hãng nghiên cứu Nielsen thực hiện cho quý 1.2012, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đã xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010, giảm 5 điểm so với quý trước, xuống mốc 94 điểm.

Thái độ bi quan này còn thể hiện qua con số 61% người cho rằng Việt Nam đang khủng hoảng kinh tế, giảm từ 66% quý trước; 68% cho rằng sẽ khó thể thoát khỏi khủng hoảng kinh tế trong 12 tháng tới, tăng 3% so với quý trước.
‎61% người cho rằng Việt Nam đang khủng hoảng kinh tế, giảm từ 66% quý trước.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét