Thứ Năm, tháng 3 31, 2011

Lãi suất liên ngân hàng 23%, trên thực tế là 28%




Như facebook.com/dudoankinhte từng đưa tin cách đây 1 tuần, lãi suất liên ngân hàng trên thực tế đã lên 28%, nhưng thôi kệ, 23% cũng đã quá cao:

Lãi suất liên ngân hàng lên đến 28%; sản xuất đình trệ, bất động sản, ngân hàng vừa và nhỏ đối mặt nguy cơ sụp đổ.

http://www.facebook.com/note.php?note_id=198819810150400

--

Lãi suất liên ngân hàng có lúc lên 23%/năm

"...có ngân hàng Z thậm chí chấp nhận lãi suất 18,5%/năm để khách hàng không rút tiền đi...."

Nhiều ngân hàng không còn tiền trả lại cho người gởi, phải "mượn mới trả cũ" => Ponzi scheme.

Mượn không được, cho dù trả tiền lời 18,5%, thì phải mượn liên ngân hàng (từ ngân hàng khác), nhưng nơi đâu cũng không có tiền - do hầu hết ĐÃ bị insolvent - nên tiền lời lên tới 23% "theo báo đăng", chứ THỰC TẾ ai thông thạo tin cũng đều biết ĐÃ LÊN 28%.

http://cafef.vn/20110331040934214CA34/thanh-khoan-tien-dong-cang-nhu-day-dan.chn

--

Thanh khoản tiền đồng căng như dây đàn

http://cafef.vn/20110331040934214CA34/thanh-khoan-tien-dong-cang-nhu-day-dan.chn

Do thiếu VND, doanh nghiệp cần VND mà thiếu ngoại tệ phải bán USD ra, làm giá USD tạm xuống.

"...Cơ quan quản lý ngành ngân hàng tỏ ra kiên định trong chính sách tiền tệ: những doanh nghiệp cần tiền đồng mà có ngoại tệ sẽ phải bán ra ngoại tệ. Tỷ giá thị trường tự do tụt dốc không phanh, gần ngang bằng tỷ giá liên ngân hàng..."

Nhưng sẽ được bao lâu?

Trong vài tuần, khi số USD này cạn kiệt, USD sẽ tăng kinh khủng chưa từng thấy.


Nhận định kinh tế chung ngày 31.3.2011




Đúng như dự đoán, thất nghiệp Mỹ giảm nhưng không như mong đợi, do đó vàng lên lại +13 USD, nay ngấp nghé 1440.

Sáng mai nếu tin thất nghiệp tháng rồi xuống ít hơn mong đợi, hoặc do lý do kỹ thuật nào đó mà bị tăng, thì vàng sẽ VỌT LÊN cao hơn nữa.

Vàng đang TÌM LÝ DO ĐỂ TĂNG, do đó nếu thất nghiệp thật sự giảm mạnh trong tháng 3 thì vàng chỉ xuống nhẹ, còn thất nghiệp giảm nhẹ hay tăng thì vàng sẽ TĂNG MẠNH.

Trường hợp tốt nhất có thể vọt qua 1450.

-------------------------------------

Vàng, USD, sẽ lên giá lại tại VN, khi đó lại càng lên kinh khủng hơn, theo tôi USD sẽ vọt lên trên 25k VND rất mau.

Nay do thiếu vốn, mượn VND không được, nhiều cty, tập đoàn buộc phải bán USD ra.

Sau khi số dự trữ này hết, thì USD càng hiếm, lại đang lúc kiều hối giảm mạnh, khoảng vài tuần nữa USD sẽ tăng vọt, vàng tăng theo giá USD tại VN, và giá vàng thế giới.

-------------------------------------

Oil prices jump above $106

http://money.cnn.com/2011/03/31/markets/oil/index.htm

"...The main U.S. oil contract, West Texas Intermediate, for May delivery was up $2.07 to $106.34 a barrel. Brent crude, the European benchmark, rose $1.90 to $117.03 a barrel [1]..."

Gold rises 1%, trades in record territory

http://www.marketwatch.com/story/gold-futures-trade-in-record-territory-2011-03-31

"...“Given the unrest in the [Middle East North Africa] region, increasing debt issues facing the euro zone and the environment of historically low interest rates, gold and silver should continue to remain underpinned and test towards recent highs as investors continue to diversify,” analysts at TheBullionDesk.com said in a note to clients..."

[1] Chú thích, VN chỉ có thể nhập dầu Brent Crude, do từ Trung đông chở về Singapore.

-------------------------------------

Gas tiếp tục tăng thêm 5.000 đồng/bình 12kg 

http://cafef.vn/20110331094650229CA39/gas-tiep-tuc-tang-them-5000-dongbinh-12kg.chn

"...trước đây vài ngày (26.3), giá gas đã tăng 14.000 đồng/bình 12kg cho những lô hàng nhập đột xuất (bị áp giá tháng 4), nên nay "chỉ tăng thêm" 5.000 đồng cho mỗi bình 12kg..."

-------------------------------------

"Những mặt hàng tăng ngay sẽ là nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu mà trực tiếp là lương thực thực phẩm"

http://dantri.com.vn/c76/s76-469024/gia-tieu-dung-con-tang-va-dien-bien-rat-phuc-tap.htm

"...Chưa đầy 2 tháng với 3 lần xác lập giá mới, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao. Tình hình này được cơ quan chức năng nhận định do nhiều nguyên nhân, trong đó giá xăng dầu và điện tăng đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả trên thị trường tiêu dùng...

...Trên thị trường tiêu dùng tự do, giá lương thực thực phẩm "đội" giá từng ngày...

...Có thể xăng dầu và điện tăng giá sẽ ảnh hưởng tới tất cả các loại hàng hóa. Thực tế, không loại hàng hóa nào là không cần vận chuyển và bảo quản, vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, từ nơi dự trữ đến nơi phân phối và bán lẻ… khiến chi phí vận chuyển tăng lên.

Đồng thời với chi phí vận chuyển tăng thì giá bán ra cũng sẽ tăng, chắc chắn giá mặt hàng đều tăng. Tuy nhiên, những mặt hàng tăng ngay sẽ là nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu mà trực tiếp là lương thực thực phẩm. Đây là mặt hàng tươi sống phải vận chuyển hàng ngày và giữ trữ hàng giờ, nó khác với những nhóm hàng đang trong chu kỳ sản xuất...

...Trước tình hình thị trường biến động giá, Hà Nội sẽ mở thêm các điểm bán hàng bình ổn [bao cấp]..."

-------------------------------------

Rau xanh, thực phẩm vào đợt tăng giá mới

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/03/rau-xanh-thuc-pham-vao-dot-tang-gia-moi/

"...Giá thực phẩm tươi sống đang tăng mạnh ngay cả tại chợ tạm, chợ cóc...

...Nguyên nhân giá rau củ, thực phẩm tăng cao, theo đa số tiểu thương, là khó khăn của nguồn cung và tác động của giá xăng khiến chi phí vận chuyển cao hơn trước..."

-------------------------------------

http://dantri.com.vn/c728/s728-468990/doi-song-cong-chuc-thoi-gia-ca-leo-thang.htm

"...Nhìn trên thị trường miền Bắc, giá cả tất cả các mặt hàng đều vùn vụt thi nhau tăng. Nếu trước đây, một bó rau khoai chỉ giá 3.000 đồng thì giờ đã lên 6.000 đồng; một lạng thịt ba chỉ 6.500 đồng lên 10.000 đồng; thậm chí có những mặt hàng đã tăng tới 8 lần so với thời điểm trước khi lạm phát...

...Trong khi đối chiếu với luật “bất quy tắc” của thị trường, mỗi khi Chính phủ đề ra phương án tăng lương và tiến hành lộ trình thực hiện thì lập tức thị trường tăng giá bất kể các biện pháp của các ngành chức năng. Nghĩa là giá cả thị trường thường tăng trước khi tăng mức lương tối thiểu, thường là khoảng 5-6 tháng. Trong khi nếu đối chiếu giữa tăng mức lương tối thiểu và tăng giá cả các mặt hàng thì mức lương tối thiểu tăng hoàn toàn không đủ để chi phí các phần tăng của các sản phẩm..."


Việt Nam: Nợ ngập đầu, dân nghèo bị bỏ rơi




Bài viết Vietnam: dept woes từ Financial Times, trang facebook.com/dudoankinhte chuyển ngữ.
Concerns about the sizable external debt in Vietnam are often framed in terms of the impact on the ability of the government and businesses to continue borrowing at affordable rates.

But it is the poor that will really lose out unless Vietnam takes “urgent” action to reduce its large trade and budget deficits and stop foreign debt increasing further, a United Nations adviser warned in Hanoi on Tuesday.

Cephas Lumina, a Zambian human rights lawyer and the UN’s independent expert on the impact of foreign debt on human rights, told reporters that if the government continues to increase overseas borrowing in order to cover the trade and budget deficits, it will “come under increasing pressure to choose between servicing its debt and social investment.”

Lo ngại về nợ nước ngoài khá lớn của Việt Nam thường được nhìn nhận về ảnh hưởng lên khả năng của chính phủ và các doanh nghiệp tiếp tục vay mượn nợ với một lãi suất phù hợp.

Nhưng cuối cùng thì người dân nghèo luôn luôn là đối tượng bị thiệt hại, trừ phi Việt Nam thực hiện “quyết tâm” ngay tức khắc kiềm chế thâm hụt thương mại và ngân quỹ, cũng như chấm dứt vay nợ nước ngoài tăng cao hơn nữa, cố vấn của LHQ tại Hà Nội cảnh báo vào hôm thứ ba.

Cephas Lumina, luật sư nhân quyền người Zambia, và là chuyên gia độc lập của LHQ chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của nợ nước ngoài với các vấn đề nhân quyền, nói với phóng viên rằng nếu chính phủ vẫn tiếp tục mượn tiền từ nước ngoài nhằm bù vào số lượng thâm hụt thương mại và ngân quỹ đó, thì “áp lực sẽ gia tăng giữa việc tìm cách trả nợ và đầu tư vào an sinh xã hội.”
“The government indicated that it will try its best to ensure there is no reduction in social spending,” he said. But if it is unable to do so, then the level of healthcare, education and social security provision will suffer, he said.

Part of the problem in Vietnam is a lack of financial transparency, said Lumina, who has just completed a nine-day trip to the Southeast Asian nation.

After meeting with various government departments, local research bodies and multi-lateral organisations such as the International Monetary Fund, he said he had received “mixed messages” about the scale of Vietnam’s foreign debt, which the government said was 42.2 per cent of GDP last year.

He noted that official foreign debt figures do not necessarily include borrowing by state-owned enterprises, which he considered to be “contingent liabilities” – although the government’s refusal thus far to bail out foreign investors holding debt in Vinsahin, the troubled state shipbuilder, perhaps suggests otherwise.

“Chính phủ cho rằng sẽ nỗ lực hết sức để không phải cắt giảm chi tiêu cho an sinh xã hội”, ông nói. Nhưng, nếu nỗ lực không thành, thì các dịch vụ y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Một phần nguyên nhân là do sự thiếu minh bạch trong vấn đề tài chính của Việt Nam, Lumnia nói, sau khi hoàn tất chuyến công du 9 ngày tới đất nước Đông Nam Á này.

Sau khi gặp gỡ với các bộ ngành, đoàn thể, các viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế như IMF, Lumnia cho rằng ông đã nhận được những thông tin lẫn lộn về mức độ nợ nước ngoài của Việt Nam, vốn được chính phủ thông báo là chiếm 42.2% GDP hồi năm ngoái.

Lumnia lưu ý rằng nợ nước ngoài có thể không bao gồm nợ vay từ các tập đoàn nhà nước, mà theo ông chính phủ phải có “trách nhiệm liên đới” - dù chính phủ đã phủ nhận và từ chối giúp trả nợ giùm Vinashin, một công ty đóng tàu của nhà nước, cho các nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp ngược lại (tức Vinashin trả nợ cho chính phủ).
Lumina argued that government finances would face extra pressure because remittances, which were equal to nearly 8 per cent of GDP last year, may shrink because many of the workers sending money back to Vietnam are based in the countries that have been hardest hit by the global financial crisis.

As part of a package of measures designed to refocus economic policy on stability rather than growth, the Vietnamese government has said that it wants to reduce the budget deficit from around 6 per cent of GDP last year to less than 5 per cent this year.

Nguyen Dinh Cung, deputy director of the government’s Central Institute for Economic Management, said at a business forum on Monday that the government would have to do more to convince investors that it is serious about fiscal tightening.

“The budget deficit must be cut to 3.5 per cent of GDP if we want to send a message to the market,” he said.

Lumina cho hay, tình hình tài chính của chính phủ có thể đối mặt với một áp lực khác từ số tiền kiều hối, chiếm khoảng 8% GDP năm 2010, thu hẹp lại do nhiều công nhân xuất khẩu lao động (và Việt kiều) tại những nước mà tình hình khủng hoảng kinh tế vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc, sẽ gửi tiền về ít hơn.

Như một phần của những biện pháp được đưa ra nhằm tập trung lại về mặt ổn định của chính sách hơn là chú tâm vào con số phát triển, chính phủ Việt Nam tuyên bố muốn giảm thâm thủng ngân sách từ 6% từ năm ngoái xuống còn 5% vào năm nay.

Nguyễn Đình Cung, viện phó Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế TW, trao đổi tại một diễn đàn doanh nghiệp vào thứ hai đã cho hay chính phủ cần phải thực hiện nhiều hơn nữa để chứng tỏ với các nhà đầu tư về quyết tâm thắt chặt ngân khố của mình.
The government gave another signal of its intent to rein in spending late on Tuesday, when it increased fuel prices for the second consecutive month, with petrol hiked by 10 per cent and diesel by 15 per cent with immediate effect.

The finance ministry, which has been subsidising fuel prices, said that the increase was the result of higher global oil prices, which have been pushed up by the ongoing instability in the Middle East and North Africa.

Higher fuel prices may feed in to inflation, which accelerated to 13.9 per cent year-on-year in March. But economists said it was necessary for the government to pass on global price rises if it is to bring spending under control.

This is not likely to be of much help to the poor who will have to bear the brunt of the changed policy. The government must choose between cutting its debt or promoting social development; it can’t have its cake and eat it too.

Một tín hiệu từ chính phủ vào hôm qua đã cho thấy nỗ lực hạn chế chi tiêu vào hôm thứ ba, qua việc tăng giá nhiêu liệu lần thứ 2 trong vòng hai tháng liên tiếp, với giá xăng tăng 10% và dầu diesel tăng 15%, có hiệu lực ngay lập tức.

Bộ tài chính, vốn đang trợ cấp giá xăng dầu, nói việc tăng giá lần này là do tình hình giá xăng dầu trên thế giới tăng cao vì những bất ổn đang diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi.

Giá xăng dầu cao hơn có thể góp phần ‘thổi’ lạm phát tăng cao, hiện đang ở mức 13.9% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên các nhà kinh tế học giải thích việc tăng giá xăng theo kịp giá thế giới là cần thiết nếu điều đó giúp kiểm soát tốt hơn chi tiêu chính phủ.

Dù sao, tất cả những việc đề cập ở trên đều không giúp ích gì cho mấy với những người dân có thu nhập thấp, mà hiện nay đang mang nhiều gánh nặng vì chính sách thay đổi. Chính phủ bắt buộc phải chọn một trong hai giữa cắt giảm nợ, hoặc hỗ trợ an sinh, phát triển xã hội; nếu ‘tham’ cả hai thì sẽ ‘thâm’.

--

Nguồn: http://blogs.ft.com/beyond-brics/2011/03/30/vietnam-debt-woes/


Cập nhật nhanh về vàng ngày 30.3.2011




Giá vàng, tuần này giảm khá mạnh do 2 lý do, (1) người ta QUÁ lo sợ về thảm họa hạt nhân Nhật, (2) thất nghiệp Mỹ được dự đoán sẽ giảm.

Nay vụ hạt nhân Nhật có vẻ bớt nguy hại, do ít ra người ta biết vì sao phóng xạ tăng cao - bị meltdown. Dù còn rất nguy, nhưng không đến nổi "apocalypse", "armageddon" như người ta sợ cách đây 2, 3, ngày.

Sáng mai sẽ có tin thất nghiệp, nếu không giảm như mong đợi, hoặc do 1 lý do kỹ thuật nào đó mà còn tăng, thì giá vàng sẽ vọt lên rất mạnh, do giá xuống 1420 là để trông chờ thất nghiệp xuống mạnh (giá vàng theo sát tỉ lệ thất nghiệp Mỹ).

Còn nếu thất nghiệp xuống thì vàng xuống nhẹ thôi, do đã xuống đón đầu.

Giá vàng trong 2 ngày tới sẽ khó đoán, do không thể biết tin thất nghiệp Mỹ sẽ ra sao, công bố sáng thứ 5 và thứ 6 lúc 8:30 AM EST.


Thứ Tư, tháng 3 30, 2011

Rửa tiền tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Nhớ lại cách đây 3 tuần, facebook.com/dudoankinhte đã từng đăng một bản tin nghi ngờ về trường hợp rửa tiền của các quỹ đầu tư (*); nay thì báo chí cũng đành phải thừa nhận.

(*) https://www.facebook.com/note.php?note_id=195222627176785

http://cafef.vn/20110330055338326CA31/linh-vuc-chung-khoan-co-nguy-co-rua-tien-cao.chn

Vì rửa tiền cho nên Dragon Capital không ngại lỗ 80 triệu USD tháng 11/2010, 120 triệu USD tháng 2/2011, thêm gần 100 triệu USD tháng 3/2011, và hơn 100 triệu USD vụ Núi Pháo.

Bên VinaCapital không ngại lỗ gần 100 triệu USD tháng 2/2011, sẽ lỗ thêm gần 100 triệu USD tháng này.

Mafia buôn bán vũ khí (bên Libya đang hốt bạc, bán vũ khí cho phiến quân, G7 trả tiền), xì ke ma túy, không ngại đưa 1 tỉ USD tiền mặt, lấy lại 700 triệu USD bằng checks sau 2 năm.

Các cty rửa tiền đem USD tiền mặt vào VN, được CP VN cho phép. Họ bán ra, mua đủ loại CK VN, giá nào cũng mua, lỗ bao nhiêu mặc kệ.

Thế là họ lủng đoạn TTCK, nâng giá giả tạo, làm nhiều người ngây thơ, đâm đầu chạy theo.

Để rồi các cty không trả nổi cổ tức cho bằng tiền lời ngân hàng, trong khi nguồn tiền rửa bị chậm hoặc kẹt, do mafia nay rửa chỗ khác, vì bên VN lỗ nhiều quá.

=> Giá CK sụt mạnh.

Do đó, nguồn tiền rửa tuy vẫn còn đổ vào nhưng ít lại.

Mỹ cuối cùng cũng hiểu ra, và đang theo dõi. Nếu bắt gắt hơn thì các cty rửa tiền này phải nằm im chờ thời, ít đem tiền vào, và khi đó TTCK VN sẽ gãy đổ chỉ trong vòng vài tuần.

Hiện nay đã lỗ thê thảm, NHƯNG tương lai sẽ còn lỗ mạnh thêm.

Khôn thì sống, và sống khỏe; dại thì chết và chết rất khó coi.

VN nợ 265 ngàn tỉ VND trái phiếu




Vào tháng 9/2010, tổng cộng trái phiếu VN tăng lên 290 ngàn tỉ VND, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó trái phiếu Quốc gia lên tới 265 ngàn tỉ VND, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2009.

http://asianbondsonline.adb.org/vietnam/market_summary/vn_market_summary_201011.pdf

Do đó, kể từ tháng 11/2010, lạm phát tại VN tăng cực mạnh. Với giá xăng lén lút tăng vào 10h đêm hôm qua, lạm phát VN sẽ lại càng tăng vọt không thể kiểm soát trong thời gian tới.

Giá vàng, USD sẽ tăng, và lần sau sẽ không còn tăng mỗi lần vài trăm VND/ USD, vài trăm ngàn VND/ lượng vàng; nhưng sẽ là vài NGÀN VND/ USD, vài TRIỆU VND/ lượng vàng.

--

Nhắc lại chút rằng VN vẫn đang cần 30 ngàn tỉ đồng/tháng trả lương cho công, nhân, viên chức, cán bộ nhà nước, Đảng bộ.

Thật không dễ dàng "chạy" 30 ngàn tỉ đồng / tháng chỉ để trả lương cho 15 triệu công nhân, viên chức, bộ đội, công an.

Đây là tính lương trung bình 2 triệu đồng/ tháng.

Ngoài ra còn biết bao chi phí cho các Ủy ban phường, quận, thành phố; thức ăn thực phẩm cho bộ đội; súng ống đạn dược; trả nợ quốc gia; cung tiền cho hàng trăm cty, tập đoàn oai oái đòi tiền; trả nợ giùm cho các cty tập đoàn quốc doanh không khả năng trả, như VINASHIN nợ 80 ngàn tỉ đồng các ngân hàng trong nước; v.v...

Tổng cộng chi phí hàng tháng, theo tôi, khó thể dưới 60-100 ngàn tỉ đồng.

Trong khi đó, tuy thu thuế rất nặng, nhưng không thể đủ số này.

Các năm trước, như cuối 2008 còn khoảng 27 tỉ USD, thì bán USD ra, lấy VND bù vào ngân sách, cùng lúc làm giảm đà tăng giá USD.

Nay do hết USD nên giá USD tăng, cùng lúc không có tiền bù vào ngân sách, nên PHẢI in tiền ra thật nhiều.

Do đó mà VND ngày càng rẻ, giá hàng hóa ngày càng tăng. Tăng không phải vì tăng giá gì, nhưng chỉ vì giá trị VND bị làm cho rẻ đi.

Cứ tưởng tượng VND là cổ phiếu do công ty Việt Nam, Inc. phát hành.

Cty này chẳng có giá trị gì vào năm 2011 cao hơn năm 2008, nhưng từ đó đên nay đã in THÊM quá nhiều cổ phần, thì giá trị mỗi cổ phần phải thấp đi.

Do giá trị mỗi cổ phần = giá trị Việt Nam, Inc / tổng số cổ phần đang lưu hành.

Chưa kể yếu tố tâm lý, suy đoán (speculation). Chỉ tính số cổ phần vật chất ĐÃ in ra, thì rõ ràng giá trị mỗi cổ phần PHẢI bị giảm đi thật mạnh.


Phát triển kinh tế giảm 5.43%, lạm phát thì cao ngất ngưỡng, xăng thì tăng giá, lãi suất thi chọc trời ảnh hưởng đến sản xuất, thương mại.. Đó là vài nội dung chính trong bài báo từ Bloomberg hôm nay.

Vietnam’s growth slowed in the first quarter after the central bank raised key interest rates to among the highest levels in Southeast Asia to tame inflation.

http://www.bloomberg.com/news/2011-03-29/vietnam-s-economic-growth-slows-to-5-43-on-rate-increases.html

Xăng tăng giá bất ngờ trong tối nay!

Giá cả sẽ tăng kinh hoàng trong tháng 4 và tháng 5 do tác động của giá xăng tăng.
Giá thực phẩm tươi sống tăng:

Người thu nhập thấp chật vật lo bữa ăn

Cập nhật lúc 29/03/2011 10:37:43 AM (GMT+7)

Cuối tháng 3/2011, giá nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống vẫn tăng cao. Nhiều gia đình thu nhập thấp ở Hà Nội đang phải thắt chặt chi tiêu trước sự biến động giá này. Theo khảo sát của chúng tôi, giá nhiều loại thực phẩm tươi sống ở các chợ tại Hà Nội tăng, kéo theo nhiều mặt hàng liên quan cũng tăng.

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/14485/nguoi-thu-nhap-thap-chat-vat-lo-bua-an.html

**********

Một bữa ăn của 3 người hết 15.000 đồng và bát phở 850.000 đồng

SGTT.VN - "Tôi ở Mỹ, thu nhập trên 15 ngàn USD/tháng (khoảng 3 tỉ đồng). Tôi làm từ thiện ở VN gần 2 tháng và thấy còn nhiều người khổ, nhưng lại có tô phở có lẽ mắc nhất thế giới. Chắc không bao giờ tôi dám đụng đến tô phở này”.

SGTT.VN - Một bữa ăn nghèo nàn của 3 công nhân thời buổi giá cả leo thang chỉ hết 15.000 đồng, nghĩa là chi phí một bữa ăn cho một người chỉ 5.000 đồng. Bữa ăn teo tóp của công nhân chưa được cải thiện, nhưng bát phở thì đã được "cải thiện" về giá, từ 750.000 đồng tăng lên 850.000 đồng, vậy mà quán phở vẫn đông khách.

http://sgtt.vn/Tieu-dung/142350/Mot-bua-an-cua-3-nguoi-het-15000-dong-va-bat-pho-850000-dong.html

Đó mới chỉ là tác động của việc tăng giá xăng cuối tháng trước.

Nay dộng thêm cái này nữa thì đúng là tạt dầu vào lửa.

Sáng mai, các nhân viên siêu thị chạy mệt nghỉ bấm toàn bộ giá mới.

Chắc phen này ông TS Kiên trong Quốc hội lại nói, "ai có xe mới lo, vậy thì đi bộ, đi xe đạp là xong".

Như hôm kia ông ta nói "cấm bán vàng lá, USD, chỉ nhà giàu mới lo, chứ 7 triệu công nhân viên chức, 15 triệu công nhân không bị ảnh hưởng".

Để xem khi nào tung tiền 1 triệu đồng ra, và khi nào ly cà phê uống xong thì giá tăng, và khi nào lên 1 tỉ đồng.

Ông Thúy nói, "tăng tỉ giá KHÔNG làm tăng lạm phát"!

Yeah right, vậy xăng dầu nhập về, trả cho Singapore bằng gì?

Mà USD tăng, xăng tăng, chuyên chở tăng, máy cày tăng, máy bơm nước tăng, dầu chạy tàu đánh cá tăng, xe chở rau cải, củ, quả, thịt cá đều tăng tiền vận chuyển, v.v...

Như vậy giá thành phẩm làm sao mà không tăng?

Thứ Ba, tháng 3 29, 2011

INVISIBLE HAND sẽ đánh bại mọi can thiệp thị trường CK, tiền tệ, vàng






Hôm nào bạn đọc nào có rảnh, mời các bạn sưu tầm các "câu nói để đời" của các nhân vật coi cơm áo gạo tiền của 90 triệu dân ta.

Ông Thúy từng nói "Nâng tỉ giá USD không làm tăng lạm phát".

Ô hô ai tai, VN là xứ gì, nhập siêu hay xuất siêu? Mà đã nhập siêu, khi tỉ giá USD lên 10,3%, thì phải tốn thêm ít nhất 10,3% bằng VND để mua cùng số hàng nhập siêu hồi năm ngoái.

Số tăng VND chạy đi đâu bù lại, nêu không là tăng giá hàng bằng VND bù vào?

Ví dụ món hàng năm ngoái giá 10 USD, giá USD cũ 19 ngàn VND, thì 190 ngàn VND là mua được.

Nay phải 210 ngàn VND do giá USD tăng, vậy thì 210 ngàn so với 190 ngàn không phải lạm phát là gì?

Ông Kiên, ông B. K. Thành (tay này giỏi lắm, tôi nghĩ đang giả bộ đấy), ông Thúy, ông Nghĩa, v.v... đều có các phát biểu lung tung beng như vậy, thật không xứng đáng làm quản lý 1 cty vài chục người, nói gì đến cơm áo gạo tiền của 90.000.000 dân.

Thấy họ ngắc ngoải tội nghiệp quá, như các con chuột đang bị con mèo INVISIBLE HAND của nền KT tung lên hứng xuống.



---------------------------------------------------------

Xin nhắc lại, INVISIBLE HAND bao gồm: (1) lợi ích cá nhân, (2) cạnh tranh, và (3) luật cung cầu.

Từ khai thiên lập địa đến nay, chưa từng có CP nào dùng các biện pháp hành chánh mà thắng được 3 lực này VỀ LÂU VỀ DÀI.

Trong 1 tuần, 1 tháng thì ok, chứ không kéo dài quá vài tháng.

INVISIBLE HAND sẽ đánh bại MỌI can thiệp thị trường CK, tiền tệ, vàng.

CP VN liên tục can thiệp vào LỢI ÍCH CÁ NHÂN (cấm mua bán vàng lá tự do, USD tự do), vào CẠNH TRANH (nâng đỡ các cty, tập đoàn quốc doanh), và LUẬT CUNG CẦU (ép giá bán hàng giá rẻ, bao cấp). 

Kết quả thì sao, chợ đen vàng lá, USD mọc ra như nấm sau mưa, và do nguy hiểm nên giá chênh lệch cao, người bán lỗ, người mua cũng lỗ, chỉ người buôn lậu USD đang lời to.

Về CẠNH TRANH, các cty, tập đoàn quốc doanh đang là gánh nặng cực kỳ lớn cho ngân sách. Có cần nhắc lại Chaebol VINASHIN? Rồi độc quyền nhập xăng dầu bán thật mắc - giá rẻ giả tạo chỉ vì không đóng thuế, chứ bên các nước bán giá "cao" hơn là vì thuế cao, chứ tiền các cty THU vào thấp hơn VN.

Về CUNG CẦU, các món hàng "bình ổn giá" đều méo mó, do chỉ bán trong siêu thị, mà đa số công nhân, sinh viên đâu có vào, giá không rẻ hơn bao nhiêu, chất lượng kém, lại tốn tiền bao cấp (chủ hàng được mượn tiền giá tiền lời thật rẻ). Rồi cấm nhập hàng này, cấm xuất hàng kia, v.v... Tất cả đều làm méo xẹo nền KT.

INVISIBLE HAND quật lại mạnh kinh hoàng, làm nền KT VN nay bị thương nặng trầm trọng, phải thở ống Oxygen, hấp hối chờ trút hơi cuối cùng.


Nạn "chảy máu" vàng làm thất thoát 12 - 13 tỉ USD năm 2010 (Financial Times)




Trang facebook.com/dudoankinhte dịch từ Financial Times. Tham khảo nguồn ở cuối bài viết.
Vietnamese gold traders have sent billions of dollars worth of high-grade gold jewellery to be smelted in Switzerland over the past two years to circumvent government restrictions on bullion exports.

 

Before 2008, Vietnam exported minimal amounts of gold ornaments to Switzerland, which dominates the global gold smelting industry, turning items from rings to candlesticks into international standard bullion.

 

But that changed over the past two years, as Vietnam became Switzerland’s biggest single source of imported gold products, much of which ended up in the furnaces operated by leading refiners Argor-Heraeus, Metalor, MKS Finance and Valcambi.

Những nhà kinh doanh vàng tại VN đã gởi hàng tỉ đồng đồ trang sức bằng vàng cao cấp tới Thụy Sĩ để nấu chảy trong vòng hai năm qua nhằm ‘lách’ luật cấm xuất khẩu vàng miếng của chính phủ.

Trước năm 2008, Việt Nam xuất khẩu chỉ một lượng rất nhỏ lượng trang sức tới Thụy Sĩ, đất nước nổi tiếng với ngành công nghiệp nấu chảy vàng trên thế giới, để biến những chiếc vòng vàng đó thành thỏi vàng theo chuẩn quốc tế.

Nhưng mọi việc đã thay đổi nhiều trong hai năm gần đây, với việc Việt Nam trở thành nước cung cấp lớn nhất sản phẩm từ vàng nhập khẩu vào Thụy Sĩ; phần lớn vàng trong số đó sẽ kết thúc trong những lò nấu vàng của những công ty luyện kim hàng đầu như Argor-Heraeus, Metalor, MKS Finance and Valcambi.
Cameron Alexander, a senior analyst at GFMS precious metals consultancy, said: “In Vietnam, banks haven’t been able to export bullion freely, so they have made jewellery out of it so they can export it.

“There’s a loophole and people who need the dollars have taken advantage of it.”

Last year, Vietnam exported nearly 61 tonnes of precious metals – mostly gold products – to Switzerland, generating SFr2.6bn ($2.8bn), according to the Swiss Federal Customs Administration. In 2009, Vietnam exported 54 tonnes, generating SFr1.9bn, already well up from 3.2 tonnes valued at SFr71m in 2008. The figures do not include bullion, which is treated as “monetary gold”.

Cameron Alexander, nhà phân tích cao cấp tại GFMS, công ty tư vấn về kim loại quý, cho hay: “Tại Việt Nam, ngân hàng đã từ lâu không thể tự do xuất khẩu vàng thỏi, do đó họ phải chuyển đổi sang mặt hàng trang sức để có thể xuất khẩu ra ngoài.”

“Có một lỗ hổng pháp lý và những "ai" cần USD đang kiếm lợi từ nó.”

Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu gần 61 tấn kim loại quý -- hầu hết là sản phẩm từ vàng - tới Thụy Sĩ, trị giá khoảng 2.6 tỉ tiền Thụy Sĩ (SF), tức 2.8 tỉ USD, theo Cục Hải quan Liên bang Thụy Sĩ. Năm 2009, con số này là 54 tỉ vàng xuất khẩu, và 1.9 tỉ SF, tăng từ 3.2 tấn trị giá 71 triệu SF trong năm 2008. Thống kê không bao gồm vàng thỏi, vốn được xem như “vàng có giá trị”.
Hasan Demir, who works in the statistics department at Swiss customs, said: “Swiss firms enjoy an excellent reputation for smelting pure gold bars.

“The high level of the gold price at the moment, reinforced by the depreciation of the Vietnamese currency, has stimulated gold owners in Vietnam to sell their gold.”

In recent years, gold in Vietnam has tended to trade at a premium because of import restrictions designed to stem the flow of money out of the Vietnamese currency, the dong.

Anxious consumers and businesses have hoarded dollars and gold to protect against high inflation and devaluations of the dong. Economists believe Vietnam suffers from significant unrecorded capital flight.

Hasan Demir, nhân viện tại Phòng Thống kê, Cục Hải quan Thụy Sĩ, nói “Các công ty Thụy Sĩ danh tiếng thường được biết đến trong việc nung chảy những thỏi vàng tinh khiết.

Giá vàng ở mức rất cao hiện nay, cộng với yếu tố mất giá của VND, đã khiến cho nhiều người sở hữu vàng tại Việt Nam đem vàng đi bán.”

Những năm gần đây, vàng tại Việt Nam có xu hướng giao dịch với giá rất cao, bởi vì luật hạn chế nhập khẩu được ban hành nhằm kiềm hãm sự "chảy máu" của VND vào vàng.

Nhiều khách hàng và doanh nghiệp lo lắng cho giá trị tài sản của mình đã tích trữ USD và vàng nhằm chống lại tỉ lệ lạm phát cao và sự mất giá của tiền VND. Các nhà kinh tế học cho rằng Việt Nam đang bị tổn thất lớn do ‘chảy máu’ vốn (nguyên văn: capital flight) đáng kể.
The sale of gold jewellery to Switzerland has spiked on the rare occasions when the onshore gold price was lower than the international price, according to Nguyen Ngoc Que Chi, chief executive of Sacombank Jewellery Company, which is owned by a local bank as are many other jewellery and gold traders in Vietnam.

Many analysts say that government attempts to control Vietnam’s gold market have been counter-productive.

“When there are restrictions, people will always smuggle it in and over the last couple of years, we’ve seen a large proportion of gold coming in unofficially through Thailand, Laos and Cambodia, as well as pretty healthy flows from China,” said Mr Alexander.

Mua bán vàng trang sức tại Thụy Sĩ từng tăng vọt đột ngột trong một vài thời điểm hiếm hoi khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng quốc tế, theo Nguyễn Ngọc Quế Chi, tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sacombank, một đơn vị trực thuộc ngân hàng Sacombank cũng như những công ty vàng đá quý trực thuộc khác.

Nhiều nhà phân tích cho rằng nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát thị trường vàng tại Việt Nam hoàn toàn phản tác dụng.

“Nếu có sự ngăn cấm nào, thì người dân luôn luôn tìm cách buôn lậu nó và trong vòng vài năm trở lại, chúng tôi đã chứng kiến một lượng lớn vàng được nhập từ Thái Lan, Lào và Campuchia, cũng như dòng vàng khá lớn trôi vào từ Trung Quốc; tất cả đều theo ngạch không chính thức”, Alexander nói.
Official Vietnamese data show a net gold outflow of $2bn-$3bn per annum over the past two years, mostly to Switzerland. But statistics from the World Gold Council, a mining industry lobby group, suggest a net inflow of $2bn-$3bn per year, according to Scott Robertson, founding partner of Asia Markets Group, an advisory firm.

Analysts believe this discrepancy is the result of “capital flight,” with Vietnamese people selling dong to buy gold that has been smuggled in and does not appear in official statistics.

The International Monetary Fund’s analysis of the “errors and omissions” in government balance of payments data suggests that last year Vietnam suffered an unidentified outflow of $12bn-$13bn, around 12 per cent of GDP.

“Either the current account deficit is understated or capital inflows are overstated or there’s been resident capital flight which isn’t picked up in the official data,” said Benedict Bingham, the IMF’s senior representative in Vietnam.

“All three probably contribute to the problem but only the last is likely to explain such a big discrepancy. It’s basically residents shifting from dong into dollars and gold and keeping it out of the banking system.”

Dữ liệu chính thức từ Việt Nam cho thấy “chảy máu” vàng từ 2 đến 3 tỉ USD hàng năm trong hai năm gần đây, hầu hết đến Thụy Sĩ. Tuy nhiên, thống kê của Hiệp hội Vàng Thế giới, một nhóm cố vấn của ngành công nghiệp khai khoáng, ước tính khoảng 2 đến 3 tỉ USD “chảy” trở vào Việt Nam mỗi năm, theo Scott Robertson, sáng lập viên của Asia Markets Group, một công ty tư vấn.

Những nhà phân tích tin rằng tính không thống nhất trong số liệu là một kết quả của sự rút vốn (nguyên văn: capital flight), qua việc người dân Việt Nam bán VND để mua vàng do buôn lậu mang vào và không được ghi trong sổ sách chính thức.

Phân tích từ uỹ Tiền tệ Quốc tế IMF về những sai lầm và thiếu sót từ số liệu cán cân thanh toán, thương mại của chính phủ cho thấy rằng Việt Nam đang phải “gồng mình” trước nạn “chảy máu” vốn từ 12 tới 13 tỉ USD, chiếm khoảng 12% GDP vào năm 2010.

“Hoặc số lượng thâm hụt hiện tại trên giấy tờ thống kê bị làm nhẹ đi, hoặc số lượng vốn rót vào Việt Nam bị nâng khống lên, hoặc thậm chí có hiện tượng “chảy máu” vốn khỏi Việt Nam đến từ người dân nhỏ lẻ, vốn thường bị bỏ qua khi tính toán.” Benedict Bingham, phát ngôn viên cao cấp tại Việt Nam nói.

“Trong cả ba trường hợp trên, chỉ có trường hợp cuối cùng mới có thể lí giải vì sao xảy ra một lượng chênh lệch lớn trong thống kê về vốn. Đơn giản là người dân đang chuyển đổi từ VND sang USD hoặc vàng và giữ nó nằm ngoài hệ thống ngân hàng."

--

Nguồn: http://www.ft.com/cms/s/0/4aa15524-5964-11e0-bc39-00144feab49a.html#axzz1HwqHy7e2

Lưu ý: Phải có tài khoản, hoặc đăng ký (subscription) từ Financial Times để đọc.


Thứ Hai, tháng 3 28, 2011

Chi phí thực phẩm của người dân VN chiếm ít nhất 70% trên tổng thu nhập




Thêm nhiều mặt hàng hạn chế nhập khẩu (1)

This is UNBELIEVABLE, CP VN cạn kiệt ngoại tệ đến mức hạn chế nhập khẩu SỮA!!!

"...Theo đó, danh mục mới sẽ bao gồm các sản phẩm làm từ thịt, cá, sữa, rau, quả, rượu bia, ô tô, điện thoại di động, máy tính xách tay, nguyên phụ liệu thuốc lá... Trong đó, hạn chế nhập các mặt hàng sữa và kem chưa cô đặc/cô đặc, bơ..., đặc biệt, các loại xe ô tô được thiết kế chở người, SUVs và xe thể thao..."

Trung bình mỗi người Mỹ uống 84 lít sữa/ năm:

http://www.foodscience.uoguelph.ca/dairyedu/intro.html

Ngoài ra họ còn ăn cheese, ăn bơ.

Tính theo lượng này thì 90 triệu người VN phải uống 7,56 tỉ lít/ năm, hoặc 20,7 triệu lít, ngày.

VN sản xuất được bao nhiêu?

Nay còn "hạn chế" nhập sữa - theo tôi là điều CỰC KỲ NGU XUẨN - thì dân VN sau này sẽ bị còi cọc, thấp bé, co nhỏ lại, YẾU XƯƠNG.

Thôi tiêu rồi dòng giống Lạc Hồng.

Vài thế hệ nữa, người VN sẽ lại lùn thấp như hồi đầu thế kỷ 20, khi đó chiều cao trung bình của nam giới chỉ khoảng 1,6 m. (3)

--

Chi phí cho thực phẩm chiếm 34,3% tổng thu nhập: Giá cả làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng (2)

Dân nói ngay, đó là báo cáo láo:

"...Đó là báo cáo từ thống kê, còn thực tế tỷ lệ chi tiêu cho ăn uống cao hơn rất nhiều. Theo tính toán của chị Phạm Thị K.A (số 7 lô 7 khu dân cư Tân Quy Đông quận 7), tổng thu nhập của gia đình chị (gồm lao động chính là chị, cộng với lương hưu của bố và mẹ) vào khoảng 13 triệu đồng/tháng, nhưng riêng khoản tiền chợ cho 5 miệng ăn đã hết 10 triệu đồng/tháng, chiếm tới 70% tổng thu nhập (trong khi trước năm 2008 chi cho ăn uống chiếm khoảng 40%)..."

Một thống kê của Hàn quốc gần đây cho rằng người VN tiêu 82% thu nhập vào thực phẩm, theo tôi rất đúng.

Người VN có thu nhập bình quân khoảng $800/ năm, mỗi ngày $2,2, chi tiêu $1,8 vào thực phẩm, tức khoảng 37 ngàn đồng cho 3 buổi ăn, mỗi buổi trung bình 12.500 đồng.

Gia đình chị trên đây có thu nhập cao hơn trung bình, 13t/tháng x 12 = 156t/ năm, mỗi đầu người 31,2t/ năm.

Họ chi tiêu 2t/ đầu người/ tháng tức 66,6 ngàn đồng/ ngày/ người, gần gấp đôi mức trung bình tôi tính trên đây là 37 ngàn đồng/ ngày/ người.

Thực tế, nhiều công nhân chỉ lãnh 1,2t/ tháng, cho dù họ tiêu 82% vào thực phẩm thì cũng chỉ 980 ngàn/ tháng, mỗi ngày 32,8 ngàn đồng, kém hơn 1/2 so với gia đình chị K.A trên đây.

--

1. http://cafef.vn/20110329021859861CA39/them-nhieu-mat-hang-han-che-nhap-khau.chn

2. http://cafef.vn/2011032902395584CA33/chi-phi-cho-thuc-pham-chiem-343-tong-thu-nhap-gia-ca-lam-thay-doi-co-cau-tieu-dung.chn

3. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12031141 -- có tính chất tham khảo do số liệu của Philippines.


Stagnation + hyperinflation = Stagflation




KT VN đang bị STAGFLATION: nền kinh tế co cụm (stagnation) trong khi có siêu lạm phát (hyperinflation).

Giá vàng, USD có thể GIẢM nhẹ vào cuối năm do sức CẦU bị giảm, người ta làm ăn không ra tiền, bớt mua lại.

Khi nào xảy ra thì khó biết.

Giá hàng hóa sau khi tăng mạnh có thể giảm nhẹ cũng vào cuối năm, nhưng đó là cái giảm cực kỳ tai hại, tiêu biểu cho DEFLATION.

Kinh tế gia không sợ INFLATION, mà người ta sợ HYPERINFLATION và sợ NHẤT là DEFLATION.

DEFLATION là khi nền kinh tế tan rã, không ai còn có tiền mua hàng. Người ta nghèo đi cực độ, đói khổ khắp nơi, lan tràn.

Làm ăn không ra tiền thì phải quỵt nợ, làm sập hệ thống ngân hàng, tài chính.

Mọi việc đều có cái nhân, quả, cái nhân đây là 3 năm trước khi ông Dũng bắt đầu tung ra QUÁ NHIỀU VND.

Nay rút lại thì gây STAGFLATION và cuối cùng sẽ là STAGDEFLATION.

Sự thất bại KT định hướng XHCN của VN ngày càng hiện ra thấy rõ.


Chủ Nhật, tháng 3 27, 2011

Vật giá leo thang khắp mọi nơi

Hàng quán khốn khó vì giá thịt tăng vọt. 

Tăng giá bán, bớt khẩu phần ...là cách mà nhiều quán ăn hiện đang áp dụng.

http://cafef.vn/2011032708512683CA39/hang-quan-khon-kho-vi-gia-thit-tang-vot.chn

--

Giá gas lại tăng thêm 14.000 đồng

http://dantri.com.vn/c76/s76-467676/gia-gas-lai-tang-them-14000-dong.htm

"...(Dân trí) - Với lý do Petro Việt Nam ngừng cấp nguồn hàng từ Dung Quất, cộng với tình hình bất ổn trên thế giới khiến các tàu hàng chở dầu không nhập cảng đúng thời gian, các hãng gas đã đồng loạt tăng thêm 14.000 đồng/bình 12kg..."

- Để xem sau khi DQ mở cửa lại, nghe nói trong 2 tuần, giá gas có xuống lại không.

--

Đồng ý tăng 20% giá trần vé máy bay

http://dantri.com.vn/c76/s76-467652/dong-y-tang-20-gia-tran-ve-may-bay.htm

"...(Dân trí) - Mức tăng 20% giá trần vé máy bay vừa được Liên Bộ Giao thong Vận tải - Tài chính bàn bạc thông qua nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Dự kiến đến cuối tháng 4/2010, mức tăng này sẽ chính thức được áp dụng..."

Cost of doing business tăng, tính vào giá sản phẩm, giá du lịch, v.v... Ngành du lịch chắc chắn bị ảnh hưởng.

Nhớ lại lời ông NĐThúy nói ngay sau khi CP VN phá giá VND 10,3%: "Tăng tỉ giá sẽ KHÔNG làm tăng lạm phát".

--

Hàng bình ổn cũng tuyên bố tăng giá.

http://dantri.com.vn/c76/s76-465794/hang-binh-on-cung-tuyen-bo-tang-gia.htm

Hàng "bình ổn giá" của Vissan:

- Tăng 15% ngày 1/4;

- "Có thể" tăng thêm 10% ngày 15/4.

Món hàng giá 100 VND ngày 31/3, đến 15/4 sẽ có giá 126,5 VND.

Tăng 26,5% trong 15 ngày, trung bình 1,5%/ ngày.

Mà đây là các loại hàng "bình ổn" giá, được ưu tiên mượn tiền lời giá rẻ từ ngân hàng quốc doanh, ưu tiên giảm thuế, ưu tiên chở về không bị các công an "vịn" đòi tiền mãi lộ (vì họ cũng sợ bị lên báo).

Còn các loại không thuộc diện này thì còn lên giá đến mức nào, hoặc hàng bán tự do ngoài chợ.

--

CPI tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2010



http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=491

Vinashin: Một bài học đắt giá

Bài viết (*) được dịch bởi facebook.com/dudoankinhte; nhận xét, đánh giá đến từ tác giả khác.
When Vinashin, the now ailing Vietnamese state shipbuilder, raised about $1bn from international investors in 2007, everyone felt like a winner.

 

The company got the cash it needed to expand, the government demonstrated that Vietnam was integrating into the global economy, the investors got some much needed yield and the bankers got their fees (chiefly at Credit Suisse and Deutsche Bank). But, with the near-bankrupt company now unable to pay its debts and creditors frustrated at the lack of communication, Vinashin has become a case study in the perils of emerging market debt investment.

Khi Vinashin, mà lúc này đây là “con tàu chìm”, gây quỹ khoảng 1 tỉ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2007, mọi người cứ ngỡ đây là một thành công lớn.

Khi Vinashin có đủ lượng tiền mặt cần thiết để phát triển, chính phủ cho rằng đất nước Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, các nhà cầu tư cùng ngân hàng nước ngoài (chủ yếu là Credit Suisse và Deutsche Bank) đang kiếm ra những món lợi tức lớn, và những khoản phí từ thương vụ này. Tuy nhiên, công ty ở miệng vực phá sản không thể thanh toán các khoản nợ, cộng thêm việc phe chủ nợ đang rất lo lắng vì không có khả năng liên lạc được các quan chức có thẩm quyền, Vinashin đang trở thành một trường hợp điển hình cho hiện tượng đầu tư mạo hiểm vào thị trường mới nổi.
After failing in December to make a $60m repayment on a $600m loan arranged by Credit Suisse, Vinashin wrote to investors in a 1,000bn Vietnam dong ($48m) bond in January to tell them it was unable to make the latest coupon payment.

Coupon payments are due on other bond tranches over the next few months, including a 3,000bn Vietnam dong bond arranged by Deutsche Bank in 2007.

Vinashin, which nearly collapsed after amassing debts of more than $4bn while expanding into non-core activities, has appointed KPMG to advise on its restructuring and told Bloomberg it will report back to creditors by May or June.

Sau khi thất bại trong việc trả món nợ 60 triệu USD trong tổng số 600 triệu USD tiền nợ từ Credit Suisse vào tháng 12 năm ngoái, Vinashin đã viết cho các chủ nợ trái phiếu công ty trị giá 1000 tỉ VND (48 triệu USD) vào tháng 1 năm 2011, ám chỉ rằng công ty vẫn không thể chi trả hoàn toàn gói nợ đáo hạn trước đó (60 triệu USD).

Thêm vào đó, một khoản nợ khác sắp đáo hạn trong vòng vài tháng tới, bao gồm trái phiếu trị giá 3000 tỉ VND từ Deutsche Bank năm 2007.

Vinashin, gần như phá sản sau những khoản nợ chồng chất trị giá trên 4 tỉ USD trong lúc mở rộng kinh doanh vào những lĩnh vực không thuộc chuyên ngành, đã thuê KPMG tư vấn cơ cấu nợ và nói với Bloomberg rằng công ty sẽ ra thông báo cho các chủ nợ vào tháng 5, hoặc 6 năm nay 2011.
But impatient hedge funds holding part of the Credit Suisse-arranged loan or some of the dong bonds have approached lawyers in Vietnam to find out if they can exert legal pressure on the company to either make the missed payments and meet all future payments or possibly even restructure the debt.

“The lack of communication has disappointed creditors,” said one such hedge fund manager, speaking on condition of anonymity. “We are willing to sit down with the company and work out a restructuring but the company says we can’t meet you at this time. Some creditors have said they will take action. But how and when they will do it, I don’t know.”

Fred Burke, managing partner of law firm Baker & McKenzie’s Vietnam office, told beyondbrics that it is “inevitable that some sort of legal action will have to be taken if the various parties don’t work out a negotiated resolution within a couple of months”.

Tuy nhiên, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài, từ Credit Suisse hoặc những ai mua trái phiếu tiền đồng, đang tiếp cận với luật sự tại Việt Nam để tìm hiểu về khả năng gây áp lực pháp lí lên Vinashin do chậm trễ trả nợ lúc này, và có thể tất cả gói vay trong tương lai, hoặc thậm chí sau khi thỏa thuận lại nợ.

