Thứ Hai, tháng 12 05, 2011

Điểm báo 5.12.2011

Có lẽ V-QE3 (gói kích cầu thứ 3) ĐANG ĐƯỢC TUNG RA, chờ thêm vài ngày sẽ biết rõ hơn.

Một ngày chưa đủ để kết luận, nhưng nếu đây chỉ là “dòng tiền KỲ VỌNG” thì nếu không có V-QE3, dòng này sẽ bị rút ra mau chóng, và khi đó TTCK VN sẽ sụt lại còn mạnh hơn khi chưa có dòng tiền này.

Còn nếu đây là “dòng tiền MỚI IN” thì theo tôi sẽ kéo dài qua tháng 1, đẩy giá TTCK VN lên 10-30%, tức 550/ 80 trước Tết, để rồi khi chấm dứt dòng tiền, TTCK sẽ lại rớt về 370-60 như hồi tháng 5 năm nay.
VN-Index lên trên 390 điểm, nhóm cổ phiếu bất động sản trên sàn HoSE và nhóm cổ phiếu chứng khoán trên sàn Hà Nội hầu hết đều tăng trần. KLS giao dịch trên 6,4 triệu đơn vị.

Chính phủ Việt Nam sử dụng quyết tâm chính trị để nâng giá thị trường CK lên. Lại còn chỉ đạo Bộ Tài Chính nữa, vậy chỉ còn cách đưa tiền cho SCIC bơm ra thôi.

Mà bơm bao nhiêu cho đủ?

Các ngân hàng, CT CK, còn kẹt mấy trăm ngàn tỉ đồng trong đó, thêm mấy trăm ngàn tỉ cần giải chấp, do họ siết của con nợ, chưa bán ra do giá quá rẻ.

Giá lên 1 chút, và có SCIC mua, thì các ngân hàng, CTCK, nhà đầu tư sẽ xả hàng, như xả lãi, xả tiêu chảy, ra cho SCIC ôm mấy trăm ngàn tỉ đồng hàng “ngậm” họ bị bón lại từ mấy năm nay.

Muốn CK lên, thì không gì bằng làm sao cho các cty trên sàn làm ăn có lời, chia cổ tức cao, thì lập tức người ta sẽ mua CK, trong nước không mua thì nước ngoài vào mua.
Như cty APPLE của Mỹ vậy, khỏi cần Dept of Treasury giúp, giá cổ phiếu cũng tăng ào ào.
‎(InfoTV) – Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng định hướng phát triển TTCK 10 năm tới với yêu cầu nhất thiết phải gắn quá trình tái cơ cấu với xây dựng và vực dậy TTCK Việt Nam.
Bài báo có đoạn tóm tắt rất hay: Lên sàn – Vào viện – Nhảy cầu.
Họ cùng nhau nuôi giấc mộng trở thành đại gia nhanh chóng, họ dồn tiền của vào những canh bạc kinh tế đầy may rủi để đổi đời. Và khi ngân hàng thắt chặt lãi suất, chứng khoán chạm đáy, bất động sản đóng băng… thì họ lại gặp nhau ở bệnh viện tâm thần.
Bằng kinh nghiệm của mình, bác sĩ Cương ở Bệnh viện tâm thần Trung ương I và bác sĩ Dũng ở Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đều dự báo: Cứ đà đổ vỡ kinh tế này sẽ còn điên nhiều, các bệnh viện tâm thần sẽ còn quá tải hơn nữa khi ngân hàng siết nợ.
Sau cơn lốc chứng khoán mấy năm trước, thời gian qua bão vỡ nợ, tín dụng đen, hụi họ tiếp tục gây náo động xã hội, biến nhiều đại gia, ông bà trùm thành những kẻ tâm thần. Đến nỗi ở các bệnh viện tâm thần bây giờ người ta xác định: Tiền là một trong những nguyên nhân dễ phát điên nhất.
Thậm chí, tham khảo tại nhiều trang web bất động sản, PV thấy xuất hiện nhiều cụm từ chào bán bất động sản có kèm theo các câu phổ biến “giảm giá lần 3”, “không thể giảm thêm”, “cần tiền bán gấp”…
Làn sóng bán tháo BĐS không chỉ xảy ra đối với phân khúc đất nền mà tại nhiều KĐT mới ở Hà Nội cũng đã xuất hiện nhiều căn nhà được chào bán với mức giảm lên đến 3-5 tỷ đồng/căn.
Theo tôi (GS Trần Hữu Dũng), “tái cấu trúc” kiểu này thì không khác gì xây một cao ốc 50 tầng mà chỉ được quyền sử dụng keo, tre, và nứa… dưới quyền chỉ huy của một anh y tá!

“But economic restructuring means different things to different people…. The most radical interpretation — and the one supported by foreign diplomats and international agencies in Hanoi — is based on redefining the role of the state, primarily through selling-off state companies…. Most Vietnamese leaders are not willing to go that far. They prefer imposing tighter administrative controls on local governments and state companies, and reducing public investment levels and fiscal deficits”
By Jonathan Pincus at the Vietnam Program, Harvard Kennedy School. Vietnamese newspapers are full of talk of economic restructuring. Price inflation in excess of 20 per cent, high nominal interest rates, a weakening currency and a swollen trade deficit have undermined faith in the government’s growt…
“Dân CK” VN trông chờ Gói Kích cầu III

“…Trải qua 11 tháng của năm 2011, chỉ số VN-Index giảm tới 100 điểm (tương ứng giảm 20%) và HNX-Index do không có lực đỡ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nên chỉ số này bám sát hơn với diễn biến thị trường, với mức giảm lên tới 54 điểm (tương ứng giảm 47%).
Sau những tháng ngày bền bỉ, kiên trì cùng thị trường, nhiều nhà đầu tư mặc dù biết là “lạc quan tếu” song họ vẫn chờ đợi tháng Mười hai sẽ có tín hiệu khơi thông dòng tiền từ các chính sách tài chính tiền tệ và kỳ vọng thị trường chứng khoán có một kỳ tăng trưởng vào cuối của năm…”
Ông Marc Djandji đặt ra kỳ vọng: toàn bộ tin xấu đã được phản ánh vào giá và thị trường sẽ có một đợt phục hồi trước Tết.
Hôm nay tôi mới biết là đã có 1,2 triệu học sinh Việt Nam bỏ học. Tương lai đất nước sẽ ra sao đây?
TT – Nhóm Young Lives (Những cuộc đời trẻ thơ) vừa khảo sát nguyên nhân 1,2 triệu học sinh bỏ học. Còn theo Bộ GD-ĐT, việc đưa ra con số tuyệt đối là “rất khó và không chính xác”.
Ngay cả những người có bằng đại học cũng không khá hơn mấy so với 1,2 triệu trẻ em bỏ học kia.
Nghịch lý ở một bộ phận người trẻ: TP – Tại sao một số người có bằng đại học (ĐH) lại đi làm xe ôm, cắt tóc, bán trà đá, phụ hồ, bồi bàn…?
Mọi năm thì tầm này các cửa hàng bán xe máy hoạt động rầm rộ lắm. Năm nay kinh tế khủng hoảng, tiền ăn uống chi tiêu cá nhân còn chưa đủ nói gì sắm xe ga.
Nghịch lý trên thị trường xe không chỉ diễn ra với sản phẩm ô tô, ngay cả phương tiện được người Việt sử dụng nhiều nhất cũng không thoát khỏi cảnh chợ chiều vào những ngày cuối năm.
Tình hình Trung Quốc không khác Việt Nam mấy. Cũng làm giả báo cáo, sổ sách để che giấu tỷ lệ nợ xấu, quả bóng BĐS bên TQ cũng đang nổ. Ai cứu ai đây?
‎(Tamnhin.net) – Nếu Ngân hàng Nhà nước buộc phải làm rõ cơ cấu của tỷ lệ nợ xấu thì vô hình trung, những hệ quả từ mối quan hệ hết sức “tế nhị” ngân hàng – DN từ nhiều năm qua sẽ được công luận và nhiều người dân biết đến.
Hãy bình chọn nhân vật của năm 2011 trên báo VnExpress: Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình:

“Nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng khoảng 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông, điều này cũng không quá lo ngại. “Bởi TẤT CẢ số tiền nợ xấu này đều đã được các nhà băng trích lập dự phòng rủi ro”, ông Bình nói.”

Trong khi đó, ông Lê Xuân Nghĩa, phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết cả NHNN và UBGSTCQG đều không biết chính xác con số nợ xấu là bao nhiêu vì đến 2/3 báo cáo từ các ngân hàng thương mại là đáng nghi ngờ.

Soạn tin nhắn theo cú pháp BAU 4 gửi 8100.
Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng phần lớn do các hành vi tham ô, tham nhũng và yếu kém trong quản trị nội bộ, tuy nhiên các khoản này đều được trích lập dự phòng rủi ro.
Giảm lãi suất cứu CK, BĐS nhưng dân lại rút thêm tiền ra khỏi ngân hàng khiến hệ thống đã rệu rã này càng thêm nguy ngập. CP VN đang bị chiếu bí cờ.

Bộ trưởng VP CP Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ chỉ đạo NHNN cần có lộ trình giảm lãi suất. Tuy nhiên việc điều hành lãi suất giảm bao nhiêu và khi nào thuộc về điều hành của Thống đốc NHNN.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét