Thứ Ba, tháng 9 18, 2012

Điểm báo 18.09.2012

CHUYỆN CÁC ĐẠI GIA NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BÁN HẾT TÀI SẢN CŨNG KHÔNG TRẢ NỔI NỢ (PHÁ SẢN)

Quy định của luật hiện hành thì cá nhân và những người liên quan không được phép sở hữu quá 20% tổng số cổ phần tại một tổ chức tín dụng, nhưng trên thực tế có những người sở hữu lên đến 50% thậm chí 60%.

Ông Nghĩa châm biếm rằng, đó là ngân hàng của “choa” (tao) chứ không phải ngân hàng của cộng đồng, nhân dân, ngân hàng của đất nước.

Chính vì thế chỉ ở Việt Nam mới có chuyện mẹ làm chủ tịch HĐQT, con gái làm tổng giám đốc, con trai làm phó tổng giám đốc… Việc này đã diễn ra trong vòng nhiều năm, nó như một góc xa lạ đối với thị trường tài chính quốc tế.


Trước đây, chúng tôi (Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia) đã cảnh báo đây được xem là nguy cơ lớn nhất đe dọa đến an ninh của hệ thống tài chính tại Việt Nam.

“Vĩnh viễn chúng ta không thể xóa được nợ xấu, hệ thống ngân hàng không thể lành mạnh nếu điều này không được chấm dứt. Bởi lẽ, ngay từ đầu việc người góp vốn đã không minh bạch” – ông Nghĩa nói.

Tiền ở đâu ra?

Về tỷ lệ sở hữu là thế. Nhưng ông Nghĩa cũng đặt câu hỏi: Tiền đâu để những cá nhân đó có thể sở hữu số cổ phần đó?

Cách đây vài năm NHNN có hàng loạt các yêu cầu về tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, rồi từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng trong một thời gian rất ngắn.

Giả sử, một cá nhân đang sở hữu 30% cổ phần tại một ngân hàng có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, thì khi ngân hàng đó tăng vốn điều lệ lên mức 3.000 tỷ đồng, cá nhân đó muốn duy trì tỷ lệ sở hữu của mình thì đồng nghĩa với việc phải có thêm 1.000 tỷ đồng để đóng vào.

Số tiền trên là quá lớn đối với một cá nhân cộng thêm thời gian để có được số tiền đó lại rất ngắn.

Do đó, hầu hết các cá nhân này buộc phải “lao” vào sử dụng tất cả các công cụ tài chính để “biến” tiền gửi của dân cư thành tiền của mình.

Ông Nghĩa chỉ ra cách kiếm tiền để góp vào duy trì tỷ lệ sở hữu của những cá nhân sở hữu tại các ngân hàng (tạm gọi là “đại gia ngân hàng”) cụ thể như sau: thông thường là họ sẽ lập ra các công ty con và dùng chính công ty con này để phát hành trái phiếu lấy tiền về đầu tư vào ngân hàng của mình đang sở hữu hoặc các ngân hàng khác; sau đó lấy chính số cổ phiếu tại ngân hàng mà mình nắm cổ phần về cầm cố vay vốn ngay tại ngân hàng của mình và lấy số tiền cầm cố được này đi trả nợ trái phiếu.

Tiếng là “đại gia ngân hàng” nhưng nếu tính thẳng thắn ra chắc chắn nhiều đại gia dù có bán hết tài sản đi cũng không thể trả hết nợ tại các ngân hàng – ông Nghĩa thẳng thắn nói.

http://giaoduc.net.vn/NTD-thong-thai/Nhieu-dai-gia-ngan-hang-ban-het-tai-san-cung-khong-the-tra-het-no/225287.gd

HÀ NỘI SẮP SỬA LÀ THÀNH PHỐ ĐẮT ĐỎ NHẤT HÀNH TINH!?

Gia đình công chức, vợ là giáo viên một trường tiểu học, chồng là nhân viên của một công ty công nghệ thông tin, thu nhập trung bình một tháng khoảng trên 20 triệu đồng. Với khoản thu nhập đều đặn như vậy, không phải là quá thấp, song đến thời điểm này, vợ chồng anh Nguyễn Văn Chiến, chị Phùng Thị Ngọc Lan ở Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy vẫn đau đầu với bài toán chi tiêu hàng ngày cho bốn miệng ăn.

Chị Lan than thở: “Trước đây, chi tiêu của hai vợ chồng tạm ổn, thỉnh thoảng còn đưa các cháu đi chơi chỗ này, chỗ kia. Còn bây giờ, giá cả đắt đỏ nên khoản nào cắt, giảm được đã cắt giảm hết rồi. Việc vui chơi của các cháu cũng bị tạm gác. Ngay cả bữa ăn trong gia đình tôi cũng phải cân nhắc, chi tiêu dè xẻn hơn nhưng phải đảm bảo chất lượng. Ấy vậy mà vẫn thấy thiếu trước hụt sau”.

Giá cả sinh hoạt leo thang khiến nhiều gia đình trẻ tại Hà Nội hụt hơi, đuối sức, đành phải gửi con về quê để giảm bớt phần nào gánh nặng chi tiêu.
Theo quy hoạch được duyệt, các xã thuộc Mê Linh như Tiền Phong, Quang Minh, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa,…khi được sáp nhập với Thủ đô Hà Nội đã trở thành khu vực được quy hoạch phát triển chuỗi các đô thị mới hiện đại trong tương lai.

Chính vì thế, các chủ đầu tư dự án đã đổ xô lập dự án đầu tư ở khu vực này, có đến hàng chục dự án đô thị mới được hình thành.



Phần lớn diện tích tại các dự án đã giải phóng mặt bằng xong nhưng tình trạng chung hiện nay đều bỏ hoang, để cỏ mọc. Máy móc thiết bị để triển khai dự án không có. Trước đây, khi thị trường sốt, một số dự án này công trường còn được triển khai san lấp rầm rộ. Thế nhưng, đến nay thì trông hoang tàn, chỉ còn lại cỏ dại mọc, một số dự án ngay cả ban quản lý của dự án cũng không còn hoạt động.

Hầu hết các dự án đô thị mới khu vực Mê Linh hiện tại đều trong tình trạng bỏ hoang, ngừng triển khai thi công. Giá trị bất động sản cũng “bốc hơi” hơn một nửa so với cách đây hơn 1 năm.
Với hết đợt bão giá này, đến đợt bão giá khác, xăng tăng vùn vụt và còn “đe dọa” tăng tiếp thế kia thì có thích nghi giỏi đến đâu cũng đến lúc bó tay! Nếu trước đây với mức lương đó, bạn có thể rủng rỉnh tiêu xài, lâu lâu hàng hiệu, du lịch thì giờ đây chỉ đủ sống và dư ra một khoản nho nhỏ.

Bệnh một cái, phải nghỉ việc, tốn kém cho thuốc men, viện phí, rồi bồi bổ, ăn uống thế nên cái khoản tiết kiệm kia sẽ nhanh chóng không cánh mà bay! Nói về vấn đề này, Ngân chia sẻ: “Bây giờ bệnh vào một chút, tới bệnh viện khám và uống thuốc cũng hết trên 500 ngàn chứ đừng nói đến những bệnh nặng khác phải nhập viện. Nằm bệnh viện 1 tuần thì phải tính tiền triệu trở lên.”

Cái vòng luẩn quẩn cứ mãi lặp lại: khó khăn, làm việc quần quật, không chăm sóc sức khỏe tốt… rồi bệnh tật, rồi thuốc thang, ra vào bệnh viện liên tục, rồi lại túng thiếu hơn, khó khăn chồng chất khó khăn. Chỉ còn biết tự nhủ mình: “Tôi ơi, đừng bệnh” chứ biết sao giờ.

Bệnh viện tăng giá, đồng lương èo uột, kinh tế khó khăn… mọi người chỉ còn biết tự nhủ với bản thân “Tôi ơi, đừng bệnh.”
XĂNG ƠI ĐỪNG TĂNG NỮA!
Biểu tình chống tăng giá xăng tại Hà Nội ngày 16/09/2012
Bao giờ đá nổi lông chìm
Đồng khô hồ cạn, BÚA LIỀM ra tro

Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), lúc 4 giờ 59 phút 33 giây ngày 17-9, một trận động đất có cường độ 2,7 độ Richter xảy ra trong địa phận huyện Trà My (Quảng Nam).

Trước đó, vào tối 15 rạng sáng 16-9 đã xảy ra ít nhất hai trận động đất nhẹ, gây rung chấn mặt đất tại vùng xung quanh thủy điện Sông Tranh 2.

TTO – Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), lúc 4 giờ 59 phút 33 giây ngày 17-9, một trận động đất có cường độ 2,7 độ Richter xảy ra
Quốc Cường Gia Lai ĐÃ phá sản, nhưng do người ta còn ngu si khờ dại, tin vào các chiếc xe vài triệu đô, cái mông ngúng nguẩy của gái làng chơi sang làm vợ theo hợp đồng của ông chủ, mà quên đi rằng cty đang nợ mấy trăm triệu đô (mỗi 1 ngàn tỉ đồng là 50 triệu đô) không có khả năng chi trả.

QCGL và HAGL đều ĐÃ phá sản, nếu bị kiểm tra sổ sách và định giá theo tiêu chuẩn quốc tế.

Họ được nhiều ngân hàng cho “giãn nợ” ra như cao su, vì họ không tiền trả, bên ngân hàng thấy có “siết nợ” chăng thì cũng chỉ là các khu đất hoang tàn, đổ nát, bán không ai mua, mà cất nhà lên thì cũng bán không được.

Chẳng qua chỉ là các Ponzi schemes. HAGL TỪNG làm giàu chỉ là do đốn cả triệu héc ta rừng đem bán rẻ cho ngoại quốc. Sau khi chặt trọc rất nhiều rừng VN, họ hết gỗ, hết xuất khẩu đồ gỗ, thì họ chỉ từ lỗ nhẹ tới lỗ nặng, dùng Ponzi schemes mà sống, dụ khị các nhà đầu tư, quan chức ngu dại bỏ tiền vào mua cổ phiếu, đầu tư vào cty.

Bên Loan mén cũng do “mua hóa giá” rất nhiều đất đai giá rẻ mạt, nhờ giá đất lên cao hàng trăm lần nên kiếm cũng khá trong các năm trước. Nay số tiền “lời” này đã xài hết, đầu tư chỉ toàn lỗ và lỗ, nên nay không còn nguồn thu nào.

—————–

Cả 2 cty này một khi không còn có thể gạt ai, không còn có thể mượn tiền, thì sẽ không có tiền trả tiền lời, chứ đừng nói tiền vốn cho những ai, ngân hàng, nào từng cho họ vay.

HAGL, QCGL sẽ bể nợ trong thời gian rất gần đây. Họ đã giãn nợ hết cỡ, khó thể kéo dài thêm được bao lâu nữa.
13/15 dự án tạo nguồn tiền cho Quốc Cường Gia Lai trong năm 2011-2013 là dự án bất động sản trung và cao cấp. Đây lại là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất bởi khủng
“…Qua xem xét các báo cáo số: 277/BC-BCA-A61 ngày 15/6/2012, số 335/BC-BCA-A61 ngày 09/7/2012 của Bộ Công an; công văn số 78/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 29/6/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông; công văn số 2794-CV/BTGTW ngày 19/7/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương và báo cáo số 172-BC/VPTW ngày 07/9/2012 của Văn Phòng Trung ương Đảng về tình trạng một số trang thông tin điện tử như:

“Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… và một số trang mạng khác, đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật…”

——————

“Quan Làm Báo” chắc chắn là nhân vật cấp cao trong CP Việt Cộng, 1 loại “Deep Throat” muốn kéo ông Dũng xuống sình, như “Deep Throat” thứ thiệt từng kéo TT Richard Nixon tới chỗ phải từ chức.

Còn điều nữa, QLB chắc chắn không phải 1 mình, mà có bè đảng cộng sự.

Ông Dũng chống là chống cả 1 bè phái, ngay trong Bộ Công An cũng có khối người thuộc “phe bên kia”.

Cuộc đấu Sang vs. Dũng đang tới hồi kịch liệt!
Ngày 12/9, VP Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý việc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét