Giai đoạn chót của DABDA rồi:
- Denial: Chối bỏ sự thật rằng TTCK bị sa sút do KT sa sút;
- Anger: Giận dữ, giận chính sách, giận CTCK, giận quan chức, giận ngân hàng, giận chính mình khờ dại;
- Bargaining: Trả giá, ráng dùng mọi cách, TA, FA, tất cả đều thất bại;
- Depression: Trầm cảm, suy sụp tinh thần, “hết xí quách”;
- Acceptance: Chấp nhận SỰ THẬT, buông xuôi, có “ra sao thì ra”.
“…Chứng khoán Tuần 19 – 23/11: Chán nản và buông xuôi!
Trong khi bên bán đẩy mạnh thoát hàng bằng việc hạ nhanh giá bán
thì bên mua lại tỏ ra khá thờ ơ với việc mua vào. Điều này đã khiến cho
chỉ số cũng như thanh thoản thị trường tuột dốc…”
Chứng khoán tuần 19 – 23/11: Chán nản và buông xuôi | Vietstock
Tất cả các điều đã, đang, và sắp xảy ra trong nền KT Việt Nam thật ra đều RẤT LOGIC, theo trình tự hoàn toàn có thể đoán trước.
Với người có học thức cao, thì nhiều việc rất đơn giản, trong khi với
người không có học thì tưởng đâu vô cùng phức tạp, sự việc quá khó suy
đoán, quá mông lung, v.v…
DABDA đã được ghi ra từ… 1969 trong quyển “On Death and Dying” do Elisabeth Kübler-Ross viết ra.
Từ 1/2 vòng trái đất, người có học chỉ cần ngó qua 1 cái, là biết
ngay lập tức rằng TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ tại VN đang ở trong tình trạng nào,
giai đoạn nào.
Đáng tiếc, là ngay chính Elisabeth Kübler-Ross cũng không có cách
giải quyết, không nói rằng 1 khi người ta đến giai đoạn chót của cuộc
phiêu lưu đầy đau khổ nào đó, bị thất bại, thì làm sao mà gỡ?
Đây là giai đoạn CHÓT của nền TTCK Việt Nam, trước khi CHẾT.
THANH KHOẢN THẤP thì nguy hơn là giá sụt.
Giá sụt, nhưng thanh khoản cao, thì không sao, do còn có người mua,
thì tức là có “ai đó” còn TIN TƯỞNG rằng ngày mai, ngày mốt, trời lại
sáng.
Như hồi cuối năm 2008, tuy TTCK Mỹ sụt kinh hoàng, NHƯNG thanh khoản
không hề giảm, mà NGƯỢC LẠI người ta còn mua vô nhiều, và ai mua vào lúc
đó thì nay lời to.
Có người lỗ nặng do bán rẻ, nhưng cũng có người lời to do mua rẻ khi
đó, nay bán ra có lời. Nói chung toàn ngành KT thì bù qua sớt lại, KHÔNG
LỖ CHO NỀN KT.
Tại VN ngày nay, giá CK sụt, cộng thêm thanh khoản cực thấp, thì tức
là các nhà đầu tư “chê” giá hiện nay còn quá cao, nên không thèm mua
vào, như giá BĐS hiện nay vậy.
Một số khác thì hoàn toàn chán nản, nên không muốn tham gia vào làm
gì, cho dù giá hôm nay cách đây 1 tuần thì đang là giá quá tốt, đáng mua
vào.
Một tâm lý lo sợ, bất an, chán nản, buông xuôi, đang lan rộng khắp MỌI ngành KT VN.
Không 1 ngành nào không bị sa sút cả, tất cả đều te tua thê thảm, xuống khốc liệt.
TTCK Việt Nam sắp chết, BĐS ĐÃ chết lâm sàng, sắp tới sẽ là NGÂN HÀNG.
Gần tới hạn kỳ cuối năm trả tiền lời, nhưng nay CK, BĐS bán không ra,
thì con nợ bắt buộc phải “xù” nợ thôi, và ngân hàng buộc phải cho “đảo
nợ” thôi, để còn chia “lời” cho quan chức chống lưng, cho các nhân viên
cao cấp, ban lãnh đạo.
Thí dụ ai nợ 1 tỉ đồng, phải trả ít ra là tiền lời 200 triệu đồng. Họ
không có tiền trả, thì ngân hàng kêu ra ghi nợ mới 1 tỉ 200 triệu, bỏ
nợ cũ, mọi việc sạch sẽ gọn gàng, số 200 triệu ghi vào sổ sách là “đã
thu hồi”.
Số cho vay nay tăng lên, tức tài sản ngân hàng “tăng 200 triệu”.
Kết toán, ngân hàng “lời” quá, rút ruột chi tiền thưởng cho lãnh đạo,
chia chác để “đấm mõm” các quan chức cao cấp đang chống lưng, chút đỉnh
cho nhà báo đừng phanh phui ra.
——————
Vietstock, Chứng khoán Tuần 19 – 23/11: Chán nản và buông xuôi!, 23/11/2012, http://vietstock.vn/2012/11/chung-khoan-tuan-19-2311-chan-nan-va-buong-xuoi-71-249360.htm
2 nhận xét:
Kinh Tế Việt Nam sẽ chạm đáy vào cuối năm 2013. Khó khăn chỉ mới khởi đầu thôi.
Chi 1 cau " tat ca deu phai chet"
Đăng nhận xét