Thứ Ba, tháng 7 26, 2011

Video #2: Khủng hoảng kinh tế Việt Nam 2011

Ông Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài Chính Quốc gia mới bổ nhiệm Vũ Viết Ngoạn xài bằng giả

Tiểu sử ông Vũ Viết Ngoạn

Ông Vũ Viết Ngoạn – sinh năm 1958.
Học vị: Tiến sĩ tài chính Đại học La Salle (Hoa Kỳ)
Quá trình công tác:
Từ 1993 – 1995: Phó giám đốc sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Từ 1995 – 1996: Giám đốc khối thanh toán kế toán Ngoại thương Việt Nam
Từ 1996 – 1998: Phó tổng giám đốc Ngoại thương Việt Nam
Từ 1998 – 2000: Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Từ 2000 – 2007: Ủy viên hội đồng quản trị, kiêm TGĐ Ngoại thương Việt Nam
Từ 2007 – 2011: Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội
Hôm nay tôi ngồi đọc báo mạng thì tìm thấy tiểu sử của ông Vũ Viết Ngoạn, người mới được bổ nhiệm vào chức Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài Chính Quốc gia. Tôi đã có nghi vấn về học vị của ông này do trường Đại học La Salle (Philadelphia) không có chương trình Tiến sĩ Tài Chính.

Link: http://www.lasalle.edu/admiss/grad/doctoral.php
Doctoral Programs
School of Arts and Sciences

APA Accredited Psy.D. Program in Clinical Psychology

School of Nursing and Health Sciences
Doctor of Nursing Practice
Sau khi tìm kiếm thông tin trên mạng một hồi thì tôi phát hiện ra là có 2 trường La Salle tại Mỹ. Trường đàng hoàng ở Philadelphia có website như sau: www.lasalle.edu

Trường này KHÔNG CẤP BẰNG Ph.D. Tài Chính.

--------------------------------

"Trường" dỏm dưới Louisina, cũng lấy tên La Salle, thì chỉ in bằng ra bán, hoàn toàn không dạy gì hết, chỉ có 1 giáo viên, có bằng Cử nhân chính trường này cấp, dạy "15 ngàn sinh viên" chẳng bao giờ tới trường:

"...The FBI report stated that LaSalle had only one faculty member serving 15,000 students (and her only degree was a Bachelor's from LaSalle)..."

In 2001, the Coquille Valley Sentinel profiled a hospital administrator who had asserted both a masters degree and a Ph.D. in Business Administration, from LaSalle University in Philadelphia, PA.[12] The real La Salle does not have a Ph.D. program in Business (only in Clinical Psychology and Nursing).[13] Richard Cormier had been newly selected for the head administrator role with Coquille Valley Hospital, when it was discovered that he had been lying about his education. When questioned, Cormier presented copies of his diplomas, both of which were awarded in October of 1994 by Kirk's outfit in Louisiana. Shortly thereafter, Cormier recanted his acceptance of the position.[14]

Source: https://secure.wikimedia.org/wikipedia/en/wiki/James_Kirk_diploma_mills

--------------------------------

Như vậy, theo tôi, ông Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chánh của CP VN hẳn là MUA BẰNG tại La Salle Louisiana, không từng đi học 1 ngày.

Điều này sẽ là 1 cú tát tai vào mặt CP VN.

Thứ Bảy, tháng 7 23, 2011

TTCK tiếp tục bết bát thời gian tới do lạm phát và giá vàng tăng cao

Cuối tuần này CPVN sẽ phải công bố CPI tháng 7. Có thể sẽ cao hơn tháng rồi, hồi 1,09% (Vneconomy, 24/6/2011).

Tháng này cho dù ăn gian thế mấy cũng không thể nhỏ hơn 1,5%. Thậm chí chính QH cũng thừa nhận mục tiêu 17% đề ra là “rất khó khăn” (Dân Trí, 21/7/2011)

CPI tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến TTCK VN vào tuần tới.

Rồi qua tháng 8, mọi việc sẽ lại càng tệ hại do các nguyên do như:

a. Tháng 8 lạm phát tăng do đã tung nhiều VND ra cứu CK trước đó.
b. Do TTCK vẫn tiếp tục xuống mạnh, nay đã gần sát mé 400 điểm, CPVN (qua SCIC) phải tiếp tục chiến dịch giải cứu trong tương lai.
c. USD nhàn rỗi cạn kiệt do chảy máu ngoại tệ mấy tháng qua, USD sẽ khan hiếm và tăng giá.
d. Vàng có thể tăng mạnh nếu Mỹ bị sụt tín dụng.

Tất cả các điều trên sẽ khiến cho giá trị VND giảm mạnh thê thảm trong vài tháng tới.

Vài vấn đề nữa là

e. Giá dầu lên.
f. Mùa bão lụt tới, sẽ mất mùa màng, cần thực phẩm cứu đói.

Vn-Index và HNX sẽ khó mà giữ nổi trên 400 và 70 sau vài tuần.

Tất nhiên là trừ phi CPVN, SCIC bung tiền ra tiếp tế, mà VND thì họ thích in ra bao nhiêu thì in, đâu hạn chế. Lúc đó thì lạm phát sẽ giết chết toàn bộ người dân VN, không chỉ tầng lớp dân nghèo.

--------------------------



Còn nhớ, kể từ lúc VNI xuống dưới mức 400 điểm cuối tháng 5, CPVN điên cuồng cứu giá, có lúc VNI tăng trên 450, nhưng nay đang xuống lại 409 chỉ trong vòng 1 tháng.

VNI mất trắng trên 3 tỉ USD trong hơn 1 tháng.



Tin tức về các công ty chứng khoán lỗ lã đầy rẫy trên mặt báo, gần đây nhất có

Doanh nghiệp ngành chứng khoán lỗ hàng loạt (Vneconomy, 14/7/2011)
Chứng khoán Phương Đông: Quý II lỗ hơn 10 tỷ đồng (Cafef, 21/7/2011)
VST: Qúy II lỗ thuần 41,79 tỷ đồng (Cafef, 21/7/2011)

Đấy là chưa kể các trường hợp khác mà chính Dự đoán kinh tế đã từng đề cập như:

Những con thiêu thân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (29/4/2011)
Dominic Scriven – Nhà đầu tư chứng khoán xỏ lá tại thị trường chứng khoán Việt Nam (15/7/2011)

Gì chứ CK ở VN chỉ lời lúc IPO, mua được giá rẻ, mua 1 bán 50.

Chứ còn đơn giản là nhìn vào tình hình kinh doanh của các công ty thì hoặc lỗ, hoặc không làm ra lợi nhuận gì nhiều. Ôm CK bây giờ chỉ có lỗ sạch thôi.

Khổ nỗi nhiều người chơi CK ở VN rất máu cờ bạc, còn cố giữ, thậm chí đi vay thêm tiền để bù vào.

Tháng 8 lạm phát tăng cao, CK chắc chắn sẽ giảm mạnh.               

--------------------------

Hầu như mọi việc, vấn đề, đều bất lợi cho CPVN.

Không thấy có ánh sáng cuối đường hầm nào - trừ các việc tưởng tượng ra, đói quá hoá cuồng, loại như ông nào nói đất đai VN đáng giá 3000 tỉ USD, rồi CP tiếp tay vào "thực phẩm sẽ GIẢM giá 15%", "Lạm phát giảm vào CUỐI năm", v.v...

Trong lịch sử nhân loại, KHÔNG KHI NÀO mà thực phẩm giảm giá 15%, còn tại VN thì KHÔNG KHI NÀO mà giá tăng chậm lại VÀO CUỐI NĂM.

--------------------------

Tình trạng bê bết, méo mó, tha hóa của TTCK hiện nay đã đến mức mà ngay cả báo chí chính thống của VN, vốn bị “định hướng” rất kĩ, cũng không thể khoanh tay làm ngơ.

Bài viết “TTCK Việt Nam 11 năm: Những cái chết” đăng trên Vef có thể nói đã đúc kết ra được nhiều điều đáng suy ngẫm, nhất là cho những ‘nhà đầu tư’ nào còn luyến tiếc trong thời điểm hiện nay.

Ngày 20/7/2011, TTCK Việt Nam kỷ niệm lần sinh nhật thứ 11. Có điểm trùng hợp"kỳ lạ": 20/7/2010 đánh dấu mốc thời điểm TTCK Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ suy thoái nặng nề, kéo dài đến tận lần sinh nhận thứ 11 và dường như chưa ngừng đổ dốc.

Với những nhà đầu tư đã trải qua quãng đường suốt 11 năm trời ròng rã cùng với thị trường, biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn đã đến và đi. Được đấy và cũng mất đấy, đồ thị dao động tâm trạng của nhà đầu tư cũng hệt như biến động hình sin của thị trường trong vòng 10 năm.

(...)

Ngày bắt đầu tấn bi kịch

Ngày hôm nay - 20/7/2011 - thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam kỷ niệm lần sinh nhật thứ 11. Nhưng điều trớ trêu là một điểm trùng hợp "kỳ lạ" của lịch sử: ngày 20/7/2010 lại đánh dấu mốc thời điểm mà TTCK Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ suy thoái nặng nề, kéo dài cho đến tận lần sinh nhận thứ 11 và dường như chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho việc ngừng đổ dốc.

Sau 11 năm, nhìn bề ngoài, chỉ số VNI đã lập được thành tích lớn lao khi điểm số tăng gấp 4,5 lần so với mốc ban đầu vào năm 2000. Cũng với 11 năm đầu hoạt động (1928-1939), Dow Jones của Mỹ lại mất đi đến 50% giá trị ban đầu, còn chỉ số chứng khoán Thượng Hải của Trung Quốc (2000-2011) chỉ tăng được gấp đôi.

Vì thế, nếu cứ xét trên phương diện điểm số thì TTCK Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thị trường có sức bật và độ ổn định tốt nhất trên thế giới.

Nhưng còn thực chất và những gì bên trong của TTCK Việt Nam thì như thế nào? Đoạn còn lại của con đường 11 năm mới thê lương làm sao! Hơn một năm qua, bất cứ nhà đầu tư nào cũng đã nhìn rõ một sự thật là chẳng có gì được gọi là thực chất đối với chỉ số VNI. Chẳng có ý nghĩa gì nữa, khi chỉ số này đã bị nhóm lũng đoạn thị trường làm cho biến dạng đến mức không ai còn nhận ra được hình hài thực của nó. Vào lúc này, người ta chỉ mang máng ước tính điểm số thực của sàn HOSE vào khoảng 300-350 điểm, cách xa hàng trăm điểm so với mức danh nghĩa hiện thời.

Nhưng ngay cả mức 300-350 điểm trên vẫn còn quá khả quan so với mốc 100 điểm khai sinh của VNI. Vậy là một số công ty chứng khoán và nhà đầu tư đã phải tính toán lại theo phương pháp so sánh mặt bằng giá một số nhóm cổ phiếu chủ chốt, sau khi loại trừ ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu bị "làm giá': nếu tính toán sòng phẳng thì mặt bằng giá trị thực của cổ phiếu trên sàn HOSE hiện nay chỉ vào khoảng 250-280 điểm, tức ở vào vị trí gần sát đáy khủng hoảng kinh tế lập vào tháng 2/2009.

Chưa bao giờ trong lịch sử tồn tại của mình, chỉ số VNI lại bị biến thành một thứ "quái thai" như thế. Chỉ trong một năm, VNI đã gần như phủ nhận tất cả những gì thực chất mà nó đã làm được trong một thập kỷ trước. Chúng ta có thể tự hỏi: đó là tác phẩm độc đáo của ai vậy? Chưa có câu trả lời nào xác đáng, và có lẽ trong tương lai cũng sẽ không thể có câu trả lời xác đáng nào.

Không có gì để tự hào khi nhìn lại đoạn cuối của con đường 11 năm. Lại càng không có thành tích nào che lấp được một thực tế trần trụi là sàn Hà Nội đã phải giơ đầu chịu báng từ chiến dịch đánh xuống chẳng còn chút nhân từ nào trong hơn một năm qua, với kết quả là hiện giờ chỉ số HNX đã không chỉ giảm về dưới đáy khủng hoảng 2009 mà còn dưới cả mốc khai sinh của nó.

Một cuộc chiến không tuyên bố. Một sự tước đoạt đến gần nhẵn túi đối với những nhà đầu tư dài hạn ngờ nghệch vì còn mang chút niềm tin vào tính minh bạch và bền vững. Được thực hiện một cách hoàn toàn hợp pháp.

Cần nhớ rằng chỉ số Dow Jones vào thời Đại khủng hoảng 1929-1932 của Mỹ đã mất đến 90% giá trị đỉnh cao nhất trước đó của nó. Vào giai đoạn 2008-2009, HNX cũng mất đến 83% giá trị của đỉnh cao nhất trong lịch sử sàn này và cho đến nay tỷ lệ mất mát đã lên đến 85%. Trong khi đó, 12/13 chỉ số chứng khoán của Trung Quốc vẫn duy trì vị thế cao hơn hẳn mốc khởi nghiệp ban đầu.

Nếu "đóng cửa" TTCK?

Vô số nhà đầu tư đã thua lỗ. Nhiều thảm cảnh xã hội đã xảy ra mà không biết vì lý do nào đã không được công bố một cách tường tận để cảnh báo nhà đầu tư, nhất là đối với số nhà đầu tư hoàn toàn thiếu kinh nghiệm, chân ướt chân ráo nhảy vào thị trường theo làn sóng bầy đàn. Chỉ thỉnh thoảng, người ta mới nghe đến vài ba trường hợp người này người nọ tự tử vì thua chứng khoán.

Từ tháng 8/2010, sau khi TTCK chịu một cú sụt mạnh bất ngờ, đã rộ lên khá nhiều thông tin về đại gia này đại gia kia "chết". Nhưng đó chỉ là những cái chết theo nghĩa bóng do việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá tham lam và dẫn đến cháy tài khoản.

Nhưng đến tháng 11/2010, khi tình trạng "làm giá" cổ phiếu có vốn hóa siêu lớn đã diễn ra được ba tháng và chỉ số HNX cũng như mặt bằng giá cổ phiếu vừa và nhỏ thi nhau lao dốc, đã xảy ra những cái chết thực. Người thì chết trong lúc ngủ sau khi bị cháy tài khoản, người thì đột quỵ ngay tại sàn. Ngay cả môi giới lão luyện của công ty chứng khoán cũng phải đi nằm viện vì mất sạch tiền bạc cùng thiếu nợ công ty hàng chục tỷ đồng.

Hiện trạng nhà đầu tư chịu sức ép tâm lý liên tục dẫn đến chứng hoang tưởng và hoảng loạn cũng được coi như một kết quả của quá trình phân tâm học Freud. Một số Viện tâm thần đã chính thức tiếp nhận và điều trị bệnh nhân loại này. Một phần trong số những bệnh nhân đó đã tự tử không trót lọt sau khi quyết định nhảy cầu hay uống thuốc trừ sâu. Nhưng tất cả những trường hợp tự tử không trót lọt đó đều rơi vào trạng thái tâm thần hoang tưởng sâu, không dễ gì hồi phục.

Từ đầu năm 2011 đến tháng 5/2011, TTCK vẫn tiếp tục đi xuống và giá cổ phiếu vẫn tiếp tục giảm thê thảm. Cùng với hiện tượng thua lỗ của hơn một nửa số công ty chứng khoán, hàng loạt nhà đầu tư lại đua nhau đi nằm viện và lại rộ lên nhiều thông tin về người này người kia tự tử. Nhưng trên mặt báo chí, thường đó là những cái chết "không rõ nguyên do".

Trong khi đó, tâm trạng nhà đầu tư cực kỳ chán nản và u uất. Tiếng kêu khóc như ri nổi lên tại sàn và trên các diễn đàn chứng khoán. Đó là một hiện tượng xã hội đặc thù của lĩnh vực chứng khoán. Nhưng khác với thời khủng hoảng năm 2008, những tháng qua sự hoang mang còn lan rộng hơn nhiều khi người ta không còn mấy hy vọng vào sự hồi phục. Rậm rịch còn có lời đồn đoán về chuyện TTCK sẽ bị đưa trở về "thời kỳ dồ đá", nghĩa là bị biến thành một kiểu thị trường OTC với mức thanh khoản "chết tiệt".

Chưa bao giờ trong lịch sử 11 năm của mình, TTCK Việt Nam lại rơi vào thời kỳ hỗn loạn và tuyệt vọng như hiện nay. Bởi yếu tố xã hội là một thành tố không thể thiếu trong tính chất đại chúng của TTCK, thị trường này lại đang phản ánh một góc cạnh xã hội của thời kinh tế suy thoái.

Đã hàng năm trời trôi qua, nhưng dung dịch suy thoái này vẫn được bao bọc kín bởi cái bình mang nhãn hiệu phát triển kinh tế và vẫn chẳng có con số thống kê chính thức nào về chuyện có bao nhiêu người đã quyên sinh vì cái TTCK này.

Phải chăng đó là căn bệnh thiếu minh bạch trầm kha mà các nhà đầu tư, chuyên gia trong nước và người nước ngoài thường dùng để nói về TTCK Việt Nam? Tại sao từ cả năm nay, khi nhà đầu tư dài hạn cứ lần mòn bị hao hụt và hiện đã bị mất đến ít nhất 80% tài sản, vẫn không có một lời cảnh báo nào từ phía các cơ quan hữu trách mà ít ra cũng nhằm hạn chế được nạn tự tử và tâm thần đang lan rộng?

Xin hãy nhìn lại và suy ngẫm về chuyện Ủy ban chứng khoán nhà nước đã thể hiện sự im lặng quá khó hiểu lâu nay, nhưng hiện thời lại thông báo đang dự thảo 2 nghị định, 10 thông tư hướng dẫn, 4 đề án cho TTCK... Đó là động thái gì? Liệu sự cố gắng vớt vát ấy có đủ cứu cái thị trường khốn quẫn này khỏi tan vỡ bởi bong bóng niềm tin? Báo chí sẽ phải tuyên truyền ra sao đây trong tình cảnh thực tế thua lỗ phũ phàng của tuyệt đại đa số nhà đầu tư và các quỹ nước ngoài đang trái ngược hẳn với những bản báo cáo thành tích của các cơ quan quản lý?

Bởi thế, sẽ thật có ý nghĩa nhân sinh nếu như xảy ra khả năng (dù chỉ với 1% xác suất) là TTCK bị "đóng cửa" và do đó sẽ trở thành một thứ thị trường OTC, với sự biến mất của nhiều mã cổ phiếu niêm yết và sự cắm cổ ra đi không ngoái lại của phần lớn nhà đầu tư nhỏ lẻ, kể cả nhà đầu tư nước ngoài.

Khi đó, cái chết mới đối với những nhà đầu tư mới có thể sẽ xảy ra ít hơn, xã hội sẽ không phải quá âu lo về những vụ tự tử do hậu quả mà rất nhiều nhà đầu tư đã ví như trò cờ bạc cao cấp. Còn nền kinh tế cũng sẽ chẳng mấy bị ảnh hưởng cho dù có đóng cửa vĩnh viễn cái TTCK mà dường như ngay cả nhóm tạo lập thị trường cũng không muốn nhìn thấy tương lai này.

--------------------------

Cafef, “Chứng khoán Phương Đông: Quý II lỗ hơn 10 tỷ đồng”, 21/7/2011, http://cafef.vn/20110722122257849CA36/chung-khoan-phuong-dong-quy-ii-lo-hon-10-ty-dong.chn
“VST: Qúy II lỗ thuần 41,79 tỷ đồng”, 21/7/2011, http://cafef.vn/20110721055543808CA36/vst-quy-ii-lo-thuan-4179-ty-dong.chn
Dân Trí, “Khó "ghìm cương" lạm phát ở mức 17%”, 21/7/2011, http://dantri.com.vn/c20/s20-500550/kho-ghim-cuong-lam-phat-o-muc-17.htm
Dự đoán kinh tế Việt Nam, “Những con thiêu thân trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, 29/4/2011, https://www.facebook.com/note.php?note_id=207180185981029
“Dominic Scriven – Nhà đầu tư chứng khoán xỏ lá tại thị trường chứng khoán Việt Nam”, 15/7/2011, https://www.facebook.com/note.php?note_id=232551633443884
Vef, “TTCK Việt Nam 11 năm: Những cái chết”, 20/7/2011, http://vef.vn/2011-07-19-ttck-viet-nam-11-nam-nhung-cai-chet
Vneconomy, "Doanh nghiệp ngành chứng khoán lỗ hàng loạt", 14/7/2011, http://vneconomy.vn/2011071411007361P0C7/doanh-nghiep-nganh-chung-khoan-lo-hang-loat.htm
"Mức tăng của CPI tháng 6 thấp nhất trong 6 tháng”, 24/6/2011, http://vneconomy.vn/20110623032629720P0C19/muc-tang-cua-cpi-thang-6-thap-nhat-trong-6-thang.html

Hình trên: nguồn tại http://www.stockbiz.vn/IndexChart.aspx?Symbol=HOSTC
Hình dưới: nguồn tại http://www.hsx.vn/hsx_en/default.aspx

Thứ Năm, tháng 7 21, 2011

Điểm báo 21.07.2011

Giá rau tăng 50% đến 100% so với tuần trước trong khi đó thì CPI Hà Nội tháng 7 chỉ tăng 1,32% – link: http://baotintuc.vn/128N201107​21081226504T0/chi-so-gia-tieu-​dung-thang-7-ha-noi-tang-132-t​p-ho-chi-minh-tang-107.htm
‎(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, Một tuần trở lại đây, giá cả các loại lương thực, thực phẩm ở các chợ bán buôn, bán lẻ đều tăng vùn vụt khiến nhiều bà nội trợ “choáng váng”.,
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam Lê Văn Chung bức xúc: “Đi vay lúc này cũng chỉ là để nấu cháo ăn qua bữa, giống như một người sắp chết buộc phải vay thôi. Lợi nhuận chỉ có vài phần trăm thì lấy đâu ra tiền để trả lãi trên 20%”,
Các ông lớn trong lĩnh vực bất động sản chính thức lên tiếng kêu cứu khi tín dụng bị siết chặt đến nghẹt thở.
Tiếng kêu khóc như ri nổi lên tại sàn và trên các diễn đàn chứng khoán. Nhưng khác với thời khủng hoảng năm 2008, những tháng qua sự hoang mang còn lan rộng hơn nhiều khi người ta không còn mấy hy vọng vào sự hồi phục. Rậm rịch còn có lời đồn đoán về chuyện TTCK sẽ bị đưa trở về “thời kỳ dồ đá”, nghĩa là bị biến thành một kiểu thị trường OTC với mức thanh khoản “chết tiệt”…
‎(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, (VEF.VN) – Ngày 20/7/2011, TTCK Việt Nam kỷ niệm lần sinh nhật thứ 11. Có điểm trùng hợp”kỳ lạ”: 20/7/2010 đánh dấu mốc thời điểm TTCK Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ suy thoái nặng nề, kéo dài đến tận lần sinh nhận thứ 11 và dường như chưa ngừng đổ dốc.
Petrolimex lãi hàng ngàn tỉ VND trong ba năm liên tục. Trộm chó thì bị đánh đến chết, ăn cắp vặt thì bị bỏ tù, thế còn trộm cướp trắng trợn từ nhân dân VN nhiều năm liên tiếp, gián tiếp làm hại nền kinh tế thì nên có bản án gì đây?
Ba năm liên tiếp gần đây, Petrolimex – đơn vị chiếm 60% thị phần kinh doanh xăng dầu của cả nước – đã lãi hàng ngàn tỉ đồng, bất chấp nhiều thời điểm người dân phải mua xăng dầu giá cao.
Đúng là khó xử lý, nhưng tại sao lại “nhạy cảm”?
“Có vấn đề chúng tôi đang xử lý, có vấn đề rất khó xử lý. Nếu việc thu gom mua nông sản thủy hải sản là thương lái Trung Quốc thì rất nhạy cảm, rất khó xử lý và phải dựa vào ý thức.. vì ở đây, chủ yếu là mua bán tự do trên thị trường, là kiểu tiểu ngạch” thứ trưởng Biên thẳng thắn.

Thứ Ba, tháng 7 19, 2011

Tại sao nghị quyết 11 lại thất bại

Đã 5 tháng đã trôi qua từ khi bắt đầu thực thi nghị quyết 11 và chúng ta thường nghe thấy những bài viết tuyên truyền cho việc thực thi nghị quyết này đầy rẫy trên mặt báo. Tuy nhiên vào cuối tháng 5, Chính phủ Việt Nam đã thay đổi từ chính sách Tiền tệ Co rút sang chính sách Tiền tệ Bành trướng đã dấy lên nỗi lo ngại của giới quan sát kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế. Còn con số chỉ tiêu lạm phát thì bị đẩy lên từ 7% lên 11,75%, 15% và hiện tại đang là 17%. Đời sống người dân giảm sút nghiêm trọng từ tác động của lạm phát.



Quay lại với vấn đề lạm phát, chúng ta thường biết rằng để giảm lạm phát thì phải giảm đi cung tiền của nền kinh tế bằng các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, nâng lãi suất cơ bản … Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam đã sai lầm khi không tính tới điều kiện đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất, đại bộ phận dân chúng Việt Nam chi tiêu phần lớn thu nhập của mình vào các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men, xăng dầu, quần áo v.v.. Đây là những loại cầu rất ít co giãn cho nên khi Ngân hàng Nhà nước rút tiền về hay không thì nó cũng không tăng hay giảm là bao. Nếu có nhiều tiền trong nền kinh tế thì nhu cầu này chuyển từ lượng sang chất và ngược lại.

Do đó, chúng ta có thể thấy rõ là trong 6 tháng qua, chỉ có mặt hàng thực phẩm,xăng dầu là tăng giá, các mặt hàng khác như thời trang, điện thoại di động, máy vi tính đều giảm giá và có những doanh nghiệp trong lĩnh vực này phá sản.

Thứ hai, bản chất của nền Kinh tế Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu dựa trên đầu tư công, phần đóng góp của khối Doanh nghiệp tư nhân chưa đúng tầm, trong khi các nhà cung cấp các mặt hàng thiết yếu kể trên, trừ xăng dầu thì đều do tư nhân nắm giữ. Chính phủ rút tiền về trong 1 diện chung, rộng và do đó các lãnh vực sản xuất hàng thiết yếu không có sự đầu tư cần thiết, dẫn đến bất ổn.

Còn các dự án vay nợ nước ngoài giải ngân cũng có thể coi là 1 hình thức đầu tư công. 1 năm kinh tế nội địa VN chỉ cần dậm chân tại chỗ thì FDI và ODA giải ngân vào VN đã chiếm 7-8% GDP, tăng trưởng chẳng qua là do cái số vốn mới này vào, và nó cũng chính là lạm phát, và là 1 trong những nhân tố đẩy lạm phát lên cao do sự thất thoát quá lớn từ tham nhũng. Hầu hết các dự án được phê duyệt này không mang tính chất đầu tư lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam. Tư duy nhiệm kỳ khiến cho các lãnh đạo địa phương nhanh chóng phê duyệt để có tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, trong nhiệm kỳ cho địa phương mình lãnh đạo. Tác hại của những dự án này là làm nền kinh tế Việt Nam phình to ra nhưng không khỏe, năng suất lao động tại Việt Nam không tăng là mấy.

Thứ ba, khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chủ yếu vay vốn ngân hàng để tiến hành sản xuất. Trong khủng hoảng kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm liên tục khiến cho họ không thể huy động được vốn sản xuất từ việc bán cổ phiếu đi. Đồng thời các ngân hàng tăng lãi suất khiến họ không thể vay vốn được cho các hoạt động sản xuất hàng hóa. Lời không đủ trả nợ ngân hàng, họ phải co cụm sản xuất trong khi tăng giá bán để bù lại số tiền lời trả cho ngân hàng, hoặc bị phá sản. Số cầm cự được do "1 mình 1 chợ" nên tăng giá bán, làm tăng lạm phát.

Trong khi đó, trong số dân tiêu thụ không giảm chi tiêu như đã giải thích ở điểm đầu tiên và do dân Việt Nam không sử dụng thẻ tín dụng bao giờ nên số cầu không giảm là bao, hoặc giảm ít hơn số cung.

Đó là những điều kiện đặc biệt tại nền kinh tế Việt Nam khiến cho việc thực thi nghị quyết 11 sẽ gặp thất bại hoàn toàn.

Thứ Bảy, tháng 7 16, 2011

Giá vàng thế giới tăng cao ảnh hưởng mạnh tới đời sống người dân

Gold up => VN stocks down.

Có can thiệp cũng không cứu nổi.

Ai kẹt tiền trong đó thì tự động lỗ to, vì opportunity costs. Thay vì vài tuần trước bán CK lấy tiền mua vàng, thì nằm chỏng cẳng ở nhà cũng lời to.

Bây giờ cũng chưa muộn, vì vàng còn lên nữa.

Moody's và SP thông báo đang xem xét đánh sụt giá tín dụng Mỹ (Reuters, 13/7/2011; International Business Times, 15/7/2011). Nếu họ đánh xuống AAA- thì giá trị USD sụt mạnh, VÀNG tăng mạnh vài chục USD/ oz.

Hôm qua ở VN giá vàng phá mốc 39 triệu (Dân Trí, 14/7/2011), nhiều mặt hàng theo đó tăng vọt, lạm phát tháng 7 nếu tinh đúng khó dưới 10%. Cho dù bị Thủ tướng Dũng ra lệnh siết lại thì cũng phải 2% là tối thiểu, dưới nữa thì quá lố bịch.

Lạm phát tăng so với tháng rồi, sẽ công bố tuần sau, thì TTCK VN lại sụt thêm.

Mốc 400/70 xem mòi khó giữ trong thời gian ngắn tới.

--------------------------

Từ vài tháng nay, do chính sách tung tiền ra quá nhiều để cứu CK, ngân hàng, giá trị VND bị sụt mạnh, từ đó giá luơng thực tăng cao, chứ không do yếu tố nào khác.

Kể từ hôm qua, khi FED minutes ghi rằng có thể có QE3 - Mỹ tung tiền ra cứu KT Mỹ - thì giá trị USD bị sụt ngay (FXstreet, 13/7/2011), làm giá vàng lên. VN sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ xấu, do nhiều món nợ, giá hàng hoá, được quy ra vàng.

Chưa hết, theo tình hình này, VÀNG sẽ còn lên, và lạm phát tại VN chỉ do yếu tố này thôi sẽ đủ để tăng vọt càng cao trong các tháng cuối năm.

Tháng 10-11, khi Mỹ tung QE3 ra thật, thì VN phải tung tiền giấy 1 triệu, 5 triệu ra mau.

Trong 4-6 tuần tới, khi USD thêm "hút hàng", số "nhàn rỗi" trong dân chúng cạn kiệt, USD tăng vọt, thì sẽ càng làm giá vàng tăng mạnh, kéo theo hàng loạt giá mọi mặt hàng.

--------------------------

Đây là thời điểm nên giữ vàng hơn bao giờ hết..

Vậy mà báo chí VN ồ ạt đưa tin kiểu: Dân Hà Nội ồ ạt bán vàng (Vnexpress, 13/7/2011), Người dân tiếp tục bán vàng (Thanh Niên, 14/7/2011).. mấy ngày này như muốn thách thức trí khôn của người dân.

Tại VN, lạm phát tăng hơn 20% trong 1 năm, trong khi lãi suất cao nhất cũng chỉ 14%, nay lại đòi giảm dưới 12%, tức cầm tờ VND lên là thấy mất ngay giá trị (Dự đoán kinh tế Việt Nam, 26/6/2011).

Bỏ tiền VND vào ngân hàng chỉ có lỗ, lỗ sặc gạch mà thôi.

Bản thân kinh tế Mỹ lúc này cũng đang chật vất, khối EU yếu kém, đồng Yen tăng mạnh không vững.

Giữ vàng là thượng sách, ai nghe theo báo chí VN mà lỗ, thì đáng trách bản thân.

--------------------------

Thời buổi này, ai dại lắm mới tin "Lạm phát tháng 6 là 1,09%.."

Đó con số "chính thức", chứ thực tế giá cả ảnh hưởng đến dân như thịt, cá, heo, gà, rau củ.. tăng trên 100% (Vnexpress, 12/7/2011).

Theo số liệu cũ 2008, dân thành thị (tức giới trung lưu-bình dân) tại Hà Nội và Hồ Chí Minh-Sài Gòn chi cho thực phẩm chiếm gần 50% tổng thu nhập (Viện chính sách & chiến lược PTNN, 12/11/2008).

Với đà tăng lạm phát như hiện nay, tính trung bình người dân VN chi ít nhất 70% thu nhập cho riêng khoản ăn uống. Riêng người nghèo, thu nhập thấp, tầng lớp "giai cấp tiên phong" còn đói khổ và khủng hoảng hơn, họ chi ít nhất cũng phải 85% thu nhập vào thực phẩm, dù là hàng sắp thiu, hàng chợ chiều, phế thải..

Thực phẩm tăng giá, nếu tính số % dân bỏ vào thực phẩm cao hơn, thì CPI cao hơn, là nếu hạ số % vào thực phẩm hiện nay.

Thật ra, trước 2008, chính CPVN tính số này là 70%. Trong kỳ lạm phát khủng cuối năm 2008, ông Dũng hạ xuống còn 50%, sau đó 40%, làm như dân VN đột nhiên "ăn ít" lại theo % số tiền kiếm được vậy.

Quốc tế muốn giúp dân VN cũng rất khó, vì không phải như thiên tai, mất mùa, cho lương thực 1 lần là thôi.

Nay nếu cho lương thực thì nông dân bán không được, họ bị đói, và nay cho dù bán được thì họ cũng sát ngưỡng đói rồi.

Nếu cho USD đổi ra VND để mua lương thực trong nước phát cho dân nghèo, thì lại gây LẠM PHÁT, vì phải in VND ra đổi lấy USD viện trợ.

----------------

Bài toán không có lời giải, như chạy đi tìm đáp số chính xác số Pi vậy.

KT VN cuối cùng rồi cũng phải sụp đổ, có đổi tiền, rồi build lên từ đó, phải trải qua 1 giai đoạn rất khó khăn, nợ bị quỵt hết, hàng triệu người phá sản không còn đồng xu cạo gió.

Hệ thống ngân sàng phải sập, quỵt hết tiền trong đó.

Hàng triệu người phải được phát chẩn trong nhiều tháng, thậm chí một vài năm, trước khi quy hoạch lại nền KT.

CPVN tạo lập nền KT chưa từng có nơi nào trên thế giới từng có, đó là "Kinh tế thị trường, định hướng XHCN".

Trung quốc cũng không như vậy, bên đó KT tư nhân rất mạnh, chứ không bị đè bẹp như VN không thể phát triển.

Bắc Hàn thì KT hoàn toàn XHCN, tuy nghèo nhưng rất VỮNG, 1 năm chết đói vài chục ngàn người, càng làm không tăng dân số.

CCCP khi trước cũng là kinh tế XHCN, tuy nghèo mà vững, chỉ khi xun xoe làm "perestroika" mới sập, vì trong 1 nền KT không thể pha trộn phe cánh quốc doanh, phe tư sản, mọi việc sẽ rối tung.

--------------------------

Nay CPVN phải chọn,

(1) là thay đổi trở lại thời bao cấp, làm KT XHCN;
(2) là chuyển sang KT tư bản, dẹp hết các cty quốc doanh.

Nhưng,

(1) thì rất "ăn chắc", dù dân nghèo mạt, đất nước què quặt, kiệt quệ;

(2) thì rất nguy cho chính thể, vì dân giàu lên, sẽ đòi hỏi có thêm quyền lực, không nghe lệnh Đảng khi không thấy phần lợi, đòi đưa ra ý kiến, tổ chức nhiều hội đoàn, phe phái từ KT rồi chuyển qua chính trị, v.v...

Nếu chọn (2), đồng nghĩa chọn cái chết từ từ nhưng chắc chắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tình thế hiện nay của KTVN bắt buộc phải có hi sinh, câu hỏi lúc này là "ai", CPVN, mà đại diện là Đảng cầm quyền, hay toàn thể người dân VN?

--------------------------

Dân Trí, "Giá vàng lại "nhảy múa" trên mức 39 triệu đồng/lượng", 14/7/2011, http://dantri.com.vn/c728/s728-498695/gia-vang-lai-nhay-mua-tren-muc-39-trieu-dongluong.htm
Dự đoán kinh tế Việt Nam, "Bỏ tiền ngân hàng đã lỗ tới 10%", 26/6/2011, https://www.facebook.com/note.php?note_id=224236287608752
International Business Times, "S&P Warns of U.S. Downgrade, if no Debt Deal Is Reached", 15/7/2011, http://www.ibtimes.com/articles/180818/20110715/s-p-standard-poor-s-debt-deal-downgrade-debt-ceiling-debt-talks-obama-republicans.htm
FXstreet, Moody's puts US on possible downgrade, adds to QE3 speculation , 13/7/2011, http://www.fxstreet.com/fundamental/market-view/us-crisis/2011/07/13/02/
Thanh Niên, "Người dân tiếp tục bán vàng", 14/7/2011, http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110714/Nguoi-dan-lien-tuc-ban-vang.aspx
Viện chính sách & chiến lược PTNN, "Năm 2008, chi tiêu dùng thực phẩm ở thành thị tăng mạnh bất chấp những tín hiệu xấu của thị trường", 12/11/2008, http://www.ipsard.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=2888
Vnexpress"Nhiều loại thực phẩm tăng giá 100% trong vòng 12 tháng", 12/7/2011, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/07/nhieu-loai-thuc-pham-tang-gia-100-trong-vong-12-thang/
"Dân Hà Nội ồ ạt bán vàng", 13/7/2011, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/07/dan-ha-noi-o-at-ban-vang/

Thứ Sáu, tháng 7 15, 2011

Dominic Scriven – Nhà đầu tư chứng khoán xỏ lá tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Bấy lâu nay chúng ta đều biết Dominic Scriven là Giám đốc Quỹ Đầu tư Dragon Capital quản lý hơn 1,5 tỷ USD tiền đầu tư của khách hàng. Qua thông tin từ báo chí, chúng ta biết đến ông như một chuyên gia nước ngoài hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực huy động vốn và tư vấn đầu tư. Chúng ta hãy xem xét qua những phán đoán, nhận định của 1 người được cho là bộ não của 1 quỹ đầu tư lớn và có kiến thức tài chính chứng khoán uyên thâm này:
Kể từ cuối tháng 3-2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh sâu, VN-lndex rớt xuống dưới 900 điểm, không ít định chế tài chính nước ngoài có cái nhìn bi quan về thị trường chứng khoán Việt Nam thì D. Scriven lại có cái nhìn tương đối lạc quan. Anh đoán rằng, tới năm 2010, giá trị vốn hóa thị trường sẽ đạt 100 tỉ USD, giá trị giao dịch hàng ngày sẽ đạt 500 triệu USD, sổ lượng tài khoản sẽ tăng lên 1 triệu, gấp nhiều lần con số hiện nay. Những phiên giao dịch cuối tháng 8 năm nay, chứng khoán rớt dài thì anh đã khuyên mọi người rằng, đã tới lúc nên mua cổ phiếu vào. (Vietbao, 31/10/2007)


Nhưng thực tế thì sao, bây giờ là thời điểm năm 2011, giá trị vốn hóa của TTCK Việt Nam chỉ vỏn vẹn có 34,5 tỷ USD, giá trị giao dịch của những ngày tháng 7 này rất thấp. Tại thời điểm viết bài, giá trị giao dịch của 2 sàn dao động trong khoảng 30 triệu USD. Tình hình trên TTCK VN trở nên bi đát hơn lúc nào hết. Vậy chúng ta hãy xem nhà đầu tư Dominic Scriven nói gì:
“Người ta khó tin với điều này nhưng tôi cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư…”Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, đã cho biết như vậy khi nói về cơ hội đầu tư ở Việt Nam. (NDHMoney, 21/6/2011)
Có vẻ như đối với ông Dominic Scriven, lúc nào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ đi lên. Nhân tiện, chúng tôi xin dẫn ra một nhà đầu tư xỏ lá khác cũng kém gì Dominic Scriven trên. Đó là Nick Leeson, một nhà đầu tư nổi tiếng bởi đã làm sập ngay chính ngân hàng Barings mà mình là nhân viên. Nick Leeson là trưởng chi nhánh Singapore của ngân hàng Barings trong những năm đầu thập niên 1990. Sau khi kiếm được rất nhiều lợi nhuận cho Barings bằng những thương vụ đầu tư trái phép, Nick Leeson đã làm cho tài sản của Barings lỗ hơn 1 tỷ USD trong khi giấu diếm được sự thua lỗ của mình trong 1 tài khoản bí mật nhằm qua mắt sếp của anh ta. (DDDN, 31/1/2011)

Cả thế giới biết và chê cười chàng “Rogue Trader” Nick Leeson làm thua 1 tỉ đô la, sập Barings Bank. Còn ở Việt Nam thì cũng có Dominic Scriven, vì ông này làm Dragon Capital thua lỗ còn hơn 1 tỉ USD nhiều, kể từ ngày vào VN vài năm qua.

Thật ra Nick Leeson bị thua vì động đất Kobe, đó là TRỜI HẠI. Nếu không có trận đó, có thể anh ta còn có lời.

Dominic Scriven tính toán CHÍNH TRỊ, KT vĩ mô, rất kém mà thua nhiều trên TTCK Việt Nam.

Và kết quả nói lên tất cả:

Các quỹ của Dragon Capital ‘mất’ hơn 80 triệu USD trong 11 tháng.
Các quỹ của Dragon Capital mất gần 120 triệu USD trong tháng 2.
Dragon Capital lỗ 200 triệu USD tại Núi Pháo.
Các quỹ của Dragon Capital mất hơn 120 triệu USD trong 5 tháng đầu năm.

Dominic Scriven nên được gọi là “Rogue Trader” VN.

Có thể có nhiều bạn thắc mắc, tại sao số lỗ lớn như vậy mà Dominic Scriven vẫn được tiếp tục điều hành quỹ Dragon Capital. Nguyên nhân sâu xa là bởi vì quỹ Dragon Capital thực chất là một quỹ rửa tiền của giới mafia.

Phần lớn nguồn tiền đầu tư vào đây có từ việc rửa tiền máu, xì ke, bán vũ khí lậu, v.v… từ bên Cayman Islands.

Bên đó, bạn đem 1 vali tiền mặt vào, còn dính máu tanh, chủ đầu tư các quỹ tại VN nhận ngay. Còn dính thuốc súng hay heroin đều ok hết. Máy bay bay ra khỏi cũng không bị xét.
Đem tiền đó về VN thì có “đường dây” riêng, cái này chúng tôi không nắm rõ, vì phải có quá cảnh 1 quốc gia nào đó trước khi về VN.
—————————————–
Cái khó là ở chỗ quá cảnh, chứ về tới VN hay ra khỏi Cayman Islands thì chỉ là chuyện nhỏ. Về VN, số USD này đuợc nhanh chóng bán ra, tung vào TTCK VN.

Cho dù lỗ vài chục %, chủ đầu tư KHÔNG ngại đâu, do số tiền quá lớn, lên đến nhiều TỈ USD/ năm trong các năm từ 2009 trở về trước. Họ không đem rửa nơi nào khác được, quốc gia nào khác được.

Theo 1 thoả ước nào đó với CP VN, số tiền này KHÔNG bị rút ra ngay lập tức, mà phải nằm tại VN trong thời gian nào đó.

Do đó, nhiều lúc tiền được tung vào TTCK CSVN 1 cách vô ý thức, và nhiều kinh khủng, muốn “ngập sàn” luôn, như nước lũ đổ vào.

Nhưng rồi BÀN TAY VÔ HÌNH của thị trường luôn luôn mạnh nhất, VÀ đúng nhất. GIÁ TRỊ THẬT SỰ của các cổ phiếu sau vài tuần, vài tháng được doping luôn luôn lui về đúng giá, và đó là XUỐNG.
—————————————–
Đám rửa tiền bị lỗ, kệ họ, vì đó là tiền máu, tiền xì ke, buôn vũ khí lậu, vốn 1 lời 10, nên cho dù họ bị lỗ 30%, 50% thì vẫn lời to.

Tội nghiệp nhất là đám dân VN khờ dại, tin theo các ông chủ loại như SUPER ROGUE TRADER DOMINIC SCRIVEN.

Ông này là trùm sò, lỗ tại VN tính ra hơn cả tỉ USD, nhưng vẫn rất tỉnh, và tiền bạc ông ta xài rất sộp, giống như là vô hạn định vậy.

Và đó là tiền thật, không phải trả checks không bảo chứng, hay lừa gạt ai theo quy mô nhỏ. Tại VN, ông ta làm việc HOÀN TOÀN HỢP PHÁP.

Chỉ là, vô tình, ông ta kéo theo nhiều “tay con” đánh ké, hay mua bán theo “khối ngoại”, và thế là chết chắc, vì ông ta đâu có ngại bị lỗ, trong khi đám đánh theo có bao nhiêu tiền vốn đâu, lại còn hay mượn tiền đánh đòn bẫy!
—————————————–
Nay chúng tôi lâp lại: phải chạy khỏi TTCK VN, vì đây là nơi rửa tiền, các tay tứ chiếng giang hồ KHÔNG NGẠI thua vài chục %, miễn đến hạn kỳ họ rút ra, đổi ra USD sạch, thì lỗ đến 50% họ vẫn “lời to”.

Và cũng là nơi tung hứng, là sòng bạc lớn nhất nhì Đông Nam Á do số ăn thua hàng năm lên đến nhiều tỉ USD.
——————————–
Nguồn trích dẫn:
Vietbao, Những ông Tây thành đạt trên TTCK VN, 31/10/2007. Link: http://vietbao.vn/Kinh-te/Nhung-ong-Tay-thanh-dat-tren-TTCK-VN/65109408/176/
NDHMoney, Đây là thời điểm tốt để đầu tư, 21/6/2011. Link: http://ndhmoney.vn/web/guest/s02/-/journal_content/journal_content_INSTANCE_6Fvc/10136/3225203?_journal_content_INSTANCE_6Fvc_version=1.0
DDDN, Nhà đầu cơ Nick Leeson – Tham vọng và bi kịch, 31/1/2011. Link: http://dddn.com.vn/20110114103746926cat191/nha-dau-co-nick-leeson-tham-vong-va-bi-kich.htm

Các bạn đọc thêm thông tin ở đây thì thấy chính phủ Hoa Kỳ nghiêm cấm các công dân và thường trú nhân Hoa Kỳ đầu tư vào quỹ này. Link: http://www.dragoncapital.com/our-funds

For US regulatory reasons, US Residents are not to enter this site, without the express permission of Dragon Capital, and Dragon Capital is not offering any securities or services in the United States or to US Residents through this site.

Thứ Năm, tháng 7 14, 2011

Điểm báo 14.7.2011

Hôm nay giá vàng trong nước đã vượt mốc 39 triệu đồng. Dự đoán là sẽ còn tăng mạnh nữa, hiện đang có xu hướng người dân găm vàng hơn là bán ra chốt lời. Nguyên nhân chính là do xác nhận của chủ tịch FED Ben Bernanke về gói QE3 trong thời gian sắp tới.
Giá vàng trong nước sáng nay tăng 500.000 đồng so với sáng hôm qua tăng vọt lên 39,08 triệu đồng/lượng, mức giá kỷ lục từ trước đến nay. Tại thị trường Sài Gòn, vàng SJC của Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá mua – bán 38,98 – 39,08 triệu đồng/lượng, tăng 480.000 đồng ở chiều mua vào và 500.000 đồng chiều bán ra so với sáng hôm qua.
Một trong những hậu quả của nghị quyết 11 là … công an bị chém nhiều hơn.
“Tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh là cơ hội cho tín dụng đen phát triển. Đây là mầm mống phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, trong đó có đòi nợ, siết nợ, thanh toán lẫn nhau… và chống người thi hành công vụ khi cảnh sát có mặt để giải quyết.”
- Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm -
Nguồn: http://www.tienphong.vn/phap-l​uat/544865/bao-dong-tinh-trang​-con-do-hanh-hung-canh-sat-tpp​.html

Thứ Tư, tháng 7 13, 2011

Điểm báo 13.7.2011

Vấn đề cơ bản không phải là số lượng người lao động có trình độ chuyên môn, mà thực tế là những người tốt nghiệp các chương trình giáo dục và đào tạo nghề và kỹ thuật không có kiến thức cơ bản và kỹ năng doanh nghiệp cần thiết. Chính phủ thường chú trọng đến số lượng cơ sở đào tạo hoặc học viên tốt nghiệp, vốn không phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp hơn là cải tiến chất lượng của các chương trình dạy nghề.
‎, “Việt Nam đã bắt đầu tụt hậu so với các nước trong khu vực về sức tiếp thu kỹ năng lao động” – Nhận định trên được đưa ra trong một dự án nghiên cứu về lao động việc làm do Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam chủ trì., “Viet Nam da bat dau tut hau so với thế giới
Giảm giá xăng dầu là nguyên tắc cuối cùng của liên Bộ TC-CT; ưu tiên đánh thuế nhập khẩu nếu giá thế giới giảm và tăng giá xăng nếu tình hình thế giới tăng. Người dân VN luôn phải “gánh vác” cho Nhà nước và các doanh nghiệp xăng dầu (cũng của Nhà nước).
Liên bộ đã nêu nguyên tắc: trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường; nếu giá thế giới tăng thì điều chỉnh giá trong nước, nếu giá thế giới giảm thì khôi phục thuế nhập khẩu ở mức hợp lý và thực hiện giảm giá bán (nếu có điều kiện).
Tính đến tháng 6, nhiều DN là các đại gia trong làng BĐS đã rất nguy ngập. Tình trạng “khô máu” do bị hệ thống tín dụng ngưng nguồn cung vốn khiến DN không chỉ đình lại các dự án đang triển khai dở dang, mà còn bị chặn luôn cả đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Trong trường hợp không được “tiếp máu” kịp thời, ông Minh cho rằng có hai kịch bản xảy ra:
Một là tài sản của nhiều DN BĐS sẽ về tay NH, do bị siết nợ.
Hai là tài sản đó không chóng thì chầy sẽ thuộc quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài. Lúc đó, với sự thao túng của những nhóm lợi ích lớn, chưa biết hệ quả sẽ ra sao ?
‎(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, Dư nợ BĐS hiện chiếm 10% dư nợ toàn hệ thống. Hai năm trở lại đây, khi NH có mức tăng trưởng tín dụng cao, thì tín dụng đổ vào thị trường BĐS cũng “leo thang
Giá thực phẩm tăng 100% trong khi lương tăng khoảng 10% thì chịu sao thấu.
Nhiều loại thực phẩm tăng giá 100% trong 12 tháng | Kinh doanh | VnExpress
Việc tăng giá mạnh của các mặt hàng lương thực, thực phẩm góp phần khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Hà Nội tăng 1,21% so với tháng trước và tăng 20,27% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong nửa đầu năm nay, CPI bình quân của Hà Nội tăng 15,7% so với sáu tháng đầu năm ngoái, riêng hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất, tới 27,5%.
Trong bài báo này có một tin tức hay là quỹ đầu tư ngoại không thể huy động được vốn chừng nào Vinashin vẫn còn xù nợ.Tính riêng trong tháng 5/2011, các quỹ của Dragon Capital lỗ so với tháng 4 gần 100 triệu USD.
Hoạt động của các quỹ đầu tư có thể sẽ chuyển hướng hoặc rơi vào bế tắc nếu môi trường đầu tư không cho thấy tín hiệu sáng sủa so với bức tranh hiện tại.

Thứ Ba, tháng 7 12, 2011

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì ?

Lời BBT: Chúng tôi đang mở thêm mục phản hồi của độc giả. Những bài viết hay, kích thích tranh luận sẽ được đưa thành bài viết mới để mọi người tiện trao đổi. Bài viết đầu tiên này là của một độc giả bên facebook của Dự đoán kinh tế.
 
KT thị trường ĐỊNH HƯỚNG XHCN, một khái niệm tuyệt vời do ĐCS VN chế tạo ra và vận dụng trong 20 năm nay. Sau 20 năm nó vẫn phù du như mây gió, không ai hiểu nổi nó là cái gì. Phân tích kĩ ra thì nó gồm có 3 phần, được làm tối ý một cách có chủ đích, là “KTTT”, “định hướng” và “XHCN”. Nó lủng củng như một nồi lẩu hổ lốn các mỹ từ nghe thì vui tai nhưng các thành tố vả nhau bôm bốp vậy, giống như “Tôi đi trộm cướp với định hướng lương thiện”. Người ta thừa biết một nền kinh tế tập trung quan liêu duy ý chí như mô hình của LX chỉ dẫn đến lụn bại, nhưng ko dám đánh đổi ý thức hệ để chạy theo KTTT, một sản phẩm thuần túy của TBCN. Vậy là các bộ óc đỉnh cao trí tuệ loài người phải cố gắng nhào nặn các khái niệm để tạo ra một cái vỏ Marxist cho KTTT. Và khái niệm cùng mô hình độc nhất vô nhị, chưa từng có tiền lệ này đã được VN kiên trì thực hiện suốt 2 thập kỉ qua, và kết quả thì… như chúng ta thấy ngày hôm nay đó.

Cụm từ này có lẽ được dùng như con bài lá mặt lá trái chứ chẳng có ý nghĩa thực tiễn gì cả. Lúc mời gọi đầu tư hoặc đi vay vốn thì nhấn mạnh vào chữ KTTT: quan chức VN hiện giờ vẫn đang khẩn khoản xin cho VN “được” công nhận (vốn giờ chưa được công nhận) là có một nền KTTT đúng nghĩa. Còn về tuyên truyền và đối nội trong nước, khẳng định quyền quản lí ktế của nhà nước, nhấn vào cái đuôi XHCN rõ rệt hơn hẳn. Vâng KTTT thì rõ rồi, chữ “định hướng” thì mơ hồ, còn cụm XHCN thì rất nguy hiểm, dính vào đó mà chỉ trích bàn luận kiểu gì cũng sứt đầu mẻ trán, bị chụp mũ là chạy theo TBCN, gây rối loạn làm ảnh hưởng khối đại đoàn kết, vv… Mục tiêu cao cả của CHXH thì chả thấy đâu, chỉ thấy tư bản đỏ một nhúm người lũng đoạn xã hội ăn trên ngồi trốc thì rõ rành rành.

Quay trở lại chuyện giá xăng hay điện của PVN hay EVN hay các tập đoàn nhà nước khác nói chung, cái mớ lí luận (1) giá đang thấp hơn giá khu vực và (2) cần “thả nổi” để giá chạy theo đúng “thị trường” là thứ lí luận hết sức bố láo, đồng thời nó thể hiện rõ cái tréo ngoe trong cụm KTTT định hướng XHCN. Nói (2) trước, quá nực cười, thị trường đúng nghĩa còn chưa có nhưng lúc nào cũng đòi giá “thể hiện” thị trường. Thị trường độc quyền cạnh tranh mà mở mồm ra không biết xấu hổ là nói cần đẩy giá theo “thị trường”, ko được giữ giá vv. Còn (1) mới thú vị, giá thấp hơn giá trong khu vực là điều dễ hiểu. Yếu tố thuế và những quyền lợi đặc biệt của tập đoàn nhà nước trong cạnh tranh hoàn toàn bị lờ đi, chỉ nói mập mờ là giá thấp hơn khu vực. Đơn cử giá xăng, thuế của Cambodia là 45%, thuế của VN là bn mà suốt ngày đem ra so sánh. Hơn nữa, người dân VN có quyền đòi hỏi giá thấp! Vì dầu mỏ, than, sông suối và NGUỒN VỐN của PVN hay EVN, KTV là của dân, chứ ko phải vốn của tập đoàn này tập đoàn khác.

Đảng xác định KTTT định hướng XHCN mập mờ mà ko hề làm rạch ròi nổi 1 chuyện: vốn và quyền lợi của khu vực KT tư nhân và KT nhà nước. KT nhà nước lấy vốn từ ngân sách, tức là từ THUẾ là CỦA DÂN đóng vào, có tính chất compulsory, tức là mỗi người dân trên đất VN này đóng thuế là “cổ đông”, là ông chủ góp vốn cho mấy tập đoàn đó hoạt động vậy. Chưa kể ưu thế trong hoạt động (VD được giao đất cát, khai thác tài nguyên giá rẻ) có được nhờ quyền lực nhà nước (tức là dân hi sinh quyền lợi). Dầu mỏ ngoài khơi ko phải của PVN, sông Đà ko phải của EVN, dàn khoan được xây lắp ko phải từ vốn của PVN mà là ngân sách, tức là từ thuế. Dân làm chủ, vậy mà “ông chủ” chắc cũng chưa bao h được nhìn cái balance sheet của cái “tập đoàn” mình đầu tư, còn bị “nó” lí luận đủ điều :) ) Rõ ràng cách hành xử của các tập đoàn giống như tất cả tài sản vốn liếng ban đầu, tài nguyên thiên nhiên là của họ vậy, lợi nhuận thu được quay trở lại cho 1 nhóm người điều hành chứ ko phải toàn thể người góp vốn. Chưa kể khi có biến họ gào lên đòi bail out cũng bằng tiền thuế (!!!) Khác nào “rào đất cướp ruộng” của CNTB nhỉ.

Trong khi đó ở KT tư nhân ko có những đặc quyền của ktế nhà nước, ko có lượng vốn khủng và cưỡng ép như vây. Vốn của KTTN là có tính tự nguyện (voluntary), được dùng làm lợi cho chủ đầu tư trước hết, một phần tạo thúc đẩy phát triển cho XH. Chắc chắn ko có tập đoàn hay doanh nghiệp NN nào đạt được kết quả ROR (rate of return) như một doanh nghiệp TN có cùng scale. Tiền vốn ko phải sợ, làm ăn lỗ thảm cũng chả sao thì việc gì phải làm tử tế. Lý tưởng phục vụ cho xã hội nọ kia có thể tốt nhưng ko thể tránh khỏi tham nhũng cơ hội. Đảm bảo các tập đoàn ngoài lợi ích của mình còn pvụ được xã hội phải thông qua chính sách, luật (VD chống độc quyền,khuyến khích cạnh tranh lành mạnh) chứ ko phải là nhà nước thọc tay vào làm ktế bằng thuế dân!

Le Thanh Nam

Tương lai nào cho nền kinh tế Việt Nam ?

Cách đây chỉ 5 tháng thôi, trước khi chúng tôi quyết định phổ biến các bài viết, nhận định về thực trạng kinh tế Việt Nam thì chúng tôi vẫn còn nghi ngờ vào những phán đoán dựa trên cơ sở kinh tế học của bản thân. Nhưng thực tại của tháng 7/2011 còn tồi tệ hơn những gì chúng tôi từng suy nghĩ. Ngành bất động sản từng là lĩnh vực phát triển nóng của ngành kinh tế giờ đang trên bờ vực sụp đổ. Những người trong ngành và cả những nhà quản lý đều thống thiết kêu gọi gói cứu trợ đến từ chính phủ dành cho lĩnh vực bất động sản. Riêng chúng tôi vẫn giữ vững nhận định rằng chính phủ Việt Nam trước sau gì cũng sẽ phải cứu bất động sản nếu không muốn sụp đổ nền kinh tế. Có rất nhiều các nhà cung cấp vật liệu xây dựng như gạch, thép, xi măng, cửa sổ … không thể bán sản phẩm của họ do sự đình trệ của lĩnh vực bất động sản. Hàng ngàn người lao động đang trong tình trạng chán nản và túng quẫn. Tôi nhớ có một chương trình TV phỏng vấn 1 công nhân đình công, người phóng viên truyền hình hỏi rằng nếu đình công mà công ty không tăng lương thì anh sẽ làm thế nào? Anh ta trả lời rằng tôi cũng không biết nữa. Dường như họ không biết được tương lai mình sẽ đi về đâu.

Chính phủ Việt Nam đã cố gắng áp dụng các biện pháp siết chặt tiền tệ nhưng càng siết mạnh thì nền kinh tế càng mau chết hơn. Lạm phát đã tăng cao quá mức chịu đựng của người dân và đang làm giảm đi mức sống của họ (Thanh niên, 29/6/2011)

Hàng ngàn ông chủ, đại gia mất hết tiền vào chứng khoán và bất động sản trong khi hàng chục ngàn các tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa kéo theo cả triệu người mất việc. (VnExpress, 11/7/2011)

Trong khi đó thì báo chí vẫn còn đăng đầy các tin tức lá cải, giải trí mà không dám nhìn thẳng vào sự thật về hiện trạng quốc gia. Họ hay chính phủ Việt Nam không muốn rúc đầu ra khỏi cát ?

Báo chí đăng đầy các tin sao, sex và giải trí rẻ tiền
--------------------------------------

Tất cả các mặt đạo đức, kinh tế, giáo dục, xã hội đều xuống cấp trầm trọng.
Ngày 9/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có công điện chỉ đạo các ban bộ ngành khẩn trương kiểm soát lạm phát đang tăng cao trở lại (Cafef, 9/7/2011).Tình hình đúng là thật sự nguy cấp thật khi giá cả thức ăn đã tăng quá cao.
Rồi sẽ đến lúc CP VN không có tiền trả lương cho hàng chục triệu công nhân viên chức nhà nước, quân đội, công an, nhân viên trong các cty, tập đoàn quốc doanh. Ví dụ nay họ đang cưu mang mấy chục ngàn nhân viên VINASHIN, bỏ thì không được, mà cưu mang thì phải in tiền ra.

Khi lạm phát quá cao, càng in tiền trả luơng cho số hơn 10 triệu người như trên thì càng làm tăng lạm phát kinh hoàng, mà không trả lương hoặc trả không đủ thì họ nổi loạn.

Ví dụ là gần đây cho tăng "phụ cấp" cho nhân viên lương thấp, lại sắp cho cho tăng luơng. Số tiền này này là do IN RA, chứ CP VN đang bị thâm hụt ngân sách rất cao, đâu có dư 1 xu nào cho các việc này.

------------------------

Như vậy, do chính sách IN TIỀN ra rất kinh hoàng hiện nay, lạm phát sẽ ngày càng tăng chứ không thể giảm, và sẽ tăng đến mức "breaking point" làm bể vụn nền KT trong thời gian rất gần. CS Đông Âu, Liên xô, từng rơi vào tình trạng "lạm phát lố bịch" này.

Báo VN từng đăng hình người quét rác bên Hungary vào cuối thời CS quét tiền bỏ thùng rác, do dân liệng tiền ra đường hàng tấn.

Gọi ly cà phê, uống xong, thì giá lên rồi. Đi chợ phải vác cả bao bố tiền.
Điều này rất đúng với câu "Tiền là giấy"

Tại VN, tiền lẻ mới làm ra, tốn biết bao nhiêu trăm tỉ đồng, nay dục bỏ hết, ngay cả ngân hàng còn không nhận.

Rồi sẽ đến giấy 5 ngàn, 10 ngàn, 100 ngàn. Giấy 1 triệu đồng, 10 triệu đồng, sẽ phải in ra trong ngày gần đầy. CP VN không muốn như vậy, nhưng tình hình KT BUỘC họ sẽ phải như vậy, không cách nào khác.
-----------------------------------------
Thanh niên, Thu nhập thực tế của người dân thấp hơn trước, 29/6/2011
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110629/Thu-nhap-thuc-te-cua-nguoi-dan-thap-hon-truoc.aspx
Cafef, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương kiểm soát lạm phát tăng trở lại, 9/7/2011
http://cafef.vn/20110709112036598CA33/thu-tuong-yeu-cau-khan-truong-kiem-soat-lam-phat-tang-tro-lai.chn
VnExpress, Kinh doanh khó khăn, tiểu thương ồ ạt thanh lý cửa hàng, 11/7/2011
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/07/kinh-doanh-kho-khan-tieu-thuong-o-at-thanh-ly-cua-hang/

Thứ Sáu, tháng 7 08, 2011

Vòng hỗn loạn hiện nay: Ngoại tệ - Lạm phát - Chứng khoán - Bất động sản

Hàng loạt bài viết trong 48 tiếng qua phản ánh tình trạng tăng giá chóng mặt.

Giá cả, vật phẩm, đời sống ngày càng đắt đỏ.

Thực phẩm lại vào đợt tăng giá mạnh (Vnexpress, 6/7/2011)
Thịt lợn đã vượt quá sức chịu đựng của người tiêu dùng (Vneconomy, 6/7/2011)

"..Hầu hết các loại thực phẩm tươi sống đều tăng giá cao ngất ngưởng trong thời gian qua, đặc biệt giá thịt lợn đã vượt quá sức chịu đựng của người tiêu dùng, hiện lợn hơi đã sắp chạm ngưỡng 70 nghìn đồng/kg. Giải pháp nào để bình ổn thị trường thịt trong nước?.."

Giá thực phẩm tăng vọt từng ngày (Dân Trí, 7/7/2011)

Khác với dự báo giá thịt lợn cũng như thực phẩm sẽ giảm, trong những ngày qua, giá các mặt hàng này tại TP Hà Nội đột ngột tăng dựng đứng trở lại. 
(Vneconomy, 7/7/2011)

Gói các kế hoạch "tái cơ cấu" ngân hàng, cứu chứng khoán và bất động sản (dudoankinhte, 29/6/2011) đã có phản ứng từ thị trường.

Dân nghèo đã khổ, lại càng thêm khổ.

Vừa chi hơn 27.000 ngàn tỷ VND tăng lương hồi tháng 5 (Vnexpress, 2/3/2011), nay lại sắp có tăng lương để xoa dịu lòng dân (Vneconomy, 2/7/2011), nhưng chưa tăng thì giá đã tăng, tăng rồi thì lương tháng mua được còn ít hàng hơn hiện nay.

Chỉ còn 1 cách: ĐỔI TIỀN, quỵt tiền của dân.

Nhưng như vậy sẽ làm sản xuất đình trệ hàng chục năm.

----------------

USD từ "khúc ruột ngàn dặm" gởi về cũng chẳng mà đủ để chu cấp cho nhu cầu nhập siêu của VN đa số từ "16 chữ vàng - 4 tốt".

Sức hút USD dùng nhập khẩu quá lớn, theo con số chính thức mỗi tháng 1,2 tỉ USD, mỗi ngày 30 triệu USD (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 30/6/2011).

Trong khi VK về mỗi năm cao lắm 500 ngàn lượt (Dân Trí, 2/11/2010), cho là trung bình 1,4 ngàn người /ngày, mỗi người được đem về tối đa 5 ngàn đô (Gafin, 26/4/2011), thì chỉ là 7,0 triệu đô/ ngày, và đó là TỐI ĐA. Chỉ 20% số cần thiết cho NHẬP SIÊU.

Thực tế, thiếu USD nhiều hơn.

Do 3 nguồn,

(1) từ VN chạy ra do quan chức, nhà giàu chuyển ra, cho chon cháu du học, v.v...
(2) chạy qua các casinos bên Cambodia,
(3) các mối nhập khẩu lậu từ TQ, Thái, HÀNG XÁCH TAY, v.v...

Trong khi ít ai đem về đúng 5000 đô, trung bình khoảng 3000 USD thôi, tức mỗi ngày khoảng 3,5 triệu USD là cùng.

Đang khi thất thoát 30 triệu USD đường chính thức, thêm vài chục triệu USD theo 3 đường trên. Hầu như các casinos bên Cambodia, khoảng vài chục cái, đều do VN "nuôi".

Mỗi cái mỗi ngày chừng vài chục tỉ đồng cho mấy ngàn bóng đèn, mấy trăm máy kéo, mấy trăm nhân viên, hàng đống rượu ngoại, thuốc ngoại, thức ăn mắc tiền, v.v... thì tính ra cũng vài trăm tỉ đồng, tức hơn cả mấy triệu USD (200 tỉ đồng =~ 1 triệu USD).

Mỗi NGÀY, VN nay bị thất thoát không dưới 70 triệu USD, tức mỗi năm không duới 20 tỉ USD.

Số thặng dư này là từ hơn 10 năm trước, khi đó ngoại quốc bỏ tiền vô rất nhiều, thất thoát rất ít, kiều bào đem tiền về đầu tư, dân làm ăn có lời, con buôn NHẬP vàng đem về bán, dân tích trữ cả NGÀN tấn vàng (mỗi tấn khoảng 50 triệu USD).

Nhưng gần đây dân làm ăn thất bại phải bán vàng ra xài, trả nợ; quốc gia thất thoát USD, v.v... nên ngày vàng, USD tăng giá không còn xa.

Dân chắt bóp USD ra bán vài tháng qua do nhiều chính sách bắt bớ, nay dân đã cạn USD, trong khi các cửa ngõ thất thoát vẫn mở rộng, vẫn phải nhập siêu kinh khủng từ TQ, mua phân bón, thuốc trừ sâu, đủ loại thức ăn gia súc, v.v...

Theo tính toán chủ quan, số USD "nhàn rỗi" bên ngoài chỉ 2 tháng nữa là cạn - khoảng 3 tỉ USD - sau đó sẽ là thời kỳ cực kỳ khan hiếm ngoại tệ.

Trong KT, khó tính chính xác. Có thể xảy ra trước hay sau vài tuần. Nói rộng hơn thì việc khan hiếm có thể xảy ra vào cuối tháng 7, hoặc đầu tháng 9.

----------------

BĐS vẫn đang trên bờ vực vỡ bong bóng.

Giới đầu tư BĐS đau đầu vì tiền 'bốc hơi' (Vef, 6/7/2011)

Vài tháng nay, giới đầu tư, đầu cơ bất động sản đang rơi tình cảnh đứng ngồi không yên vì “tiền bốc hơi” do giá đất giảm mạnh trong khi khoản lãi vay ngân hàng liên tục đội lên cao.

Không chỉ riêng nhà đầu tư mà các chủ đầu tư dự án cũng đang phải "đau đầu" với bài toán lợi nhuận "ngược" bởi triển khai dự án mà không tính toán kỹ thì lỗ, mà không làm thì cũng không được bởi tiền đã huy động của khách hàng̀...

Dự kiến, chỉ trong thời gian ngắn nữa, xu hướng chuyển nhượng dự án sẽ tiếp tục sôi động đặc biệt khi quy hoạch Hà Nội được công bố và trên 800 các dự án sẽ được tiếp tục triển khai.

Thị trường BĐS: Áp thấp có thành bão? (Vef, 6/7/2011)

Việc thắt chặt tín dụng của ngân hàng và sự tác động từ các yếu tố khác của thị trường đang tạo nên áp thấp đe dọa thị trường bất động sản. Liệu áp thấp này có mạnh lên thành bão?

 ----------------

TTCK thì vẫn méo mó như ngày nào.

Tại VNI hiện có 65 cty lên giá, 141 xuống, 88 đứng giá. (Thanh Niên, 8/7/2011)

Vậy mà do các mã có vốn hoà lớn cứu giá, VNI xuống... 0,08%.

HNX có 89 mã lên, 146 xuống, 59 đứng. (Thanh Niên, 8/7/2011)

Vậy mà cũng lại do cách tính méo mó, bị xuống chỉ... 0,25%.

Gian lận như vậy, cách tính lừa bịp như vậy, nên "tay con" thua sạch túi trong các sàn bịp bợm này.

Các nhà đầu tư thua sạch tiền, nay thanh khoản kém cực kỳ, cho đến lúc này 2 sàn chỉ mua bán 350 tỉ đồng - không tới 20 triệu USD (Reuters, 8/7/2011).

Thế này thì cty đầu tư ngoại quốc nào muốn thoái vốn cũng khó, có chăng là sang tay lại hết, giá 1/2 thị trường. Vì lẽ nếu họ muốn thoái vốn, bán ra, thì giá CK sụt hơn 50% ngay, trong vài tuần.

VinaCapital, Dragon Capital, sẽ thua thê thảm trong tháng 7 này, như đã từng trước đó (dudoankinhte, 29/4/2011), và các tháng về sau cũng vậy.

Các công ty có mã vốn hóa lớn như MSN (dudoankinhte, 22/6/2011), VPL, VIC.. vẫn còn tiếp tục bị làm giá để nâng điểm VNI.

Nhiều ngân hàng lẽ ra đã sập từ 5 năm trước, cứ phải xin tiền CP bơm xuống, nhưng bơm đồng nào, thay vì trả lại cho người gởi, lại bơm ra TTCK, mong gỡ lại số đã thua.

Cuối tuần qua, lãi suất 7 ngày được giảm từ 15% xuống 14%, thì ACB cảnh báo ngay: sẽ bôi trơn TTCK.

Quả thật, có lực mua vào điên khùng mấy trăm tỉ đồng vào thứ 2, 3.

CPVN sẽ có ngày buộc phải bỏ rơi 20 ngân hàng vì hết chịu nổi cứ phải bơm tiền ra cho họ.

Bất cứ quốc gia nào mà không có ngân hàng bị sập trong 3 năm qua, là quốc gia đó có vấn đề nghiêm trọng về tính minh bạch thị trường.


---------------------

Các nguồn trích dẫn trong bài:

Dân Trí"Chuẩn bị Hội nghị tổng kết 6 năm Nghị quyết 36 về người Việt Nam ở nước ngoài", 2/11/2010, http://dantri.com.vn/c36/s251-433912/chuan-bi-hoi-nghi-tong-ket-6-nam-nghi-quyet-36-ve-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai.htm
"Giá thực phẩm tăng vọt từng ngày", 7/7/2011, http://dantri.com.vn/c76/s76-496273/gia-thuc-pham-tang-vot-tung-ngay.htm
dudoankinhte, "Những con thiêu thân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.", 29/4/2011, https://www.facebook.com/note.php?note_id=207180185981029
"Thêm bằng chứng tình trạng méo mó TTCK. Hiểm họa lạm phát, tỷ giá lại rình rập và thời hạn trả nợ Vinashin đã tới.", 22/6/2011, https://www.facebook.com/note.php?note_id=220615024637545
"Nguy cơ đổ vỡ hệ thống NH, BĐS, CK ngày càng rõ nét.", 29/6/2011, https://www.facebook.com/note.php?note_id=224927990872915
Gafin, "Từ 1/7, cá nhân sẽ mang tối đa 5.000 USD khi xuất nhập cảnh", 26/4/2011, http://gafin.vn/20110426080629887p0c34/tu-17-ca-nhan-se-mang-toi-da-5000-usd-khi-xuat-nhap-canh.htm
Reuters, "Ho Chi Minh Stock Exchange edges up 0.08 pct", 8/7/2011, http://www.reuters.com/article/2011/07/08/markets-vietnam-stocks-hochiminh-idUSL3E7I80D620110708
Thanh Niên, "Cuối tuần, hai sàn tăng giảm trái chiều", 8/7/2011, http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110708/Cuoi-tuan-hai-san-tang-giam-trai-chieu.aspx
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, "Nhập siêu sáu tháng đầu năm là 6,65 tỉ đô la Mỹ", 30/6/2011, http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/56205/Nhap-sieu-sau-thang-dau-nam-la-665-ti-do-la-My.html
Vef, "Giới đầu tư BĐS đau đầu vì tiền 'bốc hơi'", 6/7/2011, http://www.vef.vn/2011-07-06-gioi-dau-tu-bds-dau-dau-vi-tien-boc-hoi-  
"Lạm phát cuối năm: Ẩn số lương thực - thực phẩm lộ diện", 7/7/2011, http://www.vef.vn/2011-07-07-lam-phat-cuoi-nam-an-so-luong-thuc-thuc-pham-lo-dien
Vì sao giá thực phẩm tươi sống tăng dựng đứng?", 7/7/2011, http://www.vef.vn/2011-07-07-vi-sao-gia-thuc-pham-tuoi-song-tang-dung-dung-
Vneconomy"Thị trường BĐS: Áp thấp có thành bão?", 6/7/2011, http://www.vef.vn/2011-07-05-thi-truong-bds-ap-thap-co-thanh-bao-
"Đề xuất tăng lương tối thiểu trước lộ trình", 2/7/2011, http://vneconomy.vn/20110702011331856P0C5/de-xuat-tang-luong-toi-thieu-truoc-lo-trinh.htm
"Thịt lợn đã vượt quá sức chịu đựng của người tiêu dùng", 6/7/2011, http://vneconomy.vn/20110706085823972P0C19/gia-thit-ngat-nguong-va-bai-toan-cung-cau.htm 
Vnexpress, "27.000 tỷ đồng để tăng lương tối thiểu từ tháng 5", 2/3/2011, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/03/27-000-ty-dong-de-tang-luong-toi-thieu-tu-thang-5/
"Thực phẩm lại vào đợt tăng giá mạnh", 6/7/2011, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/07/thuc-pham-lai-vao-dot-tang-gia-manh/

Thứ Tư, tháng 7 06, 2011

Điểm báo 6.7.2011

Tình hình này thì sẽ còn nhiều doanh nghiệp đăng ký phá sản nữa. Tương lai thật u ám.
“Đáng chú ý, trong số này, nhiều ngành hàng, mặt hàng có mức tồn kho rất cao, như bia (tăng 94,3%); giường, tủ, bàn ghế (tăng 71,7%); giày dép (tăng 59,4%); đồ uống không cồn (tăng 39,9%)…”

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 1/6/2011, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng gần 16% so với cùng thời điểm năm trước.
Lãi suất OMO giảm từ 15% xuống 14% khiến các CTCK khấp khởi mừng thầm vì đây là tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ. TTCK được cứu thì ai sẽ cứu người dân Việt Nam khỏi lạm phát ?

Citigroup cảnh báo: “Nới lỏng quá sớm luôn là rủi ro lớn tại Việt Nam. Quyết định này gây ra rủi ro về khả năng áp lực mất giá lên tiền đồng trở lại sau vài tháng bình ổn.”

Thứ Ba, tháng 7 05, 2011

Nhu cầu năng lượng điện giúp giảm căng thẳng trên biển Đông ra sao?

Với trên 90% gói thầu EPC ở nhiều nhóm ngành, lĩnh vực khác nhau rơi vào tay Trung Quốc (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 16/6/2011), thì việc ngành năng lượng điện tại Việt Nam ngày một phụ thuộc vào Trung Quốc cũng không có gì làm lạ.

Bài viết của Ben Bland đăng trên tạp chí Financial Times, dudoankinhte chuyển ngữ.

----

With the long-running maritime dispute between China and Vietnam threatening to boil over once again, Nguyen Tan Dung, Vietnam’s prime minister, warned recently that his country would “resolutely fight activities that infringe our sovereignty”.

However, Vietnam’s reaction to perceived Chinese aggression in the South China Sea is likely to be tempered by the fact that Beijing is increasingly driving Vietnam’s economy. As Vietnam faces another year of debilitating power cuts and the government battles against severe financial headwinds, China is stepping into the breach.

Cùng với sự tranh chấp lãnh hải từ trước đến nay giữa Việt Nam và Trung Quốc nay đang một lần nữa có nguy cơ bùng phát trở lại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây ra lời cảnh cáo rằng đất nước (Việt Nam) sẽ “kiên quyết chiến đấu chống lại các hành vi vi phạm chủ quyền.”

Tuy nhiên, phản ứng thật sự của Việt Nam trước sự gây hấn của Trung Quốc ở vùng biển Đông sẽ có phần “khiêm tốn” hơn trước sự thật rằng Bắc Kinh đang ngày một kiểm soát nền kinh tế Việt Nam. Tình trạng cắt điện triền miên do cung ứng thiếu hụt, khan hiếm và việc Chính phủ đang phải vật lộn với khủng hoảng tài chính trầm trọng đã tạo cơ hội cho Trung Quốc thâm nhập vào Việt Nam.

With Vietnam unable to produce enough power to meet demand, which is increasing by about 15 per cent a year, its northern provinces import electricity from China – 6 per cent of the country’s total supply according to Electricity of Vietnam, the state power monopoly.

Far more important is China’s role in building the infrastructure needed to meet Vietnam’s future energy needs. Hanoi has kept the price of electricity much lower than in neighbouring Cambodia, China and Laos, making it very difficult for most foreign investors to develop profitable power projects.

Việt Nam hiện không có khả năng sản xuất đủ điện năng theo nhu cầu, vốn tăng khoảng 15% mỗi năm. Nhiều thị trấn phía Bắc phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc, chiếm 6% tổng nguồn cung điện của quốc gia, theo EVN, một Tổng Công ty Nhà nước độc quyền về điện.

Nghiêm trọng hơn thế nữa là vai trò của Trung Quốc đối với các công trình cơ sở hạ tầng điện lực Việt Nam phục vụ nhu cầu điện trong tương lai. Hà Nội đang kiềm giữ giá điện ở mức rất thấp, thấp hơn nhiều nước láng giềng như Cambodia, Trung Quốc và Lào, tạo khó khăn cho những nhà đầu tư nước ngoài có ý định xây dựng các dự án điện có hiệu quả, đem lại lợi nhuận.

However, with deep pockets, Chinese policy banks such as China Development Bank and China Export-Import Bank have offered billions of dollars of concessional loans for new power stations in Vietnam.

In return, large Chinese energy groups such as Dongfang Electric, Harbin Power Equipment and Shanghai Electric have been awarded lucrative contracts to provide equipment and build power stations across Vietnam.

Tuy nhiên, với chiếc túi không đáy của mình, các ngân hàng chính sách Trung Quốc như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (China Development Bank), và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Trung Quốc (China Export-Import Bank) đã mời chào hàng tỷ USD gói vay khuyến khích (concessional loan) dành cho các nhà máy điện tại Việt Nam.

Ngược lại, các Tập đoàn Năng lượng lớn của Trung Quốc như Dongfang Electric, Harbin Power Equipment và Shanghai Electric đã trúng những gói thầu có giá trị lợi nhuận cao để cung cấp thiết bị cho những nhà máy điện.

The lending by CDB and China Eximbank is part of a wider global push by Beijing to reduce its dependency on western export markets and extend its commercial reach into developing countries.

US, European, Japanese and South Korean energy companies have long been interested in Vietnam’s underdeveloped power sector. However, they are increasingly being trumped by Beijing’s unparalleled ability to throw cash behind its emerging industrial titans.

One executive from a large Japanese power group said it was very difficult to compete with Chinese companies given their lower pricing and ready access to cheap state credit.

Yet, with a touch of irony, China is now seeking to emulate Japanese policy from 20 years ago, when it brought technology and financing for power projects to Indonesia, said Mark Hutchinson, Singapore-based senior director at IHS CERA, an energy consultancy,

Các gói vay từ CDB và Eximbank Trung Quốc là một phần trong chiến lượng toàn diện của Bắc Kinh nhằm giảm sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu sang phương Tây, và mở rộng phạm vi thương mại tới các nước đang phát triển.

Những công ty năng lượng Mĩ, EU, Nhật và Hàn Quốc từ lâu đã “khao khát” tiềm lực phát triển của hệ thống lưới điện Việt Nam. Tuy nhiên, họ không thể cạnh tranh lại với khả năng chi tiền “vô biên” nhờ vào nền công nghiệp xuất khẩu hùng mạnh của Trung Quốc.

Một thành viên cấp cao một tập đoàn điện lực Nhật Bản thừa nhận sự khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty Trung Quốc vốn mời chào giá rất thấp và sự ưu đãi tiếp cận nguồn vốn của Chính phủ Trung Quốc.

Khá là mỉa mai thay, Trung Quốc hiện đang cố gắng bắt chước chính sách của Nhật Bản cách đây hơn 20 năm trước khi Nhật mang tiềm lực công nghệ-kỹ thuật và tài chính cho các dự án năng lượng tại Indonesia, Mark Hutchinson, một chuyên gia cố vấn năng lượng đứng đầu tại IHS CERA ở Singapore, nhận xét.

Despite the territorial dispute and a long history of confrontation, economic relations between Vietnam and China are deep, if uneven. Vietnam ran a trade deficit of $11.6bn with China last year, exporting low value commodities such as crude oil, rubber and seafood, while importing processed goods such as machinery, chemicals and electronics.
Analysts at Citigroup, the investment bank, argued in a recent note to clients that strong China-Vietnam economic interests could help prevent the escalation of tensions around the South China Sea.

However, some Vietnamese observers fear that their country’s reliance on their northern neighbour will leave them dangerously exposed if relations deteriorate.

“If you are too dependent on one partner, they can use all kinds of measures to cause many problems for our economy,” said Nguyen Quang A, a former gov­ernment adviser who took part in recent, rare protests against China’s perceived maritime bullying tactics.

Bất chấp các căng thẳng và một bề dày lịch sử đối đầu nhau, mối tương quan kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện rất “thắm thiết”, chênh lệch lớn. Thâm thủng cán cân thương mại giữa Việt Nam đối với Trung Quốc là 11.6 tỷ USD vào năm ngoái. Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng thô, ít giá trị như cao su, hải sản, dầu trong khi đó lại nhập những mặt hàng kỹ nghệ như máy móc, hóa chất và đồ điện tử.. từ Trung Quốc.

Những nhà phân tích tại Citigroup, nhận định trong một báo cáo gởi các khách hàng, rằng mối tương quan lợi ích sâu rộng giữa nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc sẽ giảm bớt leo thang, căng thẳng về vấn đề biển Đông.

Bất kể vậy, nhiều nhà quan sát trong nước lo sợ sự dựa dẫm vào người láng giềng phương Bắc này sẽ dẫn đến mối nguy hại to lớn một khi quan hệ Việt-Trung bị tổn thương.

“Nếu quá phụ thuộc vào một đối tác, họ có thể sử dụng mọi khả năng để gây nhiều rắc rối cho nền kinh tế của chúng ta,” Nguyễn Quang A, nguyên cố vấn Chính phủ, người đã tham gia cuộc “tụ tập tự phát” hiếm hoi gần đây nhằm lên án hành động, thủ đoạn bạo ngược lãnh hải của Trung Quốc.

Though Hanoi is rolling out the red carpet for Chinese energy companies at present, if push comes to shove, Vietnam’s pragmatic leaders will put national sovereignty first, argued Ernest Bower, director of the Southeast Asia programme at the Center for Strategic and International Studies in Washington.

“I suspect that if the Vietnamese perceive that the Chinese have too much market share, policies on power will start to move towards world class standards so international companies can finance and build power plants competitively in Vietnam,” he said.

Cho dù Hà Nội vẫn đang trải thảm đỏ đối với các công ty năng lượng Trung Quốc ở thời điểm hiện tại, nhưng trong tình thế bất khả kháng, các nhà lãnh đạo Việt Nam thực dụng sẽ đặt vấn đề chủ quyền lên trọng tâm, Ernest Bowder, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến thuật và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) tại Washington, bình luận.

“Tôi nghi ngờ rằng một khi Việt Nam cảm thấy Trung Quốc đang chiếm lĩnh quá nhiều thị phần, các chính sách sẽ được thông qua nhằm nâng cấp các tiêu chuẩn cho phù hợp với quốc tế để tạo điều kiện cho những công ty năng lượng và tài chính nước ngoài có thể xây dựng các nhà máy điện cạnh tranh tại Việt Nam.”, ông nhận xét.

----

Ben Bland"Electricity demands could limit Beijing-Hanoi rift", Financial Times, July 3rd 2011, http://www.ft.com/intl/cms/s/0/c8678892-a587-11e0-83b2-00144feabdc0.html#axzz1R55cUue5
Thời báo Kinh tế Sài Gòn"Khi hầu hết các gói thầu EPC vào tay Trung Quốc: Rủi ro khó lường", 16/6/2011, http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/sotay/55436/Khi-hau-het-cac-goi-thau-EPC-vao-tay-Trung-Quoc-Rui-ro-kho-luong.html

Chủ Nhật, tháng 7 03, 2011

Quick announcement !

Tôi có một nguồn tin đáng tin cậy báo rằng đang có 1 vị đại gia sắp sửa tiến hành tung cổ phiếu ra đánh xuống trên cả 2 sàn HNI và VNI thứ 2 này. Bạn nào có cổ phiếu hãy bảo trọng. Let's see what happen tomorrow.

Thứ Bảy, tháng 7 02, 2011

Biểu đồ kinh tế vi mô Việt Nam 2011

This chart was complied last year. It was made before Resolution 11 came out. However, super hyperinflation is inevitable. Let the show go on!

http://www.scribd.com/doc/59187048/Economic-Chart-Dec-11-2010-by-Dudoankinhte

Điểm báo 2.7.2011

cafef.vn
Các cổ phiếu lớn nhỏ đều giảm giá đã kéo 2 chỉ số cùng giảm mạnh, xu hướng giảm mạnh lên theo theo thời gian.
 
Đúng như tôi dự đoán, CPVN sẽ phải cứu thị trường chứng khoán và bất động sản. Well, let’s see super hyperinflation in this year !
cafef.vn
Đề nghị miễn thuế đã được Chính phủ đồng ý và Chính phủ sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới của Quốc hội khóa XIII.