Chủ Nhật, tháng 6 26, 2011

Chính sách tiền tệ những tháng cuối năm: Đừng “đánh bùn sang ao”

“Việc công bố mua 3 tỷ USD từ trong dân, từ các doanh nghiệp, nghĩa là tung ra 60.000 tỷ đồng. Chẳng qua như là cách “đánh bùn sang ao”, trước đây là người dân, thương nhân giữ tiền thì giờ là Nhà nước. Giá trị kinh tế không hề tăng, thậm chí còn tạo ra lạm phát”… PGS.TS Đỗ Đức Định – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển xã hội đã bắt đầu cuộc trao đổi với phóng viên Đại Đoàn Kết như thê.

Trong thời gian vừa qua, nhiều chính sách liên quan đến ổn định cung cầu, kiềm chế lạm phát đã được triển khai thực hiện và phát huy tác dụng chẳng hạn chỉ số CPI đã bắt đầu chững, xuất khẩu tăng. Chặng đường kinh tế 6 tháng còn lại, liệu sẽ dễ chịu hơn?

Chúng ta đề ra những mục tiêu cụ thể như giảm lạm phát, duy trì tăng trưởng tương đối cao, đảm bảo an sinh xã hội, chống đô la hóa tốt, và trong ngắn hạn chúng ta đã làm được như thế. Chẳng hạn như chúng ta hỗ trợ điện trực tiếp cho người nghèo, chặn được mức tăng CPI tại hai đầu tàu kinh tế Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh từ mức trên 3 phẩy, xuống còn 1 phẩy. Nhưng, tất cả chỉ trong ngắn hạn, còn dài hạn vẫn không ổn, chúng ta triển khai sai cách thức. Chúng ta chống lạm phát nhưng tăng lưu thông VND trong khi hạn chế những hình thức thanh toán có giá trị cao là vàng và đô la. Nhiều nước khác khuyến khích dân mua vàng, đặc biệt là mua vàng làm trang sức xuất khẩu vì như thế vừa giữ được vàng, tạo việc làm. Việt Nam khác hẳn. Nếu thấy kinh doanh vàng lãi thì đánh thuế cao, sao lại đi cấm, lại kèm với “đăng ký”. Quản lý không được minh bạch, thì lại nảy sinh độc quyền, phân chia quyền lợi.

Một số nước thì tăng mua trái phiếu Chính phủ để giữ đồng đô la vì họ đặt trong mối tương quan, USD là đồng tiền có giá trị thật. Cách làm chúng ta là thắt chặt USD và vàng trong khi đó thả lỏng đồng tiền có giá trị thấp là VND. Chúng ta lạm dụng cách thức hành chính để ép mọi thứ vào khuôn nhưng đâu có dễ. Mặt trái của đồng đô la hóa làm mất giá trị tiền nội địa, nhưng mặt phải của nó là cấp vốn cho nền kinh tế nước ta, mà nền kinh tế nước ta tăng trưởng là nhờ vốn. Bây giờ chúng ta đột ngột giảm lãi suất USD từ 5% xuống 3%, còn ở Mỹ chỉ giảm 0, 25% cho mỗi lần. Đáng lẽ chúng ta mổ 5 cm thì chúng ta mổ 20 cm, chúng ta phanh bụng thì tốn thêm thuốc điều trị. Thời gian còn lại sẽ phải thêm băn khoăn về nguồn vốn được bảo đảm bằng vàng và đô la.
Trước đây chúng ta nói phát triển kinh tế theo thị trường có định hướng của Nhà nước, trong đó công ty chuyển dần về các bộ, từ các bộ tăng cường tính tự quản của công ty, trên đó tiến hành cổ phần hóa. Nhưng trong thời gian gần đây, chúng ta lại đi ngược lại. Thay vì giảm bao cấp, thì chúng ta ôm lấy tổng công ty, nghĩa là tăng bao cấp. Giờ đây lại còn bao cấp cả giải quyết nợ. Một tổng công ty khó khăn thì ngành khó khăn, và sau đó tác động lan truyền. Đấy là những mặt chìm.

