Thứ Năm, tháng 4 28, 2011

Chính phủ bù lỗ để kiềm chế giá xăng, giá điện; nguy cơ xảy ra tình trạng giảm phát (deflation)

Lãi suất VN bonds tăng cực mạnh chứng tỏ VND càng suy yếu, lạm phát đang và SẼ tăng kinh hoàng:
Bond 2 năm nay 12,43%; 5 năm 12,59%; 10 năm 12,76%.
Đang khi đó, các quốc gia khác có tiền lời ít hơn hẳn, do lạm phát ít hơn, giá trị nội tệ cao hơn (góc dưới bên trái). [2]
Tháng 4, theo các năm trước, là tháng có lạm phát thấp nhất, do người ta xài Tết nhiều tiền, qua tháng 4 xài giảm lại.
Nhưng năm nay tăng thế này, cao nhất từ 1991, vậy thì lạm phát tháng 5 không thể kém hơn, mà sẽ cao hơn.
CPVN đang gặp bài toán khó: Tăng hay không tăng giá xăng trong vài ngày tới?
Nếu tăng giá xăng thì lạm phát tháng 5 sẽ trên 3,5%, đẩy lạm phát trong 5 tháng lên trên 13% (nay đang 9,65% sau 4 tháng).
Nếu không tăng giá xăng thì trong tháng 5 phải bù lỗ 80-100 triệu USD.
Chưa hết, phải xử sao với giá điện?
Theo đúng lý phải tăng trong tháng 6, nhưng nếu giá xăng bị ém đến tháng 6, khi không thể trong 1 tháng cùng tăng cả xăng và điện.
Có thể ém giá xăng đến tháng 6, điện qua tháng 7, để lạm phát tạm “giảm” trong tháng 5???
Nhưng như vậy quá tốn tiền, vì bù lỗ xăng 80-100 triệu USD trong tháng 5, bù lỗ điện cũng khoảng giá này trong tháng 6.
Tổng cộng, sẽ tốn khoảng 200 triệu USD, tức khoảng 4.300 tỉ VND, chỉ để “mua” lạm phát “giảm” giả tạo trong tháng 5.
Và dư biết lạm phát tháng 6 sẽ tăng do xăng lên, tháng 7 sẽ tăng do điện lên.
Nếu nói theo bài báo ”Dự báo CPI tháng 5 tăng khoảng 2%” [3] thì chắc không cho tăng giá xăng trong tuần này, mà ém qua tới tháng 6.
Như vậy điện sẽ phải ém qua tháng 7.
Tôi phân tích ở trên, nếu theo phương hướng này thì phải bù lỗ 100 triệu USD cho xăng dầu trong tháng 5, và 100 triệu USD cho điện trong tháng 6.
Tất cả phải tốn 200 triệu USD chỉ để “mua” lạm phát giảm trong tháng 5, và chẳng qua là đẩy lạm phát lùi lại 1 tháng.
NHƯNG NHƯ VẬY RẤT NGUY, vì nếu xăng thế giới tháng 5, 6 tăng cao thì sao?
Thay vì bây giờ tăng 24500 VND, nếu xăng thế giới tăng THÊM (hôm nay Brent crude 124 USD/thùng) trong tháng 5, 6 thì khi đó chỉ tăng thêm phần đó mà thôi.
Nhưng nếu nay ém giá xăng qua tháng 6, điện qua tháng 7, thì nếu xăng thế giới LẠI TĂNG THÊM từ nay đến tháng 6, thì xăng VN khi dó phải tăng cái rụp từ 21300 lên 26500+ => lạm phát tháng 6 lại vọt lên CÀNG kinh khủng, có thể đến trên 5-6%! Rồi qua tháng 7 do điện tăng, lạm phát lại tăng thêm trên 3%!
200 triệu USD “mua” 1 tháng giả tạo như vậy, có đáng không?
———————————–
Lạm phát có thể giảm, nhưng khi đó là do CẦU xuống quá thấp, do thu nhập dân chúng xuống, sức mua kém hẳn đi, và kém hơn CUNG.
Đó là khi điện tâm đồ chạy ngang, huyết áp xuống, nhịp tim chậm lại, con bệnh tắt thở.
Khi nền KT chính thức tắt thở, dân đói toàn quốc, thì lạm phát giảm lại và giá có thể SỤT => Thiểu phát (DEFLATION).
Đó là tình trạng TỆ HẠI HƠN lạm phát: http://en.wikipedia.org/wiki/Deflation.
Trước đó 1 chút sẽ có DISINFLATION, tức là giảm phát => lạm phát chậm lại, ví dụ như còn 2%/ tháng.
Rồi dân chúng vẫn bị thất nghiệp, xài hết tiền dự trữ, để dành, đến khi phải cắt xén hết tất cả các chi tiêu trừ gạo, thì mọi mặt hàng XUỐNG GIÁ = DEFLATION.
Nói tóm, trong thời gian tới:
HYPERINFLATION => SUPER HYPERINFLATION => HYPERINFLATION => INFLATION =>
DISINFLATION => DEFLATION => ECONOMIC DEATH => ???
———————————–
[1] http://asianbondsonline.adb.org/vietnam.php
[2] http://asianbondsonline.adb.org/ (as of today 4/26/2011)
[3] http://gafin.vn/20110427080224549p0c33/du-bao-cpi-thang-5-tang-khoang-2.htm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét