Thứ Ba, tháng 4 12, 2011

Định luật bảo toàn ngoại tệ

Those who anticipate a stable foreign exchange rate may sell dollars for dong, and deposit the local currency in banks for a higher interest rate, the Saigon Tiep Thi newspaper quoted Truong Van Phuoc, chief executive officer of Vietnam Export-Import Commercial Joint-stock Bank (Eximbank), as saying.

[1]

Điều họ không [dám] nói tới, là cho dù họ tính đúng, thì cũng chỉ xảy ra MỘT lần (tức việc người dân bán USD đầu cơ vào VND do lãi suất cao).

Hiện đang có khoảng 10 tỉ USD đang gởi vào ngân hàng VN. Nay do lệnh bóp nghẹt lãi suất, cho là người ta rút ra 5 tỉ USD, và cho dù CPVN tính đúng, người ta bán ra 5 tỉ USD lấy VND, thì số này đúng là sẽ giúp giảm giá USD, NHƯNG chỉ 1 lần là thôi, và số USD này sẽ mau chóng chạy ra ngoại quốc. Nên nhớ hiện nay, mỗi tháng 1 tỉ USD chạy qua TQ.

Sau đó thì sao?

Sau khi số này chạy qua TQ, Thái lan, Cambodia, thì giá USD tại VN lại tăng vọt, vậy là lại giảm lãi suất xuống 1%, 0%, ép người ra rút ra hết số 5 tỉ USD còn lại, bán ra giúp giảm giá USD, bổn cũ soạn lại, USD chạy qua TQ, Thái, Cambodia, rồi giá USD tại VN lại TĂNG!

Đây chẳng qua chỉ là kế "bán nội lực ra nước ngoài" không khác đầu năm ngoái "xuất khẩu vàng" hồi giá vàng thế giới còn 1080 USD mà thôi.

Sau khi số ngoại tệ này chạy ra ngoại quốc hết, thì USD tăng tự do.

--------------------------------

Ngoài ra, CPVN tính sai 2 điều hết sức quan trọng:

1. Do trước đây lãi suất USD cao, nhiều băng nhóm mafia, nhiều Việt kiều, ngoại quốc làm ăn tại VN, v.v... bỏ tiền vào ngân hàng VN lấy lời cao. Nay ép giá còn 3%/ năm cho tư nhân, thì họ chẳng những không đưa vào thêm, mà còn rút ra khỏi VN vĩnh viễn.

Mà họ rất khôn nhé, sẽ có cách chuyển về nước bằng nhiều cách, cho dù lỗ vài %, chứ rất ít khi chịu đổi ra VND bỏ vào ngân hàng VN.

Và như trên tôi ghi, cho dù 1 số bán ra lấy VND thật, thì chỉ 1 lần là thôi, đang khi trước kia USD còn xoay vòng nhiều lần, xem dưới đây.

2. Một điều khác mà CPVN cực kỳ sai lầm khi đưa ra quyết định ép giá lãi suất, là các ngân hàng hiện không để bó xó 10 tỉ USD họ nhận người ta gởi vào.

Mà ngân hàng ĐÃ cho vay phần lớn, hoặc ĐÃ bán ra lấy VND cho vay.

Nay ngân hàng PHẢI chạy mua trả lại, hoăc đòi người vay trả lại. Dù gì thì cũng phải hút USD từ thị trường, trả lại cho người gởi, do đó số USD trong thị trường KHÔNG HỀ TĂNG LÊN, MÀ CHỈ CHUYỂN ĐỔI TỪ NƠI NÀY QUA NƠI KHÁC, do đó già USD sẽ KHÔNG được giảm đi.

Gọi đây là "định luật bảo toàn ngoại tệ" cũng không sai.

Tổng số USD trong thị trường KHÔNG TĂNG, mà chỉ chuyển qua từ (a) số USD các ngân hàng mới mua được, (b) số USD các ngân hàng mới thu về từ người mượn => nay trao qua cho người gởi.

Đây không phải là cách tăng tổng số USD đang lưu hành tại VN, mà chỉ là cách ép bán 1 số USD ra VND, để giảm giá USD, trong khi thiệt hại là:

(i) USD sẽ chạy ra ngoại quốc,

(ii) Ngày càng ít USD được đưa vào VN.

-------------------------------------

==> Nhìn chung mọi biện pháp gần đây, nhất là do Nghị quyết 11, đều làm co cụm nền KT.

Do thua và sợ thua, thủ tướng Dũng ra quyết định nay lui về cố thủ, không muốn thu hút thêm ngoại tệ vào, mà muốn tống khứ ngoại tệ ra khỏi VN, thậm chí ra ngoài vòng pháp luật.

Đây là các biện pháp hết sức cực đoan, tối dạ, và retroactive trở lại thời kỳ 1975-1987.

Thay vì tiến tới, pro-active một cách thông minh mạnh bạo, thì ông Dũng lui về cố thủ, chui rúc.

Tiếc cho VN, tiếc cho các người gọi là TRÍ THỨC, là các TS Kinh tế. Họ nên treo bằng, đốt bằng, vì hoặc là dốt nát không nhận ra các sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, có tính huỷ hoại nền KT quốc gia do Nghị quyết 11 đưa ra, hoặc họ quá sợ hãi trốn tránh.

Trong 1 hoặc cả 2 trường hợp, họ đều không xứng đáng với các chức vụ, các bằng cấp họ treo tường, với trường đại học họ từng mặc áo, đội mũ, nhận bằng tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế.



--

[1] http://www.reuters.com/article/2011/04/11/markets-vietnam-dollar-idUSSGE73A00820110411?pageNumber=1


0 nhận xét:

Đăng nhận xét