Thứ Tư, tháng 6 29, 2011

Nguy cơ đổ vỡ hệ thống NH, BĐS, CK ngày càng rõ nét

Tình hình KTVN dường như đang chờ 1 biến chuyển lớn, 1 vụ bể BĐS, bể CK, LẠM PHÁT vài chục %/ tháng.

Chứ không còn tin làm ăn, phát triển gì nữa.

Như cái chén bị nứt nhiều chỗ, nay chỉ chờ bị bể ra, mà thôi.

Không biết chừng nào, có thể 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng.

Chỉ biết rất rõ là SẼ có ngày đó.

-----------------------

Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình cảnh báo rủi ro tín dụng BĐS (Cafef, 28/6/2011)
Bộ Xây dựng đề nghị NHNN “giải cứu’’ thị trường bất động sản (Vietstock, 27/6/2011)
DN đầu tư "nóng", địa ốc "chết"‎ (24h, 28/6/2011)

Các con số CP đưa ra rất lớn, 222.000 tỉ VND, tức 10.75 tỉ USD  (Cafef, 19/6/2011), tuy nhiên, vẫn bị làm cho méo mó, nhỏ lại.

Con số thống kê riêng cho thấy, có ít nhất 300 ngàn tỉ VND, tức 15 tỉ USD, nay kẹt cứng không nhúc nhích đâu được trong BĐS.

Vấn đề nguy kịch hơn, vì có liên can đến gạch, đá, gỗ, xi măng, sắt thép, lương công nhân, v.v....

Tính tiền lời 2%/ tháng, thì mỗi tháng nợ BĐS tăng thêm 6 NGÀN TỈ ĐỒNG, MỖI NGÀY 200 TỈ ĐỒNG.

Con số này quá sức to lớn, CPVN không cách nào cứu nổi, in tiền ra nổi, để mua lại các khoản nợ này từ các ngân hàng.

-----------------------

Hàng loạt quan chức cao cấp lên tiếng la hoảng, nhưng không ai có biện pháp nào.

Cho dù CPVN "trợ giá" 1/3, thì sức CẦU thật sự cũng không tăng bao nhiêu.

Nhiều nơi "đất mắc vẫn có người mua" thì chỉ là vì có ĐẦU CƠ, mua rồi, sang tay lại, nhưng sẽ đến lúc tìm không ra người bán lại. Người chót sẽ lỗ nặng, và đó là tình trạng hiện nay.

Làm sao mà tìm ra đủ người mua lại 300 ngàn tỉ BĐS đang nợ ngân hàng?

-----------------------

Khi "bể", có nghĩa là ngân hàng sập, vì không có tiền trả lại cho người gởi.

Phải gọi "tái cấp vốn" như nay CPVN đang làm, hơn 70 ngàn tỉ đồng trong 4 tuần sau 26/5 (Vneconomy, 11/9/2011), thêm cả trăm ngàn tỉ đồng hàng tháng sau đó, do không chỉ cứu BĐS mà còn CK và các món nợ khó đòi khác.

FITCH (intellasia, 17/6/2011) ghi nợ xấu ngân hàng 13% là không tính các món ĐẢO NỢ, do con nợ chỉ có tiền trả tiền lời, tiền vốn tính sao.

13% chỉ là khi con nợ không có tiền trả tiền lời, do đó default toàn bộ số tiền.

3.2% như CPVN ghi ra (Cafef, 9/6/2011) là khi con nợ không có tiền trả tiền lời, nhưng CPVN chỉ tính default số nợ cần trả khi đó, ví dụ chỉ 100 triệu đáo hạn, 1 tỉ chưa. Theo FITCH thì phải tính hết, vì lẽ đơn giản, không có tiền trả 100 triệu, thì làm sao trả phần còn lại.

Nếu tính luôn số ĐẢO NỢ mà trước đó không có trong hợp đồng - tức là đảo nợ do không có tiền trả vốn - thi số nợ xấu trong hệ thống ngân hàng CPVN có thể lên đến 1/3 hoặc 1/2.

-----------------------

Tại VN, nhiều ngân hàng đang dấu giếm, chứ họ đang cho vay CK rất cao, cho dù trên sổ sách là cho vay làm việc khác.

Một khi TTCK VN sụp mạnh, các con nợ này sẽ phải quỵt nợ ngân hàng. Chính ngân hàng cũng lén đánh CK rất lớn, hoặc cho các CTCK vay không thu lại được, và thế là sẽ lỗ to.

Nhiều nhà đầu tư bị thua trong CK, phải quỵt đủ loại nợ, ngay cả quỵt chính cty họ, vì họ dùng tiền cty người khác, cty chính họ, đi đánh CK cũng nhiều.

Rồi người khác thua CK, tuy không nhiều, không quỵt ai, nhưng bị nghèo, do đó không tiền mua nhà hoặc trả tiền nhà đang thiếu, không tiền đầu tư việc khác đã lên kế hoạch, v.v...

CK bị thiệt hại 1 tỉ USD (chỉ 3,3% các chỉ số), thì nền KT VN có thể bị thiệt hại 3-5 tỉ USD.

Lehman Brothers chỉ sập có 300 tỉ USD, mà nền KT thế giới bị thiệt hại ít gì 30 ngàn tỉ USD, tức 100 lần hơn.

Dân Mỹ mà thôi bị sụt BĐS, CK, lên tới gần 20 ngàn tỉ USD, chưa kể thất nghiệp vọt lên từ dưới 5% nay hơn 9%, sự thiệt hại này cũng hết sức to lớn (opportunity costs).

-----------------------

Tổng nợ của toàn nền kinh tế VN là 125 tỉ USD (intellasia, 28/6/2011).

120% GDP đây là tổng số tiền các ngân hàng VN đang cho vay trong xứ.

54% GDP là số nợ CPVN nợ nước ngoài, thông qua DNNN (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 9/3/2011). Số liệu 2009 đã cũ, nay có thể lên trên 60% GDP.

Tính bằng USD cho gọn, nhưng nếu quy ra VND, con số vô cùng khổng lồ.

125 tỉ USD tức là 2 triệu 625 ngàn tỉ đồng.

Mỗi năm tiền lời 20% (thật ra cao hơn, chỉ tính cho gọn), là 525 ngàn tỉ đồng.

Mỗi ngày 1 ngàn 438 ngàn tỉ đồng.

Nền KTVN đâu có làm ra đủ tiền cho các con nợ này trả lại cho khổ chủ?

Tiền lời tính rẻ 20% cho 125 tỉ USD đang cho vay tại VN, thì chỉ có 25 tỉ USD thôi.

Đang khi đó, trong kinh doanh, lời 10% là may. Thông thường chỉ 3-5%.

GDP VN chỉ khoảng 104 tỉ USD, cho dù theo con số chính thức, được doping cho mập.

Cho dù doanh số các người, cty, mượn tiền chạy hết vào GDP - con số cao vô lý - thì cũng không làm sao mà doanh số 105 tỉ USD lại lời 25 tỉ USD mà trả tiền lời cho ngân hàng.

Nhiều cty không đủ tiền trả vốn, chỉ là bán tài sản trả tiền lời. Có khi nộp không kịp, thì tiền lời cộng vào tiền vốn, để đó, chứ cả chủ nợ (ngân hàng) và con nợ đều biết, con nợ không bao giờ có khả năng trả lại, ngay cả tiền lời mà thôi cũng không.

Ngân hàng, ngược lại, là con nợ đối với người gởi vào. Ngân hàng quá biết họ đã PHÁ SẢN rồi, do tiền nợ người gởi thì không chạy đi đâu được, nhưng tiền cho vay ra thì không bao giờ có thể thu hồi đến cả 30-50% tổng số cho vay.

Do đó, ngân hàng nay bị "mất thanh khoản" là vì vậy, cho dù trên sổ sách họ "có" cả trăm ngàn tỉ đồng nào đó, nhưng khi người gởi vào lấy chỉ vài tỉ thì họ không có tiền trả lại, phải dụ dỗ người gởi bỏ trở lại vào, tiền lời tăng vọt, mà chính ngân hàng biết họ sẽ không thể trả, trừ khi tiếp tục mượn chỗ khác, mượn ngân hàng trung ương.

Tình hình ĐÃ đến mức không còn che dấu được thêm bao lâu nữa.

-----------------------

Trong khi đó, "Lãi suất vẫn căng do tiền không quay lại ngân hàng" (Cafef, 20/6/2011)

Ông Nghĩa đề cập tới những dấu hiệu rất xấu trong hệ thống Ngân hàng:

Thứ nhất, do vốn khan hiếm, lãi suất cao, một số doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng. Một số DN có khả năng, nhưng không trả nợ ngân hàng do sợ không vay lại được hoặc phải vay với lãi cao hơn. Do đó, tiền không quay trở lại ngân hàng như dự tính.

Thứ hai, giá cả tăng cao khiến thu nhập của người dân và DN giảm, tiền tiết kiệm ít đi, trong khi tiền cung ứng bị thắt chặt.

Thứ ba, do khó tiếp cận vốn ngân hàng, tín dụng đen bùng nổ, khiến một lượng tiền tiết kiệm trong dân cư đi vào thị trường chợ đen.

Ngân hàng muốn hạn chế người dân rút tiền ra (do thiếu tiền trả), nên khuyến mãi bằng cách tăng lãi suất: "anh chị đừng rút ra, vốn lẫn lãi cứ để trong ngân hàng em nhé, em sẽ tăng lãi suất lên thành 20% nhé, gửi 100 triệu năm sau rút ra 120 triệu đó!"

Lẽ ra, khi tiền gửi DN giảm, thì NHNN phải bơm tiền cho các ngân hàng thương mại để tốc độ tăng trưởng M2 phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP. Nhưng NHNN bơm tiền không đủ, khiến các ngân hàng thương mại khan hiếm vốn. Trong bối cảnh huy động tiết kiệm giảm, NHNN không đủ tiền cho thị trường, thì việc các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động là đương nhiên.

Sức ép lên NHNN đang tăng cao. Nay đã bơm rất nhiều rồi, để cứu CK, mà ông Nghĩa nói "ít quá, vẫn còn chưa đủ, các ngan hàng TM vẫn đang phải tăng lãi suất huy động, để tăng số vốn" --> Như vậy sớm muộn gì NHNN cũng sẽ phải bơm thêm tiền --> lạm phát tăng khủng khiếp.

-----------------------

Tình trạng này, như bàn cờ đi vào tàn cuộc, bị vây tứ phía, CPVN không cách nào gỡ nổi, mà không có biện pháp ĐỔI TIỀN, quỵt nợ của toàn dân gởi tiền vào ngân hàng.

KẾT HỐI trước, KẾT KIM sau, ĐỔI TIỀN SAU CÙNG.

CPVN đã in ra 63 ngàn tỉ đồng mua 3 tỉ USD ép dân, doanh nghiệp bán lại. Đó là KẾT HỐI tập 1.

Có lệnh ĐỔI TIỀN, sẽ xóa phần lớn trong số 2 triệu 265 ngàn tỉ đồng, chỉ cho lấy lại khoảng 10% - 20% nào đó mà thôi.

Không còn cách nào khác, do rất đơn giản, các con nợ không thể nào làm lời ra 1 ngàn 438 ngàn tỉ đồng/ ngày, 1 phút 1 tỉ đồng.

CPVN phải cứu CK, phải cứu BĐS, nếu không thì nền KT chết ngay.

Nhưng nếu cứu CK, cứu BĐS, thì phải tung tiền ra rất lớn, gây lạm phát hết sức kinh khủng trong 3 tháng.

Theo tôi, họ sẽ cứu, rồi khi có lạm phát sẽ tính sau, ít ra họ có 3 tháng để chạy lo.

Rồi khi lạm phát tăng mạnh do tiền tung ra mua USD, vàng, khi đó mới ĐỔI TIỀN quyt hết của dân - do tiền mặt là 1 loại nợ.

Kết đến sẽ là KẾT KIM, sẽ in tiền ra mua VÀNG của dân.

Nhưng chạy lo sẽ không ích lợi gì, và thế là cuối cùng nền KTVN cũng sẽ sụp đổ, CHẮC CHẮN 100% NHƯ VẬY, chỉ là khó đoán về thời gian, có thể xê xích vài tháng.

Đó là phương hướng KTVN trong tương lai.

-----------------------

Dân đen ngày càng bị bỏ rơi.

Hơn lúc nào hết, khó khăn, đổ vỡ kinh tế ngày một thể hiện rõ nét hơn ở giai cấp lao động, đặc biệt là giới công nhân.

Công nhân ngày đêm bị bóc lột, sinh mạng bị đem rẻ, vật giá đắt đỏ, đời sống khó khăn, vất vả, đói khổ.

Trên khắp cả nước, công nhân nghỉ việc hàng loạt do quá đói (An ninh Thủ đô, 19/6/2011).

Họ phải tự nguyện "xin thất nghiệp" do đồng lương bóc lột không đủ sống, cộng thêm tình trạng đình công triền miên (TTVH--trực thuộc TTXVN, 29/6/2011).

Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến hết tháng 6, cả nước xảy ra gần 450 cuộc ngừng việc tập thể, đình công tại 23 tỉnh, thành phố, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2010.

Điển hình là tại công ty Pou Yuen, lớn nhất TP.HCM với trên 65.000, cuộc đình công kéo dài đã bước sang tuần thứ 2, và đang tiếp tục dù công ty đã đề nghị tăng lương + cơ bản lên 500.000 đồng/tháng (VTC, 28/6/2011).


-----------------------

24h'"DN đầu tư "nóng", địa ốc "chết"‎", 28/6/2011, http://www32.24h.com.vn/tai-chinh-bat-dong-san/dn-dau-tu-nong-dia-oc-chet-c161a388062.html
An ninh Thủ đô, "Công nhân nghỉ việc hàng loạt vì... "đói"?", 19/6/2011, http://www.anninhthudo.vn/Xa-hoi/Cong-nhan-nghi-viec-hang-loat-vi-doi/403200.antd
Cafef, "Báo động nợ xấu tại ngân hàng", 9/6/2011, http://cafef.vn/20110609092931327CA34/bao-dong-no-xau-tai-ngan-hang.chn
"Dư nợ tín dụng bất động sản giảm 13.000 tỉ đồng", 19/6/2011, http://cafef.vn/20110619084512879CA34/du-no-tin-dung-bat-dong-san-giam-13000-ti-dong.chn 
"Lãi suất vẫn căng do tiền không quay lại ngân hàng", 20/6/2011, http://cafef.vn/20110620085955849CA34/lai-suat-cang-do-tien-khong-quay-lai-ngan-hang.chn
"Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình cảnh báo rủi ro tín dụng BĐS", 28/6/2011, http://cafef.vn/2011062803064623CA34/pho-thong-doc-nguyen-van-binh-canh-bao-rui-ro-tin-dung-bds.chn
intellasia, "Bad debts of Vietnamese banks account for 13pct of total outstanding loans: Fitch Ratings", 17/6/2011, http://www.intellasia.net/news/articles/finance/111328707.shtml
"Vietnam's total outstanding loans at about $125b: SBV", 28/6/2011, http://www.intellasia.net/news/articles/finance/111330005.shtml
Thời báo Kinh tế Sài Gòn,"Cảnh báo nợ của doanh nghiệp nhà nước", 9/3/2011, http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/49379/Canh-bao-no-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc.html
TTXVN, "Công nhân “xin thất nghiệp” gia tăng", 29/6/2011, http://www.thethaovanhoa.vn/132N20110629091250677T0/cong-nhan-xin-that-nghiep-gia-tang.htm
Vietstock"Bộ Xây dựng đề nghị NHNN “giải cứu’’ thị trường bất động sản", 27/6/2011, http://vietstock.vn/ChannelID/763/Tin-tuc/193412-bo-xay-dung-de-nghi-nhnn-giai-cuu-thi-truong-bat-dong-san.aspx
Vneconomy, "Chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang dần mở rộng?", 11/6/2011, http://vneconomy.vn/2011061101253187P0C6/chinh-sach-tien-te-tu-that-chat-sang-dan-mo-rong.htm
VTC, "Cty Pou Yuen tăng lương, công nhân chưa chịu", 28/6/2011, http://vtc.vn/2-291329/xa-hoi/cty-pou-yuen-tang-luong-cong-nhan-chua-chiu.htm

Chủ Nhật, tháng 6 26, 2011

Đình công lớn tại Sài Gòn, 65 ngàn công nhân bỏ việc

CPI tháng 6 chỉ tăng 1,09% thì dân đã không như thế này:

Công nhân Công ty Pou Yuen ra về, nghỉ việc tập thể sau buổi ngưng việc vào sáng 24/6 (ảnh: N.D)

“…Một vụ đình công lớn xảy ra ở Sài Gòn kéo dài đã ba ngày qua tại công ty vốn đầu tư Ðài Loan 100%, sản xuất giày gia công cho nhiều hãng giày lớn và nổi tiếng ở ngoại quốc…

Hiện tổng số công nhân của Pou Yuen khoảng 65,000 người mà lúc thịnh đạt nhất cách đây mấy năm lên đến 80,000 người

…“Mỗi ngày, ở một nơi nào đó tại Việt Nam đều xảy ra một vụ đình công”. Youngmo Yoon, một chuyên viên về lao động Việt Nam của tổ chức Công Ðoàn Quốc Tế ILO nói với hãng tin tài chính Bloomberg…

Trong 4 tháng đầu năm 2011, đã có 336 [gần 3 vụ/ ngày] vụ đình công tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội…”(Bloomberg, 23/06/2011)

————————-

Cái “ác” của CPI giả mạo là, cty ngoại quốc tăng lương công nhân theo mức này, nhưng giá hàng hóa THẬT SỰ tăng cao ít nhất là GẤP 3 lần CPI.

Ví dụ, Cường Đô la thì không cần tăng quá nhiều tiền xài, do xe hơi không lên giá, còn thức ăn lên vài chục triệu đồng/ tháng chẳng thấm vào đâu với số anh ta xài hàng tỉ đồng/ tháng.

Nhưng với công nhân VN, và 90% dân chúng VN, thì thức ăn chiếm đến 82% thu nhập của họ – theo một cuộc nghiên cứu của Hàn quốc.

Như vậy, khi giá thức ăn tăng gần gấp đôi từ tháng 6 năm ngoái đến nay, đang khi lương tăng theo lạm phát “chỉ 20,82%”, thì làm sao dân chúng sống nổi. (AFP, 24/06/2011)

Lương phải tăng gấp đôi, chứ nếu chỉ tăng 21% thì công nhân bị sụt sức mua đến 40% (từ 100 đơn vị phải lên 200, nhưng chỉ được lên 120, thiếu 80 trên tổng số 200 cần thiết), do đó mà họ PHẢI ĐÌNH CÔNG.

Tình hình càng ngày càng KHẨN THIẾT, CPVN không thể ra chỉ thị bảo báo không đăng là yên việc, các cuộc đình công, đời sống công nhân thê thảm, tự được giải quyết.

Trong 6 tháng cuối năm, gần Noel, và sau đó là gần Tết, thì LẠM PHÁT chắc chắn lại càng tăng.

Lương không tăng kịp thì sẽ lại có đình công kinh hoàng toàn quốc, còn các công nhân viên chức, công an bộ đội không được tăng lương thì sẽ có bỏ việc, quốc gia đình đốn, như từng xảy ra bên LX cũ, làm sập cả nền KT và từ đó sập luôn khối CS từng vô cùng vững chắc.

Họ tịch thu tài sản, bắt bỏ tù dân mua bán USD, dân sợ quá, bán ra hết, thì giá phải TẠM giảm thôi – cho đến khi cạn kiệt hoàn toàn số USD “nhàn rỗi”, trong túi nhân dân.

Họ in 63 ngàn tỉ đồng ra mua vào 3 tỉ USD, la toáng lên rằng “VN đã ổn định ngoại tệ”, nghe có buồn cười không, nhưng nhiều báo ngoại quốc bị gạt, trích đăng lại.

Nay có 1 ông PGS.TS Việt Nam nói, và dùng 1 thành ngữ rất hay, “đó chỉ là té bùn sang ao”, chỉ việc từ túi dân qua túi nhà nước, chứ TOÀN XỨ VN có THÊM được đồng USD nào đâu.

Và ông này nói “khó tin kiều hối tăng”, chứ không lẽ mắng vào mặt ông Giàu là “LÁO KHOÉT”, khi ông Giàu nói “kiều hối tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý II”, đang khi chính ông ta nói “giảm trong quý I”.(Vietstock, 11/05/2011)

Ôi giời ơi, dối trá ơi là dối trá.

———————————————–

Reference:
VTC News, Đình công tại Cty đông công nhân nhất TP.HCM, 24/06/2011,
<http://vtc.vn/2-290976/xa-hoi/dinh-cong-tai-cty-dong-cong-nhan-nhat-tphcm.htm>

Bloomberg, Vietnam‘s Labor Unrest, 23/06/2011,
<http://www.businessweek.com/magazine/content/11_27/b4235015577710.htm>

AFP, Vietnam sees inflation at almost 21% in June, 24/06/2011
<http://sg.news.yahoo.com/vietnam-sees-inflation-almost-21-june-061638269.html>

Vietstock, Lượng kiều hối về nước sụt giảm, 11/05/2011
<http://vietstock.vn/ChannelID/757/Tin-tuc/188901-luong-kieu-hoi-ve-nuoc-sut-giam.aspx>

Bỏ tiền ngân hàng đã lỗ tới 10%

TẤT CẢ MỌI NGƯỜI bỏ tiền vào ngân hàng VN trong 1 năm qua đều thua lỗ:

Vì lẽ, lạm phát tăng 20,82% so với cách đây 1 năm, cho dù theo con số chính thức mà “ai cũng biết” rằng đã bị bóp nhỏ lại mạnh bạo.

Trong khi đó, tiền lời gởi ngân hàng vào đầu tháng 7 năm ngoái chỉ lên đến khoảng 10-12%.

Như vậy, bỏ 100 triệu đồng vào ngân hàng hồi tháng 7 năm ngoái, nay lấy ra 110-112 triệu đồng, sẽ không mua lại cùng số hàng mà 100 triệu đồng có thể mua vào tháng này năm ngoái.

Nay, theo con số chính thức – và tôi chúc may mắn cho bạn nào muốn thử – thì phải bỏ ra 120,82 triệu đồng mới mua lại được cùng số hàng này, tức là phải lỗ khoảng 10 triệu đồng, tức là 10%.

Nói khác đi, TẤT CẢ những ai gởi tiền vào ngân hàng hồi tháng này năm ngoái, nay đều bị THUA LỖ 10%.

—————————–

VnEconomy, Sẽ giảm lãi suất cho vay VND từ đầu tháng 7, 25/06/2010 <http://vneconomy.vn/20100625084414501p0c6/se-giam-lai-suat-cho-vay-vnd-tu-dau-thang-7.htm>

Các ngân hàng thương mại lớn đã đạt được đồng thuận giảm lãi suất cho vay VND từ đầu tháng 7 tới, xuống còn 12% – 12,5%/năm.

AFP, Vietnam sees inflation at almost 21% in June, 24/06/2011
<http://sg.news.yahoo.com/vietnam-sees-inflation-almost-21-june-061638269.html>

Chính sách tiền tệ những tháng cuối năm: Đừng “đánh bùn sang ao”

“Việc công bố mua 3 tỷ USD từ trong dân, từ các doanh nghiệp, nghĩa là tung ra 60.000 tỷ đồng. Chẳng qua như là cách “đánh bùn sang ao”, trước đây là người dân, thương nhân giữ tiền thì giờ là Nhà nước. Giá trị kinh tế không hề tăng, thậm chí còn tạo ra lạm phát”… PGS.TS Đỗ Đức Định – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển xã hội đã bắt đầu cuộc trao đổi với phóng viên Đại Đoàn Kết như thê.

Trong thời gian vừa qua, nhiều chính sách liên quan đến ổn định cung cầu, kiềm chế lạm phát đã được triển khai thực hiện và phát huy tác dụng chẳng hạn chỉ số CPI đã bắt đầu chững, xuất khẩu tăng. Chặng đường kinh tế 6 tháng còn lại, liệu sẽ dễ chịu hơn?

Chúng ta đề ra những mục tiêu cụ thể như giảm lạm phát, duy trì tăng trưởng tương đối cao, đảm bảo an sinh xã hội, chống đô la hóa tốt, và trong ngắn hạn chúng ta đã làm được như thế. Chẳng hạn như chúng ta hỗ trợ điện trực tiếp cho người nghèo, chặn được mức tăng CPI tại hai đầu tàu kinh tế Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh từ mức trên 3 phẩy, xuống còn 1 phẩy. Nhưng, tất cả chỉ trong ngắn hạn, còn dài hạn vẫn không ổn, chúng ta triển khai sai cách thức. Chúng ta chống lạm phát nhưng tăng lưu thông VND trong khi hạn chế những hình thức thanh toán có giá trị cao là vàng và đô la. Nhiều nước khác khuyến khích dân mua vàng, đặc biệt là mua vàng làm trang sức xuất khẩu vì như thế vừa giữ được vàng, tạo việc làm. Việt Nam khác hẳn. Nếu thấy kinh doanh vàng lãi thì đánh thuế cao, sao lại đi cấm, lại kèm với “đăng ký”. Quản lý không được minh bạch, thì lại nảy sinh độc quyền, phân chia quyền lợi.

Một số nước thì tăng mua trái phiếu Chính phủ để giữ đồng đô la vì họ đặt trong mối tương quan, USD là đồng tiền có giá trị thật. Cách làm chúng ta là thắt chặt USD và vàng trong khi đó thả lỏng đồng tiền có giá trị thấp là VND. Chúng ta lạm dụng cách thức hành chính để ép mọi thứ vào khuôn nhưng đâu có dễ. Mặt trái của đồng đô la hóa làm mất giá trị tiền nội địa, nhưng mặt phải của nó là cấp vốn cho nền kinh tế nước ta, mà nền kinh tế nước ta tăng trưởng là nhờ vốn. Bây giờ chúng ta đột ngột giảm lãi suất USD từ 5% xuống 3%, còn ở Mỹ chỉ giảm 0, 25% cho mỗi lần. Đáng lẽ chúng ta mổ 5 cm thì chúng ta mổ 20 cm, chúng ta phanh bụng thì tốn thêm thuốc điều trị. Thời gian còn lại sẽ phải thêm băn khoăn về nguồn vốn được bảo đảm bằng vàng và đô la.
Trước đây chúng ta nói phát triển kinh tế theo thị trường có định hướng của Nhà nước, trong đó công ty chuyển dần về các bộ, từ các bộ tăng cường tính tự quản của công ty, trên đó tiến hành cổ phần hóa. Nhưng trong thời gian gần đây, chúng ta lại đi ngược lại. Thay vì giảm bao cấp, thì chúng ta ôm lấy tổng công ty, nghĩa là tăng bao cấp. Giờ đây lại còn bao cấp cả giải quyết nợ. Một tổng công ty khó khăn thì ngành khó khăn, và sau đó tác động lan truyền. Đấy là những mặt chìm.

Nhưng chính NHNN đã phát đi thông điệp, trong các tháng cuối năm, áp lực nguồn vốn đô la để nhập khẩu hàng hóa sản xuất sẽ không còn ghê như những năm trước nữa?
Chính NHNN nói là lượng đô la của kiều hối gửi về vẫn tăng cao nhưng tôi nghi ngờ. Trong khi quý 1 NHNN nói là giảm, thì đến quý 2 nói là tăng đến 35%, sao lại tăng nhanh và nhiều như thế. Người dân đang mua vàng miếng ngon lành thì bỗng dưng hạn chế. Vàng trong nước cũng luôn trái chiều với vàng thế giới. Tôi chỉ làm một phép tính, đầu năm giá vàng ở Việt Nam quy đổi chuẩn thế giới là 1.200USD/ounce nhưng hiện giờ là 1.500USD/ ounce. Nghĩa là trong 6 tháng tự chúng ta làm mất đi 300 USD /ounce. Cứ theo phép nhân với số luợng vàng nhập về, có thể chúng ta mất đi 10 tỷ USD chỉ để bù lỗ nhập vàng, mất nhiều tiền, giảm tăng trưởng. Áp lực vốn cho doanh nghiệp sản xuất sẽ lại khó hơn chứ không nhẹ hơn được.

Trong 3 tuần, thậm chí 1 tháng vừa qua, tỷ giá liên ngân hàng, tỷ giá tự do đã hạ nhiệt. Nếu không ổn định được ngoại tệ thì sẽ không có chuyện giảm tỷ giá?

Lãi suất USD chưa thay đổi thì đừng quá tự hào là tốt, bởi nói thật đồng vốn dắt lưng của nền kinh tế mình chưa tốt, chưa vững. Nhà nước công bố mua 3 tỷ USD từ dân, từ các công ty nghĩa là tung ra 60.000 tỷ tiền đồng. Chẳng qua là cách đánh bùn sang ao, trước đây là người dân, thương nhân giữ tiền thì giờ là nhà nước. Giá trị kinh tế không hề tăng, thậm chí còn tạo ra lạm phát. Chúng không hề làm tăng giá trị tiền đồng. 60.000 tỷ VND tung ra thị trường và thêm một số khoản tiền hỗ trợ cho tổng công ty nữa càng làm gia tăng lạm phát.
Mọi người đánh giá rằng năm 2011 có nhiều khó khăn, nhưng tôi chắc chắn không những thế mà còn phức tạp hơn. Trong ngắn hạn vài tuần, 1 tháng thì kinh tế nhìn bề nổi đang phát triển ổn định. Bản chất là nút thắt lạm phát đang khó gỡ, buộc phải đưa ra các biện pháp sốc, phanh giật cục và tái nghèo sẽ tăng và giảm chi phí chữa bệnh, giáo dục.

Vâng, xin cảm ơn PGS!
Thúy Hằng
đại đoàn kết

Nguồn: http://vietstock.vn/ChannelID/734/Tin-tuc/193226-chinh-sach-tien-te-nhung-thang-cuoi-nam-dung-danh-bun-sang-ao.aspx

Chảy máu ngoại tệ sẽ gây hậu quả to lớn thời gian tới (đăng ngày 5/6/2011)
http://www.facebook.com/note.php?note_id=216157058416675

Cùng lúc đó ngoại tệ sẽ cạn kiệt. CPVN hôm nay khoe “mua được” 1,2 tỉ USD (Dân Trí, 20/5/2011), nhưng đó là lố bịch, dị hợm, vì chẳng qua là ép dân bán ra, do lãi suất USD nay chỉ còn 2%, tăng dự trữ bắt buộc lên 7%, ép các cty vốn nhà nước trên 50% phải bán ngoại tệ lại cho NHNN (Vef, 3/6/2011).Chẳng qua là từ túi dân qua túi nhà nước, chứ KHÔNG phải bên ngoài vào.

Mà túi dân thì cạn xiều, hết đợt này là hết sạch, trong 2 tháng sẽ thiếu ngoại tệ nhập hàng – nhập siêu 1,7 tỉ USD/tháng (Tuổi Trẻ, 26/5/2011) – để nhập phân bón, thuốc trừ sâu, gia vị, thức ăn gia cầm, v.v… Khi đó, thiếu USD, giá sẽ tăng tự do, khi nhập về phải bán giá cao bù lại.

Điểm báo 26.06.2011

Tình hình TTCK VN chỉ mỗi lúc một tệ hơn..
vef.vn
So với quy mô vốn hóa 31,5 tỷ USD vào thời điểm này, đây là con số rất lớn.
“…Trong giờ học, cô giáo hỏi một học sinh: “Bố mẹ em làm nghề gì?”- Thưa cô, bố mẹ em là nhà đầu tư chứng khoán. Mới nghe đến đó, cả lớp bỗng nhiên cười ồ lên. Cậu bé mặt đỏ bừng mà không biết tại sao.
Thấy vậy, cô giáo liền nghiêm mặt nói:
- Các em trật tự! Không được chế giễu người nghèo đang gặp hoàn cảnh khó khăn…”

vef.vn
‎(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, (VEF.VN) 

“…Cung tiền đồng đang lấn lướt từ ba ngả: ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ; tái cấp vốn; trái phiếu chính phủ đáo hạn…”
vietstock.vn
Bất chấp sự cải thiện mạnh mẽ về thanh khoản của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của tỷ giá cũng như sự hạ nhiệt của lãi suất, chứng khoán vẫn tiếp tục chuỗi ngày lình xình không rõ xu hướng. Tình trạng này còn kéo dài bao lâu?

Giải ngân FDI giảm 3 tháng liên tiếp
http://vietstock.vn/ChannelID/761/Tin-tuc/193222-giai-ngan-fdi-giam-3-thang-lien-tiep.aspx

“…Sau khi các chỉ tiêu về lạm phát, nhập siêu được công bố với tình hình cải thiện hơn trước, thì vốn FDI không có được “may mắn” ấy. [LẠM PHÁT, nhập siêu làm giả con số được, chứ FDI thì không]

Theo dõi số liệu thu hút đầu tư nước ngoài kể từ đầu năm đến nay, xu hướng thấy rõ là giải ngân vốn FDI đang có xu hướng giảm dần qua các tháng…”

Thứ Năm, tháng 6 23, 2011

Thêm bằng chứng tình trạng méo mó TTCK. Hiểm họa lạm phát, tỷ giá lại rình rập và thời hạn trả nợ Vinashin đã tới

Trước hết nói về TTCK và các công ty đang niêm yết, đặc biệt là "tứ trụ", điển hình là MSN.

MSN nay có giá trị thị trường (market capital) 51.1 ngàn tỉ đồng, tức 2,5 tỉ USD (HSX/MSN).


Thật kinh khủng, trong khi nơi này có làm gì ra tiền đâu, chỉ là làm tương ớt, nước mắm, có Techcombank, được quyền khai thác Titanium tại Núi Pháo.

Trừ khi họ thu 100% lợi nhuận, không đóng cho dân VN xu nào, từ việc khai thác Titanium, họ khó có giá trị trên vài trăm triệu USD.

Cho dù họ bỏ túi hết tất cả Titanium của VN, cũng chưa chắc có đến giá này, do các mỏ này không có quá nhiều Titanium đâu, và VN không xuất khẩu lớn kim loại này.

Lợi nhuận của Massan chỉ 567 tỉ VND (Vietstock, 27/4/2011), tính theo tỷ giá 20.650 VND hiện nay thì Massan thu được duy có 27.45 triệu USD tiền lời.


----------------------------------

Để so sánh, cty AMD, làm chip computer không thua Intel bao nhiêu, có market capital chỉ 4,8 tỉ USD (MarketWatch/AMD).


Trong khi AMD có biết bao nhiêu bản quyền, hàng năm bán chips ra biết bao nhiêu, năm ngoái bán 6,5 tỉ USD, lời trước thuế 3,3 tỉ USD (MarketWatch/AMD).


Cổ phiếu MSN chốt giá hôm 21/6/2011 là 97.500 VND, bằng 4.7 USD, hơn phân nửa giá giao dịch của AMD chỉ 7.2 USD/cổ phiếu.


MSN lời 27.45 triệu USD, mà giá trị cổ phiếu hơn 50% AMD, một tập đoàn công nghệ thế giới với 3.3 tỉ USD lợi nhuận?

----------------------------------

Theo số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2011 do công ty chứng khoán VnDirect, con số hàng tồn kho của các doanh nghiệp "đại gia" bất động sản đang khá lớn.

Chẳng hạn, công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt có tổng giá trị hàng tồn kho lên tới hơn 3.300 tỉ đồng. Công ty này nợ khoảng hơn 2.642 tỉ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ hơn 1.414 tỉ đồng.

Công ty Sacomreal cũng ôm một lượng hàng tồn kho lên đến hơn 2.458 tỉ đồng, số nợ phải trả của công ty lên đến 5.370 tỉ đồng.

Một số công ty khác như công ty CP đầu tư xây dựng Bình Chánh có số hàng tồn cũng lên đến hơn 2.150 tỉ đồng, số nợ lên đến hơn 1.868 tỉ đồng.

Công ty Vạn Phát Hưng tồn kho hơn 1.000 tỉ đồng, nợ phải trả cũng hơn 1.000 tỉ đồng. Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cũng có số căn hộ tồn kho có giá trị lên đến hơn 3.000 tỉ đồng. 
(Vietnamnet, 21/6/2011)

Nhìn số lượng BĐS tồn kho trị giá cả chục ngàn tỉ VND (chưa kể nhiều cty không dám khai).

Nợ của doanh nghiệp BĐS cũng toàn ngàn ngàn tỉ VND.

Thêm vào đó, giá trị BĐS bốc hơi trên 13.000 tỉ VND, và tổng số nợ BĐS tại hệ thống ngân hàng vẫn còn trên 222.000 tỉ VND, tức 10.75 tỉ USD (Cafef, 19/6/2011).

----------------------------------

Tình trạng nợ, tồn đọng BĐS và các "trụ" như MSN là cái bong bóng khổng lồ, ngày đổ bể sẽ làm SẬP sàn CK, BĐS, sập cả nền KTVN do kéo theo giá trị hàng trăm mã khác, làm nhiều ngân hàng thua lỗ sạch vốn.

----------------------------------

Tuy nhiên, nhờ trên 70.000 tỉ VND (Vneconomy, 11/6/2011) tung ra cứu BĐS, CK mà giờ đây:

Lãi suất liên ngân hàng đã giảm nhiệt. (Cafef, 21/6/2011)

Nhà nước đã mua thêm 3 tỷ USD dự trữ ngoại hối. (Cafef, 22/6/2011)

USD tự do rớt giá mạnh. (Cafef, 21/6/2011)

Thị trường CK lình xình. (Gafin, 22/6/2011)

Những thông tin trên cho thấy 1 lượng tiền rất lớn mới được in ra nhằm cứu TTCK, BDS và ngân hàng đã có hiệu quả.

Riêng vấn đề USD tự do rớt giá mạnh là do các nguyên nhân sau:

- Doanh nghiệp vay USD bán ra lấy VND để làm ăn.
- DN bán USD để trả nợ.
- Nhu cầu USD cho nhập lậu vàng giảm khi giá vàng bắt đầu tăng cao, do giá trị giao dịch nhà tại Mỹ giảm mạnh, theo báo cáo ngày hôm nay (CNN, 21/6/2011).

Những điều trên là nguy cơ cho 1 đợt bùng phát lạm phát và mất giá VND trong 1-2 tháng tiếp theo.

----------------------------------

Ngoài ra, trong tuần này sẽ công bố CPI tháng 6, theo tôi khoảng 0,9% - 1,2%. Ai tin thì tin.

Thứ Tư, 22/6, là ngày đáo hạn nợ đợt 2, thêm 60 triệu USD, của VINASHIN với 20 ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài.

Lần trước không trả, Moody's và S&P liền đánh sụt tín dụng QUỐC GIA VN.

Nay FITCH cũng nói nợ xấu ngân hàng VN là 13%, cao nhất thế giới.

Để xem các tổ chức này sẽ có động thái gì trong vài ngày tới.

Nếu qua thứ 4 VINASHIN vẫn không trả tiền, thì sáng thứ 5 sẽ có báo nước ngoài đăng về việc này.



----------------------------------

Cafef, "Dư nợ tín dụng bất động sản giảm 13.000 tỉ đồng", 19/6/2011, <http://cafef.vn/20110619084512879CA34/du-no-tin-dung-bat-dong-san-giam-13000-ti-dong.chn>
"Đôla tự do rớt giá mạnh, xuống 20.610 đồng/USD", 21/6/2011, <http://cafef.vn/20110621043759412CA34/dola-tu-do-rot-gia-manh-xuong-20610-dongusd.chn>
"Tuần từ 13 - 20/6: Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm mạnh xuống 10% - 11,5%/năm", 21/6/2011, <http://cafef.vn/20110621052535616CA34/tuan-tu-13-206-lai-suat-qua-dem-lien-ngan-hang-giam-manh-xuong-10-115nam.chn>
"Ngân hàng Nhà nước đã mua bổ sung 3 tỉ USD dự trữ ngoại hối", 22/6/2011, <http://cafef.vn/20110622081154994CA34/ngan-hang-nha-nuoc-da-mua-bo-sung-3-ti-usd-du-tru-ngoai-hoi.chn>
CNN, "Existing home sales drop 3.8%", 21/6/2011, <http://money.cnn.com/2011/06/21/real_estate/existing_home_sales/>
Gafin, "2 chỉ số quay đầu giảm, HNX-Index xuống dưới 77 điểm", 22/6/2011, <http://gafin.vn/20110622111256133p0c31/2-chi-so-quay-dau-giam-hnxindex-xuong-duoi-77-diem.htm>
HSX/MSN, truy cập 22/6/2011, <http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/QuickFind_Symbol.aspx?MCK=MSN&Type=S&Find=0>
MarketWatch/AMD, truy cập 22/6/2011, <http://www.marketwatch.com/investing/stock/amd>
Vietnamnet, "Nhiều đại gia Việt nợ hàng nghìn tỷ đồng", 21/6/2011, <http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/26786/nhieu-dai-gia-viet-no-hang-nghin-ty-dong.html>
Vietstock, "MSN: Lợi nhuận hợp nhất quý 1 tăng gấp 2.5 lần cùng kỳ", 27/4/2011, <http://vietstock.vn/tabid/57/NewsID/187688/ChannelID/732/Default.aspx>
Vneconomy, "Chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang dần mở rộng?", 11/6/2011, <http://vneconomy.vn/2011061101253187P0C6/chinh-sach-tien-te-tu-that-chat-sang-dan-mo-rong.htm>

Tóm tắt tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay

Mối tương quan giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ thể hiện qua quan điểm chính trị, hoặc "16 chữ vàng", "4 tốt".. mà nó còn là sự đặc trưng về hiện trạng kinh tế giữa 2 quốc gia.

-------------------------

Giả dụ như Google có 10 ngàn servers, phải làm sao cho TẤT CẢ đều chạy tốt, không có cái nào bị "nghẹt mạng", và khi 1 số nào đó bị overloaded thì các cái khác taking over the tasks?

Trong nền KT với 1,35 tỉ dân như TQ, có thể conceptively nghĩ rằng đó như là có 1,35 tỉ cái servers.

Làm sao cho Distribution of Wealth được tương đối khá đều hòa, để không servers nào bị "nghẹt" cứng, bị infinite loop rồi frozen?

Hiện nay, distribution of wealth (coi như là data trong computer) bị "nghẹt" tại rất nhiều "servers" bên China. Hàng trăm triệu người bị thiếu ăn, trong khi vài chục triệu giàu không thể tưởng.

Cả hệ thống bị "nghẹt" tại nhiều nơi, không thể giải quyết. Central planning is terrible, nhiều THÀNH PHỐ mới toanh, trị giá mấy chục tỉ USD, được xây lên, rồi... bỏ hoang do không đủ điện, nuớc, hệ thống sewage không hoạt động tốt, không đủ việc làm cho dân chúng, và thế là... không ở được.

Đang khi đó, nơi có việc làm như Shanghai, Beijing, thì có hàng TRIỆU người sống dưới hầm các căn nhà cũ kỹ, hàng chục triệu người khác chen chút nhau trong các căn hộ chật chội, nơi mà tiền thuê lên đến 70% lương bổng.

China là một xã hội đầy bất công, mâu thuẫn xã hội vô cùng khổng lồ, mà CP không thể giải quyết.

Các mâu thuẫn này chỉ chực chờ bùng nổ.

Tình trạng 1 ông quan ăn 9 con gà, 9 dân đen chia nhau 1 con đang "thịnh hành" tại China.

CP không thể can thiệp cho dân đen tăng thu nhập, vì không đủ tiền, trong khi ông quan không hề có ý định tự đem tiền ra chia chác.

Ông quan không phải ăn hối lộ đâu, nhưng có cty, làm ăn đàng hoàng, tự làm giàu thôi. Do đó CP không thể bắt giới giàu sụ này.

Như vậy, tình trạng đang đi đến chỗ "train crash", mà nhiều nhà xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, đã và đang tiên đoán như vậy.

-------------------------

"...A SHARP rise in food prices drove Chinese inflation to its highest level in nearly three years in May, prompting fears that recent social unrest could worsen as consumers struggle to deal with a rise in prices for foodstuffs. Data from the National Statistics Bureau showed the consumer price index increased by 5.5 per cent in May (chỉ số giá tiêu dùng vào tháng 5 tăng 5.5%, theo số liệu của Cục Thống kê TQ) , which matches what economists had expected, but when combined with sharp rises in April and May it paints a picture of a dangerously overheating economy.

Many believe there is an increased risk that rising food prices will spill into more generalised inflation, which would have serious political ramifications.

China has seen a wave of street demonstrations, bombings and riots across the country, from impoverished Inner Mongolia to the southern boomtowns of Guangdong province. (TQ đang phải hứng chịu một làn sóng biểu tình, đánh bom và nổi loạn khắp nơi trong nước, từ vùng đất nghèo khó như Mông Cổ  cho tới đô thị mới nổi ở phía nam tỉnh Quảng Đông.)

The party is focusing on ensuring that rising prices do not promote instability and unrest. Soaring consumer prices helped trigger the Tiananmen Square protests that were crushed by the army in 1989. (Đảng--Cộng sản Trung Quốc--đang chú tâm vào việc đảm bảo tình trạng bão giá sẽ không gây ra mất ổn định và biến động. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng chóng mặt đã gián tiếp kích thích cuộc biểu tình Thiên An Môn vốn bị đàn áp bởi quân đội năm 1989.)

The price rise has been harsh, one woman said.
“A simple example: rice was only 0.65 yuan per 500g in 2000, and now it’s 1.8 yuan (19 cent). Eggs were 2 yuan per 500g and now they cost 4.5 yuan on special discount in the supermarket. How can we live?” she asked.

Mr Roubini told a gathering in New York that the outlook for China was fairly bleak. His views have major credibility, because he correctly called the US housing meltdown that sparked the global downturn.
“There is a meaningful probability of a hard landing in China after 2013. It is a glass that is half full and half empty,” said Mr Roubini..."
(Irish Times, 15/6/2011)

A half percentage point increase announced by the central bank today and effective June 20 will take the ratio to a record 21.5 percent for the nation’s biggest lenders. The move was hours after data showing the annual inflation rate climbed to 5.5 percent. (Một nửa điểm phần trăm đã được Ngân hàng TW--TQ--thông báo, và có hiệu lực vào ngày 20/6 sẽ tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên tới 21.5% đối với các ngân hàng lớn tại nước này. Bước đi này được đưa ra sau khi số liệu lạm phát 5.5% được công bố.)
Food prices in China rose 11.7 percent in May from a year earlier as pork costs surged and vegetable prices rebounded late in the month (Giá cả thực phẩm tại TQ tăng 11.7% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái với giá thịt lợn và rau củ tăng đột biến vào cuối tháng--đó cũng chính là lí do giá thịt heo tại VN sốt giá trong cùng thời gian--ddkt), the statistics bureau said today. Low-income nations from India to Algeria are struggling with food prices that climbed to a record in February according to a United Nations gauge. The Food and Agricultural Organization index was up 37 percent in May from a year earlier.
China’s producer prices rose a more-than-estimated 6.8 percent in May and non-food inflation accelerated to 2.9 percent, the fastest pace in at least six years, today’s data showed.
The government is weighing the threat to growth from tightening measures against the danger that rising food and housing costs may fuel social instability. In March, Premier Wen Jiabao said a combination of inflation, corruption, and the gap between rich and poor could “even affect the government’s hold on power.
(Bloomberg BusinessWeek, 14/6/2011)

-------------------------

Hàng chục tỷ USD hoang phí vào những thành phố mà đến giờ chẳng ai vào ở. (Cafef, 29/5/2011)


Ngược lại tại Bắc Kinh, hàng triệu người lao động đang phải chen chúc nhau mà sống, điều kiện nghèo nàn. (Tamnhin, 7/6/2011 và BBC, 4/6/2011)


-------------------------


BBC , "Beijing: City where home is an old air raid shelter", 4/6/2011, <http://news.bbc.co.uk/2/hi/programmes/from_our_own_correspondent/9503901.stm>
Bloomberg, "China Raises Bank Reserve Requirements as Inflation Quickens", 14/6/2011, <http://www.businessweek.com/news/2011-06-14/china-raises-bank-reserve-requirements-as-inflation-quickens.html>
Cafef, "Kinh hoàng với những thành phố ma tại Trung Quốc", 19/5/2011, <http://cafef.vn/2011052911023554CA32/kinh-hoang-voi-nhung-thanh-pho-ma-tai-trung-quoc.chn>
Irish Times"China inflation spikes due to food prices", 15/6/2011, <http://www.irishtimes.com/newspaper/world/2011/0615/1224298936251.html>
Tamnhin, "Bắc Kinh: Một triệu người sống trong hầm trú ẩn", 7/6/2011, <http://boxitvn1.wordpress.com/2011/06/09/bắc-kinh-một-triệu-người-sống-trong-hầm-tru-ẩn/>

Điểm báo 23.06.2011

Thứ trưởng Bộ Xây dựng gián tiếp thừa nhận tình trạng vỡ nợ, nợ xấu BĐS cũng như hiện tượng đóng băng của thị trường này, và lên tiếng kêu gọi hỗ trợ hành chính (về vốn) từ phía Chính phủ.
vef.vn
‎(..) Nếu các ngân hàng chấp hành quy định giảm dư nợ cho vay kể từ nay trở đi, thì đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi đối với các khoản vay từ nay trở về trước... "nếu không tiếp tục được vay vốn, mọi thứ sẽ lửng lơ, dự án không được hoàn thiện và không có sản phẩm để bán thu hồi vốn,...
Lương không đủ ăn đủ sống, nhiều công nhân tại các KCN, KCX bỏ việc, trở về quê..
www.anninhthudo.vn
Thu nhập thấp trong khi giá cả sinh hoạt quá cao, doanh nghiệp không có chính sách chăm lo tốt đã đẩy người lao động ra đi.

Thứ Bảy, tháng 6 18, 2011

Sắp có KẾT KIM và lạm phát cực khủng

Các ngân hàng nhỏ thua sạch tiền trong TTCK, BĐS, nay CPVN phải bơm tiền ào ạt ra cứu.

Kể từ 26/5 khi VNI bị đánh xuống mạnh dưới 370, đã có 70 ngàn tỉ đồng được tung ra (Lao Động, 8/6/2011).

Nay số này đã HẾT SẠCH, lại sắp phải tung ra thêm, phải 100 ngàn tỉ đồng nữa, và do đó sẽ gây lạm phát hết sức kinh khủng sau 3 tháng: NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng nhỏ (Cafef, 17/6/2011).

Lãi suất tạm giảm sau khi NHNN tung tiền ra ào ạt:
2 tuần qua: Lãi suất liên ngân hàng liên tục thấp hơn lãi suất huy động dân cư (Cafef, 17/6/2011)
————————-
Sau tháng 7 LẠM PHÁT sẽ rất kinh hoàng, không thể tả xiết, do gần đây tung tiền ra rất nhiều, tuy đang rất cố gắng dấu giếm nhưng THỊ TRƯỜNG, BÀN TAY VÔ HÌNH, sẽ phản ứng tự động.

1. Trước hết, năm nay đáo hạn trái phiếu hơn 40 ngàn tỉ đồng, phải in ra để trả (Cafef, 24/3/2011);

2. Phải in tiền ra bù vào thâm hụt ngân sách trên 100 – 200 ngàn tỉ đồng (DVT, 7/1/2011 và Vnexpress, 29/12/2010);

3. Phải in tiền ra “tái cấp vốn” cho hơn 20 ngân hàng mà theo MỌI tiêu chuẩn GAAP, IAS, thì ĐÃ BỊ INSOLVENT, do thua lỗ trong TTCK, BĐS. Số tiền này khó biết chính xác, nhưng chính xác là kể từ 26/5/2011 đến nay đã tung ra 70 ngàn tỉ đồng (Lao Động, 8/6/2011). Hôm nay lại có tin sẽ tiếp tục tung tiền ra cho các ngân hàng này, sẽ trên 100 ngàn tỉ đồng khác (Cafef, 17/6/2011).

Như vậy, CPVN đúng là có giảm đầu tư vào các công trình lớn – từ đó gây thất nghiệp nghiêm trọng – nhưng lại TĂNG tiền tung vào các việc khác trên đây.
————————-

CPVN, có TẦM NHÌN RẤT NGẮN, chỉ nhìn thấy giá CK hôm nay, tuần này, CPI tháng này, giá USD tháng này.

Làm gì nhìn thấy các việc như Quy luật thị trường, Luật cung cầu, Bàn tay vô hình, v.v…

Họ đánh CK lên, lên hoài, lên mãi, nhưng làm sao SUSTAIN giá đó được, nếu họ chỉ cần buông tay nâng đỡ trong 3 ngày?

Vì đó là như chích steroids cho 1 lực sĩ, ngưng là “sụm bà chè” ngay.

Cái gì không đúng GIÁ TRỊ THẬT, thì cho dù có quảng cáo cách mấy, tô son điểm phấn thế nào, cũng sẽ lòi mặt thật, giá trị thật, ra mà thôi.

TTCK không phải dùng các biện pháp hành chánh, vũ lực, mà can thiệp được, TRỪ khi in tiền ra mua hết vào, tại VN là 630 ngàn tỉ đồng.

Lên 1 ngày, 2 ngày, thậm chí vài tháng, rồi sao, vẫn sẽ trở lại giá trị thật, như bị sức hút trái đất té xuống lại, một khi tiền nâng đỡ bị ngưng – chưa kể không thể bán ra, vì nếu bán lại càng bị sụt kinh khủng hơn.
“…Thị trường càng xuống dốc, số doanh nghiệp đăng ký mua CP quỹ càng nhiều. Lượng tiền DN dự định bỏ ra rất lớn, nhưng lại quá nhỏ để cứu giá CP.
Chẳng hạn, VSP giảm 70%, SSI giảm 39%, TLH giảm 34%, PTL giảm 28%. Thực tế, sau khi DN đăng ký mua CP quỹ, giá CP của DN gần như không thay đổi, thậm chí còn xuống thấp hơn. Lấy PTL làm dẫn chứng, theo kế hoạch, DN này đăng ký mua 8 triệu CP quỹ kể từ ngày 16-5.
Có thể khẳng định việc DN đăng ký mua CP quỹ là tín hiệu tốt cho thị trường dưới góc độ tâm lý hơn là dòng tiền. Thực tế dòng tiền mới này không thấm vào đâu nếu so sánh dựa trên số CP đang chực chờ đẩy ra với mục đích giải chấp có giá trị hàng chục ngàn tỷ đồng.

Theo thống kê từ 46 CTCK có vốn trên 200 tỷ đồng, tính đến đầu năm 2011, tổng vốn các CTCK này đã hỗ trợ cho NĐT đã đạt gần 34.000 tỷ đồng [từ ngân hàng cho vay], trong đó số tiền hỗ trợ vốn cho các giao dịch CP niêm yết là chủ yếu, với khoảng 19.000 tỷ đồng (tương đương 56,9%)…”
(Cafef, 17/6/2011)

SCIC lỗ hơn VINASHIN nhiều, có thể không duới 10 tỉ USD.

Tuần sau, trừ khi họ tung ra 10 ngàn tỉ đồng cứu CK, bằng không sẽ đau khổ nhìn VNI xuống lại, thậm chí dưới 400.
————————-

Tổng CUNG tiền, do đó TĂNG VỌT KINH HOÀNG, và CP CSVN hiện đang có CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ BÀNH TRƯỚNG vô cùng to lớn, do đó vừa gây TĂNG THẤT NGHIỆP do giảm đầu tư vào công trình, vừa gây TĂNG LẠM PHÁT.

Do đó, dân vừa mất việc làm, bị nghèo đói, lại vừa bị mua lương thực tăng giá khủng khiếp. Dân đang khổ sở CHƯA TỪNG THẤY.

CPVN không phải không biết, nên giả vờ tung tin bị TQ xâm lăng. Đó là trò lừa gạt con nít.
CPVN có thể cho “hy sinh” 1 vài quân lính, nhưng trừ khi giết vài trăm quân TQ, thì đó chỉ là trò chính trị, được dàn xếp với bên “quan thầy” TQ, do bên đó bị khó khăn KT còn hơn tại VN.

Thay vì 2 cha con ôm nhau chết KT, họ mới dàn xếp cho thằng cha gây hấn thằng con, lừa gạt dân chúng 2 nước vì “yêu nước” nên không chống CP họ.
————————-
Nói chung, CPVN sẽ thua ván cờ KT rất thê thảm.

Mỹ muốn giúp cũng không dễ, do đây là LẠM PHÁT, mà lạm phát thì không thể cứu bằng việc tung USD ra.

LẠM PHÁT là vấn đề CUNG < CẦU, muốn tăng CUNG rất khó, do phải đi từ
(1) chính sách chống tham nhũng,
(2) giảm thuế,
(3) bỏ chính sách “KT thị trường theo định hướng XHCN”,
(4) cho dân làm giàu chính đáng,
(5) cho lập lại giai cấp trung lưu,
(6) tăng tiến khoa học kỹ thuật,
(7) chế tạo hàng có giá trị tăng cao,
(8) dẹp bỏ các cty, tập đoàn quốc doanh,
v.v…

Mỹ bó 100 tỉ USD cũng không thể giải quyết các vấn đề trên trong thời hạn thấp hơn 20 năm.
Có chăng, chỉ là phát chẩn, giúp dân khỏi chết đói, nhưng sẽ VÔ CÙNG TỐN KÉM, chính Mỹ cũng lo không nổi.
————————-

Cafef, “Hơn 40 nghìn tỷ trái phiếu chính phủ sẽ đáo hạn trong năm nay”, 24/3/2011, <http://cafef.vn/20110324024952532CA34/hon-40-nghin-ty-trai-phieu-chinh-phu-se-dao-han-trong-nam-nay.chn>
“2 tuần qua: Lãi suất liên ngân hàng liên tục thấp hơn lãi suất huy động dân cư”, 17/6/2011, <http://cafef.vn/20110617044051246CA34/2-tuan-qua-lai-suat-lien-ngan-hang-lien-tuc-thap-hon-lai-suat-huy-dong-dan-cu.chn>
“Cứu giá cổ phiếu không dễ”, 17/6/2011, <http://cafef.vn/20110617081524819CA31/cuu-gia-co-phieu-khong-de.chn>
“NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng nhỏ”, 17/6/2011, <http://cafef.vn/20110617043733222CA34/nhnn-se-tiep-tuc-ho-tro-thanh-khoan-cho-ngan-hang-nho.chn> 
DVT, “Bội chi ngân sách nhà nước năm 2010 bằng 5,8% GDP”, 7/1/2011, <http://dvt.vn/20110107075025176p0c69/boi-chi-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2010-bang-58-gdp.htm> và Vnexpress“GDP năm 2010 của Việt Nam vượt 100 tỷ USD”, 29/12/2010, <http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2010/12/3ba24d1c/>
Lao Động, “Rộng cửa cho tín dụng tiền đồng”, 8/6/2011, <http://laodong.com.vn/tin-tuc/rong-cua-cho-tin-dung-tien-dong/45550>

Điểm báo 18.06.2011

90% gói thầu xây dựng, lắp đặt trọn gói từ nguồn vốn ngân sách hoặc ODA đều rơi vào tay Trung Quốc. Khi thực hiện, nhà thầu Trung Quốc luôn độc quyền về mặt thiết bị, kỹ thuật và thậm chí lao động phổ thông cũng từ nước họ sang. Về mặt kinh tế, Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, với sự giúp đỡ dù vô tình hay cố ý về phía Chính phủ.

www.thesaigontimes.vn
‎(TBKTSG) – Đến 90% các gói thầu xây lắp thực hiện theo phương thức chìa khóa trao tay (EPC) đã thuộc về các công ty Trung Quốc, trong đó phần lớn là các dự án năng lượng, luyện kim, hóa chất.
 
 
“Liên quan đến nguồn vốn, lẽ đương nhiên nước nào cấp vốn cho Việt Nam thì doanh nghiệp nước đó được độc quyền đấu thầu. Nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi, vì sao các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Pháp… chủ yếu cung cấp ODA cho các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Việt Nam. Còn Trung Quốc hầu như chỉ tập trung vào các dự án công nghiệp, nhất là công nghiệp năng lượng và những ngành khai thác tài nguyên trong nước.” (trích từ bài báo)

Thứ Năm, tháng 6 16, 2011

Điểm báo 16.06.2011

Để giải thích nguyên nhân khó khăn trong huy động vốn. Tôi xin đưa ví dụ sau: năm ngoái gia đình 4 người cần khoảng cho là 3 triệu đồng để đi chợ trong tháng. Số có dư, họ để dành, mua vàng, đô la.Nay họ phải cần 5, 6 triệu mới đủ. Vậy là phải cần thêm gấp đôi để “dằn túi”.
Em học sinh khi trước cần khoảng 100 ngàn đồng/ tuần để uống nước, ăn chè. Nay giá lên, cần 200 hoặc 300 gì đó.

Nhân lên cho 70 triệu người (trừ 20 triệu trẻ em nhỏ, người già), thì số tiền cần “dằn túi, đi chợ” phải gấp đôi, mới mua bằng năm ngoái.

Nhưng tiền mặt “chỉ có” 3 triệu tỉ đồng thôi, in ra thêm 3 triệu tỉ nữa không kịp. In lai rai thêm 1 vài trăm ngàn tỉ hoài chứ gì, nhưng không đủ đâu là đâu, do lạm phát “ăn” mất phần đó ngay.


cafef.vn
Những năm trước huy động của toàn ngành NH là 35%/năm (tương đương 2,5%/tháng). 5 tháng đầu năm 2011, huy động toàn ngành chỉ tăng được có 1,5% so với cuối năm.

It’s the accounting practice. Let’s say VINASHIN failed to pay $60 M in Dec last yr. CPVN said $60 M was in default. FITCH said, “Nah, $600 M [total debt] was in default”.


dvt.vn
Theo Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình, tỉ lệ nợ xấu các ngân hàng từ 2% lên 3% và trong trường hợp xấu nhất thì cũng chỉ dưới 5% cả năm nay. – Tiền tệ Ngân hàng – Báo Doanh nhân Việt Nam toàn cầu

Tin được ADB không ?


www.tamnhin.net
‎(Tamnhin.net) – Cục Quản lý giá cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 dự kiến sẽ chỉ tăng khoảng 0,2-0,25% và ADB cũng cho rằng lạm phát hàng tháng sẽ giảm từ tháng này.

Thứ Tư, tháng 6 15, 2011

Điểm báo 15.06.2011

Với tình hình hiện nay, giữ cho mình lạc quan trong viễn cảnh kinh tế xám xịt thật là khó. Mọi tầng lớp xã hội đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát. SV thì nhịn ăn đi học, công nhân viên chức bớt khẩu phần ăn trưa, người làm nghề tự do thì thất nghiệp nhiều hơn ….

vef.vn
‎(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, (VEF.VN) – Một số mặt hàng có dấu hiệu ổn định sau chuỗi ngày tăng giá, cộng với tác động tích cực từ các biện pháp chống lạm phát và ổn định vĩ mô nên nh
 
Anh Dậu thế kỉ 21 đây chăng ? Có 1 điều rõ ràng là nghèo đói quá đã làm thay đổi bản tính con người. Để tồn tại thật là khó !

vnexpress.net
‎’Tôi ân hận lắm. Tôi định rao bán con để dọa vợ thôi, chứ vì nghèo mà vợ chồng cắng đắng nhau suốt’, người cha mang con trai 6 tháng tuổi ra chợ trung tâm Tuy Hòa rao bán hôm 8/6 nghẹn ngào thổ lộ với VnExpress.net. > Giận vợ, mang con ra chợ rao bán

Thứ Ba, tháng 6 14, 2011

Sắp có KẾT KIM và lạm phát cực khủng

CPVN ép USD ra khỏi hệ thống ngân hàng, túi tiền người dân, để mua gom mấy tỉ USD, xong rồi nay sắp chuyển qua ép VÀNG vào tay họ:

http://cafef.vn/20110613045718165CA34/huy-dong-vang-trong-dan-dau-la-giai-phap.chn
Huy động vàng trong dân, đâu là giải pháp?
Lượng vàng trong dân ở VN thấp nhất vào khoảng 23 tỷ USD và cao nhất khoảng 47 tỷ USD theo giá vàng hiện hành. Đây là nguồn lực tài chính khổng lồ chưa được sử dụng hữu hiệu.


Nhập siêu tăng, kiều hối giảm, FDI giảm, theo lẽ USD tăng vọt nếu không có NQ11 thì nay USD có lẽ giá 25000 VND.

Nhưng thà là như vậy mà giữ USD trong xứ, hơn là ép giá rẻ, cấm mua bán bên ngoài, ép giá tiền lời trong ngân hàng, ép cty, tập đoàn phải bán ngoại tệ cho ngân hàng nhà nuớc.



Là vì các biện pháp này LÀM GIẢM SỐ USD LƯU HÀNH TRONG NƯỚC, cho dù vài tỉ USD chạy vào ngân hàng nhà nước, nhưng hàng chục tỉ USD khác bị giảm không vào VN do FDI giảm (môi trường làm ăn khó khăn), kiều hối giảm, đang khi NHẬP SIÊU tăng vọt do giá USD rẻ làm hàng nhập tạm rẻ.

————————

Nói chung, CPVN hy sinh hơn 15 tỉ USD giảm bớt trong nội địa VN, chỉ để mua vào 2 tỉ USD.

Thử hỏi trong 2 tháng nữa, khi số USD bị ép chạy ra thị trường này hết đi, thì CPVN sẽ làm gì để có ngoại tệ, Petrolimex mua USD ở đâu?

Hiện CPVN đang chạy quýnh mượn 30 tỉ USD, gõ cửa WB, IMF, quỹ dự trữ khẩn cấp Á châu.

Trong tình hình hiện tại, nếu quỹ Á châu cho vay, trong đó TQ đóng vai trò chính, thì VN ta khó tránh khỏi bị mất biển, đảo, ngay cả 9 tỉnh miền Bắc, vì TQ sẽ đòi các điều kiện trên – cho dù không trên giấy tờ chính thức – hoặc cho tàu chiến chiếm đóng, và khi đó CPVN không dám làm gì.


WB vào lúc này không thể giúp, vì KT Mỹ gặp khó khăn, không TINH THẦN nào giúp, chứ thật ra số tiền không lớn, Mỹ kham nổi dễ dàng.

————————

Trong 2 tháng, việc này sẽ vô cùng cấp bách, do mỗi tháng VN nhập siêu 1,6 tỉ USD, và theo tôi tính, từ các con số nội bộ có được, thì VN chỉ còn khoảng 2 tỉ USD “nhàn rỗi” mà thôi, sau đó là số tiền của người giàu, người không cần phải bán ra.

CPVN không phải không biết, nên đang lên kế hoạch thu hút, TỊCH THU số vàng trong dân chúng, để bán ra lấy ngoại tệ xài.

Có thể sẽ ra luật cấm mua bán, tàng trữ vàng quá vài oz/ người, trên đó thì PHẢI giao nộp, nhận chứng chỉ vàng.

Giấy này có thể mua bán, bỏ ngân hàng lấy lời 0,5%/ năm, nhưng không thể đổi ra vàng trở lại. Sau này muốn bán thì CPVN mua lại, trả bằng VND, theo giá USD thị trường.

Nói chung, sẽ mua lại với giá “hời”, vì VND có thể được in ra vô hạn định.

————————

Sẽ gây LẠM PHÁT CỰC KHỦNG do in tiền ra gom vàng trong dân chúng, khoảng 30 tỉ USD tức 630 ngàn tỉ đồng, lạm phát 200% cũng có thể, nhưng thây kệ, hoặc có thể giảm nhẹ lại qua việc cho dân chúng giao nộp hết, nhưng rút tiền ra từ từ, cho là giá trị 10 cây vàng/ năm, v.v…

Đó là phương hướng CPVN không còn cách nào khác, mà phải theo.

Các bạn đọc tại VN phải nên chuẩn bị kẻo chạy không kịp.
 
CPVN mua gom sẽ được rất ít, không đủ bù vào số NHẬP SIÊU CHÍNH THỨC đã 1,6 tỉ USD/ tháng, tức 1 triệu lượng vàng quốc tế/ tháng (khoảng 30 tấn).

Vài tháng nữa, khi USD “nhàn rỗi” không còn, VÀNG “tự do” không còn, CPVN thiếu ngoại tệ trả biết bao nhiêu loại nợ nần, cung cấp biết bao nhiêu trăm triệu USD cho các cty, tập đoàn quốc doanh vừa qua bị ép bán ngoại tệ.

Chính các cty, tập đoàn quốc doanh này cũng NHẬP SIÊU, và số USD họ có trong tay là do mua vào trong nước, để làm vốn, chứ chẳng phải do xuất khẩu đem về.

Nay đã tịch thu của họ, mà vài tháng sau không bán lại, thì đồng nghĩa việc ép họ phá sản, do không có ngoại tệ nhập nguyên nhiên vật liệu về, thì họ phải đóng cửa nhà máy, xí nghiệp thôi.

Biết là vậy, nhưng đào đâu ra ngoại tệ với mức độ tương đương MỘT TRIỆU LƯỢNG VÀNG HÀNG THÁNG?

—————————

Mà chưa hết đâu, đó chỉ là CHÍNH NGẠCH mà thôi!

Hàng mấy chục casinos bên Cambodia mở ra làm ăn, tốn biết bao nhiêu điện, nước, thuê biết bao nhiêu chục ngàn người làm tại chỗ, thu nợ tại VN, chuyên chở qua biên giới, v.v… MỖI NGÀY, mỗi cái, phải lời ít nhất 1 triệu USD mới đủ chi phí.

Họ thu vào USD, VÀNG, VND, hầu như 100% từ phia VN. USD, VÀNG, thì rõ ràng VN bị mất ngoại tệ. Cho dù bằng VND thì họ cũng đưa qua VN mua lại vàng, USD, hút đem về bên đó.

Mỗi cái casino hút vài trăm triệu USD/ năm, nhân lên cho mấy chục cái, thì hàng năm Cambodia hút không dưới 10 TỈ USD từ VN.

Và ta bị chảy máu vàng, ngoại tệ qua đó hàng chục tỉ USD hàng năm!

Còn biết bao nhiêu loại hình nhập hàng lậu từ Thái, TQ chưa tính vào.

———————————

Như vậy thì, trừ khi có biện pháp cực mạnh nào khác để chế tạo hàng có giá trị tăng cao, VN sẽ tiếp tục bị thất thoát ngoại tệ, và số tiết kiệm được trong 25 năm qua chỉ trong vài tháng qua sắp cạn sạch!

Sau tháng 7, sau khi mua gom vàng không đủ đổi ngoại tệ về xài, CP CPVN sẽ BUỘC phải kết kim, sẽ có biện pháp “chắt, bóp” cho ra số mấy trăm tấn vàng, từ số nhà giàu không cần, không muốn bán.

Nhưng chính số này cũng sẽ chỉ giúp vài tháng, cho là qua Tết, rồi lại sẽ bị cạn kiệt cả VÀNG lẫn USD!

Điểm báo 14.06.2011

Các doanh nghiệp BĐS được thừa nhận đã bị vỡ nợ, câu hỏi lúc này là khi nào bong bóng sẽ vỡ?
vef.vn
‎”…Ai cũng thấy khả năng trả nợ cho ngân hàng của các DN BĐS hiện tại gần như vô vọng. Tín dụng càng siết chặt, thị trường càng đóng băng, và các DN kinh doanh BĐS càng không thể bán sản phẩm của mình, thậm chí sang nhượng dự án để trả nợ cũng không dễ dàng gì. Cái vòng “con kiến – cành đa” vì thế …

Nhà xuất bản Giáo dục và hàng trăm tỷ VND mồ hôi nước mắt từ các bậc phụ huynh

Theo bản tin từ Tuổi Trẻ ngày 8/6/2011, CP dự định sẽ chi 70.000 tỷ VND (tức 3.5 tỷ USD) để “đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông”, và sau không biết bao nhiêu lần “cải cách”, “đổi mới” giáo dục những năm trước đó.

Chắc chắn một phần không nhỏ trong tổng số 3.5 tỷ USD kia sẽ được “chia đều” giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&DT), nơi soạn thảo và nhà xuất bản Giáo dục (NXB GD), vốn là công ty nhà nước (trực thuộc Bộ GD&DT) độc quyền in sách giáo khoa tại Việt Nam.

Theo tin tức được công khai gần đây nhất (Thanh Niên, 22/3/2009), NXB GD có doanh thu trong toàn ngành với trên 870 tỷ VND, lãi của NXB GD cũng dẫn đầu ngành với trên 25 tỷ VND.

Tuy nhiên, con số 25.1 tỷ VND cũng còn thấp hơn con số do Bộ GD&DT công bố là 50 tỷ VND trong giai đoạn 2002 – 2006 (Người Lao Động, 16/5/2008).

Từ 50 tỷ VND trong 4 năm liên tiếp, thế mà lợi nhuận của NXB GD giảm hơn 50% còn 25 tỷ chỉ trong vòng 1 năm, tin được không?

Cũng trong khoảng thời gian 2008, nhiều tờ báo lớn đã lên tiếng chỉ trích và nêu ra nghi vấn “siêu lợi nhuận” của NXB GD (Báo Đất Việt, 14/5/2008).

Thậm chí trước đó, vào năm 2006 GS-TSKH của ĐH Quốc gia HN Trần Xuân Hãn đã cho rằng NXB Giáo dục lãi trên 100 triệu USD, gây bức xúc trong dư luận (Thanhtra.gov, 20/10/2006).

Sau giai đoạn lùm xùm 2006 – 2008, từ đó đến nay con số lợi nhuận, doanh thu của NXB GD không còn xuất hiện trên mặt báo nữa.

———————–

Tuy nhiên, may mắn thay tin tức về những gói đầu tư chứng khoán của NXB GD vẫn được công bố.

Vào năm 2009, NXB GD bán 228.600 cố phiếu HEV (Công ty CP Sách Đại học và Dạy nghề), nếu lấy mức giá giao dịch tại thời điểm đăng tin là 21.900 VND/CP (ATPVietnam, 22/10/2009), thì tổng giá trị cổ phiếu NXB GD vừa bán là gần 5 tỷ VND, chiếm 10% lợi nhuận 2002 – 2006, và hơn 20% lợi nhuận của năm 2008.

Hơn thế nữa, cuối 2010, NXB GD đăng ký bán hàng triệu cổ phiếu của các công ty sách, bản đồ, thiết bị dạy học.. khác, với tổng giá trị ước tính không dưới 20 tỷ VND.

Nếu tính luôn tổng số cổ phiếu mà NXB GD nắm giữ sau loạt giao dịch trên, thì tổng giá trị cổ phiếu mà NXB GD sở hữu không dưới 50 tỷ VND (Cafef, 16/12/2010).

Nếu để ý, các mã cổ phiếu đều thuộc các công ty in ấn sách, bản đồ, thiết bị dạy học.. khác như CTCP Đầu tư tài chính giáo dục (EFI), CTCP Sách Đại học và Dạy nghề (HEV), CTCP Sách giáo dục tại Tp.Hà Nội (EBS), CTCP Bản đồ và tranh ảnh giáo dục (ECI)..v.v…

Mạng lưới công ty in ấn phục vụ giáo dục quá nhiều, quá dư thừa và có một lượng vốn tập trung vào đó rất lớn, dù công việc, kỹ nghệ in ấn sách, bản đồ, thiết bị dạy học.. không phải là ngành công nghệ cao, tiên tiến.

Và theo như tiết lộ từ Tổng Giám đốc NXB GD, hệ thống in ấn, phân phối SGK tại Việt Nam gồm 80 nhà in thuộc Trung ương, địa phương, và 64 công ty con của các Sở GD&DT (SGGP, 27/10/2006).

Tổng cộng, có không dưới 148 công ty tham gia và quá trình in ấn, vận chuyển, phát hành SGK tại Việt Nam. Tất cả đều thuộc sở hữu Nhà nước, Trung ương, địa phương hoặc trực thuộc Bộ, Sở GD&DT.

———————–

Tuy nhiên, mới đây nhất, NXB GD, cũng như các cty nhà nước độc quyền khác, lại ca điệp khúc lỗ lã quen thuộc, và tuyên bố sẽ tăng giá trên 16.9% năm học tới (Lao Động, 29/4/2011).

Bất kể rằng tỉ lệ chi cho giáo dục của Việt Nam không nhỏ, thuộc hàng “khủng” trên thế giới.

Trong số đó, chi tiêu cá nhân cho giáo dục chiếm trên 40%, tức các bậc cha mẹ tại VN đã phải bỏ ra gần 28.000 tỷ VND cho con cái mình ăn học, mà một phần không nhỏ là chi tiêu sắm sửa sách giáo khoa (ĐHKT Huế, 19/2/2006). Các năm sau này con số trên chắc chắn sẽ còn tăng lên nhiều, do sách giáo khoa liên tục tăng qua nhiều đợt (2006, 2008, 2010, 2011).

Chi tiêu cho giáo dục tính theo GDP tại Mỹ, theo số liệu trên, chỉ bằng 7.3%, tuy nhiên với học sinh Mỹ thì:

- Được đi học miễn phí từ lớp 1 – lớp 12.
- Được đưa đón bằng xe buýt miễn phí.
- Được cung cấp bữa trưa miễn phí (hoặc giá rẻ, tùy tiểu bang), bữa sáng và bữa chiều có thể được miễn phí.
- Được cung cấp sách giáo khoa miễn phí hằng năm, cuối năm nộp lại.
- Cấp ĐH, CĐ được nhận nhiều học bổng của chính phủ, tiểu bang (ed.gov/fund, fafsa.gov, grants.gov..)
- Hưởng một nền giáo dục thế giới.

Nhìn lại Việt Nam, với chi tiêu giáo dục chiếm trên 8.3%, mà gần phân nửa là đến từ nguồn lực bên ngoài (phi chính phủ), chúng ta đã làm được gì?

Tệ hơn thế, một công ty nhà nước, hoạt động vì mục tiêu giáo dục, lại được chính phủ cơ cấu để trở thành một tập đoàn kinh tế. Mà, “tập đoàn kinh tế” (nhấn mạnh chữ “kinh tế”) thì mục tiêu đạt lợi nhuận cao nhất có còn vì tương lai trẻ thơ, tương lai của nền giáo dục nữa không? (Vietbao, 2/1/2008) Buồn thay, ngay cả ngành giáo dục mà người dân vẫn bị “vắt”.

———————–

Cuối cùng, dưới đây là một vài ý kiến mà nếu được theo đuổi sẽ dẹp bỏ được tình trạng độc quyền trong giáo dục, làm giảm nhẹ ngân sách, tài nguyên quốc gia và của người dân:

- Cho phép tự do in ấn, biên soạn SGK, không nên tập trung, độc quyền dành cho NXB GD. Kêu gọi các tổ chức giáo dục lớn như Cengage, Pearsons, Oxford, Cambridge Press.. tham gia.

- Dẹp bỏ hệ thống 64 công ty phân phối SGK trực thuộc Sở GD&DT, đấu thầu in ấn công khai đối với cá nhân, không gói gọn trong 80 công ty của Trung ương, địa phương.

- Quyền sử dụng, lựa chọn SGK thuộc về nhà trường, phòng/sở giáo dục quận/thành phố (sẽ có nạn tham nhũng nhưng tránh được lãng phí lớn như hiện nay).

- Tiến hành chương trình “mượn sách”. Bắt buộc các trường từ cấp 1 – cấp 3 phải tham gia, đầu năm nhà trường phát sách MIỄN PHÍ cho học sinh, cuối năm thu lại. Như vậy tiết kiệm cho toàn dân hàng trăm tỉ VND, tạo điều kiện cho học sinh nghèo, thu nhập thấp, vùng sâu vùng xa, thôn quê.. Giả sử  cuốn nào hư hỏng hoặc mất mát học sinh tự bồi thường riêng. Hiện nay mỗi năm học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 phải mua hàng bộ sách cho từng năm học, trị giá gần 100k – 200k, chưa kể sách tham khảo.. là quá lớn, thừa thãi, lãng phí.




ATPVietnam, “HEV: Nhà xuất bản Giáo dục đăng ký bán 228.600 cổ phiếu”, 22/10/2009, <http://atpvietnam.com/vn/san_hnx/40804/index.aspx>
Báo Đất Việt, “Bán SGK siêu lợi nhuận vẫn ‘đòi’ bù lỗ”, 14/5/2008, <http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/2008/5/6581.datviet>
Cafef, “NXB Giáo dục VN đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu EFI, HEV, EBS, ECI, EID, DAD, SED”, 16/12/2010, <http://cafef.vn/ebs-51015/nxb-giao-duc-vn-dang-ky-ban-luong-lon-co-phieu-efi-hev-ebs-eci-eid-dad-sed.chn>
ĐHKT Huế, “Chi tiêu cho giáo dục: những con số ‘giật mình’”, 19/2/2006, <http://www.hce.edu.vn/readarticle.php?article_id=64>
Lao Động, “Năm 2011, sách giáo khoa tăng giá 16,9%”, 29/4/2011, <http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Nam-2011-sach-giao-khoa-tang-gia-169/41217>
Người Lao Động, “NXB Giáo dục chỉ lãi 50 tỉ đồng/năm?”, 16/5/2008, <http://nld.com.vn/224950P0C1017/nxb-giao-duc-chi-lai-50-ti-dongnam.htm>
SGGP, “Xóa độc quyền sách giáo khoa”, 27/10/2006, <http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2006/10/68141/?
Thanh Niên, “NXB Giáo dục và NXB Trẻ lãi cao nhất”, 22/3/2009,  <http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200912/20090322234636.aspx>
Thanhtra.gov, “”NXB Giáo dục lãi 100 triệu USD/năm”?”, 20/10/2006, <http://www.thanhtra.gov.vn/PortletBlank.aspx/5029A39874D649149B2EBD4C061300E2/View/thanh-tra-chinh-phu/504B10D4571AC1153ABCC326A3231333/4876.ttcp?print=NXB_Giao_duc_lai_100_trieu_USD-nam%2411412>
Tuổi Trẻ,  “70.000 tỉ đồng cho một đề án giáo dục”, 8/6/2011, <http://tuoitre.vn/Giao-duc/441507/70000-ti-dong-cho-mot-de-an-giao-duc.html>
Vietbao“NXB Giáo dục sẽ thành tập đoàn kinh tế”, 2/1/2008, <http://vietbao.vn/Giao-duc/NXB-Giao-duc-se-thanh-tap-doan-kinh-te/20762144/202/>

Chủ Nhật, tháng 6 12, 2011

Bản thân Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cũng nên bị mang ra xét xử

LTS: Tính danh nghĩa, và mục tiêu hoạt động của IMF, hoặc ADB, WB, có thật sự như những gì chúng ta từng nghĩ, rằng họ như những “chiếc túi không đáy” luôn mở rộng vòng tay giúp đỡ các nước đang phát triển?

Một bài viết với những ví dụ từ các nước châu Phi, hi vọng các lãnh đạo Việt Nam sẽ cẩn thận và sáng suốt hơn trước khi quyết định về sự hỗ trợ từ phía các tổ chức tài chính-chính trị như WB, IMF, và ADB.



Không chỉ Dominique Strauss-Kahn, chính bản thân Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng nên được mang ra xét xử.

Đôi khi, cái khía cạnh tiết lộ nhiều chuyện nhất của nhữg lời lảm nhảm điếc tai từ các chương trình tin tức 24 /7 lại là sự im lặng. Những sự kiện quan trọng nhất thường hay ẩn nấp bên dưới những tiếng ồn, không được nhắc tới, và không được thảo luận.

Vì vậy, chuyện ông Dominique Strauss-Kahn, người đứng đầu trước đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đang phải ra tòa vì bị cáo buộc đã cưỡng hiếp một người hầu gái trong một căn phòng khách sạn ở New York – đúng là tin tức lớn. Nhưng bạn hãy thử tưởng tượng một nhân vật nổi tiếng bị buộc tội, không phải vì cưỡng hiếp một người hầu gái, mà là vì đã để cô ấy chết đói, cùng với con cái, cha mẹ cô, và hàng ngàn người khác. Đó là những gì mà IMF đã làm cho những người vô tội trong quá khứ gần đây. Đó là những gì nó sẽ làm một lần nữa, trừ khi chúng ta thay đổi tổ chức đó đến nổi không ai còn nhận ra nó nữa. cả. Nhưng chuyện đó lại được giữ im lặng.

Để hiểu rõ câu chuyện này, bạn phải quay trở lại thời gian khi IMF mới ra đời. Năm 1944, các quốc gia sắp giành được chiến thắng trong Thế chiến thứ hai đã tập trung tại một khách sạn ở vùng nông thôn New Hampshire để phân chia chiến lợi phẩm. Ngoại trừ một vài trường hợp đáng kính, ví dụ như kinh tế gia vĩ đại người Anh John Maynard Keynes, các nhà đàm phán hồi đó đã quyết tâm làm một việc mà thôi. Họ muốn xây dựng một hệ thống tài chính toàn cầu mà theo đó, đảm bảo họ sẽ được chia chác phần lớn tiền bạc và tài nguyên của cả hành tinh. Họ thiết lập một loạt các tổ chức được thiết kế cho mục đích đó – và vì vậy IMF ra đời.

Công việc chính thức của IMF nghe có vẻ đơn giản và hấp dẫn. Đúng ra nó có mặt là để đảm bảo các nước nghèo không rơi vào nợ nần, và nếu các nước đó có (rơi vào cảnh nợ nần), thì IMF sẽ nâng đỡ chúng với các khoản vay và kỹ năng kinh tế. IMF được trình hàng như là người bạn và người giám hộ tốt nhất của thế giới (các nước) nghèo. Tuy nhiên, ngoài những lời hùng biện, IMF được thiết kế để được thống trị bởi một số ít các nước giàu – và, cụ thể hơn, bởi các tài phiệt ngân hàng, và các nhà đầu cơ tài chính. Mọi đường đi nước bước của IMF đều vì lợi ích của nhóm đó cả.

Hãy nhìn vào chuyện diễn ra trong thực tế. Vào những năm 1990, nước Malawi nhỏ bé ở đông nam Châu Phi đã phải đối mặt với các vấn đề kinh tế nghiêm trọng sau khi chịu phải một trong những đợt dịch bệnh HIV / AIDS tệ nhất trên thế giới và mới thoát khoải một chế độ độc tài khủng khiếp. Họ đã yêu cầu IMF giúp đỡ. Nếu IMF hành động theo đúng vai trò chính thức của nó, thì lẽ ra nó đã cho vay mượn và hướng dẫn quốc gia này phát triển theo cùng một cách mà Anh và Mỹ và tất cả các nước đã thành công khác phát triển – bằng cách bảo vệ các kỹ nghệ non trẻ của mình, trợ cấp cho nông dân, và đầu tư vào lãnh vực giáo dục và sức khỏe của người dân.

Đó là những gì mà một tổ chức quan tâm đến những người bình thường – và có trách nhiệm với họ – sẽ làm. Tuy nhiên, IMF đã làm một chuyện thực sự khác biệt. Họ nói họ sẽ chỉ trợ giúp nếu Malawi đồng ý tái cơ cấu theo yêu cầu của IMF. Họ ra lệnh Malawi bán ra gần như tất cả những gì nhà nước sở hữu cho các công ty tư nhân và các nhà đầu cơ, và cắt giảm chi tiêu cho dân chúng. IMF yêu cầu chính phủ Malawi ngừng trợ giá phân bón, mặc dù phân bón là thứ duy nhất giúp cho nông dân – chiếm phần lớn dân số – có thể trồng bất cứ cái gì trên đất đai bạc màu của nước này. IMF đã nói với chính phủ Malawi ưu tiên đưa tiền cho các ngân hàng quốc tế hơn là đưa tiền cho người dân Malawi.

Vì vậy, vào năm 2001 khi IMF phát hiện ra chính phủ Malawi dự trữ một số lượng lớn ngũ cốc đề phòng trường hợp mất mùa, IMF ra lệnh cho họ phải bán nó đi cho các công ty tư nhân ngay lập tức. Họ nói với Malawi phải sắp xếp các ưu tiên của cho đúng bằng cách sử dụng số tiền thu được để trả cho một khoản nợ từ một ngân hàng lớn, một món nợ mà trước đó, chính IMF đã nói với chính phủ Malawi nên mượn, với một lãi suất 56 phần trăm hàng năm. Tổng thống Malawi phản đối và cho rằng đây là nguy hiểm. Nhưng ông đã không có sự lựa chọn nào khác. Ngũ cốc đã được bán ra. Các ngân hàng đã được trả tiền.

Năm sau, mùa màng thất bát. Chính phủ Malawi hầu như không có gì trong tay để phân phát cho dân chúng. Dân chúng đang chết đói đã phải ăn đến vỏ cây, và bất kỳ con chuột nào bắt được. Đài BBC mô tả sự kiện đó như là một nạn đói tệ nhất từ trước đến giờ của Malawi. Những năm 1991-1192, đã có một vụ mất mùa tệ hơn nhưng không có nạn đói bởi vì hồi đó chính phủ có dự trữ lương thực để phân phối. Vì vậy, lần này, ít nhất một ngàn người dân vô tội bị chết đói.

Vào thời gian cao điểm của nạn đói, IMF đã đình chỉ một món viện trợ trị giá 47 triệu đô, vì chính phủ đã “chậm” trong việc thực hiện những “cải cách thị trường” mà bản thân chúng đã dẫn đến cái tai họa đó. Nhóm ActionAid, một nhóm trợ giúp hàng đầu trên đất Malawi, đã tiến hành khám nghiệm hậu chẩn về nạn đói. Họ kết luận rằng IMF phải chịu trách nhiệm về cái tai họa đó.

Sau đó, trong đống đổ nát bị bỏ đói, Malawi đã làm một chuyện mà các nước nghèo theo lẽ chưa nên làm. Họ tống cổ IMF ra khỏi nước. Đột nhiên, được tự do trả lời cho người dân của họ chứ không phải là các tài phiệt ngân hàng nước ngoài, chính phủ Malawi bỏ ra ngoài tai tất cả các “tư vấn” của IMF. Họ tái lập trợ cấp cho phân bón, cùng với một loạt các dịch vụ khác cho thường dân. Chỉ trong thời hạn hai năm, đất nước này đã biến đổi, từ vị trí ăn mày, trở thành có nhiều dư thừa đến nỗi họ đã cung cấp nhiều viện trợ lương thực cho Uganda và Zimbabwe.

Nạn đói tại Malawi lẽ ra phải là một tiếng kêu cảnh báo từ xa cho bạn và tôi. Đặt lợi ích của người dân bình thường dưới lợi ích của các tài phiệt ngân hàng và các nhà đầu cơ gây ra nạn đói ở đó. Chỉ trong vòng một vài năm, cách cư xử như vậy đã làm sụp đổ nền kinh tế toàn cầu của tất cả chúng ta.

Trong lịch sử của IMF, câu chuyện này không phải là một ngoại lệ: nó là quy luật. Tổ chức này thống trị các nước nghèo, hứa hẹn là nó có thuốc chữa lành – và sau đó đổ thuốc độc xuống cổ họng họ. Bất cứ khi nào tôi đi qua các vùng nghèo khó của thế giới, tôi đều thấy những vết sẹo từ “điều chỉnh cơ cấu ” của IMF ở khắp mọi nơi, từ Peru tới Ethiopia. Có nhiều nơi đã bị sụp đổ cả nước sau khi được “giúp” bởi IMF – nổi tiếng nhất là Argentina và Thái Lan trong những năm 1990.

Chúng ta hãy nhìn vào một số vụ ngoạn mục nhất của tổ chức này. Tại Kenya, IMF nài nỉ là chính phủ áp dụng lệ phí khi gặp bác sĩ – vì vậy số lượng phụ nữ tìm sự giúp đỡ hoặc tư vấn về những bệnh lan truyền qua đường tình dục giảm đi 65 phần trăm, tại một trong những nước bị ảnh hưởng bởi bệnh AIDS tồi tệ nhất trên thế giới.

Tại Ghana, IMF nài nỉ chính phủ áp dụng thu lệ phí cho việc đi học – và số lượng các gia đình nông thôn có đủ khả năng cho con em họ đi học giảm đi hai phần ba. Tại Zambia, IMF khăng khăng rằng chính phủ nên cắt giảm chi tiêu về y tế – và số lượng trẻ sơ sinh bị chết tăng gấp đôi. Thật kỳ lạ, hóa ra xúc tiền của nước bạn cho các ngân hàng nước ngoài, thay vì cho dân chúng của bạn, không phải là một chiến lược phát triển tuyệt vời.

Kinh tế gia Joseph Stiglitz, từng đoạt giải Nobel, đã làm việc chặt chẽ với IMF trong hơn một thập kỷ, cho đến khi ông nghỉ việc và trở thành một người tố cáo. Vài năm trước đây, ông ấy nói với tôi: “Khi IMF đến một đất nước nào đó, họ chỉ quan tâm đến một điều duy nhất. Làm thế nào mà mình đảm bảo các ngân hàng và các tổ chức tài chính được trả tiền? … Chính nhờ IMF mà các nhà đầu cơ tài chính còn công ăn việc làm. IMF không quan tâm đến sự phát triển, hoặc những gì giúp một đất nước ra khỏi đói nghèo. “

Một số người gọi IMF là bất nhất, bởi vì tổ chức này, ở các nước giàu thì ủng hỗ trợ cứu trợ ngân hàng dùng ngân quỹ nhà nước, trong khi yêu cầu chấm dứt tài trợ của nhà nước ở các nước nghèo. Nhưng đó chỉ là sự bất nhất nếu bạn đang suy nghĩ về các lĩnh vực của những ý tưởng trí tuệ, hơn là lợi ích kinh tế thực tiễn. Trong mọi tình huống, IMF luôn làm những gì cần thiết để mang tiền về cho các tài phiệt ngân hàng và các nhà đầu cơ. Nếu chính phủ các nước giàu cứu giúp các ngân hàng bằng cách đưa tiền mà không đòi hỏi gì cả, tuyệt. Nếu các nước nghèo có thể bị buộc phải trả tiền ngân hàng theo giá cắt cổ, tuyệt vời luôn. Chuyện đó trước sau như một.

Một số người cho rằng Strauss-Kahn là một “nhà cải cách” và đã thay đổi IMF sau khi ông nhậm chức vào năm 2009. Chắc chắn là đã có một sự thay đổi trong lời nói. Nhưng một nghiên cứu chi tiết của tiến sĩ Daniela Gabor của Đại học West of England đã chỉ ra rằng, về bản chất, thì tổ chức này vẫn hoạt động như trước.

Ví dụ, thử nhìn vào Hungary. Sau khi kinh tế nước này sụp đổ vào năm 2008, IMF ca ngợi chính phủ nước này vẫn giữ mục tiêu giảm thâm hụt ban đầu của họ bằng cách cắt giảm các dịch vụ công ích. Những người dân Hungary kinh hoàng đã phản ứng bằng cách hạ bệ chính phủ đương thời, và lựa chọn một đảng phái đã hứa là sẽ bắt các ngân hàng phải trả giá cho cuộc khủng hoảng mà họ đã tạo ra. Họ giới thiệu một khoản phụ thu 0.7 phần trăm trên (thu nhập của) ngân hàng (cao gấp bốn lần so với bất cứ nơi nào khác). IMF nổi điên. IMF cho rằng đây là một sự “bóp méo cao” các hoạt động ngân hàng – làm như là cứu trợ các ngân hàng thì không (phải là bóp méo vậy), tất nhiên – và rít lên rằng phụ phí này sẽ làm cho các ngân hàng phải chạy trốn khỏi đất nước. IMF đóng cửa toàn bộ chương trình Hungary của họ để đe dọa chính phủ mới.

Tuy nhiên, dự đoán sự sụp đổ của IMF đã không xảy ra. Hungary tiếp tục theo đuổi các biện pháp hợp lý vừa phải, thay vì trừng phạt dân chúng. Họ áp đặt thuế trên các ngành có lợi nhuận nhiều – năng lượng, bán lẻ và viễn thông, và lấy tiền từ quỹ lương hưu tư nhân để trả tiền thâm hụt. Cứ mỗi bước như vậy, IMF lại la làng lên, và yêu cầu, thay vào đó, phải cắt giảm từ dân thường Hungary. Đây là bài bản của IMF, với cùng những lời đe dọa cũ. Strauss-Kahn đã làm như vậy ở hầu hết các nước nghèo mà có IMF hoạt động, từ El Salvador đến Pakistan đến Ethiopia, những nơi mà các khoản trợ cấp cho thường dân đã bị cắt giảm nhiều. Rất nhiều nước đã bị đe dọa và phải làm tổn hại đến lợi ích riêng của họ. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, có bản doanh ở Mỹ, đã tìm ra rằng, 31 trong số 41 hiệp định của IMF cần đến “chính sách kinh tế vĩ mô thuận vòng xoáy” – và đẩy các nước đó sâu hơn vào vòng suy thoái.

Không chỉ Strauss-Kahn phải được đưa ra xét xử. Chính cái tổ chức mà ông cầm đầu cũng vậy. Hiện trên báo chí đang có một cuộc tranh luận rỗng tuếch về việc ai sẽ là người đứng đầu tiếp theo của IMF, như thể là chúng ta đang bàn ai nên là người điều hành của ban trông coi chất lượng của sữa ở địa phương vậy. Nhưng nếu chúng ta coi ý tưởng về sự bình đẳng của con người là nghiêm túc, và nhớ đến tất cả những người đã lâm vào cảnh đói nghèo và chết chóc vì tổ chức này, chúng ta sẽ thảo luận về việc thành lập một Ủy ban Sự thật và Hòa giải – và làm thế nào để giải tán IMF hoàn toàn và bắt đầu lại từ đầu.

Nếu Strauss-Kahn bị tuyên bố có tội, tôi nghĩ là tôi biết tại sao rồi. Ông ấy chắc là lầm tưởng người hầu gái với một nước nghèo đang gặp khó khăn tài chính. Suy cho cùng thì những người đứng đầu của IMF đã, trong nhiều năm, được phép “cưỡng hiếp” các nước nghèo mà không bị trừng phạt gì.



Bài viết “It’s not just Dominique Strauss-Kahn. The IMF itself should be on trial” trên tờ Independent (UK), tựa đề và phiên bản tiếng Việt do thành viên T. chuyển ngữ.

http://www.independent.co.uk/opinion/commentators/johann-hari/johann-hari-its-not-just-dominique-strausskahn-the-imf-itself-should-be-on-trial-2292270.html

Hậu quả của việc khai tử nghị quyết 11

Kết quả nhãn tiền của hành động “tái cấp vốn” (tức bơm tiền): giá cả hàng hóa lại leo thang..
cafef.vn
Giá thịt lợn liện tục tăng trong những ngày qua, mỗi kg thịt đã tăng tới 20-25 nghìn đồng, khiến các bà nội trợ kêu trời

Nghị quyết 11 đã chính thức bị khai tử

Chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang dần mở rộng?

▪  MINH ĐỨC
11/06/2011 11:23 (GMT+7)
Một số thông tin phản ánh gần đây cho biết, “lãi suất thỏa thuận” giữa người gửi tiền với ngân hàng đã giảm, kể cả với những khoản tiền gửi lớn. Mặt bằng lãi suất cho vay VND cũng đã giảm nhẹ từ 0,3% – 0,5%/năm – Ảnh: Getty.
Dường như chính sách tiền tệ từ cuối tháng 5 đến nay đang có hơi hướng thay đổi, từ thắt chặt sang dần mở rộng.

Trong các thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cũng như phát ngôn chính thức của lãnh đạo cơ quan này thời gian qua, từ “thắt chặt” gần như không được dùng đến khi nói về việc điều hành chính sách tiền tệ. Thay vào đó là sự “linh hoạt” và “thận trọng”.

Nhưng dù thế nào thì việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng đã thể hiện rõ từ tháng 2/2011, khi Ngân hàng Nhà nước đồng loạt tăng các lãi suất điều hành, và liên tiếp tăng lên cho đến các quyết định gần nhất là ngày 1/5. Hướng điều chỉnh này được xem là sự quyết liệt trong việc sử dụng các công cụ lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Từ tháng 5 đến nay, ít nhất là chưa có lần tăng nào tiếp theo ngoại trừ việc nâng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ 14%/năm lên 15%/năm. Và chính sách tiền tệ dường như đã có sự mở rộng nhất định.

Những con số cần kiểm chứng
Cho đến lúc này, từ các kênh khác nhau, con số về lượng ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước đã mua vào từ cuối tháng 4 đến nay vẫn chưa được thống nhất.
Con số đầu tiên là 1 tỷ USD từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Con số tiếp theo là 1,2 tỷ USD được đưa ra tại cuộc họp báo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5. Con số thứ ba là khoảng 877 triệu USD mua ròng từ đầu năm đến cuối tháng 5 (đã trừ đi số phải bán ra để bình ổn thị trường trong khoảng hai tháng đầu năm). Con số tham khảo thứ tư là 2 tỷ USD nguồn dự trữ ngoại hối tăng thêm trong ba tháng qua, đưa ra tại hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam diễn ra từ 8 – 9/6. Và con số nữa là 0,9 tỷ USD tăng thêm của dự trữ ngoại hối trong tháng 5, theo nguồn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)…

Từ những con số này, có thể dự tính Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra hơn 20.000 tỷ đồng để mua vào ngoại tệ. Những ngày gần đây, giá USD mua vào của các ngân hàng thương mại cũng như trên thị trường liên ngân hàng thấp hơn giá mua vào của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, cửa mua vào để tăng dự trữ ngoại hối vẫn mở và đồng nghĩa với nguồn vốn VND đưa ra đối ứng.
Đáng chú ý hơn khi tuần rồi một tổ chức đầu tư lớn cho hay, những thông tin “không chính thức” cho biết Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra khoảng 70.000 tỷ đồng qua cửa tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại. Một sự trùng hợp là một tuần trước đó, một tổ chức đầu tư khác cũng nói rằng “chúng tôi nhận thấy Ngân hàng Nhà nước đang đẩy mạnh tái cấp vốn cho một số ngân hàng”…

Với thị trường nhạy cảm này, đặc biệt là lợi ích và ảnh hưởng của thông tin đối với giới đầu tư (đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân), đó là những con số quan trọng cần kiểm chứng thật chính xác hơn là ở mức độ tham khảo. Tuy nhiên, từ con số dự trữ ngoại hối đến lượng mua vào ngoại tệ, dữ liệu giao dịch trên thị trường mở và đặc biệt là lượng vốn tái cấp vốn tại các thời điểm vẫn là “mật”, hoặc không công bố rộng rãi. Dĩ nhiên, nhà điều hành có những lý do của mình, cũng như từ chối trả lời khi truyền thông cần kiểm chứng.

Thế nhưng, phía sau những con số đó là lợi ích, mà cụ thể là những suy đoán về chính sách. Giả sử con số hơn 20.000 tỷ đồng (và có thể hơn nữa) đưa ra mua ngoại tệ cùng với khoảng 70.000 tỷ đồng tái cấp vốn nói trên có độ chính xác cao, việc nhận định chính sách tiền tệ đang có thay đổi từ thắt chặt sang mở rộng (khác với nới lỏng) là có cơ sở. Thay đổi này đang được một số tổ chức đầu tư tính đến.
Thêm nữa, nếu 70.000 tỷ đồng được hỗ trợ qua kênh tái cấp vốn cho các ngân hàng nhỏ thì có thể suy đoán nó nhằm xoa dịu giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, cũng như căng thẳng trong cạnh tranh huy động vốn – vốn ngột ngạt trong thời gian qua.

Tín hiệu từ trái phiếu
Từ cuối tháng 5 đến ngày 10/6, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) liên tiếp ghi nhận các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh thành công, thay cho tình trạng thất bại kéo dài trước đó.

Đơn cử, khối lượng 2.000 tỷ đồng trái phiếu phiên đấu thầu ngày 2/6 được bán gọn; 3.000 tỷ đồng trái phiếu ngày 9/6 cũng được mua hết; 2.000 tỷ đồng trái phiếu ngày 10/6 cũng không còn dư. Đáng chú ý là lãi suất trái phiếu đã có xu hướng giảm đáng kể. Sau những thành công đó, ngày 16/6 tới, Bộ Tài chính đã “mạnh dạn” đưa lượng trái phiếu Chính phủ ra đấu thầu lên tới 5.000 tỷ đồng.
Phía sau những chuyển biến trên là sự hậu thuẫn từ trạng thái thanh khoản đã tốt hơn của các thành viên dự thầu – các ngân hàng thương mại, đi cùng với kỳ vọng lạm phát sẽ giảm dần. Bên cạnh một lượng vốn trái phiếu Chính phủ khá lớn vừa đáo hạn, sự hậu thuẫn đó có hơi thở của chính sách tiền tệ đã mở rộng hơn theo suy đoán trên.

Một phần nguồn vốn từ các ngân hàng đã trở lại với trái phiếu. Một phần đầu tư với kỳ vọng lạm phát sẽ giảm dần. Một phần từ yêu cầu phòng thủ, có hàng để mượn vốn trên thị trường mở hay để tái chiết khấu nếu khó khăn thanh khoản xẩy ra trong tương lai… Và một số nhận định gần đây cho rằng, do các nhà băng khó đẩy mạnh cho vay, vốn khả dụng được cải thiện nên một phần tìm đến trái phiếu như một hướng giải phóng bớt năng lượng.

Khó đẩy mạnh cho vay là một thực tế, bởi rào cản chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay phải dưới 20%. Quy mô cho vay khó mở rộng, tính chọn lọc tín dụng theo đó sẽ cao hơn. Và khi đầu ra hạn chế, đầu vào sẽ được cân đối mà cụ thể là lãi suất huy động.

Một số thông tin phản ánh gần đây cho biết, “lãi suất thỏa thuận” giữa người gửi tiền với ngân hàng đã giảm, kể cả với những khoản tiền gửi lớn. Mặt bằng lãi suất cho vay VND cũng đã giảm nhẹ từ 0,3% – 0,5%/năm.

Tuy nhiên, để lãi suất thực sự hạ nhiệt, cơ sở đầu tiên vẫn là lạm phát trong thời gian tới. Từ tháng 6 này, lạm phát được dự báo là sẽ bắt đầu giảm tốc rõ rệt. Nhà điều hành cũng đã đưa ra thông điệp sẽ bám sát diễn biến này để có những tác động đến lãi suất, dĩ nhiên là từng bước và vẫn thận trọng.
“Về nguyên tắc chung, khi CPI giảm dần, Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng các công cụ điều hành để tác động giảm dần lãi suất theo hướng đạt được sự ổn định tương đối vững chắc chứ không thể thay đổi ngay về chính sách, về lãi suất”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói trong thông tin công bố ngày 9/6 vừa qua.

Dẫn nguồn từ vneconomy