Thứ Bảy, tháng 4 07, 2012

Kết kim: Phía trước là vực thẳm


LTS: Nghị định 24 được công bố ngày 3-4-2012 đã chính thức cấm việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. Tác động của nghị định này phải nói là cực kỳ LỚN. Bài viết này của chúng tôi sẽ phân tích vai trò quan trọng của vàng trong nền kinh tế Việt Nam cũng như hệ lụy liên đới sâu xa của nghị định 24 này. 


Vàng không chỉ để đầu cơ

Bấy lâu nay, giới báo chí Việt Nam thường xuyên mô tả hiện trạng giá vàng lên xuống thất thường như một điều không hay và đòi hỏi thúc đẩy chính phủ quản lý thị trường vàng mạnh mẽ hơn. Họ quên mất vàng còn có 1 vai trò quan trọng nhất ở Việt Nam như một phương tiện thanh toán song song với tiền đồng.

Căn nguyên của việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán là do chính sách điều hành kinh tế kém của chính phủ Việt Nam, có lúc gây lạm phát tới 800% trong thập niên 1980 của thế kỷ 20. Đồng tiền mất giá từng ngày, giá cả có khi thay đổi theo giờ đã khiến người dân chọn một phương tiện thanh toán khác ổn định, giữ giá trong dài hạn là vàng hay USD.

Đồng thời ngoài chức năng là phương tiện thanh toán, vàng còn là nơi tránh bão kinh tế tài chính, suy thoái kinh tế hữu hiệu cho người dân. Liên hệ điều này với thực tế, ta thấy rõ qua biểu đồ giá vàng sau đây:
 
 

Nhìn trên biểu đồ ta thấy rõ giá vàng tăng cực kỳ cao trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thế nhưng giai đoạn kể từ 2010 trở về sau giá vàng còn tăng khủng khiếp hơn nữa, đã có lúc lên tới 49 triệu đồng/lượng.

Khi kinh tế kém phát triển, người dân sẽ quay ra phòng thủ tài chính bằng cách mua vào vàng còn khi kinh tế phát triển, họ sẽ đổi vàng ra tiền tự đầu tư vào phát triển, sản xuất, làm ra của cải cho xã hội. Đấy là quy luật tự nhiên của nền kinh tế thị trường.

Bằng cách kết kim (cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán), chính phủ Việt Nam đã thủ tiêu đi giá trị của vàng miếng, độc quyền kiểm soát, áp giá vàng duy ý chí, trái quy luật thị trường để có lợi trong việc HUY ĐỘNG VÀNG sắp tới của họ.

Kinh tế sẽ tiếp tục co rút nghiêm trọng

Điểm lại tình hình kinh tế trong nước, ai trong chúng ta cũng thấy rõ tình trạng đình lạm (lạm phát + đình đốn sản xuất) nghiêm trọng tới mức nào. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư thì chỉ trong quý I đã có 12.000 doanh nghiệp phá sản nâng tổng số doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động từ năm 2011 lên con số 200.000, bằng 1/3 tổng số doanh nghiệp tư nhân toàn quốc (Vef, 06/04/2012). Đặc biệt là sức mua đang sụt giảm cực kỳ nghiêm trọng, chỉ số hàng tồn kho tăng vọt lên tới 34,9% (VnEconomy, 03/04/2012).

Vậy cấm sử dụng vàng làm phương tiện trao đổi có giúp nền kinh tế khởi sắc không? Câu trả lời là KHÔNG.

Tôi xin lấy 1 ví dụ đơn giản cho các bạn dễ hiểu về vai trò phương tiện thanh toán của vàng tại Việt Nam.

Anh A cho anh B vay nóng 1 cây vàng, cuối tháng trả 1 cây mốt. Nay vàng bị cấm sử dụng làm phương tiện thanh toán thì rõ ràng có một mối nguy lớn là bên cho vay không thể thưa kiện nếu bên mượn quỵt tiền. Mà ở Việt Nam có vô số người làm ăn sử dụng vàng là phương tiện thanh toán như anh A và anh B trên.  

Khi trước còn tờ giấy viết tay, nay không còn, do không có giá trị với nghị định mới này, thì phải dùng LÒNG TIN. 

Khi trước, cho vay nóng, thì "1 cây lấy cây mốt, sau 1 tháng". Nay sẽ phải tăng lên, do nguy hiểm cao hơn.

Lãi suất cho vay cao, thì bên đi vay phải (1) có lời nhiều hơn, hoặc (2) không làm. 

Họ (1) làm, thì giá hàng hóa phải bán tăng cao, hoặc (2) không làm thì KT sa sút, lại thêm doanh nghiệp đóng cửa, sa thải công nhân. 

Nếu bị bắt quá, người ta cho vay bằng VND, thì tiền lời lại càng cao. Từ đó giá hàng hóa càng tăng, bán không được thì dẹp tiệm, lại thêm thất nghiệp.

Việc này sẽ gây ra LẠM PHÁT rất lớn, do nay mấy trăm tấn vàng trong dân chúng đang làm nhiệm vụ của TIỀN MẶT.

Nếu không cho giao dịch bằng vàng, nguời ta sẽ phải giao dịch bằng VND, thì khi đó PHẢI IN RA mấy trăm ngàn ti đồng thế vào số vàng bị rút ra khỏi thị trường.

LẠM PHÁT đang làm dân chúng không có tiền ăn cơm, nhiều sinh viên còn không có nổi 1 gói mì tôm (nói cho oai, làm gì có "tôm" trong đó) lên giảng đường. Công nhân đang đói meo, run rẩy, không làm việc nổi (Vef, 13/03/2012).

Vào lúc này mà rút vàng ra, trám VND vào, thì chuẩn bị LẠM PHÁT tăng mấy chục % ngay sau khi Nghị định này có hiệu lực. 

Hiếm tiền mặt sẽ xảy ra trong vài tuần, mà nếu CP VN tung ra thì lại gây lạm phát, mà không tung ra thì lãi suất tăng cao lại cũng gây lạm phát.

KT VN sẽ càng co cụm, lạm phát càng tăng cao, trong các tháng tới đây.

Tương lai ảm đạm 
Cả một tương lai ảm đạm của ngành kinh doanh vàng đang mở ra trước mắt. Chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngại nói thẳng mục tiêu của họ:

"...Bằng những điều kiện này, NHNN giảm số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện mua bán vàng miếng xuống chỉ còn vài doanh nghiệp..."

Kinh doanh vàng: Đã có lối để đi | Tài chính – Ngân hàng | Cafef

Ngoài ra, còn "Không được kinh doanh vàng miếng qua đại lý ủy nhiệm", tức là chỉ có tiệm, ví dụ, như của chính Bảo tín Minh châu được mở ra mua bán vàng lá mà thôi, chứ không thể theo kiểu "hợp doanh", "liên doanh" như trước. 

Hồi trước, có nơi tuy là bán vàng SJC, BTMC, v.v... nhưng đó là các nơi lấy hàng về bán.

Nay phải do chính các cty lớn này làm chủ. Các cty không thuộc SJC sau này sẽ chỉ như là đại lý cho SJC mà thôi.

Còn "tiệm vàng" thì dẹp hết, hơn chục ngàn tiệm lớn nhỏ toàn quốc.

Sắp tới, các nơi này chỉ bán vàng của SJC mà thôi, vì thương hiệu này nay là "chính thức". Các hiệu khác sẽ phải nấu ra đóng hiệu SJC, bằng không thì là loại "bất hợp pháp". 

Như vậy, sẽ chẳng còn cạnh tranh gì nữa, vì cho dù nói là còn "vài doanh nghiệp" nhưng cũng như chỉ còn NHNN độc quyền mua bán, dập vàng ra, xuất nhập khẩu. Tha hồ ra giá mua bán, số lượng, v.v... 

Và dân mua vào, chỉ có thể ra đó bán, chứ bán bên ngoài là "phạm pháp". 

Bước kế tiếp có thể là cho ra "chứng chỉ vàng", tức là ra đó bán vàng thì được, còn mua thì chỉ nhận tờ giấy "chứng nhận mua vàng" mà thôi. 

Cũng như 1 loại "vàng ảo" vậy, như các bạn đánh vàng tài khoản, tuy nói có là trăm cây, ngàn cây, nhưng chỉ là ảo.

Tờ giấy "chứng chỉ vàng" cũng như là bản in "tài sản" các bạn trên sàn vàng ảo vậy thôi.

Coi như sau mấy ngàn năm cất vàng làm của, nay dân VN không còn có thể như vậy!

---------------------------------------

Cafef, Kinh doanh vàng: Đã có lối để đi, 05/04/2012, http://cafef.vn/20120405024646342CA34/kinh-doanh-vang-da-co-loi-de-di.chn

Vef, 3 bệnh hiểm nghèo khiến DN 'tử vong' nhanh, 06/04/2012, http://vef.vn/2012-04-04-3-benh-hiem-ngheo-khien-dn-tu-vong-nhanh

VnEconomy, Chỉ số tồn kho đang ở mức báo động, 03/04/2012, http://vneconomy.vn/2012040311231242P0C9920/chi-so-ton-kho-dang-o-muc-bao-dong.htm

Vef, Xót lòng khi cơm bụi tăng giá, 13/03/2012, http://vef.vn/2012-03-12-xot-long-khi-com-bui-tang-gia

Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, 03/04/2012, https://docs.google.com/file/d/0B2BS_DbGbflPdWtqXzNzbHBSaVdfUW9UU2lNNE9MUQ/edit

6 nhận xét:

Nặc danh nói...

Tác giả có lo lắng quá không?
Thực sự có phải nền kinh tế Việt Nam đang thiếu tiền nghiêm trọng. Các ngân hàng có thể thiếu tiền, nhưng Ngân hàng Trung ương có thiếu đâu nhỉ?
Nếu dân bán vàng thì NHTW sẽ dùng tiền dự trữ này để mua vàng của dân chứ đâu nhất thiết phải in thêm tiền.
Ngân hàng Tw thời gian qua không muốn bơm (cho vay) tiền tới các ngân hàng thương mại vì nhằm hạn chế lạm phát chứ có phải nền kinh tế thiếu tiền đâu chứ?
Bây giờ dùng tiền dự trữ, mua vàng của dân,dân có tiền thì cũng là dự trữ trong nhà mình hoặc trong nhà băng, có tiêu gì đâu mà lo lạm phát. Thay vì dự trữ vàng thì họ buộc phải dự trữ tiền. Và dự trữ tiền trước mắt sẽ không có nhiều lựa chọn bằng cách gửi ngân hàng, hoặc đầu tư chứng khoán, hoặc mua bất động sản.
Tôi thây hướng nào cũng tích cực đấy chứ.
Nếu gửi ngân hàng, thì ngân hàng có thêm tiền, không bị căng thẳng nữa, lúc đó họ có quyền mặc cả lãi suất gửi theo hướng thấp hơn, và như vậy cho các công ty sxkd khác vay với ls vay thấp hơn, chi phí đầu vào của doanh nghiệp thấp đi, sp sẽ cạnh tranh hơn.
Nếu đầu tư ck, thì sẽ giúp thị trường tăng điểm, các công ty niêm yết có nhiều cơ hội huy động vốn với ls thấp hơn.
Nếu đầu tư vào bds thì sẽ giúp phá băng thị trường này.
Tôi vẫn thực sự không hiểu về nguy cơ của nền kte khi chính phủ quyết định kết kim. Kính mong tác giả giải đáp giùm.

Nặc danh nói...

Tôi thây Kết kim để nhân dân dùng tiền mặt hướng nào cũng tích cực đấy chứ.
Nếu gửi ngân hàng, thì ngân hàng có thêm tiền, không bị căng thẳng nữa, lúc đó họ có quyền mặc cả lãi suất gửi theo hướng thấp hơn, và như vậy cho các công ty sxkd khác vay với ls vay thấp hơn, chi phí đầu vào của doanh nghiệp thấp đi, sp sẽ cạnh tranh hơn.
Nếu đầu tư ck, thì sẽ giúp thị trường tăng điểm, các công ty niêm yết có nhiều cơ hội huy động vốn với ls thấp hơn.
Nếu đầu tư vào bds thì sẽ giúp phá băng thị trường này.
Kính nhờ tác giả hay bạn nào hiểu biết sâu về lĩnh vực này phản biện lại nhận định của tôi giúp tôi với. Thanks!

Quang nói...

Có một số khái niệm cơ bản về kinh tế vĩ mô bạn không hiểu nên mới thấy bài viết của tôi khó hiểu.

Bạn cần nắm chắc các điểm sau:
1. Lạm phát tăng là do có quá nhiều tiền được in ra.
2. Nhiệm vụ Ngân hàng Nhà nước là điều tiết cung tiền trong nền kinh tế. Hành động mua lại vàng của dân là đẩy tiền mặt -> tăng cung tiền -> tăng lạm phát.
3. Tiền vào các NHTM thì họ sẽ cho vay ra, đầu tư vào chứng khoán, chứ không phải là giữ hộ bạn cục tiền để đến kỳ trả lãi suất. Lãi suất bạn được hưởng là nhờ họ cho vay tiền của bạn đi sản xuất, kinh doanh.

Nặc danh nói...

Từ khi kết hối đến nay, tỷ giá USD ổn định, không còn tình trạng căng thẳng USD như trước nữa. Tiền VND có vẻ lên giá. Quá tốt ! Hy vọng kết kim rồi vàng cũng sẽ không nhảy múa làm xáo trộn bao nhiêu người nữa. Tiền VND cũng sẽ có giá hơn, phải mừng chứ. Đi các nước làm gì có tình trạng USD, vàng chợ đen lộn xộn như ở nước ta. Bây giờ dẹp được cái chợ loạn này, phải hoan nghênh!

Nặc danh nói...

trong các nghành kinh doanh chỉ có buôn vàng bạc như sjc thì không bao giờ lỗ mà con lời lút khi vàng tg tạo sóng . vì cái này ngon ăn nên nhóm lợi ích muốn thâu tóm giành quyền mua bán vàng miếng là điều đương nhiên . thế mới đẻ ra cái chuyện kết kim này . (cái gì cũng mang chữ nhân dân nhưng khi nhìn vào tờ bạc mới thấy nhà nước)

Unknown nói...

Dự án Kinh Bay
Du an kinh Bay
Du an Kinh Bay Nhon Trach
Dự án King Bay Nhơn Trạch
Kinh Bay Nhon Trach
Kinh Bay Nhơn Trạch

Đăng nhận xét