Nhưng chính NHNN đã phát đi thông điệp, trong các tháng cuối năm, áp lực nguồn vốn đô la để nhập khẩu hàng hóa sản xuất sẽ không còn ghê như những năm trước nữa?
Chính NHNN nói là lượng đô la của kiều hối gửi về vẫn tăng cao nhưng tôi nghi ngờ. Trong khi quý 1 NHNN nói là giảm, thì đến quý 2 nói là tăng đến 35%, sao lại tăng nhanh và nhiều như thế. Người dân đang mua vàng miếng ngon lành thì bỗng dưng hạn chế. Vàng trong nước cũng luôn trái chiều với vàng thế giới. Tôi chỉ làm một phép tính, đầu năm giá vàng ở Việt Nam quy đổi chuẩn thế giới là 1.200USD/ounce nhưng hiện giờ là 1.500USD/ ounce. Nghĩa là trong 6 tháng tự chúng ta làm mất đi 300 USD /ounce. Cứ theo phép nhân với số luợng vàng nhập về, có thể chúng ta mất đi 10 tỷ USD chỉ để bù lỗ nhập vàng, mất nhiều tiền, giảm tăng trưởng. Áp lực vốn cho doanh nghiệp sản xuất sẽ lại khó hơn chứ không nhẹ hơn được.

Trong 3 tuần, thậm chí 1 tháng vừa qua, tỷ giá liên ngân hàng, tỷ giá tự do đã hạ nhiệt. Nếu không ổn định được ngoại tệ thì sẽ không có chuyện giảm tỷ giá?

Lãi suất USD chưa thay đổi thì đừng quá tự hào là tốt, bởi nói thật đồng vốn dắt lưng của nền kinh tế mình chưa tốt, chưa vững. Nhà nước công bố mua 3 tỷ USD từ dân, từ các công ty nghĩa là tung ra 60.000 tỷ tiền đồng. Chẳng qua là cách đánh bùn sang ao, trước đây là người dân, thương nhân giữ tiền thì giờ là nhà nước. Giá trị kinh tế không hề tăng, thậm chí còn tạo ra lạm phát. Chúng không hề làm tăng giá trị tiền đồng. 60.000 tỷ VND tung ra thị trường và thêm một số khoản tiền hỗ trợ cho tổng công ty nữa càng làm gia tăng lạm phát.
Mọi người đánh giá rằng năm 2011 có nhiều khó khăn, nhưng tôi chắc chắn không những thế mà còn phức tạp hơn. Trong ngắn hạn vài tuần, 1 tháng thì kinh tế nhìn bề nổi đang phát triển ổn định. Bản chất là nút thắt lạm phát đang khó gỡ, buộc phải đưa ra các biện pháp sốc, phanh giật cục và tái nghèo sẽ tăng và giảm chi phí chữa bệnh, giáo dục.

Vâng, xin cảm ơn PGS!
Thúy Hằng
đại đoàn kết

Nguồn: http://vietstock.vn/ChannelID/734/Tin-tuc/193226-chinh-sach-tien-te-nhung-thang-cuoi-nam-dung-danh-bun-sang-ao.aspx

Chảy máu ngoại tệ sẽ gây hậu quả to lớn thời gian tới (đăng ngày 5/6/2011)
http://www.facebook.com/note.php?note_id=216157058416675

Cùng lúc đó ngoại tệ sẽ cạn kiệt. CPVN hôm nay khoe “mua được” 1,2 tỉ USD (Dân Trí, 20/5/2011), nhưng đó là lố bịch, dị hợm, vì chẳng qua là ép dân bán ra, do lãi suất USD nay chỉ còn 2%, tăng dự trữ bắt buộc lên 7%, ép các cty vốn nhà nước trên 50% phải bán ngoại tệ lại cho NHNN (Vef, 3/6/2011).Chẳng qua là từ túi dân qua túi nhà nước, chứ KHÔNG phải bên ngoài vào.

Mà túi dân thì cạn xiều, hết đợt này là hết sạch, trong 2 tháng sẽ thiếu ngoại tệ nhập hàng – nhập siêu 1,7 tỉ USD/tháng (Tuổi Trẻ, 26/5/2011) – để nhập phân bón, thuốc trừ sâu, gia vị, thức ăn gia cầm, v.v… Khi đó, thiếu USD, giá sẽ tăng tự do, khi nhập về phải bán giá cao bù lại.

1 nhận xét:

Đăng nhận xét