Thứ Ba, tháng 7 12, 2011

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì ?

Lời BBT: Chúng tôi đang mở thêm mục phản hồi của độc giả. Những bài viết hay, kích thích tranh luận sẽ được đưa thành bài viết mới để mọi người tiện trao đổi. Bài viết đầu tiên này là của một độc giả bên facebook của Dự đoán kinh tế.
 
KT thị trường ĐỊNH HƯỚNG XHCN, một khái niệm tuyệt vời do ĐCS VN chế tạo ra và vận dụng trong 20 năm nay. Sau 20 năm nó vẫn phù du như mây gió, không ai hiểu nổi nó là cái gì. Phân tích kĩ ra thì nó gồm có 3 phần, được làm tối ý một cách có chủ đích, là “KTTT”, “định hướng” và “XHCN”. Nó lủng củng như một nồi lẩu hổ lốn các mỹ từ nghe thì vui tai nhưng các thành tố vả nhau bôm bốp vậy, giống như “Tôi đi trộm cướp với định hướng lương thiện”. Người ta thừa biết một nền kinh tế tập trung quan liêu duy ý chí như mô hình của LX chỉ dẫn đến lụn bại, nhưng ko dám đánh đổi ý thức hệ để chạy theo KTTT, một sản phẩm thuần túy của TBCN. Vậy là các bộ óc đỉnh cao trí tuệ loài người phải cố gắng nhào nặn các khái niệm để tạo ra một cái vỏ Marxist cho KTTT. Và khái niệm cùng mô hình độc nhất vô nhị, chưa từng có tiền lệ này đã được VN kiên trì thực hiện suốt 2 thập kỉ qua, và kết quả thì… như chúng ta thấy ngày hôm nay đó.

Cụm từ này có lẽ được dùng như con bài lá mặt lá trái chứ chẳng có ý nghĩa thực tiễn gì cả. Lúc mời gọi đầu tư hoặc đi vay vốn thì nhấn mạnh vào chữ KTTT: quan chức VN hiện giờ vẫn đang khẩn khoản xin cho VN “được” công nhận (vốn giờ chưa được công nhận) là có một nền KTTT đúng nghĩa. Còn về tuyên truyền và đối nội trong nước, khẳng định quyền quản lí ktế của nhà nước, nhấn vào cái đuôi XHCN rõ rệt hơn hẳn. Vâng KTTT thì rõ rồi, chữ “định hướng” thì mơ hồ, còn cụm XHCN thì rất nguy hiểm, dính vào đó mà chỉ trích bàn luận kiểu gì cũng sứt đầu mẻ trán, bị chụp mũ là chạy theo TBCN, gây rối loạn làm ảnh hưởng khối đại đoàn kết, vv… Mục tiêu cao cả của CHXH thì chả thấy đâu, chỉ thấy tư bản đỏ một nhúm người lũng đoạn xã hội ăn trên ngồi trốc thì rõ rành rành.

Quay trở lại chuyện giá xăng hay điện của PVN hay EVN hay các tập đoàn nhà nước khác nói chung, cái mớ lí luận (1) giá đang thấp hơn giá khu vực và (2) cần “thả nổi” để giá chạy theo đúng “thị trường” là thứ lí luận hết sức bố láo, đồng thời nó thể hiện rõ cái tréo ngoe trong cụm KTTT định hướng XHCN. Nói (2) trước, quá nực cười, thị trường đúng nghĩa còn chưa có nhưng lúc nào cũng đòi giá “thể hiện” thị trường. Thị trường độc quyền cạnh tranh mà mở mồm ra không biết xấu hổ là nói cần đẩy giá theo “thị trường”, ko được giữ giá vv. Còn (1) mới thú vị, giá thấp hơn giá trong khu vực là điều dễ hiểu. Yếu tố thuế và những quyền lợi đặc biệt của tập đoàn nhà nước trong cạnh tranh hoàn toàn bị lờ đi, chỉ nói mập mờ là giá thấp hơn khu vực. Đơn cử giá xăng, thuế của Cambodia là 45%, thuế của VN là bn mà suốt ngày đem ra so sánh. Hơn nữa, người dân VN có quyền đòi hỏi giá thấp! Vì dầu mỏ, than, sông suối và NGUỒN VỐN của PVN hay EVN, KTV là của dân, chứ ko phải vốn của tập đoàn này tập đoàn khác.

Đảng xác định KTTT định hướng XHCN mập mờ mà ko hề làm rạch ròi nổi 1 chuyện: vốn và quyền lợi của khu vực KT tư nhân và KT nhà nước. KT nhà nước lấy vốn từ ngân sách, tức là từ THUẾ là CỦA DÂN đóng vào, có tính chất compulsory, tức là mỗi người dân trên đất VN này đóng thuế là “cổ đông”, là ông chủ góp vốn cho mấy tập đoàn đó hoạt động vậy. Chưa kể ưu thế trong hoạt động (VD được giao đất cát, khai thác tài nguyên giá rẻ) có được nhờ quyền lực nhà nước (tức là dân hi sinh quyền lợi). Dầu mỏ ngoài khơi ko phải của PVN, sông Đà ko phải của EVN, dàn khoan được xây lắp ko phải từ vốn của PVN mà là ngân sách, tức là từ thuế. Dân làm chủ, vậy mà “ông chủ” chắc cũng chưa bao h được nhìn cái balance sheet của cái “tập đoàn” mình đầu tư, còn bị “nó” lí luận đủ điều :) ) Rõ ràng cách hành xử của các tập đoàn giống như tất cả tài sản vốn liếng ban đầu, tài nguyên thiên nhiên là của họ vậy, lợi nhuận thu được quay trở lại cho 1 nhóm người điều hành chứ ko phải toàn thể người góp vốn. Chưa kể khi có biến họ gào lên đòi bail out cũng bằng tiền thuế (!!!) Khác nào “rào đất cướp ruộng” của CNTB nhỉ.

Trong khi đó ở KT tư nhân ko có những đặc quyền của ktế nhà nước, ko có lượng vốn khủng và cưỡng ép như vây. Vốn của KTTN là có tính tự nguyện (voluntary), được dùng làm lợi cho chủ đầu tư trước hết, một phần tạo thúc đẩy phát triển cho XH. Chắc chắn ko có tập đoàn hay doanh nghiệp NN nào đạt được kết quả ROR (rate of return) như một doanh nghiệp TN có cùng scale. Tiền vốn ko phải sợ, làm ăn lỗ thảm cũng chả sao thì việc gì phải làm tử tế. Lý tưởng phục vụ cho xã hội nọ kia có thể tốt nhưng ko thể tránh khỏi tham nhũng cơ hội. Đảm bảo các tập đoàn ngoài lợi ích của mình còn pvụ được xã hội phải thông qua chính sách, luật (VD chống độc quyền,khuyến khích cạnh tranh lành mạnh) chứ ko phải là nhà nước thọc tay vào làm ktế bằng thuế dân!

Le Thanh Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét