Thứ Ba, tháng 8 30, 2011

Honda sẽ “xét lại đầu tư ở Việt Nam” do bị truy thu thuế 3.340 tỷ

Bị truy thu thuế 3.340 tỷ, Honda sẽ “xét lại đầu tư ở Việt Nam” | Xe 360 | VnEconomy

“…Công ty Honda Việt Nam (HVN) vừa cho biết sẽ “xét lại việc sản xuất, kinh doanh trong tương lai” tại Việt Nam, trong trường hợp bị truy thu thuế 160 triệu USD, tương đương với 3.340 tỷ đồng…

…Đứng trước khả năng bị truy thu hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế, HVN đã gửi công văn lên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, với mong muốn Phó thủ tướng sẽ “có sự chỉ đạo mạnh mẽ tới các bộ ngành liên quan về vấn đề này”…



…Đại diện liên doanh này cũng không quên nhắc tới những kết quả và thành tựu sau 15 năm có mặt tại Việt Nam, như đã sản xuất lắp ráp 10 triệu xe máy, hơn 20.000 ôtô, tạo công ăn việc làm cho khoảng 100.000 lao động và đóng thuế hơn 20.000 tỷ đồng…”
———————-

Honda nói như vậy là không hiểu được cách điều hành của chính phủ Việt Nam.

Tạo việc làm thì đừng nói 100 ngàn, cho dù 1 triệu hay 10 triệu người thì cũng chẳng liên can gì với bên thuế vụ.

Thuế vụ họ cần tiền xài Tết, thì họ bóp cổ Honda cho ra tiền, thế thôi.

Thứ Hai, tháng 8 29, 2011

Điểm báo 29.08.2011

“…Với việc tạm thời chưa áp dụng quy định về tỷ lệ sử dụng vốn tại Thông tư 13 và 19, rõ ràng ý định nới lỏng tín dụng của NHNN đã được thể hiện rất rõ.

Nhận định này càng được củng cố khi đầu giờ sáng nay, NHNN đã quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1%, mở đường hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ, và định hướng vào tăng trưởng tín dụng nội tệ trong những tháng cuối năm 2011…”

‎(Vietstock) – Ý định nới lỏng tín dụng của NHNN đã được thể hiện rất rõ. Nhưng việc chưa đề cập đến thay đổi hệ số rủi ro đối với các khoản vay bất động sản và chứng khoán cho thấy tinh thần của Nghị quyết 11 về hạn chế tín dụng “phi sản xuất” vẫn còn nguyên.
“…TS Lê Thẩm Dương – Trưởng khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học Ngân hàng TP.HCM: Khơi thông vốn trên thị trường liên ngân hàng

Tiền rút mạnh, tín dụng tăng chậm thế mà lạm phát vẫn tăng cao, do đó lạm phát ở đây là do chi phí đầu vào tăng…”
———————————
Thử hỏi TS Lê Thẩm Dương, vậy chứ NHNN “mua” 6 tỉ USD từ tiền ở đâu ra, cứu CK 70 ngàn tỉ đồng hồi cuối tháng 5, trọn tháng 6, ở đâu ra?

Tiền trả trái phiếu đáo hạn, cả trăm ngàn tỉ đồng, ở đâu ra?

40 ngàn tỉ đồng thâm hụt ngân sách, tiền ở đâu ra chi trả?

=> NHNN lén lút in ra cả 500 ngàn tỉ đồng từ đầu năm đến nay, lén lút tung ra thị thường, chỉ là “không báo cáo” mà thôi.

Do đó mà nay quan chức đua nhau chở tiền cả xe hơi ra mua ngàn lượng vàng này sau ngàn luợng khác, hút hết vàng trên thị trường, tạo nạn “khan hiếm” vàng ngày càng trầm trọng, làm tăng giá cao hơn thế giới.

Mà tính ra rẻ chán, lượng vàng VN chỉ khoảng 2250 USD/ lượng, 1 ngàn lượng chỉ có 2,25 triệu USD thôi, trong khi các công trình luôn bị “rút ruột” ít nhất 30% theo “chỉ số tham nhũng” hiện nay, thì hàng năm đầu tư công cả trăm ngàn tỉ đồng (tức 5 tỉ USD), nợ quốc tế 5 tỉ USD, v.v… thì chưa kể nhiều món “áp phe” khác, chỉ việc “rút ruột” thì 2 nguồn này mà thôi cũng lên tới 3 tỉ USD, tức 2,3 TRIỆU lượng!

Giảm lãi suất cho vay | Kinh tế | Thanh niên

CP VN đang run sợ vì giá USD tăng, nên vội vàng có quyết định này, và tung nhiều lời trấn an dân chúng.

Tăng dự trữ ngoại tệ bắt buộc 1% sẽ chẳng làm thay đổi điều gì.

Có chăng là làm tăng giá lãi suất, do các ngân hàng chỉ có thể cho vay tối đa 92 USD cho mỗi 100 USD họ có trong tay cho số nợ dưới 12 tháng – khi trước là 93 USD.

Trước hết, vấn đề sổ sách tại VN thì ai cũng biết rồi, nếu muốn “vi phạm” luật cho vay 93 hay 92 USD trên tổng số 100 USD, thì có khó gì.

Hơn nữa, số này quá nhỏ để có thể tạo ra bất cứ sự thay đổi nào.

Chỉ là 1 biện pháp tung hỏa mù, làm ra vẻ “có biện pháp, có cách, làm giảm đà tăng giá ngoại tệ.”

Mặt khác, đành là có tung VND ra mua vào USD, nhưng chỉ vài tỉ, không lẽ bán ra giá rẻ để giữ giá trị VND, để rồi sau đó lại phải in thêm VND ra mua vào cho đợt sau?

Giá vàng, USD chắc chắn sẽ lên, sau vài ngày tạm lắng.

Chủ Nhật, tháng 8 28, 2011

Video #5: Tiểu phẩm hài - Đi chợ thời bão giá

Dạo này bàn luận nhiều về tình hình kinh tế đầy biến động, chúng tôi gửi các bạn 1 tiểu phẩm hài trên truyền hình để thay đổi không khí chút :)

Thứ Bảy, tháng 8 27, 2011

Tại sao kinh tế Việt Nam sẽ phải sụp đổ?

Lưu ý: bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, một thành viên trong nhóm, và không nhất thiết trùng khớp với quan điểm chung của nhóm biên tập.
Bài viết này nhằm nêu lên nguyên nhân gốc gây ra thực trạng khủng hoảng kinh tế Việt Nam hiện nay và cách giải quyết nó.
Cách đây 25 năm, khi đứng trước khủng hoảng kinh tế-xã hội toàn diện thì Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phải nhường bước cho các cải cách kinh tế thị trường, chuyển từ nền kinh tế quan liêu tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường được gắn thêm cái đuôi Xã Hội Chủ Nghĩa. Thực chất thì cái đuôi này chỉ là một cách thức để giữ vững sự tồn tại của Đảng Cộng Sản Việt Nam khỏi sự đào thải của tiến trình lịch sử.
Trong 3 năm 1989, 1990, 1991, các cuộc cách mạng tại Đông Âu và Liên Xô cũ đã xóa bỏ hệ thống các nước Xã Hội Chủ Nghĩa tồn tại gần nửa thế kỷ tại Châu Âu. Tại đó, toàn xã hội trong đó có những Đảng viên Đảng Cộng Sản đã đồng lòng đập tan chính Nhà nước Cộng sản mà họ đã dựng lên cách đó gần nửa thế kỷ. Tất cả người dân tại Đông Âu và Nga đã bừng tỉnh rằng họ không thể tiếp tục duy trì một ý thức hệ không tưởng được nữa.
Kết quả của những cải cách kinh tế thị trường của Đảng Cộng Sản Việt Nam là chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa được duy trì đến năm 2011 này. Tuy nhiên họ đang đối diện với một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ hơn so với 25 năm trước kia khi cả thế giới chuẩn bị bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế. Những cải cách kinh tế thị trường trước kia dường như đã phát huy hết tác dụng của nó.
Về mặt chính trị, họ vẫn nắm giữ độc quyền chính trị bằng cách xây dựng hệ thống an ninh, mật vụ dày đặc hòng bóp nghẹt mọi nguy cơ thay đổi chính trị có hại cho họ từ trong trứng nước. Họ đưa ra điều 4 hiến pháp để đảm bảo duy trì quyền lực lãnh đạo đất nước Việt Nam vĩnh viễn cho Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thế nhưng, mọi cố gắng của họ đều vô ích. Đảng Cộng Sản Việt Nam đang cố gắng làm việc không thể làm, đó là cứu vãn một ý thức hệ ĐÃ bị văn minh nhân loại đào thải.
Họ cố gắng cai trị 90 triệu dân không thích họ, không phục họ, không cộng tác với họ.
Làm tôi nhớ lại bài học sinh vật trong đại học: Liệu Jurassic Park có thể nuôi sống khủng long, cho dù tái tạo được chúng?

Câu trả lời là KHÔNG.
Việc tái tạo genes tuy khó, nhưng theo lý thuyết có thể làm. Nhưng khủng long không đủ “khỏe“ để tồn tại. Chúng ăn quá nhiều, cây cỏ không thể đủ cho chúng ăn.
Một Jurassic Park sẽ cần hàng triệu tấn cây cỏ hàng năm, đang khi chất thải ra từ các con khủng long sẽ quá nhiều, tự làm chúng bệnh mà chết.
Đừng thương xót chúng, chúng đã qua “thời oanh liệt”, và bị đào thải do không thể tiến hóa đúng hướng, đó là thay vì nhỏ lại, thì chúng lớn ra và vụng về, cục mịch.
Chủ nghĩa Cộng Sản không khác, một thời từng là các con khủng long khổng lồ, máy bay Liên Xô lớn nhất thế giới, phi thuyền hiện đại nhất (vài năm đầu, từ Spunik), hùng mạnh nhất thế giới (Liên Xô, Trung Quốc đông dân hơn và nhiều vũ khí hơn NATO + Mỹ).
Nhưng Chủ nghĩa Cộng Sản không thể tiến hóa đúng hướng, mà như các con khủng long, nó không đủ “khỏe“ để tồn tại.
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam giờ không thể còn cạnh tranh nổi với nền kinh tế thế giới. Gạo, cá, tôm, gia công giày dép, dệt vải làm sao đem lại nhiều ngoại tệ bằng những món hàng công nghệ kỹ thuật cao như máy ảnh, máy vi tính … Những món đồ tại Việt Nam làm ra đều có giá trị thấp, đơn giản, nặng về gia công, lao động mà thiếu đi chất xám, công nghệ. Chính vì vậy, Việt Nam chỉ được biết đến như một đất nước có nhân công giá rẻ và khi lợi thế này mất đi thì các nhà đầu tư sẽ lũ lượt bỏ sang đất nước khác kiếm lợi thế này thôi. Bằng chứng rõ rệt nhất cho chúng ta thấy là số vốn FDI đổ vào Việt Nam năm 2011 giảm gần 50% trong 6 tháng đầu năm 2011 (Vietstock, 30/06/2011)
Đi kẻm với nền kinh tế kém cạnh tranh là hệ thống giáo dục lỗi thời, nặng về định hướng chính trị. Hệ quả của hệ thống giáo dục này là số người trẻ được đào tạo ra không có đủ các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống để tìm việc và thích ứng trong một thế giới toàn cầu hóa đầy cạnh tranh này. Khi xây dựng nhà máy kiểm định và lắp ráp chip của Intel tại Sài Gòn, hãng này cho biết họ chỉ có thể tuyển được 40 nhân sự phù hợp mặc dù chỉ tiêu tuyển dụng lên tới 3.000 người. Hiện tại, tỷ lệ người thất nghiệp độ tuổi 15-29 chiếm đến 2/3 tổng số người thất nghiệp (Doanh nhân Sài Gòn, 22/08/2011)
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam sụp đổ từ khu vực kinh tế quốc doanh mà ra. Để có thể tiếp tục tồn tại, Đảng Cộng Sản Việt Nam tự đặt ra một khái niệm mới về nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với nguyên tắc cơ bản là kinh tế quốc doanh làm chủ lực nền kinh tế.
Đảng Cộng sản sợ kinh tế tư doanh làm áp lực phải thay đổi chính trị, nên muốn bảo vệ chính họ bằng cách tạo lập nền kinh tế quốc doanh bao bọc xung quanh, làm "chủ lực". Nhưng họ quên rằng còn phải nuôi nền kinh tế này, và phải nuôi rất nhiều, do nó LUÔN LUÔN đói ăn!
Hiện nay có không dưới 3 triệu đảng viên hoàn toàn không có khả năng, và không xứng đáng nhận lương quốc doanh. Vì họ không có giá trị gì cả, có chăng là con số âm.
Nhưng họ rất đói ăn trong khi tài nghệ không ra gì cả. Mà 3 triệu đảng viên ai cũng đòi kiếm tiền cho "bằng chị bằng em", ai cũng đòi kiếm về cả tỉ VND là ít nhất/ năm, nhân lên cho 3 triệu đảng viên thì ít nhất phải 3 tỉ tỉ VND, bằng 150 tỉ USD. Đó là một con số cực kỳ lớn so với GDP 100 tỉ USD hiện nay của Việt Nam.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ngoài việc xài tiền trong việc quản trị, hành chính, mà còn phải NUÔI hàng trăm cty, tập đoàn quốc doanh, trong đó có hàng triệu đảng viên, gia đình dòng họ của họ.
Không nuôi đám này thì họ làm loạn, như nay PHẢI nuôi tàn dư VINASHIN vì họ có Ủy viên TW Đảng bao che, nhưng nếu nuôi họ thì phải tung ra THÊM hàng triệu tỉ VND trong 12 tháng tới gây lạm phát kinh hoàng như chúng ta đang chứng kiến hiện nay.
Kinh tế Việt Nam sẽ sập giống như kinh tế Liên Xô cũ từng sập, đó là do THIẾU NGOẠI TỆ mà ra.
Liên Xô thiếu ngoại tệ, không đủ xăng dầu, dân đói khổ, không có hàng ngoại nhập, lúa mì thiếu thốn không có USD nhập thêm về, nên lòng dân chán ghét cộng sản, quân lính mất tinh thần, KGB lo kiếm tiền mua bánh mì, Vodka, hơn là lo bắt các thành phần "phản động"; Smerch, GRU lo đào tị làm việc cho xã hội đen, mafia, buôn vũ khí kiếm tiền chứ hết còn vì Kremlin.
Một tình trạng không khác SẼ xảy ra, Đảng Cộng Sản Việt Nam đơn giản là không đủ tiền nuôi 3 triệu đảng viên.
Thứ ba, chế độ Cộng Sản Việt Nam là chế độ độc tài vậy nên không có khả năng tự sửa chữa lỗi hệ thống của chính nó gây ra. Bản chất chế độ độc tài cộng sản không hề có LUẬT PHÁP hay cơ chế điều phối và kiểm soát, tam quyền phân lập để hạn chế quyền lực, kiềm chế lòng tham của những đảng viên.
LUẬT PHÁP là do chính Đảng Cộng Sản viết ra, thi hành, thì làm sao nghiêm minh, làm sao công chính, vì chính những người viết luật, thi hành luật, là những người Cộng Sản, những người đang ăn hối lộ ngập đầu.
Kinh tế Việt Nam PHẢI SẬP vì nó không thể không sai lầm, không thể không sập. Nó sai từ các thành tố (chỉ lấy 3% dân chúng vào đảng, theo lý lịch, không tôn giáo, v.v…), từ cấu trúc tổ chức, từ ý thức hệ, từ lý luận nền tảng, lý luận phát triển, lý luận tồn tại.
Vì vậy, Kinh tế Việt Nam sập, Chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam sập, không khác các con khủng long bị diệt chủng. Đã qua thời có thể thích ứng, tiến hóa, nay quá vụng về, cục mịch để có thể thay đổi và tồn tại.
Cách duy nhất để tiến hóa là DÂN CHỦ HÓA.
-------------------------------
Vietstock, Vốn FDI giảm kỷ lục, vì sao?, 30/06/2011
http://vietstock.vn/ChannelID/761/Tin-tuc/193729-von-fdi-giam-ky-luc-vi-sao.aspx
Doanh nhân Sài Gòn, Người trẻ thất nghiệp nhiều là thất bại của xã hội, 22/08/2011
http://doanhnhansaigon.vn/online/dien-dan-doanh-nhan/thoi-su/2011/08/1057165/nguoi-tre-that-nghiep-nhieu-la-that-bai-cua-xa-hoi/

Thứ Tư, tháng 8 24, 2011

Điểm báo 24.08.2011

“Là một chuyên gia nhiều năm nghiên cứu về giá, tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho biết giá vàng dù có tăng cao bao nhiêu cũng không tác động trực tiếp đến lạm phát, do không được tính trong rổ hàng hóa tính CPI.”
Dân Việt Nam quen vay vốn làm ăn phải đảm bảo giá trị bằng vàng, rõ nhất là trong các giao dịch mua bán nhà đất. Chính vì vậy giá vàng tăng sẽ tác động trực tiếp tới lạm phát.

Không tác động trực tiếp vào mặt bằng giá cũng như sản xuất kinh doanh, nhưng sự sôi động bất thường của thị trường vàng những ngày qua có thể để lại hệ quả khó lường với kinh tế xã hội.> Thị trường vàng xuất hiện cảnh 2 giá> Nỗi đau mang tên vàng
Tỷ lệ nguồn vốn/số dư tiền gửi được bảo hiểm giảm dần theo từng năm, trong giai đoạn 2005 – 2010 giảm từ 1,07% xuống khoảng 0,8%.
EVN vừa mua điện từ Trung Quốc với giá cao, vừa phải trả tiền phạt gần 1 triệu USD; trong khi đó lại nợ tiền điện các doanh nhiệp trong nước hơn 345 triệu USD, và chịu lỗ 1.3 tỉ USD. Rốt cuộc, người dân là nạn nhân khi phải gánh 30% – 50% tăng giá điện trong nhiều năm tới.

Nợ PVN và TKV gần chục nghìn tỷ đồng rồi lại không mua đủ điện của 2 tập đoàn này. Trong khi đó, EVN vẫn mua đủ điện của các nhà đầu tư BOT và mua từ Trung Quốc theo các hợp đồng đã ký.
Trong bài viết có đoạn quan trọng như sau:
Những khoản tín dụng bằng ngoại tệ hiện nay cũng sẽ tạo nên những áp lực tương tự đối với tỷ giá ngoại tệ trong một tương lai không xa.
Điều này y chang những gì tôi đã nói ở bài viết Sẽ có biến động tỷ giá lớn trong 4-6 tuần nữa! Hãy chờ xem.

Vàng thật ra chỉ là một thứ cổ phiếu của khủng hoảng và nó chỉ có thể hoành hành trong những lúc có khủng hoảng, lạm phát.

Thứ Ba, tháng 8 23, 2011

Nỗi tuyệt vọng của KTVN và kịch bản kết hối, kết kim

Kịch bản về một sự sụp đổ của nền kinh tế VN đang diễn ra ngay lúc này, tình trạng gần như hết thuốc chữa.

Khởi đầu bằng Nghị quyết 11 (NQ11), cho tới nay, hậu quả của nó đã rõ: lãi suất tăng phi mã, VND liên tục mất giá, lạm phát liên tục tăng, sản xuất thì càng lúc càng đình đốn, các công ty mỏi mòn kêu cứu, đang 'vật vờ' hoạt động cầm chừng.. (Vneconomy, 23/8/2011).

Kinh tế Việt Nam thật sự đang ngắc ngoải trong tình trạng đình lạm (stagflation).

CPVN đang rất tuyệt vọng, từng bước thăm dò phản ứng để có thể kết hối (tịch thu USD) và kết kim (tịch thu vàng) bất cứ lúc nào.

Đáng chú ý nhất là bản tin từ tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình "gợi ý" rằng: Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ vàng giùm cho dân (Vnexpress, 23/8/2011).

Trong ngôn ngữ báo chí, họ dùng từ "giữ giùm", trong dân gian, đó chính là "kết kim".

----------------------------

Cảnh báo cho tất cả bạn đọc nào còn giữ VND, hãy bán hết và chuyển hóa vốn dưới dạng vàng, ngoại tệ để bảo toàn tài sản.

Chỉ mới hồi tháng trước, NHNN thông báo đã tung ra 84.000 tỉ để thu mua 4 tỉ USD (Vneconomy, 20/7/2011), nay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng cộng họ đã mua vào tổng cộng trên 6 tỉ USD.

Tức chỉ trong vòng 3 tuần, Ngân hàng Nhà nước đã thu gom thêm trên 2 tỉ USD, bơm ra thị trường xấp xỉ thêm 42.000 tỉ VND.

Đấy là chưa kể 70.000 tỉ VND cứu TTCK hồi tháng 6 (Vneconomy, 11/6/2011), 100.000 VND tiền cho vay ngoại tệ (Cafef, 22/8/2011), tiền "hỗ trợ" các ngân hàng trước áp lực lãi suất, các tập đoàn như Vinashin, EVN, Dung Quất..  và hàng loạt các dự án "trên trời, dưới đất" khác của CPVN (chẳng hạn đề án giáo dục 70.000 tỉ VND)..

Tổng cộng lại, VND được NHNN in ra thị trường liên tục, bất tận, vô hạn định chỉ trong thời gian ngắn, góp phần tăng lạm phát..

Các nguồn cung USD cho KTVN như FDI, kiều hối.. liên tục giảm (Cafef, 22/8/2011). Nhập siêu thì vẫn ở mức cao, chỉ tính riêng ở Hà Nội, trong 8 tháng đầu năm đã nhập siêu trên 10 tỉ USD (Cafef, 22/8/2011). Và các quỹ đầu tư chứng khoán, dù là nơi rửa tiền, đang gặp rất nhiều áp lực thoái vốn (Cafef, 17/8/2011).

Việc nhập vàng đối phó gần đây, nhu cầu chuyển đổi USD của doanh nghiệp (trong trường hợp lãi suất VND giảm), và biết bao nhiêu ngày lễ, hội cho tới cuối năm.. tỷ giá chắc chắn sẽ không thể giảm (Vnexpress, 22/8/2011).

Giá trị thật sự của VND hiện nay phải ở vào mức 24 - 26.000 VND.

Ngay cả tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa (một trong các tác giả của NQ11), cũng phải thừa nhận điều này (Cafef, 22/8/2011).

Áp lực tỷ giá ở hệ thống ngân hàng là có thật, là một trong những quả bom nổ chậm sẽ giật sập nền KTVN.

----------------------------

Tin tức không mấy tốt đẹp từ thị trường Mĩ, cũng như khối Eurozone sẽ giữ cho vàng trong dài hạn tiếp tục tăng.

Việc bailout của Bồ Đào Nha (WSJ, 15/5/2011), Hy Lạp (AP, 22/8/2011) và Ireland (WP, 28/11/2010) đã khiến cho ECB tiêu tốn trên 522 tỉ USD; và sắp tới đây trước mối nguy ngại về nền kinh tế của Ý và Tây Ban Nha, ECB tiếp tục mua trái phiếu của những nước này.

Tại Mĩ, QE3 chắc chắn phải được tung ra vào tháng 10, trễ lắm là tháng 11 trong năm tài khoá mới, bắt đầu từ 1/10/2011, đến 30/9/2012.

Trong fiscal year này, Mỹ sẽ thâm hụt 1.500 tỉ USD (NYT, 26/1/2011), không tài nào bán trái phiếu đủ số này, do đó FED phải tự tăng tín dụng, tung tiền ra mua giúp bên CP, có lẽ khoảng 700-900 tỉ USD.

Khi Mỹ tung thêm tiền ra với mức độ kinh hoàng chưa từng có trong lịch sử thế này, thì giá trị USD giảm, mọi thứ dùng USD để mua đều tăng giá (nhiều USD mới mua được cùng món hàng), trong đó có VÀNG.

Nhiều lễ hội tại các quốc gia Hồi giáo, và nhất là Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ tiêu thụ một lượng vàng đáng kể.

Tổng hợp các việc trên, xu hướng giá vàng thế giới trong dài hạn là tăng.

Do vậy mà tại VN, đừng mơ tưởng rằng giá vàng sẽ giảm.

Người dân cũng đã nhìn nhận chính xác hơn tình hình KTVN hiện nay. Tin tức giá vàng tăng cao làm tâm lý người dân lo lắng cho giá trị tài sản bằng VND của mình, nên đã rút một lượng lớn tiền gởi để mua vàng, và họ mua vào, chứ không bán ra (Cafef, 22/8/2011).

Điều này sẽ dẫn đến mất thanh khoản cho hệ thống ngân hàng; việc rút VND bất ngờ hàng loạt như vậy khiến thâm hụt tín dụng nghiêm trọng cho hệ thống, nhất là trong tình trạng lãi suất hiện nay.

Đây chính là dấu hiệu bước đầu của bank-run.

Thêm vào đó, dư nợ vàng của ngân hàng đang ở mức nguy hiểm, người đi vay nay không còn khả năng thanh toán, hoặc cố ý không thanh toán, khiến nợ xấu do vàng tăng cao.

Hiện các ngân hàng có 1.12 triệu lượng vàng cho vay, với đã tăng giá mỗi 3 triệu VND/lượng vàng trong tuần vừa qua, thì con số dư nợ xấu của ngân hàng tăng lên 3.000 tỉ VND chỉ trong tích tắc.

Nghiêm trọng hơn, 2.43 triệu lượng vàng huy động bỗng chốc khiến các ngân hàng bỗng chốc mang nợ thêm 6.800 tỉ VND (Cafef, 21/8/2011).

Người vay thì chây ỳ không muốn trả nợ, bản thân ngân hàng cũng không có khả năng thu gom vàng trả nợ lại cho người dân do trước đây đã lỡ bán vàng ra cho vay VND lãi suất cao (Cafef, 21/8/2011).

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định nhiều ngân hàng VN đã không còn khả năng thanh toán bằng vàng. Những ai còn vàng tiết kiệm trong bất cứ ngân hàng nào hãy rút ra ngay khi còn có thể.

----------------------------

Để đối phó, CPVN ngày càng can thiệp thô bạo vào thị trường.

NHNN đang trình CP một nghị định mà trong đó, NHNN sẽ gần như là đầu mối xuất nhập khẩu vàng duy nhất, việc mua bán, kinh doanh vàng sẽ bị siết chặt hơn (Cafef, 23/8/2011).

Không thể ép dân "bán vàng, lấy VND", vì lẽ vàng không ai có thể tạo ra thêm một cách đáng kể (số mới đào lên chiếm tỉ lệ rất nhỏ và hạn chế, so với số đang lưu hành), trong khi VND có thể được/ bị in ra không hạn chế.

Bàn tay vô hình luôn khôn ngoan, trí tuệ tập thể tự do của người dân LUÔN sáng suốt hơn bất cứ 1 chính sách can thiệp thô bạo nào của bất cứ CP nào.

Vàng càng khan hiếm thì giá vàng chênh lệch với thế giới càng cao, nhiều doanh nhiệp đầu mối, hoặc ngay cả NHNN, sẽ càng "tham" mà nhập thêm nhiều vàng về.

Không thể tránh thất thoát ngoại tệ nhập vàng về, cho dù ngưng nhập khẩu vàng.

Vì trừ khi biên giới với Lào, Cambodia, TQ, và đuờng biển với nước ngoài bị bịt kín hoàn toàn, bằng không thì sẽ luôn có "ai đó" đem vàng từ ngoại quốc vào VN bán lậu, do khi đó giá vàng tại VN luôn hơn tại ngoại quốc không phải 1, 2 triệu đồng/lượng, mà có thể 5 triệu hoặc hơn.

Khi đó, sức mua vàng không giảm mà còn tăng, vì số dư nợ vàng do ngân hàng cho vay đã lên đến cả triệu lượng (Cafef, 21/8/2011), số người nợ vàng buộc phải tìm mua trả lại cho ngân hàng, không cho nhập thì họ phải mua lậu hoặc quỵt ngân hàng.

Hơn nữa, càng cấm mua bán, thì giá vàng càng lên, người ta càng MUA, như vài ngày qua, giá càng tăng, người ta càng sắp hàng giành giật nhau MUA vào. CPVN không thể cấm, không ai có thể cấm được.

Nước đi cuối cùng sẽ là kết kim. NHNN gần đây cũng chẳng ngại ngần mà đề cập đến vấn đề này (Vnexpress, 23/8/2011).

Có thể họ tịch thu vàng lá, phát cho tấm giấy "trái phiếu vàng".

Nguời có tờ giấy này có thể nhận tiền lời mỗi năm bằng VND. Có thể sang nhượng, hoặc nếu muốn bán lại cho CPVN thì nhận VND.

Bên đô la cũng sẽ như vậy, CPVN quỵt hết đô la trong ngân hàng, phát cho dân bỏ vào tờ giấy "trái phiếu ngoại tệ".

Rồi cũng như vàng, người dân nhận tiền lời hàng năm, có thể chuyển nhuợng cho người khác, hoặc nếu bán lại cho CPVN thì nhận VND.

Tại các sân bay, mọi người đều phải bán lại ngoại tệ, khi ra khỏi VN đuợc mua lại. Kiều hối sẽ nhận bằng VND.

Khi đó, "thiên hạ ổn định", khỏi có giá vàng, giá đô la gì tuốt.

Lúc vàng lên 60-70 triệu đồng/ lượng, USD lên 23-25k, thì kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra.

Không phải CPVN muốn làm, vì sẽ gây loạn, mà là CPVN không còn con đường nào khác, họ đã quá "tham lam", trong thời gian quá dài rồi.

----------------------------

AP, "Greece expects recession to deepen", 22/8/2011,
http://hosted.ap.org/dynamic/stories/E/EU_GREECE_FINANCIAL_CRISIS?SITE=AP&SECTION=HOME&TEMPLATE=DEFAULT
Cafef, "Quỹ đầu tư chứng khoán: Nếu phải thoái vốn…", 17/8/2011,
http://cafef.vn/2011817144854429CA31/quy-dau-tu-chung-khoan-neu-phai-thoai-von.chn
"Giải quyết hậu quả với vàng", 21/8/2011,
http://cafef.vn/2011082101291883CA34/giai-quyet-hau-qua-voi-vang.chn
"Hà Nội: 8 tháng nhập siêu gần cán mốc 10 tỷ USD", 22/8/2011,
http://cafef.vn/20110822094623554CA33/ha-noi-8-thang-nhap-sieu-gan-can-moc-10-ty-usd.chn
""Ôm" tiền tỷ đi mua vàng", 22/8/2011,
http://cafef.vn/20110822052326117CA34/om-tien-ty-di-mua-vang-gia-cao.chn
"T.S Lê Xuân Nghĩa: VNĐ đang được định giá cao hơn USD từ 17%-23%",  22/8/2011,
http://cafef.vn/20110822015452336CA34/ts-le-xuan-nghia-vnd-dang-duoc-dinh-gia-cao-hon-usd-tu-1723.chn
"Nghị định quản lý vàng: Chỉ cho phép một số DN và TCTD kinh doanh vàng miếng", 23/8/2011,
http://cafef.vn/2011082308452648CA34/nghi-dinh-quan-ly-vang-moi-chi-cho-phep-mot-so-dn-va-tctd-kinh-doanh-vang-mieng.chn
The New York Times, "Deficit at $1.5 Trillion, a Postwar Record", 26/1/2011,
http://thecaucus.blogs.nytimes.com/2011/01/26/deficit-1-5-trillion-a-post-war-record/
The Wall Street Journal, "Portugal Bailout Plan Detailed", 5/5/2011,
http://online.wsj.com/article/SB10001424052748703937104576302883922114642.html
The Washington Post, "Ireland agrees to $90 billion bailout terms", 28/11/2010,
http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2010/11/28/AR2010112804133.html
Vneconomy, "Chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang dần mở rộng?, 11/6/2011,
http://vneconomy.vn/2011061101253187P0C6/chinh-sach-tien-te-tu-that-chat-sang-dan-mo-rong.htm
"Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 4 tỷ USD", 20/7/2011,
http://vneconomy.vn/20110720114148891P0C6/ngan-hang-nha-nuoc-da-mua-vao-4-ty-usd.htm
"Đình đốn sản xuất, tháo gỡ làm sao?", 23/8/2011,
http://vneconomy.vn/20110822024428734P0C5/dinh-don-san-xuat-thao-go-lam-sao.htm
Vnexpress, "Tỷ giá phát tín hiệu căng thẳng", 22/8/2011,
http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank//thi-truong/2011/08/ty-gia-phat-tin-hieu-cang-thang/
"Ngân hàng Nhà nước có thể giữ vàng cho dân", 23/8/2011,
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/08/ngan-hang-nha-nuoc-co-the-giu-vang-cho-dan/

Thứ Hai, tháng 8 22, 2011

Hệ thống ngân hàng lỗ nặng do giá vàng tăng vọt. Nguy cơ KẾT KIM đang cận kề

Hệ thống ngân hàng VN lỗ NẶNG đến mức nào?

Theo tin tôi có, nhiều ngân hàng đang lỗ RẤT nặng,
Các ngân hàng dự tính, do đang trả tiền lời người bỏ VÀNG vào chỉ khoảng 1%, trong khi họ có thể cho vay VND lấy 20%, vậy thì họ nhận VÀNG, bán ra lấy VND cho vay.
Chỉ cần vàng lên 19% hoặc dưới thì họ lời hoặc huề vốn. Khi đáo hạn, họ nhận VND, mua lại VÀNG trả lại cho người gởi VÀNG.
——————————————————
Tháng 10/2009 giá vàng tại VN là 24 triệu đồng/ lượng (tael = 37,3 gr), nay là 36,6 triệu.
Hiện số vàng được gởi vào ngân hàng khoảng 90 tấn, tức ~ 2.410.000 lượng vàng VN (mỗi tấn có 1.000.000 gr/ 37,3 gr =~ 26809 lượng). Hiện nay, CP VN cho phép các ngân hàng bán ra 25% số họ nhận từ người gởi, tức tối đa ~ 600 ngàn lượng.
Lấy thời điểm tháng 10/2009, họ bán ra (từ người cho vay vàng) mỗi lượng 24 triệu VND, cho dù cho vay lấy lời 20%, thì họ thu về TỐI ĐA 28,8 triệu VND.
Thực tế không thể có số này, do nợ xấu ít nhất 3%, nhưng tại đây tôi không tính vào, coi như “chấp” họ số đó. Và cũng không tính tiền lời họ trả cho người gởi vàng.
Cho dù vậy thì mỗi lượng họ lỗ 12,6 triệu VND, nhân lên cho 600 ngàn lượng là 7560 tỉ đồng – khoảng 400 triệu USD.
—————————————–
THỰC TẾ, đương nhiên cao hơn nhiều.
Mỗi lượng vàng họ bán ra 24 triệu, cho vay lời 4,8 triệu trong 1 năm, số tiền quá hấp dẫn!
Tôi biết nhiều ngân hàng vi phạm quota 30%, có nơi vi phạm đến 30% khác hoặc hơn.
Số lời thì họ tính rồi, rất lớn, có ngân hàng lời mấy trăm tỉ VND. Quan chức chia nhau tiền lời lập tức.
Nay hóa ra bị lỗ thì không tính vào đâu cả, mặc kệ!
—————————————————–
Các bạn chỉ cần nhớ, mỗi lượng vàng bán ra năm ngoái lấy VND, nay mua vào thi họ lỗ 12,6 triệu đồng.
Đem cho vay lời 20% thì chỉ thu vào tối đa 4,8 triệu, vẫn lỗ 7,8 triệu.
Đem mua CK thì càng lỗ kinh hoàng, do chỉ số VN-Index năm ngoái vào lúc này là 550, nay 450, xuống 20%.
Nói khác đi, nếu họ bán vàng 24 triệu đem đầu tư CK, nay chỉ còn 20 triệu, thì mỗi lượng họ lỗ 13 triệu VND.
Nhân số này lên cho trên dưới 1 triệu lượng, thì thấy họ lỗ kinh hoàng thế nào.
Phen này các ngân hàng VN bị cú đấm này rất nặng, và Chính phủ Việt Nam sẽ có biện pháp hạn chế mua bán vàng (*), do số lỗ báo về quá kinh hoàng.
Nhưng càng hạn chế, vàng sẽ càng lên giá, USD từ đó lên theo.
Số lỗ trong hệ thống ngân hàng mới là có thể gây sập ngân hàng, từ đó gãy đổ hệ thống ngân hàng, từ đó cả nền KT bị tê liệt.
Cuối tháng 10/2010, Ngân hàng Nhà nước đã công bố Thông tư 22/TT-NHNN về quản lý huy động và cho vay bằng vàng đối với tổ chức tín dụng, theo hướng thu hẹp đối tượng và hoạt động kinh doanh. Theo quy định số 432/2000/QĐ-NHNN trước đây, tổ chức tín dụng được chuyển tối đa 30% vốn bằng vàng huy động được thành tiền, để sử dụng linh hoạt nguồn vốn huy động bằng vàng trong kinh doanh. Nhưng thực tế, tổ chức tín dụng khi thực hiện việc chuyển đổi rất dễ bị rủi ro kinh doanh, do không duy trì trạng thái vàng và không thực hiện được bảo hiểm giá vàng biến động mạnh. Trong năm 2010, giá vàng thế giới biến động quá mạnh. Ngân hàng VN xuất khẩu 100 tấn vàng năm 2010, giá hồi đầu năm chỉ 1080 USD, sau đó khoảng 1150 USD.
Nay làm sao có tiền mua lại giá 1400 USD, nhất là khi đó thu USD về bán ra lấy 18500 VND, nay phải bỏ 20500 ra mua lại USD, rồi đem ra ngoại quốc trả 1400 USD/oz, nhân lên cho khoảng 1,8 triệu oz (60 tấn) trả lại cho dân.
Các ngân hàng không có 60 tấn vàng trả lại cho người gởi, do đã lỡ “xuất khẩu” trong năm 2010, nay nếu nhập lại thì phải gom 2,4 tỉ USD (khoảng 40 triệu USD/ tấn), vào lúc này nếu lại chảy máu 2,4 tỉ USD thì USD lên 25000 VND!
Bên USD cũng không khác, người ta gởi USD vào, lấy lời 6%. Nhiều ngân hàng đánh cược năm nay sẽ KHÔNG lên nhiều, thế là họ đem bán ra, lấy VND cho vay lời 18%, nhưng NẾU năm nay USD tăng cao hơn 12% thì sao?
Nếu USD tăng cao hơn 12% thì hàng loạt ngân hàng sẽ bị lỗ to, hình như họ đang có khoảng 9 tỉ USD, mỗi % giá USD tăng cao hơn 12%/ năm thì họ lỗ 90 triệu USD, cho dù họ thu về 100% số tiền cho vay (một điều kiện ngặt nghèo, thông thường thu lại 97% là may), và cho dù họ không chi phí xu nào cho việc thuê mặt bằng, thuê người làm v.v…
Thực tế, theo tôi tính toán, do ngân hàng VN trả tiền lời USD 6,3%, bán ra cho vay lời 18% bằng VND (chênh lệch 11,7%), thì nếu USD tăng trên 7% thì họ phải lỗ, do 3% tiền nợ xấu, ít nhất 2% chi phí administrative costs.
Chưa gì mà USD có thể tăng hơn 10%. Ai gởi USD vào ngân hàng VN thì có thể bị mất tiền, do (1) CP VN túng tiền quá, tịch thu USD từ các ngân hàng, trả lại bằng VND theo giá chính thức, hoặc (2) các ngân hàng vỡ nợ không có USD trả lại khi đáo hạn, phải mượn tiền CP VN trả lại bằng VND.
Theo tính toán của tôi, nếu hơn 1/3 số dân gởi vàng, USD cùng lúc vào lấy ra, thì hệ thống ngân hàng VN sập trong 1 tuần,
Khi đó, CP Việt Nam sẽ ra tay cứu bằng cách ép kết hối, kết kim, ra lệnh dân chúng chỉ có thể lấy ra bằng VND.
Cái gì CP Việt Nam không có, chứ VND họ có hàng triệu tỉ VND ngay lập tức. 10 tỉ USD thì chỉ 220 ngàn tỉ VND. 90 tấn vàng tức 3,6 tỉ USD thì chỉ 80 ngàn tỉ VND. Cộng lại cả 2 chỉ 300 ngàn tỉ, in ra cái rụp!
Do đó, dân gởi vàng, USD đang bị nguy cơ kết hối, kết kim rất cao. Theo tôi, khả năng này 100% sẽ xảy ra trong vòng 3-6 tháng.
Khi đó dân tha hồ mà khóc, nằm ăn vạ. Cả trăm ngàn người.
Trên đây là bài viết cũ của tôi cách đây 4 tháng về nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng khi giá vàng tăng mạnh. Nay mọi thông tin vẫn còn giá trị.

Khi giá vàng tăng cao sát mức 50 triệu đồng/lượng như những ngày qua, các bạn có thể thấy rõ nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng do GOLD RUN 30% là hoàn toàn có thể.

Bài báo sau đây từ Việt Nam mới xuất bản ngày hôm nay, sau nhận định của tôi về hệ thống ngân hàng Việt Nam 4 tháng.
Nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng do giá vàng lên cao | DVT
Chỉ trong 5 ngày từ 6/8 – 11/8 vừa qua, giá vàng trong nước đã tăng gần 10% lên đến mức 46 triệu đồng /lượng, và tăng lên trên mức 47 triệu đồng/lượng trong vòng 2 ngày cuối tuần.
Thông thường, dư nợ vay bằng vàng của khách hàng trên tài sản đảm bảo tại các ngân hàng sẽ ở vào khoảng 50%- 60%. Nếu giá vàng tăng khiến cho dư nợ tăng theo thì tỷ lệ dư nợ vàng trên tài sản đảm bảo sẽ không đảm bảo mức trên nữa. Lúc đó ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung tiền hoặc tài sản đảm bảo để kéo tỷ lệ này xuống.
Trong đợt sốt giá vàng vừa qua, giá vàng tăng đến 5 triệu đồng một lượng chỉ trong vòng 3 ngày khiến nhiều người không thể bổ sung nổi tài sản đảm bảo. Ngân hàng khi đó buộc phải xử lý, tức bán tài sản đảm bảo đi để thu hồi nợ.

Còn 4 – 5 ngân hàng TPHCM chưa tất toán xong số vàng đã chuyển thành tiền đồng

Việc giá vàng tăng cao cũng gây khó khăn cho các ngân hàng chưa thực hiện xong việc chuyển số vàng trước đây đã bán lấy tiền đồng thành vàng trở lại.
Việc chuyển đổi này, theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), phải thực hiện xong vào cuối tháng 6/2011. Nhưng theo ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, cho đến hôm nay 18/8 vẫn còn 4-5 ngân hàng tại TPHCM chưa thực hiện xong việc chuyển đổi.
Với sức ép tỷ giá hiện nay và tình hình thế giới, giá vàng sẽ không thể giảm. Vì vậy viễn cảnh GOLD RUN là chắc chắn xảy ra. Khi xảy ra GOLD RUN, chắc chắn Ngân hàng Nhà nước sẽ ra lệnh KẾT KIM.

Nhà nước có thể sẽ ra luật cấm mua bán, tàng trữ vàng quá vài oz/ người, trên đó thì PHẢI giao nộp, nhận chứng chỉ vàng.

Giấy này có thể mua bán, bỏ ngân hàng lấy lời 0,5%/ năm, nhưng không thể đổi ra vàng trở lại. Sau này muốn bán thì Ngân hàng Nhà nước mua lại, trả bằng VND, theo giá USD thị trường.

Nói chung, sẽ mua lại với giá “hời”, vì VND có thể được in ra vô hạn định. Hôm nay có người “khuyên” Ngân hàng Nhà nước mua lại vàng của dân trong nước. Mai Ngân hàng Nhà nước sẽ ra thông báo. Các bạn hãy chú ý xem có đúng không.
————————

Sẽ gây LẠM PHÁT CỰC KHỦNG do in tiền ra gom vàng trong dân chúng, khoảng 30 tỉ USD tức 630 ngàn tỉ đồng, lạm phát 200% cũng có thể, nhưng thây kệ, hoặc có thể giảm nhẹ lại qua việc cho dân chúng giao nộp hết, nhưng rút tiền ra từ từ, cho là giá trị 10 cây vàng/ năm, v.v…

Video #4: 30% các doanh nghiệp Việt Nam đã phá sản


Clip này do Dự đoán kinh tế biên tập lại. Đây là 1 phóng sự về thực trạng khủng hoảng kinh tế Việt Nam hiện nay.

Chủ Nhật, tháng 8 21, 2011

Tác động của việc S&P đánh sụt hạng tín dụng Việt Nam

Tôi đọc qua nhiều trang mạng điện tử như Cafef, VnEconomy, Vietstock đều thấy họ nhận định sai bét về tác động của việc S&P đánh sụt hạng tín dụng Việt Nam. Hy vọng video sau đây giúp họ hiểu hơn tác động của việc S&P đánh sụt hạng tín dụng quốc gia là như thế nào.




Khi bị 1 cơ quan xếp hạng tín dụng như S&P đánh sụt hạng tín dụng, ảnh hưởng trực tiếp là các doanh nghiệp, chính phủ phải trả lãi cao hơn để có thể đi vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, càng tăng cao lãi suất thì triển vọng phục hồi càng khó khăn. Thứ 2 nữa là xuất hiện tình trạng capital flight (bay vốn) do mất niềm tin từ các nhà đầu tư. Hiện thực là rất nhiều quỹ đầu tư tại Việt Nam giờ thua lỗ nặng nề và chỉ chờ ngày đóng quỹ. Thứ 3 là nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn FDI, thiếu đi nguồn vốn này do hiện tượng capital flight, tăng trưởng sẽ giảm đi rõ rệt và tác động mạnh hơn nữa tới đời sống người dân trong bối cảnh lạm phát cao như thế này.

Rõ ràng là không thể phán một câu “Không cần phải lo ngại!” như 1 trang mạng điện tử Việt Nam hùng hồn tuyên bố. Với mức xếp hạng tín dụng BB-, Việt Nam giờ đã xếp hạng bét ở khu vực Đông Nam Á rồi.

Tại sao nông dân đồng bằng sông Cửu Long càng ngày càng nghèo?

LTS: Một bài viết rất hay từ trang mạng boxitvn.net, phân tích nhiều khía cạnh của vấn đề vì sao đi ngược lại với năng suất trồng lúa tăng, đợi sống của người nông dân lại ngày một khó khăn hơn. 

-----------

Nông dân làm lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năng suất ngày càng một tăng, nhưng đời sống ngày càng một nghèo mạt. Đây là một nghịch lý mà lãnh đạo Đảng và Chính phủ cần phải sớm loại bỏ.

Chúng ta điều biết: nông dân nghèo vì Chính phủ khống chế giá lúa gạo trong nước để chống lạm phát; nông dân nghèo vì hễ cứ trúng mùa thì mất giá; nông dân nghèo vì mất mùa cũng mất giá; nông dân nghèo vì gạo xuất khẩu bị bán với giá thấp; nông dân nghèo vì gạo xuất khẩu không có thương hiệu; nông dân nghèo vì được hưởng quá ít trong chuỗi lợi nhuận từ lúa gạo; nông dân nghèo vì giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật năm nào cũng tăng, mà giá lúa không tăng hoặc tăng không theo kịp; nông dân nghèo vì giá lúa không tăng, nhưng mọi mặt hàng nhu yếu cần dùng mỗi năm mỗi tăng đến chóng mặt; nông dân nghèo vì sản xuất nhỏ lẻ đất đai manh mún…

Tất cả các thực trạng làm cho nông dân ngày càng nghèo hơn, ai cũng thấy, thế nhưng những nguyên nhân gây ra các thực trạng này lại không được truy tìm tận gốc.

Khi những nguyên nhân gốc không được chỉ đích danh, những biện pháp cải thiện nữa vời dựa trên hiện tượng, sẽ không mang lại các lợi ích thiết thực.

Vì thế, dù Đảng và Nhà nước có Nghị quyết về tam nông, với mục đích nâng cao mức sống của nông dân, nhưng trong thực tế nông dân chúng tôi lại nhận được rất ít sự giúp đỡ thiết thực từ những chính sách hiệu quả.

Do đó, nông dân chúng tôi cảm thấy phải có trách nhiệm lên tiếng, như là một sự phản ảnh từ thực tế, như là một sự giải bày, với mong muốn mọi người hiểu hơn nữa tình cảnh của nông dân ĐBSCL, hiểu rõ những nguyên nhân làm cho nông dân chúng tôi ngày càng nghèo hơn, hầu có thể đưa ra những giúp đỡ hữu hiệu cho nông dân chúng tôi.

50% nông dân, những người trực tiếp làm ra hạt thóc tại khu vực này thu nhập chưa tới 1USD/ngày. Ảnh: Thu Hà



Những nguyên nhân làm cho nông dân ngày càng nghèo hơn

Nguyên nhân thứ nhất: Chính phủ khống chế giá lúa gạo trong nước để chống lạm phát.

Năm 2008 khi giá gạo thế giới lên đến gần 1.000 đô la Mỹ/ tấn, Chính phủ vội ngừng xuất khẩu gạo để đảm bảo anh ninh lương thực, sau đó, lúa của nông dân chỉ bán được với giá qui gạo khoảng 350 đô la Mỹ/ tấn.

Minh chứng cho việc này là phát biểu với báo Tuổi trẻ Online của Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Tổ trưởng Tổ Điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ Nguyễn Thành Biên: “Trong những tháng cuối năm, mục tiêu kiềm chế lạm phát là quan trọng nên điều hành lúa gạo phải hướng tới mục tiêu này, không thể chạy theo mục tiêu đảm bảo có lãi cao cho nông dân” [1].

Nguyên nhân thứ 2: Chính phủ không có các chính sách phát triển sản xuất hiệu quả.

Nông dân làm lúa chúng tôi hầu như không nhận được sự giúp đỡ thiết thực từ những chính sách phát triển sản xuất hiệu quả, do Chính phủ không có một chiến lược lúa gạo rõ ràng.

Chúng ta là một nước nông nghiệp, thế nhưng không có nền công nghiệp phục vụ nông nghiệp, hầu hết máy móc phục vụ nông nghiệp như máy cày, máy cấy, máy gặt đập liên hợp đều phải mua của nước ngoài với giá rất cao.

Chính sách lớn nhất của Chính phủ về tiêu thụ sản phẩm được quy định trong Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, dù đã ban hành 9 năm nhưng hầu như không thực hiện được trong thực tế.

Về giống lúa:

Các nhà khoa học về giống cho biết: giống lúa xác nhận giúp tăng năng suất từ 8-10%, thế nhưng hiện nay, việc cung cấp giống xác nhận cho nông dân chưa được 30% yêu cầu, Chính phủ cần phải có biện pháp cung cấp đủ giống nguyên chủng cho nông dân, để mỗi nông dân tự gây thành giống xác nhận cho vụ sau.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) bán gạo bằng cách trộn lẫn các loại gạo với nhau, xuất với tên gạo trắng hạt dài phân biệt bởi % tấm (5%, 15%, 25%), thế nên Bộ Công Thương không thể biết được số lượng và chủng loại của từng loại gạo được xuất từng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ khuyến cáo nông dân cơ cấu giống để tránh sâu bệnh, còn nông dân thì đang chọn giống tự phát theo kiểu hên xui, thấy giống nào có giá thì chọn cho mùa sau.

Về vấn đề cơ giới hóa việc thu hoạch và sau thu hoạch:

Việc cơ giới hóa việc thu hoạch và sau thu hoạch đã được Chính phủ đề ra trên 20 năm, nhưng hiện nay vẫn còn nằm ở vạch xuất phát. 20 năm qua, Chính phủ không hề có chính sách nghiên cứu và chế tạo máy gặt đập liên hợp và máy sấy lúa cung cấp cho nông dân.

Hiện nay, Chính sách cơ giới hóa chỉ dừng lại ở mức độ cho nông dân vay tiền mua máy gặt đập liên hợp. Cho nông dân vay khoảng 500 triệu để mua máy gặt đập liên hợp hiệu Kubota, khiến cho nông dân đang gánh chịu giá cánh kéo quá lớn, Chính phủ không hề hỗ trợ giá cánh kéo cho nông dân.

Người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long. RFA

Nguyên nhân thứ 3: Chính phủ ngày càng giảm đầu tư cho nông nghiệp.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online cho biết:

“Giai đoạn 2003-2007, đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp chỉ đáp ứng 17% nhu cầu của khu vực này. Tuy vậy, thống kê gần đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn lại đang giảm dần từ năm 2007 đến nay.

Năm 2009, tổng nguồn vốn dành cho lĩnh vực này chỉ chiếm 6,26% tổng đầu tư toàn xã hội (giảm 0,19% so với năm 2008) trong khi đóng góp của nông nghiệp vào GDP lên đến 20,91%. Nhìn sang các nước châu Á nhưHàn Quốc,Malaysia,Philippines… mức đầu tư của họ dành cho nông nghiệp, nông thôn thường trên 20% tổng chi ngân sách”.

Bài báo cho biết thêm:

“Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, cán bộ Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Hà Nội, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép trợ cấp cho nông nghiệp có thể lên đến 10% GDP của ngành, tương đương khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ. Nếu cộng thêm khoảng 4.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách đầu tư hàng năm, ông Phong cho rằng có thể dôi ra đến 20.000 tỉ đồng để hỗ trợ nông nghiệp mỗi năm. Tuy nhiên, năm 2009, vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho khu vực nông nghiệp chỉ có khoảng 9.917 tỉ đồng. “Chúng ta hỗ trợ cho nông nghiệp còn quá ít!”, ông nói” [2].

Nguyên nhân thứ 4: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) độc quyền trong mua bán lúa gạo.

Nhà nước đang độc quyền mua bán lúa gạo của nông dân thông qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), vì vậy, lẽ ra theo Luật Cạnh tranh, Chính phủ phải ấn định giá mua bán lúa gạo, để bảo vệ quyền lợi nông dân hài hòa với lợi ích của người ăn gạo và lợi ích của VFA.

Hiện nay, Chính phủ giao toàn quyền ấn định giá mua bán lúa gạo cho VFA là những doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, vì vậy VFA luôn chiếm phần lớn lợi nhuận từ lúa gạo của nông dân mà không đầu tư nâng cao giá trị hạt gạo.

Do độc quyền, VFA luôn bán gạo ViệtNamrẻ nhất thế giới: “Trong vòng 5 năm 2001-2005 giá của chúng ta chỉ bằng gần 80% giá bình quân thế giới (220 USD/ tấn). Đó là giá bán “bèo” nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới (xét theo khối lượng) theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, ViệtNam,Pakistan” [3].

Năm 2006, trên VnExpress, chính ông Trương Thanh Phong cho biết các doanh nghiệp trong VFA bán gạo 5% tấm với giá 242-245 đô la Mỹ/ tấn trong khi giá thành gạo này lên đến 248 đô la Mỹ/ tấn [4].

Năm 2008, khi giá lúa lên gần 1.000 đô la Mỹ/ tấn, VFA ngừng xuất khẩu vì lý do an ninh lương thực, giá gạo giảm, theo các chuyên gia, nông dân thiệt khoảng 400 triệu đô la Mỹ.

Hai năm 2009 và 2010 VFA bán gạo xuất khẩu rẻ hơn gạo Thái Lan cùng Loại từ 100 – 150 đô la Mỹ/ tấn.

Bán gạo của nông dân chúng tôi với giá rẻ nhất thế giới, đồng nghĩa với việc VFA mua lúa của nông dân chúng tôi với giá rẻ nhất thế giới. Để mua lúa giá rẻ, năm nào VFA cũng áp dụng mưu kế mua lúa tạm trữ, giá lúa tạm trữ quy gạo từ năm 2008 đến nay dao động ở mức 350 đô la Mỹ/ tấn.

Vì được độc quyền ăn chênh lệch đầu tấn, nên Tổng công ty Lương thực miền Nam và VFA không hề đầu tư nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu: không đầu tư kho chứa lúa, không đầu tư nhà máy xay lúa, không tạo thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam, và tệ nhất là không biết chính xác mình xuất khẩu gạo loại gì, do trộn lẫn các loại gạo với nhau.

Không có đủ kho nên không điều tiết được quá trình xuất khẩu gạo, phải xuất khẩu theo kiểu sang tay nên dễ bị khách hàng ép giá. Không có nhà máy xay lúa hiện đại nên chất lượng gạo xuất khẩu thấp. Không có thương hiệu nên bán gạo cùng loại rẻ hơn nước khác. Không biết chính mình xuất khẩu gạo loại gì nên nông dân chọn giống theo kiểu hên xui, may nhờ rủi chịu.

Nguyên nhân thứ 5: Sự độc quyền của Hiệp hội phân bón và các công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.

Cùng là mặt hàng nằm trong danh mục cần bình ổn với lúa gạo, thế nhưng khi giá lúa tăng cao thì Chính phủ thực hiện bình ổn để kiềm giá, còn khi phân bón tăng cao thì lại giải thích là kinh tế thị trường, nhập cao nên bán cao. Chưa bao giờ Chính phủ bình ổn giá phân bón cho nông dân cả (?!).

Thuốc bảo vệ thực vật thì tăng giá mỗi năm, có khi, năm sau tăng hơn 50% giá năm trước, khi giá thuốc trên thị trường thế giới giảm thì các công ty tăng hoa hồng cho các đại lý, chứ không giảm giá bán cho nông dân. Hoa hồng của các công ty cho các đại lý có lúc lên đến 40%, thế mà không có cơ quan nào kiểm tra giám sát cho nông dân [5].

Nguyên nhân thứ 6: Hội Nông dân không phải của nông dân. Và không bảo vệ được quyền lợi của nông dân trong kinh tế thị trường.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD cho biết trong kinh tế thị trường sẽ có nhóm lợi ích: “Trong xã hội hình thành các nhóm quyền lợi khác biệt ráo riết tranh thủ quyền lực chính trị. Giới doanh nghiệp dù là quốc doanh hay dân doanh, tầng lớp thị dân dù là viên chức hay dân thường vận động cho một hệ thống chính sách đem lại lợi ích cho mình và không phải luôn có lợi cho nông dân, đây là thực tế khách quan của mọi hình thức nhà nước trong cơ chế thị trường”.

Để đối phó với nhóm lợi ích, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn yêu cầu Hội Nông dân: “Mục tiêu của hội phải là bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa cho nông dân” [6].

Thực tế hiện nay, cơ quan làm việc của Hội Nông dân do Nhà nước cấp, nhân sự do Nhà nước bổ nhiệm, tiền lương do Nhà nước phát, công việc do Nhà nước phân công, cho nên, Hội Nông dân chỉ làm những việc có tính phong trào, mà không quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ quyền lợi của nông dân trong kinh tế thị trường.

Ông Chủ tịch Hội Nông dân ở tận miền Bắc xa xôi, không ở ĐBSCL, không làm ruộng ở ĐBSCL, cả nhiệm kỳ vào ĐBSCL cỡi ngựa xem hoa một vài lần thì làm sao biết được tình cảnh của nông dân ĐBSCL? Làm sao bảo vệ cho quyền lợi của nông dân ĐBSCL?

Trong 2 năm 2008 và 2009, vấn đề điều hành xuất khẩu gạo của VFA, vấn đề ngừng xuất khẩu gây thiệt hại cho nông dân và doanh nghiệp bị công luận phản ứng dữ dội, đại biểu Quốc hội chất vấn cả Thủ tướng trên diễn đàn Quốc hội. Thế mà Hội Nông dân không hề lên tiếng.

Hiện nay, việc mua lúa tạm trữ – mà Chính phủ không ấn định giá lúa – đang gây hại cho nông dân, cũng không thấy Hội Nông dân lên tiếng.

Ở địa phương tôi, năm 1998, UBND xã đến tận nhà phát cho một số nông dân thẻ hội viên Hội Nông dân, rồi từ đó đến nay không hề họp hội gì cả, bản thân tôi đã 20 năm làm lúa mà không biết mình có phải là hội viên Hội Nông dân hay không.

Đồng cảm với thiệt thòi của nông dân, Tiến sĩ Nguyễn Phú Sơn, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL đưa ra đề nghị như sau: “Để giải quyết và bênh vực quyền lợi của nông dân, nên thành lập Hiệp hội người trồng lúa” và Tiến sĩ giải thích rõ hơn: “Chúng ta có Hiệp hội những doanh nghiệp xuất khẩu để bênh vực quyền lợi của doanh nghiệp, vậy tại sao không xây dựng Hiệp hội của những người trồng lúa để nông dân lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình?” [7].

Nguyên nhân cuối cùng – Nguyên nhân của mọi nguyên nhân: Chính phủ ở xa nông dân ĐBSCL quá.

Trên VietnamNet, trong bài “Ở xa Trung ương quá”. Ông Lê Phước Thọ (Sáu Hậu), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, nguyên Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy hai tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang, giải thích việc ĐBSCL còn nghèo là do: “Đồng bằng Sông Cửu Long ở xa Trung ương quá, Bộ lâu lâu mới vào một lần. Trung ương mà không sớm thay đổi cung cách chỉ đạo thì Miền Tây chưa thoát nghèo được”.

Rất nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao nông dân ĐBSCL ngày càng nghèo hơn trên vựa lúa của mình?

Nông dân chúng tôi xin được phép trả lời: Chúng tôi càng ngày càng nghèo vì Trung ương ở xa quá, và Hội Nông dân cũng ở quá xa.
Hoàng Kim (Đồng Tháp) - tác giả gởi trực tiếp cho BVN.
Địa chỉ bài viết: http://www.boxitvn.net/bai/27522

-----------

Tài liệu tham khảo:

(1) Bài “Bức xúc với giá sàn xuất khẩu gạo”, http://tuoitre.vn/kinh-te/400864/buc-xuc-voi-gia-san-xuat-khau-gao.html

(2) Bài “Nông thôn vẫn khát vốn”, http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/45179/Nong-thon-van-khat-von!.html

(3) Bài “Xuất khẩu gạo: tấn nhiều, đô ít”, http://tuoitre.vn/Kinh-te/193763/Xuat-khau-gao-Tan-nhieu-do-it.html

(4) Bài “Gạo ngon bán rẻ”, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2006/03/3b9e760d/

(5) Bài “Giá vật tư nông nghiệp: “ ngất trời” vì hoa hồng”, http://tuoitre.vn/Kinh-te/308824/Gia-vat-tu-nong-nghiep-%E2%80%9CNgat-troi%E2%80%9D-vi-hoa-hong.html

(6) Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp (CAP), bài: “Nông dân Việt Nam cần có tổ chức mạnh để giành thắng lợi trong cơ chế thị trường và chuyển mình thành công trong quá trình công nghiệp hóa”, http://www.cap.gov.vn/News/newsdetail.asp?targetID=1834

 (7) Bài “Chưa tập lội, nông dân đã tự bơi”, http://nld.com.vn/2010071401018251P0C1014/chua-tap-loi-nong-dan-da-tu-boi.htm

Thứ Bảy, tháng 8 20, 2011

[Thông cáo báo chí] S&P đánh sụt hạng tín dụng đồng nội tệ của Việt Nam xuống mức 'BB-'

Lời nói đầu: Tin mới nhất cho biết là S&P, cơ quan xếp hạng tín dụng của Mỹ đã hạ mức xếp hạng tín dụng đồng nội tệ Việt Nam xuống bậc BB-. Tin tức này khi được loan báo trên các báo điện tử về tài chính kinh tế ở Việt Nam đều lờ đi cảnh báo quan trọng nhất của S&P trong thông cáo báo chí về việc đánh sụt hạng tín dụng Việt Nam rằng Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bất ổn kinh tế và tài chính trong thời gian gần. Đồng thời, triển vọng tiêu cực của S&P trong xếp hạng tín dụng Việt Nam cũng có nghĩa là Việt Nam có nguy cơ rất lớn sẽ bị đánh sụt hạng tín dụng tiếp. Tín hiệu cảnh báo về sự sụp đổ của nền kinh tế Việt Nam đã được phát ra từ S&P. Đó cũng là điều mà chúng tôi liên tục cảnh báo các bạn Việt Nam trong mấy tháng gần đây.

(Tuyên bố sau đây đã được phát hành bởi cơ quan xếp hạng)

- Standard & Poor's gần đây đã sửa đổi phương pháp luận và giả định của hãng trong cách xếp hạng các chính phủ.

Do đó, chúng tôi đánh sụt hạng tín dụng nội tệ dài hạn Việt Nam xuống 'BB-' từ mức 'BB' hiện nay. Đồng thời, chúng tôi cũng hạ mức xếp hạng dài hạn của khu vực ASEAN xuống mức 'axBB' từ 'axBB +' hiện nay.

- Chúng tôi cũng xác nhận xếp hạng tín dụng ngoại tệ của Việt Nam tại mức 'BB-/ B', xếp hạng phát hành tín dụng ngắn hạn ở mức 'B' và xếp hạng tín dụng ngắn hạn của khu vực ASEAN tại mức 'axB'.

- Triển vọng tiêu cực về xếp hạng tín dụng của Việt Nam phản ánh quan điểm của chúng tôi rằng Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ bất ổn kinh tế và tài chính trong thời gian gần.

Hôm nay, Dịch vụ Xếp hạng Standard & Poor's đã hạ mức xếp hạng tín dụng nội tệ dài hạn của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xuống 'BB-' từ mức 'BB', và xếp hạng tín dụng dài hạn khu vực ASEAN xuống mức 'axBB' từ mức 'axBB +'.

Đồng thời, Standard & Poor's xác nhận xếp hạng tín dụng ngoại tệ dài hạn của Việt Nam tại mức 'BB-', 'B' cho xếp hạng tín dụng ngoại tệ và nội tệ ngắn hạn, và 'axB' cho xếp hạng tín dụng ngắn hạn của ASEAN. Triển vọng về việc xếp hạng dài hạn là tiêu cực. Standard & Poor's cũng sửa đổi đánh giá chuyển nhượng và chuyển đổi cho Việt Nam xuống mức 'BB-' từ  mức 'BB' và xác nhận kết quả xếp hạng phục hồi tại mức '3'.

Ông Kim Eng Tan, chuyên gia phân tích tín dụng thuộc S&P, nói: ‘Chúng tôi hạ xếp hạng tín dụng nội tệ Việt Nam sau khi S&P sửa đổi lại phương pháp luận và giả định của hãng trong cách xếp hạng.”. Standard & Poor's không điều chỉnh xếp hạng tín dụng ngoại tệ dài hạn bởi vì nó không bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn xếp hạng mới cập nhật và nguyên tắc cơ bản về xếp hạng tín dụng quốc gia không thay đổi.

Ông Tan cho biết: "Theo phương pháp sửa đổi, chúng tôi thu hẹp khoảng cách còn tồn tại giữa xếp hạng tín dụng nội tệ và ngoại tệ của các quốc gia. Vì chúng tôi tin rằng các chính phủ có thể có ít động cơ hơn trong việc phân biệt giữa nợ nội tệ và ngoại tệ trong trường hợp tái cấu trúc nợ, do thực tế toàn cầu hóa của các thị trường đang tăng mạnh".

Để phù hợp với tiêu chí của chúng tôi trong xếp hạng các quốc gia, xếp hạng tín dụng nội tệ của Việt Nam bây giờ ngang bằng xếp hạng tín dụng ngoại tệ vì chế độ neo tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng làm hạn chế tính độc lập của chính sách tiền tệ và thị trường tài chính và vốn nội địa đang ở giai đoạn phát triển ban đầu.

Xếp hạng tín dụng quốc gia của Việt Nam là 'BB-' phản ánh một nền kinh tế có thu nhập thấp, hệ thống tài chính và cơ cấu chính sách đang phát triển. Triển vọng tăng trưởng kinh tế lành mạnh được củng cố bởi những nỗ lực liên tục của chính phủ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng một phần bù đắp những điểm yếu đó.

Các biến động kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây, cùng với tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ đã làm suy yếu khả năng chống đỡ của hệ thống ngân hàng với cú sốc tài chính hoặc kinh tế mới. Dòng chảy vốn nội địa ra khỏi Việt Nam đã làm giảm thanh khoản nội địa và khiến chi phí lãi vay nội địa tăng.

Ông Tan cho biết: "Phần lớn lượng tín dụng nội địa - ước tính bằng 118% GDP vào cuối năm 2011 - có lãi suất danh nghĩa trên 15%/năm". "Một môi trường thiểu phát có thể giảm khả năng trả nợ đối với những khoản vay trên mà chúng tôi hy vọng việc định giá lãi suất lại chậm hơn, và do đó có thể làm tổn thương chất lượng tài sản có trong hệ thống ngân hàng. Cuối cùng, điều này có thể dẫn tới yêu cầu tái cấp vốn của chính phủ cho chính các tổ chức khu vực tài chính công."

Nếu bỏ qua những điểm yếu trên, sự cởi mở với dòng vốn dầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giúp cải thiện triển vọng kinh tế của Việt Nam. 4 năm qua, FDI liên tục ở mức khoảng 8% GDP. Những dự án có vốn đầu tư nước ngoài này sẽ giúp đảm bảo xu thế tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam ở mức khoảng 5% - 6%. Standard & Poor's ước tính tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2011 ở mức 5%.

Triển vọng tiêu cực về xếp hạng tín dụng của Việt Nam phản ánh quan điểm của chúng tôi rằng Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ bất ổn kinh tế và tài chính trong thời gian gần. Chúng tôi có thể hạ thấp xếp hạng tín dụng quốc gia nếu có sự gia tăng áp lực cán cân thanh toán hoặc có những rủi ro tài chính bất ngờ xuất hiện. Xếp hạng tín dụng có thể ổn định ở mức hiện nay nếu chúng tôi đánh giá rằng rủi ro đối với độ ổn định của khu vực tài chính đã giảm. Điều này có thể phản ánh việc thực thi thành công các chính sách nâng niềm tin vào đồng nội tệ, thu hẹp khu vực tư nhân và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhà nước.

TIÊU CHUẨN VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

- Phương pháp luận và giả định về xếp hạng tín dụng chính phủ, 30 Tháng Sáu 2011

Nguồn: Reuters, TEXT-S&P lowers Vietnam LC rating to 'BB-', 19/08/2011, URL: http://uk.reuters.com/article/2011/08/19/sp-idUSWLA392220110819
Dịch bởi Dự đoán kinh tế Việt Nam, 19 Tháng Tám 2011

Thứ Sáu, tháng 8 19, 2011

Điểm báo 19.08.2011

Vàng chuẩn bị trở thành hàng quốc cấm? Vấn đề kết kim DDKT đã nhắc tới rất nhiều lần và đã nói đó là điều Chính phủ Việt Nam sẽ LÀM. Tình hình sắp tới sẽ có nhiều biến động mới trong khoảng thời gian 1 tháng tới.

‎(Dân trí) – Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) vừa đề xuất Thống đốc NHNH tìm giải pháp đột phá để chấm dứt tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, trong đó VAFI “phê” Dự thảo Nghị định về quản lý thị trường vàng đã “đi không đúng hướng”. >>  Giá vàng, tỷ giá đi về đâu? >>
Nhói đau thì đã sao
Cũng qua như giấc mơ
Đau chỉ một lần
Mà mất trắng đến mãi mãi
Xạo một lần nữa
Cố xạo một lần nữa
Xạo cho dân nghe lời anh xạo Giờ gửi tiết kiệm để làm gì
Đã không còn lại gì

Trả lời báo chí, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình có một phát biểu gây “sốc” khi khẳng định sẽ “định hướng lâu dài lãi suất tiền gửi không thể thực dương” bởi ông cho rằng đó là điều “vô lý”.
Ngài Tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tư vấn người dân là giữ tiền đồng là ổn định nhất. Nghe quen quen nhỉ?

Phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình trên TBKTSG tuần rồi về mục tiêu trọng tâm của chính sách tiền tệ trong thời gian tới đã thu hút sự quan tâm của thị trường. Phát biểu này đã nhận được sự phản hồi của nhiều chuyên gia, trong đó có phản hồi mà TBKTSG đăng sau đây
Vàng lên 50 triệu thì khối ngân hàng không thể trả lại đủ vàng cho người gửi và sẽ phải phá sản. Theo tôi biết thì hầu hết các ngân hàng đều áp dụng chính sách không cho rút vàng trước thời hạn và họ mồi chài bán lại vàng khi rút hoặc giữ vàng miễn phí. Các bạn hãy cẩn thận trước những chiêu thức này.
‎(PL)- Trước biến động của giá vàng vừa qua, hiện nay một số ngân hàng thương mại đã mở cửa huy động lại vàng trong dân với mức lãi suất khá thấp.

Thứ Năm, tháng 8 18, 2011

Economic crisis in Vietnam


Economic crisis in Vietnam from Dự đoán kinh tế Việt Nam on Vimeo.


This video is intended to briefly summarize the current status quo of Vietnam’s economy, in which aspects even Vietnamese people do not realize its seriousness, and potential crash..

The video is for informational/educational purposes only. Feedback and further discussion are welcomed.
———————————–
Please share the video to whom that may be interested in the matter. :-)
Join us at (Google Translate probably needed):
facebook.com/​dudoankinhte
twitter.com/​dudoankinhte
dudoankinhte.wordpress.com
dudoankinhte.blogspot.com
———————————–
Special thanks to Sarnat, A., Phipps, R., Lewis, M. for their help making the video.

Sẽ có biến động tỷ giá lớn trong vòng 4-6 tuần nữa

Tình hình bi đát của kinh tế Việt Nam mọi người đều thấy rõ. Căn bản là khi nào sẽ xảy ra 1 biến động mạnh mẽ làm rung chuyển, thậm chí làm sụp đổ nền kinh tế?

Trước hết chúng ta hãy điểm qua ngành Bất động sản – một ngành trụ cột của nền kinh tế Việt Nam.

Nay MỌI người thấy rõ, CK tiêu tùng, BĐS sập mạnh – không phải tự nhiên mà khối ngoại gần đấy bán tháo cổ phiểu VIC.

VIC rất mạnh, tiềm lực tài chánh rất lớn, NHƯNG khối ngoại cho rằng đây là bệnh TOÀN HỆ THỐNG, ngay cả VINCOM cũng không chống đỡ nổi.

Giá cho thuê VIC buildings sẽ bị đại hạ giá, không do chất lượng xấu, nhưng do QUÁ NHIỀU nơi khác đại ha giá.

Ai thuê của VINCOM theo đúng giá sẽ không thể cạnh tranh, do đó họ có thích VIC buildings cách mấy thì cũng phải bỏ nơi này, đi thuê chỗ khác.
———————–
Đó là cty A++ của VN còn như vậy, huống chi hàng trăm cty địa ốc khác.

Hãng của Cường đô la, Bầu Đức, sẽ mang họa nặng nề, khó đứng vững.

Đội banh Gạch Đồng tâm có đến 95% xuống hạng (thua 2 đội trên 2 điểm, chỉ còn 1 trận chót), là do Bầu Thắng buôn bán thua lỗ, hết tiền tài trợ.

Chất lượng hàng rất tốt, nhưng do BĐS xuống, hàng bán ra không được, có chăng cũng phải đại hạ giá, hết lời.
———————–
Hệ luỵ việc vàng lên trong 3 tuần qua, sẽ thấy rõ trong vài tuần tới.

Rất nhiều cty sẽ bị phá sản, hàng trăm ngàn món nợ đáo hạn cuối tháng 8, 9 sẽ bị quỵt, vì đơn giản là con nợ không thể kham nổi giá vàng trên 44 triệu thế này.

Vài tháng trước khi muợn về bán ra làm ăn, vàng chỉ có giá 35, 36 triệu. Nay tiền lời coi như 30% chỉ trong vài tháng, ai chịu cho thấu.

Về TTCK, BĐS, nợ xấu tăng cao, vàng lên làm thu hẹp sản xuất, v.v… như hiện nay là đủ làm KT VN sập.

Dộng thêm cái LẠM PHÁT do nhiều mặt hàng đặt trên bản vị vàng, và giá USD sẽ tăng cao trong vài tuần do VN cạn kiệt USD “nhàn rỗi”, thì KT VN sẽ sụp rất mau.
———————–
Đang khi đó, thất thoát ngoại tệ qua Cambodia đang hàng nhiều TRIỆU USD hàng ngày, vào 30 casinos, 14 trường đấu gà.

Mỗi cái hút mỗi ngày 10 tỉ đồng (số rất nhỏ, do phải nuôi hàng trăm nhân viên, điện, nước, thức ăn, thuốc lá, rượu ngoại, v.v…) thì mỗi NGÀY cũng chạy ra 440 tỉ đồng, tức 22 triệu USD, mỗi tháng 660 triệu USD, hàng năm 8 tỉ USD.

Đó không phải là tiền thắng, lợi nhuận, mà là DOANH THU, và VN hầu như chịu tât cả số tiền đó, do rất ít khách ngoại quốc hay dân Cambodia vào đó.Dù gì thì trễ lắm là 4 tuần nữa USD cũng sẽ lên 21,5k – 22k, do khan hiếm ngoại tệ tại VN, chứ không cần phải do vàng lên.

VN vẫn nhập siêu 50 triệu USD/ ngày, số 1,2 tỉ USD xuất khẩu vàng hồi 7 tháng đầu năm nay đã cạn hết, lại còn phải tốn 500 triệu USD nhập 10 tấn vàng trở lại, vừa lỗ tiền (do xuất khẩu rẻ, mua lại mắc), vừa tốn ngoại tệ. (Vef, 11/08/2011)

Ngoài ra, số USD “nhàn rỗi” bên ngoài cũng cạn kiệt, sau khi dân chúng và các cty tư nhân rút tiền từ ngân hàng ra (vì giá lãi suất bị ép quá thấp) từ từ bán đi hết. Số USD này chạy qua 30 casinos bên Cambodia, chạy qua Thái lan, Trung quốc hết.

Trong 4 tới 6 tuần nữa, USD tại VN sẽ bị “dried out”, khan hiếm, thì giá sẽ tự lên.
CP VN biết mà không làm gì được.

Bạn nào có tiền VND dư thừa thì hãy mua USD, ai mượn nợ USD cũng nên cẩn thận.
———————————–
Cafef.vn, “Tuần qua, khối ngoại “quan tâm đặc biệt” FPT và VIC”, 5/8/2011 http://cafef.vn/20110805032028541CA31/tuan-qua-khoi-ngoai-quan-tam-dac-biet-fpt-va-vic.chn

Vef, Việt Nam vấp vố đau trong ‘cuộc chơi’ vàng, 11/8/2011 http://vef.vn/2011-08-11-viet-nam-lo-nang-trong-cuoc-choi-vang

Điểm báo 18.08.2011

Giá vàng leo lên đỉnh mới $1820/oz. Tại Việt Nam giá sẽ lên 50 triệu rất mau trong mấy ngày sắp tới.
Gold prices were stalling out Wednesday on profit taking and while silver played catch up.
Lương tối thiểu sẽ tăng lên 2 triệu VND, nhưng chắc chắn một điều rằng vật giá sẽ không chững lại ‘đợi’ lương tăng cùng.
Chính phủ và các cơ quan thuộc Quốc hội nhất trí với đề án tăng lương tối thiểu ở mọi loại hình doanh nghiệp từ 1/10, theo đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Thứ Ba, tháng 8 16, 2011

VinaCapital thê thảm



NAV của VOF và VNI lần lượt giảm 1,1% và 1,9% so với cuối tháng 6, trong khi VN-Index giảm 6,3% trong tháng. (DVT, 16/8/2011)

Chú ý, BĐS VOF chiếm 33,9%, tháng 7 kê khai chỉ giảm 0,4%, ai tin thì tin.

BĐS nhiều nơi kêu giá bán giảm 20% vẫn bán không ra.

Do vậy, mới có điều này: "Giá trị thị trường của các quỹ so với giá trị tài sản ròng đều thấp hơn rất nhiều, ở mức 33,7% và 43%".

VOF: "Ước tính, giá trị thị trường của quỹ thấp hơn giá trị tài sản ròng khoảng 40%."

Tuy giá trị tài sản ròng kê khai là 751 triệu USD, thị trường đánh giá chỉ đáng 450,6 triệu USD mà thôi, rẻ 40% so với giá trị tài sản ròng.

Khổ nổi, ai đang có cổ phiếu quỹ này, nếu muốn bán thì không thể bán theo giá kê khai, mà phải bán theo giá thị trường, bị giảm 40%.

Lý do của sự chênh lệnh là vì, như trên tôi ghi, tuy managers của quỹ này "hét" giá trị họ nắm trong tay là 751 triệu USD, các nhà đầu tư cho rằng, nếu đem bán hết quỹ thì chỉ đem về 60% giá này, tức 450,6 triệu USD mà thôi.

Căn hộ họ "RAO GIÁ" giảm 0,4%, không có nghĩa họ có thể bán giá này. Giảm 20% chưa chắc bán đuợc, và tại London người ta tin rằng phải giảm đến 40% mới bán được.

------------------------------

VNI cũng không khá hơn chút nào, "Như vậy, tính đến 31/7, giá trị thị trường của VNI thấp hơn giá trị tài sản ròng 43,1%, cuối tháng 6, tỷ lệ này là 40,4%".

Nói khác đi, theo GIÁ THỊ TRƯỜNG, trong số 1,643 tỷ USD giá trị ròng của 2 quỹ này, thị trường định giá chỉ đáng khoảng 985,8 triệu USD, lỗ 657,2 triệu USD.

Chính vì vậy mà sau khi đến kỳ "check out" các quỹ này, khi phải hồi vốn lại cho các nhà đầu tư, chắc chắn số người này rút ra bỏ chạy khỏi VN, chứ chẳng mấy ai tái đầu tư trở lại.

Khi đó, các quỹ phải bán tháo BĐS, CK, giá nào cũng PHẢI bán do đến thời hạn đóng quỹ.

Giá BĐS, CK sẽ sụt mạnh. Các quỹ thu lại 60% giá trị ròng là may.

Managers phải thu mua USD chuyển ra nước ngoài. VN lại phải bị thất thoát ngoại tệ, chỉ riêng VinaCapital cho dù lỗ 40% thì vẫn sẽ rút ra gần 1 tỉ USD.

Sau đó, tha hồ các nhà đầu tư VN sát phạt lẫn nhau, ngoại quốc bỏ chạy hết.

VNI khi đó còn 200 là may, và HNX không biết tới 40 không.


—————————
DVT, “VinaCapital: Hai quỹ mất 12 triệu USD trong tháng 7”, 16/08/2011
http://dvt.vn/20110816072349977p47c71/vinacapital-hai-quy-mat-12-trieu-usd-trong-thang-7.htm

Điểm báo 15.8.2011

Nợ nước ngoài tăng, nợ ngắn hạn lãi suất không ưu đãi tăng, nợ công tăng, dự trữ ngoại hối giảm, lạm phát tăng, nhập siêu tăng, nợ đáo hạn trong nước tăng, triển vọng kinh tế giảm..
Nợ nước ngoài của Chính phủ và do Chính phủ bảo lãnh đến cuối 2010 đạt 32,5 tỷ USD, tương đương 42,2% GDP và tăng 4,6 tỷ USD so với năm 2009..
Trên 400 doanh nghiệp phải đóng cửa với lí do quen thuộc là lãi suất cao, giá nguyên vật liệu tăng.. Các tin tức như thế này xuất hiện mỗi lúc một nhiều.
Hiện đã có gần 400 doanh nghiệp nhựa, chiếm 20% tổng số doanh nghiệp nhựa cả nước, phải đóng cửa do lãi suất ngân hàng cao và giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng trong thời gian qua.
Lãi suất huy động VND vẫn còn ở mức rất cao, từ 17% – 20%. Do vậy các phát biểu về triển vọng kiềm chế lạm phát, phát triển kinh tế.. vẫn chỉ là lời hứa suông. Người dân và những doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ còn khổ dài dài.

Theo VnExpress, lãi phổ biến hiện nay từ 17 đến 20%, tùy số tiền gửi cũng như kỳ hạn. Chênh lệch lãi suất tại hệ thống các ngân hàng vừa, nhỏ với ngân hàng lớn khoảng 2-3% một năm.
Điều hành kinh tế một đất nước không đơn giản.

‎Trước mắt, toàn xã hội phải bù đắp 100 triệu USD cho việc nhập khẩu 5 tấn vàng và nhiều khả năng tăng lên 200 triệu USD nếu số vàng nhập khẩu lên 10 tấn

Thứ Sáu, tháng 8 12, 2011

Điểm báo 12.8.2011

Theo tôi đoán, đó là các ngân hàng BIDV, Agribank, Vietcombank.

Nguyên nhân do lượng tiền cho vay lớn hơn số tiền huy động được trong khi huy động vốn từ dân cư và doanh nghiệp khó khăn.
Giá dầu thô đã giảm hơn 18% kể từ đỉnh điềm hồi tháng 4, nhưng nay giá xăng vẫn chưa có “dấu hiệu điều chỉnh”. Theo báo cáo tài chính trong đợt IPO vừa qua, Petrolimex luôn đạt lợi nhuận hàng trăm đến hàng ngàn tỷ VND.

Gốc rễ của nghịch lý giá xăng dầu là cơ chế định giá của Nhà nước sai, để doanh nghiệp độc quyền tự định giá khi thị trường chưa có cạnh tranh.. Trong khi giá dầu thô thế giới xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái thì giá bán lẻ xăng dầu ở thị trường trong nước chưa có dấu hiệu điều chỉnh.
“Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn”


Góc nhìn nhiều chiều về lạm phát tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13
Hàng ngày đều có những bản tin doanh nghiệp kêu cứu, khó khăn, sắp phá sản.. Hôm nay tới lượt các siêu thị điện máy.

Ế ẩm, tồn kho hàng chục tỷ, ngành kinh doanh điện máy đang đối mặt với hàng loạt khó khăn. Một số DN đã phải bỏ cuộc chơi, dự báo thị trường sẽ còn chứng kiến sự ra đi của nhiều thương hiệu khác.

Thứ Năm, tháng 8 11, 2011

Nhà đầu tư CK tại VN thiệt hại kép; giá USD chắc chắn sẽ leo thang cùng giá vàng

Những ai đầu tư vào TTCK VN từ trước đến nay đang bị lỗ nặng do giá vàng, giá USD lên và thị trường sụt giảm nghiêm trọng.



Nhớ lại cách đây gần khoảng 3 năm, khi VNI còn ở mức 611 điểm, phó Thủ tướng đương nhiệm lúc đó có một câu nói nổi tiếng: "Nếu là nhà đầu tư, lúc này tôi sẽ mua vào chứng khoán." (Người Lao Động, 3/7/2008)



Hôm nay ngày 10/8/2011, bây giờ VN-Index chỉ còn 386, tức đã giảm trên 36.8%.

Giả sử vào đầu tháng 3/2008 bỏ ra 100 triệu VND vào TTCK, thì nay số cổ phiếu chỉ còn giá trị tương đương 73.2 triệu VND.



Nếu thay vì vậy ta lấy 100 triệu VND đem mua ít lượng vàng (26.8 triệu VND/lượng) và thanh thản cất giữ ở nhà thì nay với khoảng 3.73 lượng vàng nếu quy đổi với giá 44.7 triệu VND/lượng (Vnexpress, 10/8/2011) thì đã thu được gần 167 triệu VND.

Chủ quan mà nói, nếu nghe theo lời của ngài phó Thủ tướng dạo ấy thì các nhà đầu tư đã mất đi 93.8% số tiền mà đã có thể làm giàu (opportunity cost).

----------------------------------

Tháng 10, trễ lắm tháng 11, FED phải tung ra QE3, vì Treasury không thể bán hết 1400 tỉ USD trái phiếu trong tài khoá 2012 từ 1/10/2011 đến 30/9/2012 (Fxstreet, 2/8/2011).

FED phải tung tín dụng ra mua giúp, và do không có đủ tín dụng đang lưu hành, sẽ phải lén lén ghi thêm vào bên "asset" ít nhất 700-900 tỉ USD để mua giúp trái phiếu bên Treasury.

Tung tiền ra cỡ đó, giá trị USD sẽ bị sụt thêm mạnh.

Vàng lên chẳng phải gì lý do nào khác, mà đơn giản là vì giá trị USD sụt mạnh mà thôi - chưa cần tính đến yếu tố sợ hãi (fear premium), KT Mỹ sa sút, v.v...

KTVN đặt trên bản vị vàng, vì người dân không tin vào VND, và CPVN cấm đoán mua bán USD.

Nay có bao nhiêu tiền dư dả người dân đều đều chạy mua vàng, do đó sức cầu > cung, làm tăng giá còn hơn tại ngoại quốc, có lúc trên 2 triệu VND/lượng, khoảng 72 USD/ounce (Bee.net.vn, 8/8/2011).

Muốn giảm cho bằng giá ngoại quốc (= giá USD x giá vàng tại ngoại quốc) thì phải cho nhập về, giao thương tự do, nhưng như vậy lại làm thất thoát ngoại tệ.

Cho dù không cho nhập chính ngạch thì cũng sẽ có buôn lậu từ Lào, Cambodia vào, và cũng vẫn sẽ thất thoát ngoại tệ, do con buôn đem vàng vào bán lấy VND ra gom ngoại tệ đem về xoay tua.

VN càng bị thất thoát ngoại tệ kinh hoàng, giá USD sẽ tăng vọt, và cho đến cuối tháng có thể lên tới 22,500 VND.

----------------------------------

Điểm sơ qua tình hình VN lúc này thì thật ra cũng chẳng có gì mới, doanh nghiệp tư nhân thì đói vốn, sốc lãi suất, trên bờ vực phá sản; doanh nghiệp nhà nước lợi nhuận giảm và vẫn lỗ thường xuyên; bất động sản và chứng khoán liên tục kêu cứu; người dân thì mãi đói nghèo đi hằng ngày..

Sau đây là một vài bài báo đáng chú ý:

"Khẩn cấp cứu doanh nghiệp" 
Hàng loạt doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực phá sản vì thiếu vốn, lãi suất cao; chi phí đầu vào tăng cao, bí đầu ra do sức mua của thị trường ngày càng èo uột... Vòng xoáy khó khăn vẫn còn đang chực chờ ở phía trước. Tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay là giảm lãi hoặc thua lỗ, phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa tạm thời
(Người Lao Động, 7/8/2011)

Hàng loạt doanh nghiệp "sốc thuốc" lãi suất
Ai cũng thấy là cho dù "chống lạm phát", song lãi suất huy động và cho vay cao nhất thế giới như hiện nay sẽ là nguy cơ lớn cho những năm về sau. Doanh nghiệp như người bệnh khi uống thuốc quá liều sẽ không qua được cơn nguy khó hoặc có qua thì cũng mất đi rất nhiều sinh lực, không thể hồi phục năng lực lại được như xưa.Duy trì lãi suất cao như con dao hai lưỡi, chống lạm phát nhưng cũng gây kiệt quệ cho nền sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Không khuyến khích ai tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ cần có tiền gửi ngân hàng kiếm lời hoặc không làm gì cả còn hơn là "càng làm càng lỗ", lợi nhuận không đủ trả lãi vay ngân hàng, khuyến khích người ta làm ăn theo kiểu "phi vụ" ngắn hạn hơn là đầu tư có tính lâu dài, có tầm nhìn dài hạn.
(Diễn Đàn Doanh Nghiệp, 8/8/2011)

Lợi nhuận quý II nhiều tổng công ty “thê thảm”
Sắc đỏ đã chiếm ưu thế trong bảng thống kê doanh thu, lợi nhuận quý II-2011 của các tổng công ty.
(Đầu Tư Tài Chính, 8/8/2011)

Khẩn cầu giải cứu thị trường bất động sản
.. hàng trăm doanh nghiệp (DN), chuyên gia đã ngồi lại và khẩn thiết kiến nghị Nhà nước sớm có chính sách giải cứu sự bế tắc của thị trường về bất động sản (BĐS).
(Tiền Phong, 7/8/2011)

Chất lượng bữa ăn giảm đều
Sức khỏe của phần đông công nhân ngày càng kém bởi bữa cơm tự nấu lẫn suất ăn trong doanh nghiệp đều giảm chất lượng
(Người Lao Động, 9/8/2011)

Theo số liệu tiêu dùng của Cục Thống kê Hà Nội, trong vòng 1 năm trở lại đây nhiều loại thực phẩm tăng giá 100%, trong đó có thực phẩm chính trong các bữa ăn của người Việt, là thịt lợn. Tháng 7/2010 giá các loại thịt lợn chỉ 45.000-70.000 đồng mỗi kg. Đến tháng 7/2011, giá này bị đẩy lên ngưỡng 110.000-130.000/kg.
 Không chỉ thịt lợn, các loại thịt bò, gà, cá cũng tăng giá đến 50% trong 12 tháng qua. Rau, củ quả cũng không nằm ngoài cơn bão giá. Theo nhận định của người đi chợ, tiền rau hàng ngày 1 năm qua cũng đã "đội" gần gấp đôi; chi phí này một lần ra chợ đến nay không dưới 10.000 đồng/gia đình 4 người.
(Vietnamnet, 8/8/2011)

----------------------------------

Bee.net.vn, "Giá vàng lập đỉnh mới, cao hơn thế giới 2 triệu đồng/lượng", 8/8/2011, http://bee.net.vn/channel/3722/201108/Gia-vang-lap-dinh-moi-cao-hon-the-gioi-2-trieu-dongluong-1807892/
Diễn Đàn Doanh Nghiệp, "Hàng loạt doanh nghiệp "sốc thuốc" lãi suất", 8/8/2011, http://dddn.com.vn/20110808024728762cat44/hang-loat-doanh-nghiep-soc-thuoc-lai-suat.htm
Đầu Tư Tài Chính , "Lợi nhuận quý II nhiều tổng công ty “thê thảm”, 8/8/2011, http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20110808/Loi-nhuan-quy-II-nhieu-tong-cong-ty-the-tham.aspx
Fxstreet, "Breaking Down the Details of the US Debt Deal", 2/8/2011, http://www.fxstreet.com/fundamental/analysis-reports/fundamental-updates/2011/08/02/
Người Lao Động, "Thắt chặt nhưng phải linh hoạt", 3/7/2008, http://nld.com.vn/217238P1010C1002/that-chat-nhung-phai-linh-hoat.htm
"Khẩn cấp cứu doanh nghiệp", 7/8/2011, http://nld.com.vn/20110807090327738p0c1014/khan-cap-cuu-doanh-nghiep.htm
"Chất lượng bữa ăn giảm đều", 9/8/2011, http://nld.com.vn/20110809100320848p0c1010/chat-luong-bua-an-giam-deu.htm
Tiền Phong, "Khẩn cầu giải cứu thị trường bất động sản", 7/8/2011, http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/547708/Khan-cau-giai-cuu-thi-truong-bat-dong-san-tpov.html
Vietnamnet, "Giao lưu trực tuyến: Ăn thông minh thời bão giá", 8/8/2011, http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/34325/muot-mo-hoi-lo-mam-com-gia-dinh-thoi-bao-gia.html
Vnexpress, "Giá vàng giảm còn 44,7 triệu đồng", 10/8/2011, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/08/gia-vang-giam-con-44-7-trieu-dong/

Nguồn hình ảnh

Hình 1: http://v3.stockbiz.vn/HistoricalIndices.aspx?Symbol=HOSTC&Date=06/03/2008
Hình 2: http://stockbiz.vn/
Hình 3: http://www.sjc.com.vn/?job=21&n=0