Thứ Sáu, tháng 10 28, 2011

Kinh tế là động lực thúc đẩy mọi cuộc cách mạng

Gần một năm qua, các cuộc biểu tình ở Bắc Phi đã dẫn đến nhiều thay đổi về chính trị ở khu vực. Thành công của các cuộc nổi dậy của nhân dân các nước này đã được gọi bằng cái tên Cách mạng Hoa Lài hoặc Mùa xuân Ả rập.

Một trong những nhân tố chủ yếu đánh thức quần chúng đứng lên làm cách mạng mọi thời đại đều là vấn đề kinh tế. Cuộc cách mạng 1945 tại Việt Nam thành công từ nạn đói Ất Dậu chết 2 triệu người, cuộc cách mạng Pháp 1789 bắt nguồn từ nạn đói và các lý do kinh tế như thuế và nợ công, cách mạng những năm 1980 tại Đông Âu và Liên Xô cũng bắt nguồn từ vấn đề kinh tế yếu kém, không đủ sức nuôi sống người dân.

Chính vì quá đói nghèo, người ta mới có cái bạo gan chống lại bạo quyền cai trị. Cách mạng 2011 bắt đầu là từ việc anh bán trái cây bị đàn áp, do quá nghèo, nên sinh ra liều mạng, tự thiêu để phản đối. Từ đó mới lan qua Ai Cập, kéo theo mấy triệu người biểu tình, rồi lan qua Libya đánh nhau chết mấy chục ngàn người trong 8 tháng.

Vậy hiện trạng kinh tế của những nước đó ra sao, và có mối tương quan nào đối với tình hình kinh tế ở Việt Nam không? Bài viết dưới đây phân tích một số mặt kinh tế của các nước Bắc Phi và một số điểm tương đồng kinh tế Việt Nam.

Điều hành kinh tế yếu kém
Đặc điểm chung của các nước này là các chính sách kinh tế không được kiểm soát chặt chẽ, mang tính chất tập trung. Theo đánh giá của giới học giả, các nền kinh tế Ai Cập hay Tunisia đều có điểm chung là tốc độ và hố sâu phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng nhanh. Giới chức cầm quyền tin vào các con số tăng trưởng không có thật, được phù phép bởi World Bank và IMF.

© 2011 Guardian News and Media Limited or its affiliated companies. All rights reserved.

Đặc biệt ở Tunisia có xuất hiện tình trạng bong bóng bất động sản và các lĩnh vực tài chính như chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thật sự tại 2 nước này đều rất cao, ở Ai Cập là hơn 50%, ở Tunisia phải cao hơn 19% (tỷ lệ thất nghiệp chính thức).

Giá thực phẩm tăng cao, một hệ quả của tình trạng cung tiền và lạm phát chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc biểu tình ở Bắc Phi (Dylan Ratigan show, 2011).



(Libya đã cắt giảm in tiền để đối phó với lạm phát và giá cả lương thực)

Trên thế giới sau năm 2008, để kích thích kích kinh tế và tạo ra niềm tin kinh tế, Chính phủ các nước đã hoặc (1) vay mượn hoặc (2) tự in ra với số lượng lớn để bù đắp thiếu hụt.

Các Chính phủ PIIGS (Spain, Italy, Portugal, Greece, Ireland) thuộc thành phần thứ nhất trên đây, họ mượn tiền quá nhiều, và nay đi đến chỗ phá sản quốc gia do không có tiền trả (Moore, 2011).

Một số chính phủ khác như Việt Nam, Ai Cập do không có tín dụng cao, không thể mượn được tiền, nên đã tự in tiền mặt và tự tăng tín dụng, từ đó gây ra tình trạng lạm phát kinh hoàng.

Theo thống kê, chính phủ Ai Cập tung ra liên tiếp 3 gói kích thích kinh tế trị giá lên tới 7,3 tỉ USD kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Còn Việt Nam tung ra gói kích thích kinh tế thứ nhất trị giá 8 tỉ USD vào cuối năm 2008 và gói kích thích kinh tế thứ hai vào tháng 11 năm 2009 (trị giá gói kích thích kinh tế thứ 2 này vẫn còn là ẩn số nhưng theo các nguồn tin chính thống thì thấp hơn nhiều so với gói thứ 1) (tham khảo nguồn ở cuối bài).

Lạm phát tại Ai Cập là 12%, còn ở Việt Nam mặc dù con số chính thức là trên 17% nhưng thực tế không thể thấp hơn 50% (xăng dầu, gas, điện, nước, thực phẩm.. đều tăng chóng mặt).

Kinh tế Ai Cập trước cuộc khủng hoảng chính trị đã bước vào giai đoạn STAGFLATION (đình lạm) vài tháng trước, giá hàng hóa tăng vọt cao hơn GDP tăng giả tạo, thất nghiệp lan tràn, kinh tế trì trệ, cuộc sống dân chúng cực kỳ khó khăn, hàng triệu người có học thức cao bị thất nghiệp (Kadri, 2011).

Chính số người “highly educated, newly unemployed” này đã tổ chức thành phong trào chống Chính phủ, với kết quả là bạo động lan tràn một cách có tổ chức, tính toán, và đưa đến việc sụp đổ Chính Phủ TT Mubarak đã đứng vững trong 30 năm qua.

Đình lạm
Việt Nam đã bước vào giai đoạn STAGFLATION từ lâu, nhưng dân chúng không dám bạo động như bên Ai Cập, và cũng vì CP VN đang cố gắng in tiền ra ngày càng nhiều để kềm giữ giá nhiều mặt hàng quan trọng khỏi tăng, ví dụ bù lỗ 10 ngàn tỉ đồng – tương đương 500 triệu USD – để bù lỗ giá xăng (Hà, 2011), một số rất lớn khác bù lỗ giá điện (Tô, 2011), bán rất nhiều tài nguyên, vùng biển (Thu, 2011), lấy ngoại tệ bù lỗ các doanh nghiệp quốc doanh đang trên đà phá sản khác (Từ, 2011).

Tuy nhiên, các biện pháp này ngày càng trở nên kém hữu hiệu, đem đến việc CP VN công bố “thả nổi” giá xăng, cùng lúc tăng giá điện, nước, giảm bù lỗ cho các doanh nghiệp quốc doanh điển hình là để cho VINASHIN quỵt nợ ngoại quốc 600 triệu USD (An, 2010).

Mới đây nhất, chính phủ Việt Nam đã công bố không tính nợ Doanh nghiệp quốc doanh vào nợ công của chính phủ (Tư ,2011), hợp pháp hóa việc quỵt nợ hàng trăm ngàn tỷ đồng của các doanh nghiệp quốc doanh như Vinashin, EVN. Một cuộc phá sản hàng loạt các công ty, tập đoàn quốc doanh, sau khi mất đi sự bù lỗ của CP sẽ xảy ra tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy cách này có lợi là tạm thời tránh lạm phát kinh hoàng do phải tiếp tục “nuông chiều” các cty, tập đoàn quốc doanh hiện đòi hỏi phải được tiếp tục bù lỗ bằng những số tiền khổng lồ, từ đó gây lạm phát khủng khiếp, nhưng dường như đã quá muộn. NHNN tung ra quá nhiều tiền, chỉ trong tháng 10 đã bơm ra thị trường tổng cộng 38.000 tỉ VND, tức 1.7 tỉ USD (Hồng, 2011a; Hồng, 2011b), nay cho dù không tung thêm tiền ra thì cũng chỉ có thể hạn chế một phần nhỏ nào đó mà thôi.

Nhiều ngân hàng nay không hoạt động theo nghiệp vụ ngân hàng mà chạy theo tính hên xui của thị trường khi đem vốn huy động để đầu tư vào các hoạt động rủi ro như bất động sản, vàng hoặc cho vay lấy lãi suất cao (Từ, 2011). Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hết sức chao đảo sau làn sóng vỡ nợ hàng loạt trên toàn quốc đã làm lộ rõ ra các ngân hàng có thanh khoản kém, thậm chí ít nhất 2 ngân hàng không còn khả năng trả nợ (CafeF, 2011), cần phải giải thể, phá sản. Các nguồn tin chính thống đã hé lộ rõ hơn nữa về nguy cơ kết hối, kết kim bằng việc không bảo hiểm các khoản tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ. Còn hệ thống bảo hiểm tiền gửi không thể đảm bảo bảo hiểm tiền gửi cho 1 ngân hàng nếu như phá sản (P.Thảo, 2011).

Bất kể tương lai bức tranh lạm phát và phát triển kinh tế của Việt Nam là một màu xám ảm đạm, thế nhưng, cũng tương tự như các nước Bắc Phi, IMF lẫn WB luôn dành cho Việt Nam những từ ngữ rất tốt đẹp, mang tính khen ngợi (VOV, 2011).

Nạn thất nghiệp, quỵt nợ đang lan tràn, kinh tế đình trệ, nạn đói có thể lan rộng rất mau toàn quốc trong giới nghèo tại các đô thị và tại vùng quê, do số người này không có tiền để dành và do An sinh Xã hội tại VN hầu như hoàn toàn không có.

Ẩn số kiều hối
Trong những năm gần đây, lượng kiều hối của Việt Kiều gửi về Việt Nam ngày càng tăng, kèm theo đó là dòng người Việt Kiều về Việt Nam ăn Tết Âm lịch. Trong năm 2008, đã có 400 ngàn Việt Kiều về Việt Nam du lịch, đầu tư góp phần tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam không nhỏ. Năm 2010, lượng kiều hối ước tính đạt 8 tỉ USD (Thành , 2011). Đây là nguồn ngoại tệ quan trọng giúp Chính phủ Việt Nam hạn chế các ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đang xảy ra trong nước, đặc biệt từ áp lực tỷ giá do các ngân hàng đã bán vàng của dân gửi mà vẫn chưa có đủ ngoại tệ để mua lại (Lý, 2011).

Hàng năm, cả 400 – 500 ngàn người về VN, trong đó số về thăm gia đình chỉ là số nhỏ, còn lại là chơi bời, mua dâm, làm ăn, du lịch, là chính (Lan, 2011).

Năm nay tăng rất mạnh số Việt Kiều về nước, do Noel và Tết gần nhau. Hàng 400 ngàn người sẽ lũ luợt kéo về, năm nay do Tết sớm nên sẽ có người ở đó từ Noel qua Tết, xài hết tiền dành dụm, tiền già, cả năm. Mỗi người đem theo trung bình 3000 USD, 30 kgs hàng hóa, thì đủ giúp Chính Phủ Việt Nam 1,2 tỉ USD, 12 ngàn tấn hàng, làm giảm nhập siêu, tăng ngoại tệ, tránh cho Việt Nam sụp đổ kinh tế trong năm nay.

CP VN chỉ cần in 120 ngàn tỉ đồng ra là đủ mua gom 5 tỉ USD ngoài chợ đen, đủ cho họ kéo dài qua tới tháng 5, sau đó sẽ có tiền từ ADB, WB, bán dầu, có khi được thêm 100 ti USD đường sắt cao tốc từ Nhật.

CP VN rất nhạy bén, qua VN Airlines, họ biết số VK về nước năm nay TĂNG rất cao, ước tính thu USD rất cao, nên họ yên tâm tung USD ra bán giữ tỉ giá.

Họ suy đoán sau đó sẽ có thể tung VND ra mua lại, từ số VK gởi, đem về dịp Noel, Tết, thì họ có thể yên tâm bán ra mỗi tuần 500 triệu USD từ nay đến giữa tháng 12, khi đó Việt Kiều gởi, đem tiền về ào ạt, thì họ khỏi bán ra, mà có khi còn MUA vào là khác.

Xem ra chưa thể có thay đổi gì lớn tại Việt Nam trong năm nay trừ phi số Việt Kiều về nước vì lý do gì đó giảm mạnh đột ngột. Khi đó, Chính phủ Việt Nam mất nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối sẽ đẩy nền kinh tế Việt Nam sâu hơn vào trạng thái đình lạm giống như những điều đã xảy ra bên Libya, Ai Cập, Tunisia.


Phụ lục giới thiệu về các tác giả, học giả trích ở phần đầu:

Ts. Ali Kandri, hiện là nghiên cứu sinh tại London School of Economics (LSE), đang tham gia các công trình nghiên cứu khoa học về kinh tế-chính trị ở thế giới Ả Rập, từng đứng đầu nhóm nghiên cứu kinh tế vùng ở Liên Hiệp Quốc tại Beirut. Email: A.Kadri@lse.ac.uk

Gs. Rob Prince, hiện công tác và giảng dạy về chuyên ngành Quốc tế học tại Josef Korbel School of International Studies thuộc University of Denver.

Gs. Basel Saleh, hiện đang giảng dạy bộ môn Kinh tế và là thành viên khoa Hòa bình học tại Radford University. Các công trình của giáo sư về những người Palestine đánh bom tự sát được trích dẫn rộng rãi trên truyền thông và trong nghiên cứu khoa học. Email: bsaleh@radford.edu


References cited:

“Did the economy cause unrest in the Arab world?.” Dylan Ratigan show. MSNBC. 3 Feb. 2011. Webclip. http://www.youtube.com/watch?v=XJt6c-vpZ9g

“Liều thuốc mạnh đang có phản ứng phụ.” CafeF, 22 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://cafef.vn/2011102212310761CA33/lieu-thuoc-manh-dang-co-phan-ung-phu.chn

“WB, IMF đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam.” VOV Online, 29 Sep. 2010. Web. 28 Oct. 2011. http://vov.vn/Home/WB-IMF-danh-gia-cao-su-phat-trien-cua-Viet-Nam/20109/156064.vov

An, Huy. “Vinashin chỉ chấp nhận trả lãi khoản vay 600 triệu USD.” Vneconomy, 24 Dec. 2010. Web. 28 Oct. 2011. http://vneconomy.vn/20101224111817686p0c5/vinashin-chi-chap-nhan-tra-lai-khoan-vay-600-trieu-usd.htm

Hà, Nguyễn. “Đã bỏ ra 10.000 tỉ để không tăng giá xăng dầu.” Sài Gòn Tiếp Thị. Người Lao Động, 18 Jan. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://nld.com.vn/201101181257012p0c1014/da-bo-ra-10000-ti-de-khong-tang-gia-xang-dau.htm

Hồng, Phúc. “Ba ngày, NHNH bơm 9.000 tỉ đồng qua thị trường mở.” Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 13 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/63263/Ba-ngay-NHNH-bom-9000-ti-dong-qua-thi-truong-mo.html

Hồng, Phúc. “Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm vốn cho thị trường.” Dân Trí, 5 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://dantri.com.vn/c76/s76-524544/ngan-hang-nha-nuoc-tiep-tuc-bom-von-cho-thi-truong.htm

Kadri, Ali. “Egypt’s Economy in Crisis.” GlobalResearch.ea, 18 Feb. 2011. Web. 27 Oct. 2011. http://www.globalresearch.ca/index.php?context=va&aid=23279

Moore, James. “James Moore: The PIIGS could derail plans to solve eurozone crisis.” Independent. Independent, 27 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://www.independent.co.uk/news/business/comment/james-moore-the-piigs-could-derail-plans-to-solve-eurozone-crisis-2376384.html

Nawaat. In an interview with Rob Prince. “Deconstructing TuniLeaks: Part Two: Economic Consequences.” Nawaat.org. 22 Dec. 2010, Web. 28 Oct. 2011. http://nawaat.org/portail/2010/12/22/deconstructing-tunileaks-part-two-economic-consequences/

P.Thảo. “Gửi vàng, ngoại tệ không được bảo hiểm.” Dân Trí, 11 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://dantri.com.vn/c76/s76-526566/gui-vang-ngoai-te-khong-duoc-bao-hiem.htm

Saleh, Basel. “Tunisia: IMF ‘Economic Medicine’ has resulted in Mass Poverty and Unemployment.” GlobalResearch.ca, 31 Dec. 2010. Web. 28 Oct. 2011. http://www.globalresearch.ca/index.php?context=va&aid=22587

Thu, Hương. “Dự án lớn nhất từ trước tới nay của Vinpearl.” An Ninh Thủ Đô. An Ninh Thủ Đô, 19 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://www.anninhthudo.vn/Kinh-doanh/Du-an-lon-nhat-tu-truoc-toi-nay-cua-Vinpearl/419964.antd

Tô, Hà. “Lỗ và nợ, EVN đòi tăng giá điện.” Người Lao Động. Người Lao Động, 19 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://nld.com.vn/20111019110553177p0c1014/lo-va-no-evn-doi-tang-gia-dien.htm

Tư, Hoàng. “Không tính nợ của DNNN vào nợ công.” Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 17 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/63567/Khong-tinh-no-cua-DNNN-vao-no-cong.html

Từ, Nguyên. “Nhận diện những “thủ phạm” gây bất ổn kinh tế.” Dân Trí, 28 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://dantri.com.vn/c76/s76-532037/nhan-dien-nhung-thu-pham-gay-bat-on-kinh-te.htm

Thành, Tuấn. “Năm 2010, 8 tỉ USD kiều hối chuyển về VN” Lao Động, 12 Jan. 2011 Web. 28 Oct. 2011. http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Nam-2010-8-ti-USD-kieu-hoi-chuyen-ve-VN/28798

Lý, Hải. “Dự phòng USD cho nhập khẩu vàng, cầu ảo ngoại tệ đã tăng đột ngột” TBKTSG, 28 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://cafef.vn/20111028025355539CA34/du-phong-usd-cho-nhap-khau-vang-cau-ao-ngoai-te-da-tang-dot-ngot.chn

Lan, Ngọc. “Tại sao nhiều ông thích về Việt Nam cặp bồ?” Người Việt, 19 Sep. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://viet-studies.info/kinhte/VeVNCapBo_NV.htm


Số liệu gói kích thích kinh tế của chính phủ Ai Cập:

IBTimes, Egypt eyes new stimulus package: agency, 19/10/2010, http://www.ibtimes.com/articles/73526/20101019/egypt-eyes-new-stimulus-package-agency.htm

Ahram Online, The new stimulus package is worth LE20 billion, says Finance Minister, 24/11/2010, http://english.ahram.org.eg/NewsContent/3/12/434/Business/Economy/The-new-stimulus-package-is-worth-LE-billion,-says.aspx

Số liệu gói kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam:

VnEconomy, Công bố chi tiết về gói kích cầu 8 tỷ USD, 13/05/2009, http://vneconomy.vn/20090513094255575P0C6/cong-bo-chi-tiet-ve-goi-kich-cau-8-ty-usd.htm

Thanh Niên, Công bố gói kích cầu thứ hai, 31/10/2009, http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200944/20091031002951.aspx

Dân Trí, Quốc hội chưa rõ nguồn tiền gói kích thích kinh tế thứ 2, 4/11/2009, http://dantri.com.vn/c76/s76-360031/quoc-hoi-chua-ro-nguon-tien-goi-kich-thich-kinh-te-thu-2.htm

Bình luận: 4 ngày sau khi công bố gói kích cầu thứ 2, Quốc Hội Việt Nam vẫn không biết Chính phủ lấy nguồn tiền từ đâu ra để kích cầu, đặc biệt là KHÔNG BIẾT TRỊ GIÁ gói kích cầu thứ 2 là bao nhiêu.

Thứ Tư, tháng 10 26, 2011

Điểm báo 26.10.2011

Cuối cùng thì báo lề phải cũng nhắc tới việc tấn công tiền tệ lúc này. Tin này rất đặc biệt. Sắp tới sẽ có nhiều diễn biến sống động đây.

Liệu có xảy ra những cuộc tấn công đầu cơ đối với nền kinh tế Việt Nam mà trước mắt là tấn công qua thị trường vàng?

Thảm cảnh vỡ nợ liên tiếp xảy ra trên khắp mọi miền đất nước. Lần này là bị lừa giấy tờ nhà để đem đi cầm lấy tiền.

“Trong cảnh lộn xộn vì tin vỡ nợ của bà Luận lan truyền mấy ngày qua, có những người lạ không biết từ đâu tới “chiếm đóng” trong những căn hộ chưa có người ở. Nghiêm trọng nhất là nhiều chủ nợ của bà Luận cùng với những người bặm trợn đến giành nhà của người dân.”
Giấy chủ quyền hàng trăm căn nhà tại quận 12 – TPHCM đã bị người bán cầm cố, sang tên để vay tiền rồi nay tuyên bố vỡ nợ.
…. Sắp xếp lại ngân hàng bao giờ cũng phải tính tới quyền lợi của người dân. Tiền gửi của người ta, tiền góp vốn của người ta không được để bị xâm phạm. Đấy là điều rất lưu ý. Tuy nhiên, Nhà nước không thể dùng ngân sách để trang trải hết được. Người gửi tiền đã có bảo hiểm tiền gửi bù đắp một phần nếu ngân hàng không đủ khả năng chi trả.

Chúng ta cũng có thể nghĩ tới biện pháp mua lại nếu ngân hàng đó quá yếu kém, chứ không nhất thiết phải giải thể. Tất nhiên không phải mua tất, Nhà nước không thể bỏ tiền ra bao hết các ngân hàng yếu kém. Ngân hàng anh giá trị 10 đồng, nhưng tôi đánh giá anh còn nợ nần và làm thất thoát 8 đồng, nên tôi chỉ bỏ ra 2 đồng để mua. Sau khi chi 2 đồng để mua, Nhà nước có thể giao lại cho ngân hàng khác quản lý.

Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm cho rằng việc sắp xếp, giải thể ngân hàng phải đặc biệt lưu ý tới quyền lợi người dân, song Nhà nước cũng không thể đứng ra bao bọc hết tài sản xấu của cả hệ thống.> Nhà băng Việt trước cuộc đại tu / Phải cấp bách tái cơ cấu ngân hàng
Bài viết này không có gì mới, chỉ là lặp lại những điều chúng tôi từng nói tại bài này: http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/09/11/h%E1%BA%A7u-h%E1%BA%BFt-cac-ngan-hang-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam-da-pha-s%E1%BA%A3n/

‎(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, (VEF.VN) – Để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thành công, Việt Nam cần phải xử lý được ba mối nguy chính hiện nay: tình hình nợ xấu nổ chậm; tỷ lệ vốn chủ

http://dantri.com.vn/c728/s728-530390/hon-loan-cuoc-xiet-no-ngay-giua-ban-ngay.htm Coi cảnh xiết nợ mà thấy buồn cho những người chủ nợ, họ mất gần hết tiền, xiết toàn những thứ đồ linh tinh ít giá trị. Làn sóng vỡ nợ đã, đang và sẽ phá hủy cuộc sống của nhiều triệu gia đình trên khắp Việt Nam.

Blog này có bài viết rất hay, khái quát lại các vụ vỡ nợ xảy ra cách đây 20 năm thời kỳ đầu Đổi mới.

“Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù và bắt đầu một cuộc đời mới. Nhưng chắc chắn những Mười Ba, Mười Bốn sẽ xuất hiện. Rất sớm thôi.”

Khi các vụ vỡ nợ lớn nhỏ đua nhau đổ bể, người ta bắt đầu nhắc lại vụ án nước hoa Thanh Hương hồi cuối những năm 80. Tháng 3-1990, khi vụ Thanh Hương…

Thời đại Internet, người dân giờ rõ hơn bao giờ hết về thông tin sáp nhập, phá sản, giải thể các ngân hàng hoạt động yếu kém. Nếu có ngân hàng nào bị vậy, làn sóng bank run đúng là khó thể tránh khỏi được.
VEF – (VEF.VN) – Hàng loạt sự cố, sai phạm rồi lừa đảo liên quan đến hoạt động ngân hàng liên tiếp nổ ra… khiến dư luận dấy lên sự hồ nghi về những ‘mánh lới’, thủ đoạn trong ‘cái chợ’ này. Và khi thông điệp tái cơ cấu được phát đi, người gửi tiền đang lo sợ và cân nhắc hơn khi chọn người giữ két …
Tỷ giá đang nóng lên từng ngày. Mốc 1% sẽ sớm bị phá. Tỷ giá trên thị trường tự do có thể lên tới sát 22k/$ trong hôm nay.

Sau 3 ngày đứng yên từ cuối tuần qua, hôm nay (26/10), tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD tiếp tục tăng mạnh

Người khổng lồ đã thức tỉnh!
“Gold has kind of been like a sleeping giant for the last month or so,” said Richard Ross, chief technical strategist at Auerbach Grayson & Co.
http://www.marketwatch.com/story/gold-surges-48-to-one-month-high-over-1700oz-2011-10-25?dist=countdown

Giá vàng thế giới tăng mạnh kéo theo vàng trong nước sáng nay lên mức cao nhất kể từ ngày 4/10. Khoảng cách với giá vàng thế giới co hẹp về 1,4 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa tái cấp vốn có điều kiện cho khoảng 5 hoặc 6 ngân hàng, mỗi ngân hàng từ 1.000 đến 5.000 tỉ đồng. Song các ngân hàng này vẫn cố gắng không lệ thuộc vào nguồn vốn tuyến cuối này. Vì dù sao vay từ ngân hàng khác mặc dầu phải trả lãi suất lên đến 40% vẫn dễ chịu hơn nợ NHNN.

Số lượng các ngân hàng được tái cấp vốn đợt này khoảng 5-6 ngân hàng.

Anh kỹ sư xây dựng chia sẻ: “Ở đây không phải là vấn đề quản trị mà là không có việc làm. Ngay cả một số trang thiết bị tôi rao bán nhưng không ai mua cả, vì các đơn vị khác cũng đều trong tình trạng tương tự”.

Còn P. thì cho biết “Một phần là do giảm đầu tư công và quan trọng là hiện nay người dân đang rất khó khăn, người ta không làm ra tiền thì làm sao mà mua đất, xây nhà được. Giờ chỉ biết co cụm lại để xem xét tình hình …”

Việt Nam đang trong trạng thái đình lạm nghiêm trọng.

Nhiều chuyên gia nhìn nhận khủng hoảng là thời điểm để sàng lọc doanh nghiệp yếu kém. Nhưng thực tế có những DN giàu kinh nghiệm và hoạt động lâu năm mà vẫn thất bại do thị trường chung quá khó khăn.

Tiếp tục tăng lương nhé!

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chính thức báo cáo Quốc hội việc điều chỉnh lương tối thiểu của công chức lên 1.050.000 đồng

Thứ Ba, tháng 10 25, 2011

QE3?


KT thế giới đang theo chiều hướng khá tiêu cực, có những biểu hiện của một double-dip recession. CP, nhóm kinh tế khắp nơi đều phải cung tiền để bail-out, rescue nền kinh tế của nước mình, hoặc trong khối.

Điển hình là ECB bên khối Euroland mới vừa rồi tung ra trên 6.6 tỉ USD (Bloomberg, 24/10/2011) để mua trái phiếu, nay chuẩn bị tiếp tục nâng giới hạn quỹ bình ổn lên mức 2.5 ngàn tỉ euro (AFP, 19/10/2011).

Tại Mỹ, những ngày gần đây khả năng FED sẽ tung ra QE 3 càng được củng cố. Phó chủ tịch FED Janet Yellen, FED governor Tarullo và chủ tịch FED tại Boston Rosengren đều lên tiếng "gợi ý" về QE3 (FXstreet, 23/10/2011).

Năm ngoái họ cũng tung ra ngay vào kỳ họp tháng 11, chính xác là ngày 3/11: "...In addition, the Committee intends to purchase a further $600 billion of longer-term Treasury securities by the end of the second quarter of 2011, a pace of about $75 billion per month..." (FED, 3/11/2010)

Năm nay họp 1-2/11, nếu có tung ra QE3 ngày 2/11 thì cũng không ngạc nhiên, vì ĐÃ có tiền lệ.

Kỳ họp 20-21/9, có can thiệp cấp Đảng phái từ phe Cộng Hòa, tức 1/2 chính trường Mỹ, khi đại diện cả 2 viện Quốc hội thuộc phe này viết thư đe dọa FED, không đồng ý QE3 (IBT, 30/9/2011).

Nhưng các tin xấu về kinh tế dồn dập từ đó đến nay có thể làm chính phe CH cũng phải chùn bước, không can thiệp nếu FED tung ra QE3.

Còn về FED, không thể nào "trùng hợp" mà bỗng dưng nhiều high-profile officials tung tin ủng hộ QE3 vài tuần trước cuộc họp. Họ đang đánh tiếng, thăm dò dư luận chính trị, KT, tài chánh.

Không thấy phản đối, nên phen này khó tránh khỏi có QE3.

NẾU thật vậy thì vàng lên 1700-1800, thậm chí 1900 không khó, tùy mức độ.

Thật ra điều này rất căn bản, không cao siêu gì. "Cái gì nhiều thì rẻ", từ miếng thịt bò Kobe cho đến điện thoại di động, từ vàng đến đô la.

FED tự tăng tín dụng, tung thêm USD, thì GIÁ TRỊ USD bị sụt giảm đi so với MỌI loại hàng hóa, MỌI loại tiền, trong đó vàng lên giá không phải vì lên giá trị, mà chỉ vì USD bị giảm giá trị, phải cần nhiều thêm mới mua cùng 1 oz vàng, thế thôi.

Tại VN, giá USD vẫn lên là vì nền KT đóng kín mít, không có "bình thông nhau" như tại các quốc gia ĐNÁ khác, nơi giá USD bị xuống mạnh trong năm nay (cho dù gần đây lên lại 1 chút, sau TWIST). Đa số tất cả các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Thailand.. cho tới Korea, Taiwan, Japan, giá trị của USD so với các đồng nội tệ giảm đều (Vietnam+, 23/8/2011); chỉ duy nhất tại VN, USD vẫn luôn luôn tăng giá.

Nói rộng ra, đồng tiền VND không bao giờ có giá trị, kể cả so với những nội tệ khác của nước bạn trong khu vực (DDDN, 10/1/2011).

-------------

Bloomberg, "ECB Says It Stepped Up Government Bond Purchases Last Week", 24/10/2011, http://www.businessweek.com/news/2011-10-24/ecb-says-it-stepped-up-government-bond-purchases-last-week.html

DDDN, "Tỷ giá 2011 - Quả bóng trong chân Ngân hàng Nhà nước", 10/1/2011, http://dddn.com.vn/2011011001312050cat166/ty-gia-2011-qua-bong-trong-chan-ngan-hang-nha-nuoc.htm

Fed, 3/11/2010, http://www.federalreserve.gov/newsevents/press/monetary/20101103a.htm

FXstreet, "Fed Officials Offer Broad Hints That QE3 is Likely if Soft Patch Persists", 23/10/2011, http://www.fxstreet.com/fundamental/analysis-reports/daily-global-commentary/2011/10/23/

IBT, "An Immediate Repair Job Is Needed in EU: What To Do", 30/9/2011, http://au.ibtimes.com/articles/222484/20110930/europe-an-immediate-repair-job-is-needed-what-to-do-au-ibtimes-com-ibtimesau-ibtimes-com-au.htm

Vietnam+, "Đồng USD giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt", 23/8/2011, http://www.vietnamplus.vn/Home/Dong-USD-giam-gia-so-voi-cac-dong-tien-chu-chot/20118/102752.vnplus


Chủ Nhật, tháng 10 23, 2011

Điểm báo 23.10.2011

EVN Telecom:
Năm 2010: doanh thu 2.000 tỷ; lỗ 1.000 tỷ
Hệ số nợ/vốn : 5,1 lần (nợ : 7.760 tỷ , vốn : 1.586 tỉ )
Kết luận: cần EVN bơm thêm vốn, nếu không thì dẹp tiệm.

EVN – chứng khoán
16,5 % vốn điều lệ ( 17.17% cổ phần) vào CTCP Hà Thành (HASC).
Tháng 4 – 2011, chủ tịch HĐQT HASC đã mất tích sau khi để lại khoản thâm hụt tới 100 tỷ.
Nhắc đến HASC, các nhà đầu tư đều ngán ngẩm: Sắp phá sản!

EVN – ngân hàng
Năm 2007, EVN góp 30% vốn vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank )
Năm 2009, EVNfinance góp thêm 8,4% vốn vào ABBank.
Hiện nay, giá cổ phiếu ABBank chỉ còn ở mức 7.000 đồng, thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng.
Đang tìm đối tác bán cổ phần.

Năm 2010, doanh thu của EVN Telecom chỉ đạt hơn 2.000 tỉ đồng, lỗ hơn 1.000 tỉ đồng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của EVN Telecom lên đến 5,1 lần trong khi hệ số an toàn chỉ cho phép là 3 lần.
QE3 is coming …

Federal Reserve Vice Chairman Janet Yellen said a third round of large-scale securities purchases might become warranted if necessary to boost a U.S. economy challenged by unemployment and financial turmoil.
GPD VN 106 tỉ năm / (90 triệu dân x 3 bữa mỗi ngày * 365 ngày) = ~1,07 $ ~ 23.000 VNĐ
Trừ cái đám 1 bữa ăn 1,9tr kia (Chưa kể mấy quan chức thậm chí gấp cả chục lần như thế)
Đố mọi người đám dân đen ăn còn lại ăn gì hằng ngày?

Với giá hơn 1,9 triệu đồng mỗi suất, món bít tết chế biến từ thịt bò Kobe vẫn thu hút không ít thực khách Việt thưởng thức. Trong khi đó, giá ở các quán ăn bình dân chỉ vài chục nghìn đồng cho món này.> Bát phở giá nửa triệu đồng
Bắt đầu thăm dò dư luận về việc “tịch thu vàng”…
NHNN có thể ủy thác cho một số NHTM huy động vàng. Số vàng huy động được có thể coi là một dự trữ của Nhà nước và NHNN có thể kiểm soát khối lượng vàng này và phát hành các chứng chỉ vàng cho người gửi; trong trường hợp cần thiết NHNN mua số lượng vàng này để làm vàng dự trữ của Nhà nước. Các chứng chỉ vàng này dân chúng có thể được phép cầm cố vay vốn hoặc chuyển nhượng mà không cần sử dụng vàng vật chất.

Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ vai trò là người quản lý và người cân bằng giá cả thị trường… – Tiền tệ Ngân hàng – Báo Doanh nhân Việt Nam toàn cầu
Bán hết DNNN đi thì còn gì là kinh tế thị trường định hướng XHCN, lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo. Đảng ta sẽ định hướng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội ra sao đây ta?

VN có thể phải đối mặt với nợ công lên tới 70%. Phải ngừng ngay những dự án dở dang mà kém hiệu quả, phải bán ngay những DN Nhà nước thương mại đơn thuần. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo sáng 18/10.
Lương thấp, chỉ 26,4% công nhân muốn gắn bó với doanh nghiệp.

Đó là những nhận định được đưa ra tại Hội thảo quốc tế “Điều kiện sống và làm việc của công nhân công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng” do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp các đối tác trong nước và Liên minh Châu Âu, tổ chức ngày 20-10, tại Hà Nội.
Kết quả thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước thấy rằng, trong việc in tiền polymer, dù có một số thiếu sót, nhưng không có dấu hiệu nhận hối lộ, nhận tiền.

Đã có báo cáo kết quả xác minh bước đầu việc Công ty Secuerency hối lộ CFTD trong cung cấp chất nền in tiền Polymer


Đó là bao gạo đựng 7 tỉ đồng người ta đem mua vàng.
Căng thẳng chở 7 tỉ tiền mặt đi mua vàng | Kinh tế 24h | Vef
Các ngân hàng thất thoát vàng thế này thì giá USD sẽ còn lên mạnh tại VN, do chính các tiệm vàng mua vào, vì họ cũng không muốn giữ VND làm gì.
Cũng theo đánh giá trên, trong số 114 tổ chức tín dụng, 39 tổ chức có tỷ lệ nợ xấu tăng trong tháng 8, trong đó một số tổ chức có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh: Công ty tài chính dầu khí, NH Ngoại thương (Vietcombank) NH Việt Nam Thương tín, NH cổ phần Đệ Nhất…

Theo số liệu từ một đơn vị nghiệp vụ của Ngân hàng (NH) Nhà nước, từ đầu năm nay, tỷ lệ nợ xấu đều đặn gia tăng qua từng tháng, tạo thành xu hướng tiêu cực.
Nhà nước đang xiết chặt vòng vây với ngoại tệ.

Mức phạt cao nhất với các vi phạm về quản lý ngoại hối, kinh doanh vàng cao nhất là 500 triệu đồng thay vì 70 triệu đồng như trước.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông báo phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng – đợt 9/2011 kể từ ngày 24/10/2011 đến hết ngày 24/11/2011 (hoặc kết thúc sớm hơn nếu SCB phát hành đủ 150.000 lượng vàng SJC).

Để coi họ huy động được đủ 150.000 lượng vàng của dân không?

Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng được huy động với mệnh giá tối thiểu là 1 chỉ vàng SJC. – Tiền tệ Ngân hàng – Báo Doanh nhân Việt Nam toàn cầu

Cơn cuồng phong sắp tới gần – phần 2


Trong hai tuần qua, CP VN đã cho ngân hàng bán ra 15 tấn vàng, ngoài ra các công ty vàng bạc, đá quý, còn bán ra thêm nhiều tấn nữa. Không thấy có cho phép nhập vàng một lượng nào.

Do đó, số vàng tồn kho có thể bán ra đang vơi cạn với mức 1 tấn/ ngày, và đây là SAU KHI bị vơi cạn 30 tấn trong tháng 9:

Ai đã mua 30 tấn vàng tháng qua? | Tài chính – Ngân hàng | CafeF
Trong vòng một tháng qua, ước 30 tấn vàng đã được bán, tương đương 800.000 lượng, trị giá hơn 35.000 tỉ đồng.

Có cho nhập lại lẻ tẻ vài trăm kg vàng trong tháng 9, nhưng không đủ đâu là đâu.
Ít nhất 45 tấn vàng đã bị bán ra kể từ đầu tháng 9. 

Số tiền đồng các công ty, ngân hàng này gom góp đang rất lớn, nếu tính trung bình một lượng vàng 44 triệu đồng thì nhân lên cho 26800 lượng/ tấn [xin chú ý, 1 tấn vàng =~ 32150 troy ounces, nhưng tael tại VN =~ 1,2 troy ounce, do đó mỗi tấn vàng =~ 26800 taels] sẽ ra con số 1180 tỉ đồng/ tấn, nhân lên cho 45 tấn sẽ là 53100 tỉ đồng.

[Các con số được làm tròn cho dễ tính toán].

Các ngân hàng, tiệm vàng, không chờ đến khi có lệnh cho nhập vàng mới mua USD. Họ đang mua gom ào ạt, và với số 53100 tỉ đồng kể trên họ có thể mua vào 2,38 tỉ USD.

Các tiệm vàng hầu như đều dùng hết số VND để mua USD, trong khi các ngân hàng có thể dùng một số VND nào đó để cho vay, tăng thanh khoản, nhưng như vậy lại gây ra một hệ lụy khác: mất thanh khoản VÀNG.

Số 15 tấn vàng này KHÔNG PHẢI là tài sản ngân hàng, mà là của dân gởi vào.

Cho dù là dân chịu nhận VND khi rút ra, thì sau vài tháng nếu vàng lên mạnh, như từ tháng 11 năm ngoái khi FED tung ra QE2 đến nay vàng đã lên 36% tại VN (ngoại quốc lên ít hơn, nhưng VN còn vì giá USD lên), thì các ngân hàng sẽ bị lỗ nặng khi phải trả bằng VND nhiều hơn số họ cho vay cộng tiền lời có thể thu về.

Nhưng nếu dân nhất quyết đòi VÀNG, thì các ngân hàng đào đâu ra mấy tỉ USD mua trả lại, cho dù có được cho phép nhập?

Do đó, giá USD trong thời gian tới sẽ TĂNG VỌT do các ngân hàng, tiệm vàng mua gom, để bù vào số 45 tấn đã bán ra trong 6 tuần qua.

Các ngân hàng ngày càng mất khả năng trả lại vàng cho người gởi, việc này đã được phân tích cặn kẽ, và kết luận chung của giới chuyên môn là KẾT HỐI + KẾT KIM sẽ bắt buộc phải xảy ra trong thời gian tới.

———————
Nhưng TRƯỚC MẮT, giá USD tại VN sẽ tăng vọt vô cùng kinh khủng trong vài tuần tới.

CP đủ sức can thiệp, nhưng sẽ rất hao tốn ngoại tệ dự trữ. Nếu họ làm liều can thiệp mạnh thì sẽ rất dễ bị “đứt bóng” trong vài tháng tới.

Thị trường thừa sức mua hết 9 tỉ USD dự trữ quốc gia, do chỉ là 195 ngàn tỉ đồng, trong khi 3 tháng cuối năm mà thôi sẽ tung ra 300 ngàn tỉ đồng, và năm nay đã tung ra nhiều trăm ngàn tỉ đồng khác.

Dân VN có “tiền nhàn rỗi” đủ mua gấp nhiều lần Tổng dự trữ ngoại tệ quốc gia, nếu thấy giá USD tiếp tục rẻ, người ta sẽ mua vào mạnh, như họ mua vàng mạnh trong 6 tuần qua do giá rẻ.

Thế cờ này CP VN chắc chắn thua sát ván, thua không còn manh giáp. Họ không bán USD thì giá tăng mạnh, sẽ có quỵt nợ phần lớn trong số 30 tỉ USD dư nợ ngân hàng.

Mà họ bán ra thì 9 tỉ USD chỉ đủ sức giữ tỉ giá trong thời gian ngắn, sau đó khi ngưng bán thì giá lại bung lên càng mạnh hơn thà là không can thiệp từ đầu.


Thứ Bảy, tháng 10 22, 2011

Cơn cuồng phong sắp tới gần? - phần 1

CP VN bán ra 15 tấn vàng trong 2 tuần (Gafin, 20/10/2011)

Tổng cộng, nếu tính trung bình 1 tấn vàng = 32150 troy ounces = 32150 x 1650 USD/ troy ounce = 53,05 triệu USD. 15 tấn tương đương 795,75 triệu USD.

Việc dân gom 15 TẤN VÀNG trong 2 tuần qua, các ngân hàng ôm vào gần 20 ngàn tỉ đồng, họ như ngồi trên đống lửa.

Họ đang gom USD rất kinh hoàng, cho đến hôm nay họ làm giá USD vọt lên khoảng 21800 (Gafin, 22/10/2011)

Tỷ giá liên ngân hàng tăng mạnh góp phần đẩy giá USD tự do tăng theo

USD lên, khỏi nói, số nợ 30 tỉ USD bằng ngoại tệ sẽ thêm phần bị quỵt. (Tầm nhìn, 8/10/2011)

MỖI 1 VND/ USD LÊN, LÀ MỖI 30 TỈ VND TĂNG NỢ, CHO CÁC CON NỢ 30 TỈ USD.

Ví dụ USD tăng từ 21500 lên 21850, tức (350 VND/ USD) x 30 TỈ USD = 10500 TỈ VND.

Hồi họ đi vay vài tháng trước, giá chỉ 20600-20800.

Nay lên cho là 1100 VND/ USD, họ lỗ 33000 TỈ VND.

Làm sao mà trả, chưa kể nếu cùng lúc chạy ra mua 30 tỉ USD, thì giá USD vọt lên 30k, 50k VND không chừng!

Cơn CUỒNG PHONG sẽ vào cuối tháng này, khi hàng chục tỉ USD nợ sẽ đáo hạn. Nhiều ngân hàng sẽ đòi lại USD, khách mượn phải chạy ra mua, đẩy giá USD lên càng kinh khủng.

——————————–
Gafin, Các đơn vị bán thêm 5 tấn vàng ra thị trường, 20/10/2011, http://www.gafin.vn/2011102006358477p0c34/cac-don-vi-ban-them-5-tan-vang-ra-thi-truong.htm

Gafin, Giá USD tự do lên 21800 đồng, 22/10/2011, http://gafin.vn/20111022084350170p0c34/gia-usd-tu-do-len-21800-dong.htm

Tầm nhìn, Nợ xấu ngoại tệ và tỷ giá cuối năm, 8/10/2011, http://tamnhin.net/Diemnhin/15343/No-xau-ngoai-te-va-ty-gia-cuoi-nam.html

Thứ Sáu, tháng 10 21, 2011

Kho báu 4000 tấn vàng?

Ký quỹ 500 triệu đồng để khai thác 4.000 tấn vàng | Đất Việt
Theo dự tính, tổng chi phí thực hiện phương án thăm dò là trên 3 tỷ 385 triệu đồng. Toàn bộ chi phí do ông Trần Văn Tiệp và những cộng sự chịu.
Ông Tiệp này (SN1915) gần đất xa trời rồi mà vẫn còn mánh mung. Đây chỉ là trò lừa của ông ta thôi, để kêu gọi đóng góp hợp tác đào kho báu.

Tôi dám cá đào đến Tết Công Gô cũng chẳng tìm ra kho báu 4000 ngàn tấn vàng này.

Cho dù là có, thì cũng chỉ vài tấn là cùng.

Bên Phi cũng điên không kém, có người kiện CP cho rằng từng đào lên 60 NGÀN TẤN cho Ferdinand Marcos. (TSEATC)

Xạo hoài cha nội.

Mỹ hiện nay chỉ có 8000 tấn, toàn thế giới chỉ có 165 ngàn tấn (Wikipedia, 11/10/2011)
Toàn Đông Nam Á không làm sao từng chạy ra 4000 tấn vàng.

Đây là trình độ READING COMPREHENSION tối thiểu, cần KIẾN THỨC tổng quát về thế giới này.

Ông này giả vờ như vậy, để người ta đưa tiền cho xài, hy vọng sau này ông ta trả lại chút đỉnh. Coi như đầu tư, sau này chờ IPO vậy.

Nhiều FDI projects tại VN cũng vậy, gần đây mới dẹp 1 cái ở Vũng tàu. (Tuổi trẻ, 18/10/2011)

Họ có bản vẽ “chi tiết”, thật ra là copy lại từ các real estates development projects của Mỹ, Úc. Đưa ra, xem rất hoành tráng, hô là có trong tay 2, 5, 10, 50 tỉ USD gì đó.

Đút lót cho ra giấy phép, rồi dùng đó đi gạt các nhà đầu tư trong, ngoài nước, “bán vịt trời”, nào là Penthouse trên nóc, 1000 m2, bán rẻ 1 triệu USD lấy tiền ngay, chứ sau này cất xong giá đến 5-10 triệu USD lận à.

Tiền trong ngân hàng thì làm giả con số, dùng tên ngân hàng nào đó bên Cayman Islands chứng nhận có 50 tỉ USD, hay 5 triệu tỉ USD gì đó cũng là chuyện nhỏ. (Bạn đọc có thể tham khảo thủ đoạn tương tự tài bài báo sau: Vụ án Rusalka: Đề nghị truy tố Nguyễn Đức Chi về tội làm giả tài liệu | Pháp luật | Tuổi trẻ)

Thế rồi gom góp, gạt đủ người bỏ tiền vào, rồi a lê hấp bỏ chạy mất tiêu.

Các vụ thế này xảy ra mỗi ngày, vẫn có người bị gạt. Cho vay lấy lời 7%/ tháng, bị gạt, giựt, là phải thôi, coi như học phí.

------------------------------

Wikipedia, Gold Reserve, 11/10/2011, http://en.wikipedia.org/wiki/Gold_reserve

TSEATC, SOLDIERS OF FORTUNE : `We were there; we dug up gold’, http://www.tseatc.com/soldier.html

Tuổi trẻ, Thống nhất thu hồi giấy phép dự án 1,3 tỉ USD, 18/10/2011, http://tuoitre.vn/Kinh-te/460968/Thong-nhat-thu-hoi-giay-phep-du-an-13-ti-USD.html

Thứ Năm, tháng 10 20, 2011

Điểm báo 20.10.2011

Năm nay đúng là được “mùa”. Không biết dân ta ăn Tết năm nay như thế nào đây?

Chưa “hoàn hồn” sau vụ vỡ nợ hàng nghìn tỷ đồng ở Phú Xuyên, Cầu Giấy, người dân Hà Nội lại choáng váng vì lại xuất hiện thêm vụ vỡ nợ nhiều chục tỷ khác.
“Chúng tôi đang tìm cách xử lý hiệu quả nhất các CTCK không đảm bảo ATTC, chứ không thuần tuý áp dụng các biện pháp quá thiên về mặt kỹ thuật như đình chỉ, đóng cửa hoạt động.”

Còn gạt nhà đầu tư tới bao giờ nữa?

UBCK đang căng hết các lực lượng để đi kiểm tra, làm việc trực tiếp với các CTCK không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính, nhằm chủ động xử lý hiệu quả, an toàn.
CP VN bán ra 15 tấn vàng trong 2 tuần:
“…Ngân hàng Nhà nước cho phép 5 ngân hàng cùng SJC bán vàng đợt 2 với khối lượng khoảng 5 tấn vàng…

…Trước đó, VnExpress cho biết, trong 1 tuần bình ổn thị trường (từ 6/10), SJC và các ngân hàng đã bán hơn 10 tấn vàng. Trong đó, riêng SJC bán ra hơn 60.000 lượng (hơn 2 tấn)…”

- Ngày 6/10 đến 13/10: các ngân hàng bán 8 tấn, SJC bán 2 tấn.
- Hôm qua 19/10: bắt đầu bán ra thêm 5 tấn.

Tổng cộng, nếu tính trung bình 1 tấn vàng = 32150 troy ounces = 32150 x 1650 USD/ troy ounce = 53,05 triệu USD.
15 tấn =~ 795,75 triệu USD.

Phải cần số ngoại tệ này mới mua lại đủ số vàng bán ra trong 2 tuần qua.

Ngân hàng Nhà nước cho phép 5 ngân hàng cùng SJC bán vàng đợt 2 với khối lượng khoảng 5 tấn vàng.
Đề nghị này khó thể bị bác bỏ, do nợ dây chuyền qua bên dầu, v.v… và cũng cần tiền thưởng Tết cho quan chức:

Xin chú ý, theo như các lần trước, thì luôn KHÔNG ĐƠN GIẢN theo con số công bố “tăng xyz%”.

Chỉ 50 kWh đầu tiên là tăng ít, nhưng các kWh sau đó tăng nhiều lên liên tục.

Các doanh nghiệp sản xuất đều phải xài nhiều ngàn, chục ngàn kWh hàng tháng, nên con số tiền tăng lên sẽ gấp nhiều lần số xyz% công bố.

Noel, Tết năm nay tha hồ mà mọi nơi, mọi thứ, đua nhau tăng giá cho bằng chị bằng em.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa kiến nghị Bộ Công Thương cho phép tăng giá điện từ tháng 11 tới
Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng 40% | Tài chính – Ngân hàng | Vietstock

Chia sẻ với ĐTCK, tổng giám đốc một NHTM cho biết, cuối buổi sáng ngày 18/10, nhân viên báo cho ông biết ngân hàng được chào vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất 40%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.
 
“Lãi suất 40%/năm có thể là một, hai giao dịch của ngân hàng nào đó, chứ thực tế, số đông giao dịch với mức lãi suất 22 – 24%/năm trong ngày 17/10, còn ngày 18/10 thì cao hơn chút, từ 24 – 25,5%/năm, tất nhiên, tăng đột biến gấp đôi mức trước đây là bất thường”, vị phó tổng giám đốc trên cho biết.
Họ đã đánh bài ngửa rồi. Bị xù, quỵt thì đừng có trách họ không nói trước nhé.

Sau hơn 10 năm đưa Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) vào hoạt động, số dư Quỹ Bảo hiểm tiền gửi mới đạt khoảng 7.000 tỷ đồng.
Hiện có hàng trăm dự án đóng băng, hàng nghìn căn hộ không bán được. Đặc biệt năm 2009-2010, giá bất động sản bị thổi lên quá cao, vượt quá khả năng chi trả, cung và cầu không khớp nhau dẫn đến các khu đô thị có hàng trăm biệt thự bị bỏ hoang. Ngoài ra, thị trường chứng khoán trước đây giống như một quả bong bóng bị “thổi” lên không đúng với giá trị thực tế và đến bây giờ mới sụt xuống. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư lớn đã rút khỏi hai thị trường này, chỉ còn người dân bị mắc kẹt. Đây là nguyên nhân chính.
Đại tá Đinh Văn Toản, Phó giám đốc Công an Hà Nội cho rằng, hàng loạt vụ xù nợ gần đây có nguyên nhân do kinh doanh bất động sản, chứng khoán, vàng thua lỗ. Khi ngân hàng không cho vay, người dân đã tự huy động để trả vòng quanh cho nhau dẫn tới lãi mẹ đẻ lãi con.
Biến động lớn sắp xảy ra. Ai còn vàng với USD gửi tại các ngân hàng nhỏ kiểu này không rút mau về thì chắc mất trắng do quy định không bảo hiểm ngoại tệ và vàng.

Một quan chức NHNN cho biết trong vài ngày tới sẽ chính thức công bố thông tin xung quanh việc sáp nhập, giải thể các NH nhỏ. NHNN cũng sẽ đứng ra đảm bảo vốn và lãi suất khách hàng gửi tại các NH này.

Thư gửi anh Phú Quý – biên tập viên báo QĐND

Chào anh, tôi muốn gửi lời cám ơn anh đã đăng bài “Một cách đánh vào niềm tin?” về chúng tôi. Nhờ bài báo đó mà nhiều người dân lương thiện, thiếu thông tin đã biết rõ ràng hơn thực trạng của nền kinh tế Việt Nam khi truy cập tới trang web Dự đoán kinh tế của chúng tôi.

Cách đây hơn 1 tháng, bài báo “Một cách đánh vào niềm tin?” được đăng trên báo Quân đội Nhân dân, chỉ số VNI đang 460:

Một cách “đánh” vào niềm tin? | Dự đoán kinh tế
 
“…Thị trường chứng khoán trong tuần qua đã sôi động trở lại. VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (ngày 9-9-2011) tăng 6,66 điểm (+1,47%) lên 459,92 điểm…

Sau hơn 11 năm tồn tại, trải qua nhiều bước thăng trầm, nay thị trường chứng khoán đã có những dấu hiệu phục hồi, là tín hiệu vui cho nền kinh tế.

Cũng phải nói thêm rằng, thị trường chứng khoán là thị trường cao cấp nhất trong các loại thị trường (thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học-công nghệ…); là nơi các doanh nghiệp thu hút nguồn vốn trung, dài hạn của xã hội để có kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại (thường phục vụ chủ yếu cho nhu cầu ngắn hạn). Đây còn được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế, bởi nó đo lường và báo hiệu xu hướng phát triển của nền kinh tế…”

————-
Hy vọng anh (Phú Quý, tác giả bài báo trên QĐND) không tin vào chính điều anh viết. Chứ nếu anh tin, bị lỗ to, thì tôi cũng không vui đâu:

Đồ thị chỉ số VN index ngày 19-10-2011

VNI đã sụt hơn 10% kể từ ngày có bài báo trên. Thử hỏi, 1 người nghe lời điều anh viết, 1 người nghe lời chúng tôi, thì ai có lợi, ai bị hại?

CK xuống hơn 10% thì nhà đầu tư lỗ hơn vậy nhiều, do còn rất nhiều thứ chi phí, opportunity cost (mua vàng, mua USD, bỏ ngân hàng, đều sinh lợi kể từ hôm đó), và nếu lỡ dại đánh đòn bẫy 5:1, 7:1, thì lỗ trên 50%, 70% vốn liếng!

Đây là chart của HNX không lâu sau ngày bài báo của anh trên được đăng trên tờ QĐND, nay xuống hơn 10%, từ 76 điểm xuống 67,93 điểm:



Sàn Sài Gòn (VNI index)



Anh viết: “Đây [TTCK] còn được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế, bởi nó đo lường và báo hiệu xu hướng phát triển của nền kinh tế…”

Theo ĐÚNG lời anh, thì quả là “nền kinh tế…xu hướng phát triển của nền kinh tế” VN bị sụt hơn 10% kể từ ngày đăng bài báo trên.

Tôi có vài lời chia sẻ, cám ơn anh đã đọc.

Thay mặt Ban biên tập Dự đoán kinh tế Việt Nam
Biên tập viên Quang

Thứ Tư, tháng 10 19, 2011

Tin kinh tế cũng thành tin "nhạy cảm"

Từ 15/11: Đưa tin thất thiệt về giá cả hàng hóa sẽ bị phạt 10 – 20 triệu đồng | Tài chính – Ngân hàng | CafeF

Theo đó, mức phạt tiền có thể từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức có liên quan có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hoá, dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
 
Một khi có lệnh thế này, CP VN rất dễ gán ghép thành tội phạm các lời đưa tin về giá cả hàng hóa.

Ví dụ, báo nào đó đăng “giá đùi heo lên 180 ngàn đồng/ kg”, thì để phạt tòa báo chừng chục triệu đồng, CP VN có thể vin vào giá 1 bạn hàng nào đó chịu bán giá 175 ngàn đồng/ kg, do người này chỉ còn 1 kg chót, muốn bán đi về.

Báo nào đó đăng “giá USD tăng lên 21900 VND”, thì CSVN có thể phạt 20 triệu đồng ngay, với lý do có nơi nào đó bán 20 USD giá 21880, vì giá USD mua lẻ luôn rẻ hơn, tờ giấy bị phai màu bị mất giá hơn, và giá USD luôn chênh lệch vài chục đồng, có khi hàng 100 đồng, tại cùng 1 vùng nào đó, cùng lúc nào đó, do tùy quen biết, số lượng, nguồn cung (ai có trong tay nhiều thì bán rẻ 1 chút), v.v…

Một khi ra luật trên, CP VN có thể diễn dịch đủ cách để khủng bố các tòa báo, các bloggers, và cũng tạo điều kiện cho phe nào đó tùy tiện đe dọa, ăn hối lộ các tòa báo đăng tin kinh tế.

Một thời kỳ khó khăn đang trở lại cho các tòa báo có đăng tin kinh tế Việt Nam, sau lệnh này.

Đã bật đèn xanh cho doanh nghiệp nhà nước quỵt nợ

Không tính nợ của DNNN vào nợ công | Tài chính – Ngân hàng | CafeF

Thôi tiêu rồi, 100 ngàn tỉ đồng – chưa tính tiền lời thêm khoảng 50 ngàn tỉ đồng trong 2 năm nay – của VINASHIN coi như mất tích, các ngân hàng VN đừng hòng đòi lại xu nào.

“Tại hội thảo, đại diện WB và một số tổ chức quốc tế khác cho rằng, nợ của DNNN cần được tính vào nợ công, như thông lệ quốc tế. Nhưng, ông Đô lý giải rằng DNNN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và do vậy doanh nghiệp này cũng phải bình đẳng và phải tự chịu trách nhiệm vốn vay.

Nhà nước không bao cấp, không trả nợ thay cho DNNN, vì thế các khoản nợ tự vay tự trả của DNNN không tính vào nợ công”, ông Đô nói.”
—————
Chết cha, ngoại quốc nghe mà khủng hoảng tinh thần luôn, do bonds DNNN bán ra đã lên đến 151 ngàn tỉ đồng, tính đến cuối năm ngoái:

“…Viet Nam Development Bank bonds and state-owned enterprise bonds climbed 38.0% y-o-y and 2.8% q-o-q to VND151 trillion (USD7.7 billion)…”

Nguồn: http://asianbondsonline.adb.org/vietnam/market_summary/vn_market_summary_201103.pdf

Ngoài ra còn mấy chục tỉ USD họ mượn bằng VND, USD, từ các ngân hàng ngoại quốc tại VN và trên thế giới.

Giờ này mới biết CP VN chưa từng theo “thông lệ quốc tế” trong BẤT CỨ VẤN ĐỀ gì hay sao, WB, IMF, ADB?

Thứ Ba, tháng 10 18, 2011

[VnExpress] Mua vàng bình ổn PHẢI GỬI LẠI ngân hàng

Nhiều khách hàng cho biết khi mua từ 5 lượng vàng trở lên tại một số ngân hàng trong nhóm bình ổn, thì được yêu cầu gửi lại nhằm tránh đầu cơ. Lãnh đạo các ngân hàng này lý giải đó chỉ là sự vận động chứ không bắt buộc.
>5 ngân hàng cùng SJC bán vàng bình ổn
>Thị trường vàng vẫn cần thêm ‘thuốc’

Chị Thanh Lan, Bình Tân, TP HCM cho biết, sáng nay chị đến Eximbank để mua 10 lượng vàng. Tuy nhiên, đến điểm giao dịch nào cũng được khẳng định nếu mua với số lượng từ 5 cây trở lên, chị phải gửi lại ngân hàng. Nếu chị không đồng ý thì nhà băng không thể thực hiện giao dịch.
Nhiều chi nhánh ngân hàng thuộc bắt buộc hoặc khuyến khích khách mua vàng gửi lại để tránh hiện tượng đầu cơ. Ảnh: Công Tâm
Nhiều chi nhánh ngân hàng thuộc bắt buộc hoặc khuyến khích khách mua vàng gửi lại để tránh hiện tượng đầu cơ. Ảnh: Công Tâm
Một anh nhân viên tại nhà băng này giải thích: “Với những người mua số lượng lớn, khả năng đầu cơ là rất cao. Do đó, với những trường hợp này, chúng tôi phải yêu cầu gửi lại ngân hàng”.

Trong khi đó tại các chi nhánh, phòng giao dịch của Eximbank Hà Nội, gửi lại vàng sau khi mua không nằm trong diện “bắt buộc” mà chỉ là “khuyến khích” gửi lại để hưởng lãi suất. “Gửi vàng có nhiều thuận lợi vì khi muốn bán, có thể bán lại cho chính ngân hàng, rồi dùng tiền đó gửi lãi suất qua đêm hoặc lãi suất tuần trong khi chờ thời điểm thích hợp để mua lại”, nhân viên một chi nhánh Eximbank tại Hà Nội tư vấn cho chị Hoàng Lan khi chị tới đây vào chiều qua. Hiện tại, lãi suất cho dịch vụ giữ hộ vàng tại Ngân hàng này là 1,3% một năm cho kỳ hạn một tháng và 1,4% cho kỳ hạn 3 tháng.

Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng khẳng định, ngân hàng ông không có chủ trương bắt người mua vàng phải gửi số vàng vừa mua vào nhà băng. “Nói chung, chúng tôi chỉ trên tinh thần vận động người dân khi mua vàng thì nên gửi tiết kiệm lại nhà băng để đảm bảo tính an toàn chứ không có chuyện bắt buộc”, ông Phước nhấn mạnh.

Trong khi đó, tại Ngân hàng Đông Á, nhiều khách hàng cho hay muốn mua vàng bình ổn tại các phòng giao dịch dù là số lượng ít hay nhiều đều phải gửi vào nhà băng. Anh Nam, một khách hàng kể, chiều qua anh đến phòng giao dịch DongA Bank Nguyễn Thị Thập quận 7, TP HCM để mua 2 lượng vàng. Nhân viên giao dịch cho biết anh muốn mua bao nhiêu cũng có, nhưng với điều kiện, mua xong phải gửi lại. Nếu không đồng ý thì nhà băng không thể bán cho anh.

Khi anh Nam thắc mắc tại sao mua vàng ở ngoài thì được mang về, còn mua ở ngân hàng lại bắt buộc gửi lại. Cô nhân viên này lý giải, đó là chỉ đạo chung của Hội sở đến tất cả hệ thống. Tương tự, chiều qua tại chi nhánh Đông Á Bank tại đường Xuân Thủy, Hà Nội, chị Giang (nhà ở đường Nguyễn Phong Sắc) được nhân viên cho biết chị chỉ có thể mua rồi gửi lại chứ không được cầm về.

Trong khi đó, tại một phòng giao dịch của nhà băng này ở Hà Nội sáng 17/10, khách hàng có thể lựa chọn gửi lại hoặc mua nhưng phải chấp nhận giá cao hơn mức công bố của SJC tại cùng thời điểm.

Hiện tại, lãi suất gửi vàng tại Đông Á Bank thuộc hàng khá cao trong số các ngân hàng thương mại. Khách gửi một tháng được hưởng lãi suất 1,95% và cao nhất là 2% cho kỳ hạn 3 tháng. Tuy nhiên, nhân viên nhà băng nhấn mạnh là họ chỉ giữ hộ vàng chứ không gọi là lãi suất chứng chỉ tiền gửi vàng như trước.

“Vì Ngân hàng Nhà nước bây giờ không cho huy động vàng nữa mà chị, nên bên em gọi là giữ hộ vàng cho chị thôi”, nhân viên ngân hàng này phân trần.

Trên website của Đông Á Bank, bảng lãi suất huy động vàng áp dụng từ tháng 5/2011 vẫn chỉ dao động từ 0,2 đến 0,4%. Còn thông tin về dịch vụ giữ hộ vàng cho biết họ giữ “miễn phí” cho khách hàng.

Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Nguyễn Thị Kim Xuyến cho biết, nhà băng không có chủ trương bắt người mua vàng phải gửi lại ngân hàng. “Ngân hàng Đông Á bán vàng cho tất cả khách hàng có nhu cầu”, bà nói.

Tại ba ngân hàng còn lại trong nhóm 5 ngân hàng được bán vàng bình ổn là ACB, Techcombank, Sacombank, khách hàng có thể mua vàng với số lượng lớn cũng không cần gửi lại.

Một nhân viên ngân hàng ACB tại Hà Nội tiết lộ rằng tùy thuộc vào từng thời điểm, ngân hàng sẽ quyết định có cho khách mua vàng cầm về hay không. Ví dụ vào những lúc thị trường biến động khó lường, khách đến mua sẽ không được mang vàng về mà phải gửi lại. “Còn hiện nay thị trường ổn định, khách có thể mua và mang về như thường”, người này cho biết.

Riêng tại ACB, khách mua với số lượng lớn từ 10 lượng trở lên rồi gửi luôn tại chỗ thì sẽ được ưu tiên hơn về lãi suất. Ví dụ gửi từ 10 đến 25 lượng được cộng thêm 0,1%, từ 50 lượng trở lên được cộng thêm 0,2% ở từng kỳ hạn. Ngoài ra, khách muốn giá ưu đãi hơn so với mặt bằng chung của thị trường thì phải mua tối thiểu 30 lượng.

Theo nhân viên ở phòng giao dịch ACB Trần Khắc Chân, quận 1, TP HCM, khách muốn mua bao nhiêu vàng cũng có thể đáp ứng được.

Tương tự, mua vàng tại Techcombank cũng không bắt buộc khách phải gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên, đại diện nhà băng này cho biết, với những trường hợp khi mua vàng, sau đó khách nhờ ngân hàng giữ hộ và không rút trước hạn sẽ được hưởng mức giá ưu đãi chiết khấu trên giá mua vàng tùy theo từng thời điểm. Ngoài ra, khi có nhu cầu đột xuất, khách có thể chuyển nhượng chứng chỉ gửi vàng giữ hộ của Techcombank. Ngân hàng này khẳng định nguồn cung vàng luôn đảm bảo và có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nên không hạn chế số lượng mua.

Về giá cả, theo khảo sát của VnExpress.net tại TP HCM, niêm yết bán của cả 5 ngân hàng khá đồng nhất với giá bán của Công ty SJC ở cùng thời điểm. Lúc 14h30 chiều qua, tất cả các phòng giao dịch, chi nhánh của 5 nhà băng đều đồng loạt bán vàng miếng SJC ở mức 44,30 triệu đồng, bằng với giá niêm yết cùng thời điểm của SJC.

Còn tại Hà Nội, giá bán vàng của nhóm các ngân hàng này đều cao hơn niêm yết của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn tại TP HCM, nhưng gần như tương đương với giá vàng Công ty SJC công bố tại Hà Nội. “Vì vùng khác nhau nên Ngân hàng không thể bán vàng bình ổn với giá SJC niêm yết tại TP HCM, nhưng giá ngân hàng bán luôn rẻ hơn một chút so với giá của Công ty SJC Hà Nội”, một nhân viên ngân hàng Đông Á cho biết.
“Những ngày gần đây, giao dịch vàng khá chậm”, một nhân viên của ngân hàng ACB cho biết. Do đó Ngân hàng này phải tung ra Chương trình ngày vàng ACB để kích cầu.
Chủ trương bán vàng bình ổn được Ngân hàng Nhà nước thông qua hôm 6/10, cho phép 5 ngân hàng cùng SJC bán lượng vàng tồn quỹ đã huy động từ dân cư trước đó, đồng thời được mở tối đa 2 tài khoản nước ngoài để cân đối. Biện pháp này là ngoại lệ sau khi Ngân hàng Nhà nước đã cấm tất cả các ngân hàng chuyển đổi vàng huy động được thành tiền đồng để kinh doanh. Tuy nhiên, nó được kỳ vọng sẽ tăng cung nhanh chóng cho thị trường đang trong thế quá nhiều người mua, thay vì phải bỏ đôla ra nhập khẩu như thông lệ. Sau hơn một tuần triển khai, hơn 10 tấn vàng đã được bán ra thị trường. Nhưng khoảng cách giữa giá trong nước và thế giới vẫn chưa đạt mức kỳ vọng. Nhiều ý kiến lo ngại liều thuốc này vẫn chưa đủ dẹp loạn giá vàng.

Thanh Bình – Lệ Chi

SOS TOÀN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VN: lãi suất liên ngân hàng lên 30%

Lãi suất liên ngân hàng lên 30% kỳ hạn 1 tháng | Tài chính – Ngân hàng | CafeF

Đây là dấu hiệu giẫy chết TOÀN HỆ THỐNG.

Các ngân hàng lớn chẳng dại gì không cho ngân hàng khác vay lấy lời 20%, 25%, v.v… nếu họ tin rằng các ngân hàng kia có khả năng trả lại.

Hiện G4 không thiếu tiền mặt, và họ vẫn cho tư nhân, doanh nghiệp vay lấy lời 18%-22%.

Nhưng họ dư biết rằng các ngân hàng nhỏ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TRẢ LẠI, hoặc gần như vậy, nguy hiểm cực cao, nên họ thà cho tư nhân, doanh nghiệp vay lấy tiền lời thấp hơn, chứ nhất định không cho các ngân hàng này vay với tiền lời dưới 30%.

Do đó, đây là dấu hiệu BẤT TÍN NHIỆM giữa các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng VN.
Và cũng là dấu hiệu một số ngân hàng nay quá thiếu tiền trả nợ đáo hạn, nên họ liều đi vay với giá cắt cổ, bị lỗ rất nặng thế này.

Họ vay giá tiền lời 30% chắc chắn không phải để cho vay lại, nhưng để trả nợ đáo hạn họ cần phải thanh toán.

Như vậy cho thấy họ có quá nhiều món nợ cần thanh toán mà không còn VND, vàng, USD dự trữ để bán ra, do nếu có thì họ đã bán ra rồi, vì vàng, USD trong 1 tháng khó lên giá cao như vậy.

Phân tích tổng hợp các điều trên, cho ra 1 kết luận:
- “Nhiều ngân hàng VN nay không có tiền trả lại cho dân gởi vào, và tình hình nghiêm trọng tới mức ngay chính các ngân hàng lớn, khá ổn định, trong hệ thống cũng BẤT TÍN NHIỆM khả năng trả lại vốn của các ngân hàng này trong vòng 30 ngày tới”.

Điểm báo 18.10.2011

Tính từ tháng 7 đến tháng 9 vừa qua, lượng tiền tiết kiệm gửi vào Eximbank đã giảm tới gần 4.000 tỉ đồng, trong đó, có những thời điểm, ngân hàng này bị rút ra tới 400 – 500 tỉ đồng chỉ trong một ngày. Dù không cung cấp con số cụ thể, lãnh đạo nhiều ngân hàng đều thừa nhận tình trạng tương tự đang diễn ra trong đơn vị của mình.

Từ tháng 9 – tháng áp dụng trần lãi suất huy động – huy động và cho vay trên toàn hệ thống ngân hàng đều giảm làm gia tăng mối lo thanh khoản, đẩy lãi suất liên ngân hàng lên cao. Áp lực lên thị trường ngoại hối cũng xuất hiện sớm hơn dự báo, một phần do chịu sức ép từ thị trường vàng.
Lần này Bụt có hiện ra không?

Khu vực thăm dò nằm từ đỉnh trở về triền phía đông núi Tàu, ở độ cao 50-110 m so với mực nước biển. Chủ dự án sẽ được khoan thăm dò trong năm điểm…
Ông Dũng rất đau khổ, vô cùng đau khổ, hôm nay vội trấn an:

“…Cũng theo thông tin từ phía người đứng đầu Chính phủ, cán cân thanh toán sau 2 năm thâm hụt liên tiếp, đến năm nay sẽ có thặng dư. Diễn biến này giúp dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng khoảng 4 – 5 tỷ USD trong năm nay. Trong khi đó, theo số liệu được Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF công bố hồi tháng 6, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam, tính đến giữa năm 2011 đạt khoảng 13,5 tỷ USD…”

Tiền trong túi mình, sao lại cần người ta nói cho biết có bao nhiêu. Vả lại 13,5 tỉ là vào tháng 6, đang khi từ 15/8 đến 6/9 tung ra bán 1,5 tỉ USD; tháng 9 bán thêm 1,5 tỉ USD; 10 ngày qua vừa vàng vừa USD thêm 1,5 tỉ USD.

Tổng cộng, CP VN nay chỉ còn 8-10 tỉ USD thôi, trong đó 6 tỉ USD là do in 130 ngàn tỉ VND ra mua vào, do chính báo VN đăng lên khoe vài tháng trước.

Điều đáng mừng nhất là cán cân thanh toán, sau 2 năm thâm hụt liên tiếp, đến năm nay sẽ có thặng dư. Diễn biến này giúp dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng khoảng 4 – 5 tỷ USD trong năm nay.
Cháy nhà ra mặt chuột. Làm gì có chuyện các ngân hàng không dính chút nào vào các vụ vỡ nợ tín dụng này? Chẳng qua là họ ém đi được bằng nhiều trò ma giáo. Bài báo này đã vạch trần rõ thủ đoạn của họ.

“Một thực tế ai cũng biết là một số khách hàng khi kinh doanh thua lỗ, mất thanh khoản, có thể sẽ thực hiện đảo nợ ngân hàng bằng việc vay nóng trên “thị trường chợ đen” để tạm trả nợ gốc, và chờ ngân hàng giải ngân khoản vay mới. Nếu như việc vay nóng trên thị trường chợ đen khó khăn, thậm chí không thể thực hiện nữa, thì những khách hàng này sẽ không thể trả nợ được ngân hàng và đương nhiên các khoản vay đó bị đưa vào nhóm nợ quá hạn. Việc vỡ nợ trên thị trường chứng khoán còn gây ra tác động lớn hơn vì nguồn thế chấp để vay chủ yếu là chứng khoán. Khi các khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thường yêu cầu các công ty chứng khoán bán giải chấp. Nhưng với các khách hàng lớn, việc bán giải chấp không hề dễ dàng vì trong bối cảnh thị trường xấu, hành động này lại càng khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Một giải pháp khác là các NHTM khoanh nợ cho các đối tượng này và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng sẽ nhanh chóng tăng lên.”

Nguyên nhân chính của việc này là do cách điều hành bằng hành chính của NHNN. Bằng cách can thiệp quá sâu vào thị trường khi áp trần lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay, thị trường liên ngân hàng trở nên méo mó và tăng rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng thuộc hệ thống.

Tuần qua là một tuần “dậy sóng” của thị trường liên NH khi lãi suất qua đêm trên thị trường này lên đến 20%/năm, kỳ hạn 1 tuần nhảy vọt lên mức 23-24%/năm, quá cao so với lãi suất trên thị trường tiền gửi của dân cư. Nhiều NHTM lo ngại với diễn biến trên nhiều khả năng thị trường tài chính khó bình …

2 phe thắt chặt tiền tệ và nới lỏng tiền tệ đang đánh nhau mạnh trong việc hoạch định chính sách tiền tệ của NHNN. Kết quả là tình hình kinh tế đang ngày càng xấu đi.
Trong những ngày đầu tháng 10.2011, tình hình thị trường tài chính của Việt Nam đã xuất hiện nhiều bất ổn. Tỷ giá chợ đen cũng như liên ngân hàng tăng mạnh, có thời điểm lên tới hơn 21.500đ/USD.