Đây là kì 4 và cũng là kì cuối của loạt bài về dự án lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất.
Kì 4: Phân tích cụ thể về thiệt hại từ dự án.
(Để xem lại những bài viết cũ, mời mọi người tham khảo link ở cuối bài.)
Các nước khác cất có lời là vì họ:
1. Cất nơi thuận lợi, như TOTAL định cất tại Vũng Tàu. Khi bị buộc phải cất ngoài Trung, họ bỏ chạy ngay.
2. Có công nghiệp phụ trợ, nội hóa nhiều phụ tùng. VN chưa làm được cây đinh con ốc, do đó phải nhập gần 100% máy móc, phụ tùng.
3. Trình độ kỹ thuật họ tiến bộ hơn VN nhiều, họ không tốn tiền thuê kỹ sư ngoại quốc, dạy kỹ sư trong nước.
4. Không bị tham nhũng tận răng. Bạn tôi làm tạp dịch ngoài DQ, nói tham nhũng kinh hoàng. Chuyên gia ngoại quốc phải ở nhà do quan chức cho thuê, hoặc "làm mối" ăn tiền. Tiền thuê cao, thì lương chuyên gia bị nâng lên. Các khóa học liên tục, tầm bậy, cho quan chức, công nhân, rồi tính vào tiền chi phí.
5. NMLD DQ nếu cất tại Vũng tàu, chi phí ban đầu chỉ khoảng 1,3 tỉ USD thì KHÔNG LỖ, còn có lời, do lọc xong bán rất dễ, chi phí vận chuyển thấp, do khí hậu tốt. Tại DQ, biển động rất mạnh, lại thêm hay bị bão hàng 3+ tháng/ năm, đường bộ lại không thuận tiện.
TOTAL làm được rẻ là vì họ có sẵn chuyên gia ăn lương tháng, dễ dàng "mượn" từ Trung đông qua. Vật tư phụ tùng họ mua số nhiều, hoặc cũ tháo ra từ nơi khác lắp vào, do còn tốt.
VN phải thuê chuyên gia rất mắc tiền, mỗi ngày vài ngàn USD/ người, vật tư phụ tùng phải mua từng cái, giá gấp 2x, 5x giá TOTAL mua, lại có khi không có ngay, trong khi TOTAL còn tồn kho ít là họ mua ngay.
Cho dù mua có, giá mắc, nhưng trễ 1 vài ngày là thiệt hại to lớn, lại phải chở gấp qua, rất mắc, thay vì TOTAL có tàu riêng, máy bay riêng của họ.
NMLD Dung Quất là một ĐẠI THẢM HỌA, có khi còn hơn cả VINASHIN, do hàng chục cty khác đang "ăn theo" các sản phẩm của NMLD này.
Vài năm sau khi máy móc cũ kỹ, rủi bị hư nặng, cháy nổ sao đó, thì hàng chục cty khác mang họa theo, do không có nguyên nhiên vật liệu từ NMLD DQ, mua nhập về thì quá mắc, thiệt hại dây chuyền toàn vùng, có thể lên đến hàng chục tỉ USD.
----------------------
Dung Quất có khả năng lọc 65 triệu tấn dầu mỗi năm.
Ðáp ứng được chừng 33% nhu cầu dùng trong nước.
Chi phí xây từ năm 1993 mượn là 1,5 tỉ Mỹ kim.
Hoàn thành năm 2008 và tổng chi phí lên gần 3,2 tỉ đô la.
*Nếu tính công lọc 1 tấn dầu là 11 Mỹ kim (lấy giá của Singapore ), thì tổng số tiền lọc được 1 năm là:
6.5 triệu tấn x $11/ tấn = 71,5 triệu đô la mỗi năm.
- Mượn 1.5 tỉ đô la, với lãi suất 6-8%, trong thời gian 30 năm, thì tiền lời VN phải trả cho ngoại quốc trong 15 năm qua là gần 1,3 tỉ đô la (90 triệu đô/1 năm x 15 năm).
- Nhà máy Dung Quất đi vào sản xuất đầu năm 2009. Lấy tiền kiếm được qua việc lọc dầu TRỪ tiền trả lãi hàng năm cho việc mượn tiền xây dựng nhà máy = số tiền mà nhà máy Dung Quất thu được
Vì sau khi khởi công xây dựng từ 1993, nhưng không hoàn thành như tiến độ xây dựng là 5-7 năm, khoảng thời gian gần đây VN phải mượn thêm 1,7 tỉ để hoàn tất công trình, nên món nợ thật sự xây Dung Quất là 3,2 tỉ đô la.
Năm 2009, tiền lời 1 năm phải trà cho việc vay mượn 3,2 tỉ đô la nầy là 3,2 tỉ đô x 6% = 192 triệu đô la/1 năm.
Tiền lời của nhà máy lọc dầu Dung Quất hàng năm là 71.5 triệu (tiền lời do lọc dầu) – 192 triệu (tiền phải trả lãi do vay mượn) = -120 triệu đô la.
Tóm lại, nhà máy Dung Quất sẽ lỗ hàng năm là 120 triệu đô la. (chưa nhắc tới số tiền lãi phải trả lại cho ngoại quốc từ 1993-2008 là 1.3 tỉ đô la). Nhiều nhà kinh tế tính rằng, số tiền lỗ thực sự lên đến hơn 250 triệu Mỹ kim hàng năm.
Giá xăng dầu: theo các nhân viên cao cấp ngành dầu khí VN cho biết, thì giá xăng dầu của VN trong nhiều năm sắp tới đây cũng sẽ vẫn cao hơn giá xăng dầu ở nước ngoài, và giá xăng dầu ở TQ cũng sẽ cao hơn giá mua xăng dầu phải nhập cảng ở các nước ngoài, vì giá lọc dầu $11/1 tấn là giá lọc của Singapore. Vì chính phủ có thể điều chỉnh giá lọc dầu ở Dung Quất phải cao hơn giá tiền $11/1 tấn thì Dung Quất mới bớt bị lỗ lã.
Nói một cách khác là toàn dân VN hiện nay phải mua xăng dầu giá cao hơn giá xăng dầu được nhập cảng của các nước ngoài và sẽ cao gấp rưỡi (1.5 lần) giá xăng nhập, và dân chúng VN phải gánh hết lỗ lã do chính sách đầu tư sai lầm của nhà nước ở Dung Quất.
Trong suốt 5 năm qua, mỗi năm VN khai thác được trung bình từ 17 triệu tấn đến 21 triệu tấn đầu (2003-2008), và con số nầy đang giảm dần vì giếng dầu Bạch Hổ đã bắt đầu cạn do đã khai thác gần 20 năm qua.
Nếu VN không tìm được mỏ dầu mới, thì Dung Quất sẽ không có đủ dầu để lọc. Tuy vậy, nhà nước đã mượn tiền ngoại quốc để đầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy lọc dầu nữa ở gần Hà Nội. Quan điểm của nhà nước là “có làm, là có ăn.”
----------------------
----------------------------
Vốn 43 ngàn tỉ đồng, nếu không làm gì cả, bỏ vào ngân hàng, cũng lời 14% tức 6020 tỉ đồng/ năm.
Nay, năm 2010 lời 250 tỉ đồng, năm 2011 lời 500 tỉ đồng, "đảm bảo đủ để trả nợ và lãi"?
Tính kiểu nào đây?
Cho dù chỉ tính trên số tiền nợ 70% của 43 ngàn tỉ đồng, thi cũng là 30 ngàn tỉ đồng, tiền lời 18%, thì cũng phải trả - chỉ tiền lời mà thôi - 5400 tỉ đồng.
"Xạo Hoài Cha Nội", 250 tỉ đồng lời HÀNG NĂM của DQ không đủ trả tiền LỜI cho 3 tuần!
Đừng tính tiền vốn, nghe điếc lỗ tai!
Do vậy, nay phải chạy mượn "tăng năng suất", thực tế là kê giá lên cho cao, lấy chênh lệch trả nợ gấp, và như vậy chẳng qua sẽ làm nợ càng nhiều, vài năm sau khi phải trả nợ hiện nay, nợ mới, thì lại phải "tăng năng suất" lần nữa.
Đây là 1 trong 2 nơi, nơi kia là EVN, mà bà Phạm Chi Lan nhắc đến "Còn 2 VINASHIN nữa, nợ rất nhiều".
Không chạy kịp 5400 tỉ đồng trả tiền LỜI cho năm nay, thêm vào tiền vốn khoảng 10% cho số 30 ngàn tỉ đồng, tức tổng cộng 8400 tỉ đồng, thì lại có tin "Nhà máy lọc dầu DQ quỵt nợ", chỉ trong vài tháng tới.
Năm 2010, theo lời công bố CHÍNH THỨC của NMLD DQ, chỉ lời ọp ẹp 250 tỉ đồng.
Mà cũng chưa chắc đâu, do còn làm phù phép các con tính thống kê. Amortization nợ ra sao, Depreciation costs thế nào?
Hè này ngưng 2 tháng bảo trì, sẽ thêm bao nhiêu chi phí vật tư, phụ tùng, thuê chuyên gia?
----------------------
Kì 1: Con số đầu tư có thật sự sinh lời?
https://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/dung-quất-con-số-đầu-tư-có-thật-sự-sinh-lời/201355006563547
Kì 2: Việt Nam lãng phí nhiều cơ hội vàng từ TOTAL.
https://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/dung-quất-việt-nam-lãng-phí-nhiều-cơ-hội-vàng-từ-total/201788929853488
Kì 3: Dung Quất có thật sự đảm bảo an toàn năng lượng, là đầu kéo phát triển miền Trung?
https://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/dung-quất-có-thật-sự-đảm-bảo-an-toàn-năng-lượng-là-đầu-kéo-phát-triển-miền-trung/203176176381430
Kì 4: Phân tích cụ thể về thiệt hại từ dự án.
(Để xem lại những bài viết cũ, mời mọi người tham khảo link ở cuối bài.)
Các nước khác cất có lời là vì họ:
1. Cất nơi thuận lợi, như TOTAL định cất tại Vũng Tàu. Khi bị buộc phải cất ngoài Trung, họ bỏ chạy ngay.
2. Có công nghiệp phụ trợ, nội hóa nhiều phụ tùng. VN chưa làm được cây đinh con ốc, do đó phải nhập gần 100% máy móc, phụ tùng.
3. Trình độ kỹ thuật họ tiến bộ hơn VN nhiều, họ không tốn tiền thuê kỹ sư ngoại quốc, dạy kỹ sư trong nước.
4. Không bị tham nhũng tận răng. Bạn tôi làm tạp dịch ngoài DQ, nói tham nhũng kinh hoàng. Chuyên gia ngoại quốc phải ở nhà do quan chức cho thuê, hoặc "làm mối" ăn tiền. Tiền thuê cao, thì lương chuyên gia bị nâng lên. Các khóa học liên tục, tầm bậy, cho quan chức, công nhân, rồi tính vào tiền chi phí.
5. NMLD DQ nếu cất tại Vũng tàu, chi phí ban đầu chỉ khoảng 1,3 tỉ USD thì KHÔNG LỖ, còn có lời, do lọc xong bán rất dễ, chi phí vận chuyển thấp, do khí hậu tốt. Tại DQ, biển động rất mạnh, lại thêm hay bị bão hàng 3+ tháng/ năm, đường bộ lại không thuận tiện.
TOTAL làm được rẻ là vì họ có sẵn chuyên gia ăn lương tháng, dễ dàng "mượn" từ Trung đông qua. Vật tư phụ tùng họ mua số nhiều, hoặc cũ tháo ra từ nơi khác lắp vào, do còn tốt.
VN phải thuê chuyên gia rất mắc tiền, mỗi ngày vài ngàn USD/ người, vật tư phụ tùng phải mua từng cái, giá gấp 2x, 5x giá TOTAL mua, lại có khi không có ngay, trong khi TOTAL còn tồn kho ít là họ mua ngay.
Cho dù mua có, giá mắc, nhưng trễ 1 vài ngày là thiệt hại to lớn, lại phải chở gấp qua, rất mắc, thay vì TOTAL có tàu riêng, máy bay riêng của họ.
NMLD Dung Quất là một ĐẠI THẢM HỌA, có khi còn hơn cả VINASHIN, do hàng chục cty khác đang "ăn theo" các sản phẩm của NMLD này.
Vài năm sau khi máy móc cũ kỹ, rủi bị hư nặng, cháy nổ sao đó, thì hàng chục cty khác mang họa theo, do không có nguyên nhiên vật liệu từ NMLD DQ, mua nhập về thì quá mắc, thiệt hại dây chuyền toàn vùng, có thể lên đến hàng chục tỉ USD.
----------------------
Dung Quất có khả năng lọc 65 triệu tấn dầu mỗi năm.
Ðáp ứng được chừng 33% nhu cầu dùng trong nước.
Chi phí xây từ năm 1993 mượn là 1,5 tỉ Mỹ kim.
Hoàn thành năm 2008 và tổng chi phí lên gần 3,2 tỉ đô la.
*Nếu tính công lọc 1 tấn dầu là 11 Mỹ kim (lấy giá của Singapore ), thì tổng số tiền lọc được 1 năm là:
6.5 triệu tấn x $11/ tấn = 71,5 triệu đô la mỗi năm.
- Mượn 1.5 tỉ đô la, với lãi suất 6-8%, trong thời gian 30 năm, thì tiền lời VN phải trả cho ngoại quốc trong 15 năm qua là gần 1,3 tỉ đô la (90 triệu đô/1 năm x 15 năm).
- Nhà máy Dung Quất đi vào sản xuất đầu năm 2009. Lấy tiền kiếm được qua việc lọc dầu TRỪ tiền trả lãi hàng năm cho việc mượn tiền xây dựng nhà máy = số tiền mà nhà máy Dung Quất thu được
Vì sau khi khởi công xây dựng từ 1993, nhưng không hoàn thành như tiến độ xây dựng là 5-7 năm, khoảng thời gian gần đây VN phải mượn thêm 1,7 tỉ để hoàn tất công trình, nên món nợ thật sự xây Dung Quất là 3,2 tỉ đô la.
Năm 2009, tiền lời 1 năm phải trà cho việc vay mượn 3,2 tỉ đô la nầy là 3,2 tỉ đô x 6% = 192 triệu đô la/1 năm.
Tiền lời của nhà máy lọc dầu Dung Quất hàng năm là 71.5 triệu (tiền lời do lọc dầu) – 192 triệu (tiền phải trả lãi do vay mượn) = -120 triệu đô la.
Tóm lại, nhà máy Dung Quất sẽ lỗ hàng năm là 120 triệu đô la. (chưa nhắc tới số tiền lãi phải trả lại cho ngoại quốc từ 1993-2008 là 1.3 tỉ đô la). Nhiều nhà kinh tế tính rằng, số tiền lỗ thực sự lên đến hơn 250 triệu Mỹ kim hàng năm.
Giá xăng dầu: theo các nhân viên cao cấp ngành dầu khí VN cho biết, thì giá xăng dầu của VN trong nhiều năm sắp tới đây cũng sẽ vẫn cao hơn giá xăng dầu ở nước ngoài, và giá xăng dầu ở TQ cũng sẽ cao hơn giá mua xăng dầu phải nhập cảng ở các nước ngoài, vì giá lọc dầu $11/1 tấn là giá lọc của Singapore. Vì chính phủ có thể điều chỉnh giá lọc dầu ở Dung Quất phải cao hơn giá tiền $11/1 tấn thì Dung Quất mới bớt bị lỗ lã.
Nói một cách khác là toàn dân VN hiện nay phải mua xăng dầu giá cao hơn giá xăng dầu được nhập cảng của các nước ngoài và sẽ cao gấp rưỡi (1.5 lần) giá xăng nhập, và dân chúng VN phải gánh hết lỗ lã do chính sách đầu tư sai lầm của nhà nước ở Dung Quất.
Trong suốt 5 năm qua, mỗi năm VN khai thác được trung bình từ 17 triệu tấn đến 21 triệu tấn đầu (2003-2008), và con số nầy đang giảm dần vì giếng dầu Bạch Hổ đã bắt đầu cạn do đã khai thác gần 20 năm qua.
Nếu VN không tìm được mỏ dầu mới, thì Dung Quất sẽ không có đủ dầu để lọc. Tuy vậy, nhà nước đã mượn tiền ngoại quốc để đầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy lọc dầu nữa ở gần Hà Nội. Quan điểm của nhà nước là “có làm, là có ăn.”
----------------------
"...Hôm qua, tại cuộc họp quyết toán nhà máy, tổng vốn đầu tư cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 43 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn của Petro Vietnam chiếm 30%, còn lại là vốn vay từ ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ khác..."http://vneconomy.vn/2011010510272729P0C5/mo-rong-nha-may-loc-dau-dung-quat-hoan-toan-khong-mao-hiem.htm
"...Theo hợp đồng tín dụng thì từ bây giờ chúng tôi bắt đầu trả nợ và nguồn này được lấy từ chính lợi nhuận của nhà máy. Dự kiến năm 2010 lợi nhuận đạt khoảng 250 tỷ đồng, trong năm 2011 sẽ là trên 500 tỷ đồng, đảm bảo đủ để trả nợ và lãi..."
----------------------------
Vốn 43 ngàn tỉ đồng, nếu không làm gì cả, bỏ vào ngân hàng, cũng lời 14% tức 6020 tỉ đồng/ năm.
Nay, năm 2010 lời 250 tỉ đồng, năm 2011 lời 500 tỉ đồng, "đảm bảo đủ để trả nợ và lãi"?
Tính kiểu nào đây?
Cho dù chỉ tính trên số tiền nợ 70% của 43 ngàn tỉ đồng, thi cũng là 30 ngàn tỉ đồng, tiền lời 18%, thì cũng phải trả - chỉ tiền lời mà thôi - 5400 tỉ đồng.
"Xạo Hoài Cha Nội", 250 tỉ đồng lời HÀNG NĂM của DQ không đủ trả tiền LỜI cho 3 tuần!
Đừng tính tiền vốn, nghe điếc lỗ tai!
Do vậy, nay phải chạy mượn "tăng năng suất", thực tế là kê giá lên cho cao, lấy chênh lệch trả nợ gấp, và như vậy chẳng qua sẽ làm nợ càng nhiều, vài năm sau khi phải trả nợ hiện nay, nợ mới, thì lại phải "tăng năng suất" lần nữa.
Đây là 1 trong 2 nơi, nơi kia là EVN, mà bà Phạm Chi Lan nhắc đến "Còn 2 VINASHIN nữa, nợ rất nhiều".
Không chạy kịp 5400 tỉ đồng trả tiền LỜI cho năm nay, thêm vào tiền vốn khoảng 10% cho số 30 ngàn tỉ đồng, tức tổng cộng 8400 tỉ đồng, thì lại có tin "Nhà máy lọc dầu DQ quỵt nợ", chỉ trong vài tháng tới.
Năm 2010, theo lời công bố CHÍNH THỨC của NMLD DQ, chỉ lời ọp ẹp 250 tỉ đồng.
Mà cũng chưa chắc đâu, do còn làm phù phép các con tính thống kê. Amortization nợ ra sao, Depreciation costs thế nào?
Hè này ngưng 2 tháng bảo trì, sẽ thêm bao nhiêu chi phí vật tư, phụ tùng, thuê chuyên gia?
----------------------
Kì 1: Con số đầu tư có thật sự sinh lời?
https://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/dung-quất-con-số-đầu-tư-có-thật-sự-sinh-lời/201355006563547
Kì 2: Việt Nam lãng phí nhiều cơ hội vàng từ TOTAL.
https://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/dung-quất-việt-nam-lãng-phí-nhiều-cơ-hội-vàng-từ-total/201788929853488
Kì 3: Dung Quất có thật sự đảm bảo an toàn năng lượng, là đầu kéo phát triển miền Trung?
https://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/dung-quất-có-thật-sự-đảm-bảo-an-toàn-năng-lượng-là-đầu-kéo-phát-triển-miền-trung/203176176381430
0 nhận xét:
Đăng nhận xét