“Sự lẩn tránh liên lạc đã làm thất vọng chủ nợ”, một quản lí quỹ giấu tên cho hay. “Chúng tôi sẵn sàng ngồi xuống với công ty để thương lượng lại và tìm một giải pháp chung cơ cấu lại nợ, nhưng công ty từ chối, nói không thể gặp nhau trong thời điểm này. Vài chủ nợ cho rằng họ sẽ lên kế hoạch hành động, nhưng khi nào, và làm cụ thể ra sao, tôi không rõ.”

Fred Burke, quản lí của văn phòng tập đoàn luật Baker & McKenzie tại Việt Nam, cho tác giả biết là “không thể tránh khỏi một hành động pháp lý sẽ xảy ra nếu các bên không cùng nhau thương lượng, tìm giải pháp chung trong vòng vài tháng tới”.
Vietnam’s bankruptcy law conforms to international standards on paper, he said. “The question is whether judges and the courts have the capacity to stand up and implement it without pressure,” he added.

Hedge funds accept that the chances of successfully suing a large state-owned company in a Vietnamese court room are slim.

An additional problem is that there is no consensus among creditors on the best way forward. The hedge funds, some of whom are distressed situation specialists who picked up Vinashin debt in the secondary market, may be keen to increase pressure on the Vietnamese government to  help the troubled company pay its foreign investors.

Luật phá sản của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn thế giới về mặt lý thuyết, Fred nhận xét.  “Câu hỏi được đặt ra là liệu thẩm phán và tòa án có đủ khả năng đứng lên và thi hành luật lệ mà không vấp phải áp lực [chính phủ]”, Fred nói.

Một vướng mắt khác là các chủ nợ chưa có tiếng nói đồng thuận để giải quyết. Nhiều quỹ đầu tư, trong số đó có có những chuyên gia đang ‘dằn vặt’ vì đã chọn Vinashin trong một thị trường thứ cấp để cho vay, sẽ có thể không ngần ngại mà gia tăng áp lực lên chính phủ Việt Nam để giúp công ty Vinashin trả nợ cho nhà đầu tư nước ngoài.
But large banks like Credit Suisse and Standard Chartered, who are among the creditors of the $600m Vinashin loan, have long term business interests in Vietnam and are not quite so keen to clash with the government.

If the creditors have learnt some hard lessons about the perils of investing in a state-owned company in a secretive, communist-ruled country, the Vietnamese government has also been forced to come to terms with the realities of opening up the economy to foreign investors.

The congenial bankers in suits may arrange the debt but it is the Texas-based special situation funds and the Hong Kong-based vulture funds with whom you have to cut a deal when it all goes wrong.

Nhưng những ngân hàng lớn như Credit Suisse và Standard Charted, trong số nhiều chủ nợ của khoản vay 600 triệu USD, đang có nhiều kế hoạch kinh doanh tại Việt Nam trong tời gian dài, và không sẵn sàng lắm để ‘đối đầu’ với chính phủ.

Nếu chủ nợ đã học được một bài học thích đáng về việc cho vay mạo hiểm một tập đoàn nhà nước trong một chính phủ mờ ám, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thì nhà nước Việt Nam cũng đồng thời bị ép buộc có cái nhìn thực tế hơn khi bước ra ‘biển lớn’ và giao dịch toàn cầu với nhà đầu tư nước ngoài.

Các chủ nợ dễ tính trong nhóm có thể thương thảo lại gói nợ, tuy nhiên với những quỹ như quỹ đặc biệt từ Texas, hoặc quỹ ‘tất cả vì lợi nhuận’ tại Hong Kong, thì một khi có gì đó ko ổn, thì mai sau khó mà tiếp cận họ.

-----------------------------------

Thì ra, khi VINASHIN nói hồi tháng 1 họ "trả tiền lời" cho số nợ không tiền trả hồi tháng 12 năm ngoái, số tiền "tạm ứng" này chẳng phải bằng đồng xu teng USD nào, mà chỉ là "bond" (trái phiếu).

Sướng chưa, kiểu "tui làm vậy, anh làm gì tui, giỏi thì vô đây kiện tui đi".

Họ không có tiền trả bond (cha), liền... in thêm bond (con) ra trả tiền lời cho số bond cũ (cha) họ quỵt.

Rồi khi bond con đáo hạn, chắc họ sẽ in ra bond cháu trả tiền lời cho bond con họ không tiền trả.

Đúng là sản phẩm "đặc chế", sáng kiến chưa ai có, của cái gọi là KT thị trường theo định hướng XHCN.

-----------------------------------

Trong 70 ngày nữa thôi, đầu tháng 6, VINASHIN sẽ phải trả THÊM $60 triệu, đang khi họ làm ăn thế này:



Ngoài ra, còn món nợ 150 triệu USD Deutsche Bank dàn xếp năm 2007, sắp đáo hạn vài tháng tới, theo bài trên của Financial Times.

Như vậy, nếu muốn các accounts "current", VINASHIN phải chạy $120 triệu trả cho Credit Suisse, $150 triệu trả cho Deutsche Bank, thêm đủ loại tiền phạt.

Ai từng mượn nợ ngân hàng đều biết, như credit card, trả trễ 1 ngày, số tiền có khi chỉ 1 xu Mỹ, còn bị phạt $35. Nay VINASHIN trả trễ hạn $60 triệu từ tháng 12/2010, đến nay tiền lời, tiền phạt, lên gần bằng số này.

Có trên 20 chủ nợ trong món nợ Credit Suisse dàn xếp, theo bài trên, 1 số đã liên lạc với luật sư bên VN định thưa kiện VINASHIN.

Nhưng khó thắng nổi, bài trên công nhận, khó có quan tòa và tòa án nào dám xử, và thi hành bản án, cho dù các chủ nợ có thắng.

Do đó, một số muốn bỏ cuộc, "write off" để lấy tiền bảo hiểm, thường chỉ 80%, nhưng Chủ tịch VINASHIN thì nói: “Nói chung chủ nợ ủng hộ chúng tôi”  (**)

--

(*) http://blogs.ft.com/beyond-brics/2011/03/07/vinashin-a-lesson-for-investors-and-government/

(**) http://vneconomy.vn/20110326071228599P0C5/chu-tich-vinashin-noi-chung-chu-no-ung-ho-chung-toi.htm

Thứ Bảy, tháng 3 26, 2011

Năm 2011: Sẽ bơm ra 460.000 tỷ đồng vốn cho nền kinh tế




http://cafef.vn/20110326042624212CA33/nam-2011-se-bom-ra-460000-ty-dong-von-cho-nen-kinh-te.chn

Nói đúng hơn thì SẼ IN RA 460 NGÀN TỈ ĐỒNG, TƯƠNG ĐƯƠNG 22 TỈ USD.

Nói sao giá cả không lên kinh hoàng.

Và chẳng vào đầu tư nào cả - thử ai đi mượn tiền đầu tư mở nhà máy thử xem có được xu nào từ số tiền này - mà chỉ là vì THÂM HỤT NGÂN SÁCH KHỔNG LỒ.

Đây là tiền sẽ bơm xuống cho các cty, tập đoàn quốc doanh.

Ngay cả dầu khí VN xuất khẩu hàng năm 15 tỉ USD cũng la oai oái đòi phải được cho mấy ngàn tỉ đồng, trong khi tiền xuất khẩu dầu thô đem đi đâu mất tiêu hết.

Tha hồ mà giá tăng nhé, theo tôi lạm phát năm nay khó dưới 100%. Đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng thực phẩm ĐÃ tăng gần 100%.

Ở đó mà nghe họ kèo chài 5-7%, đúng là lời nói dối quen miệng.


Thứ Sáu, tháng 3 25, 2011

Các ngân hàng vừa và nhỏ đối mặt nguy cơ sụp đổ

Hôm nay nói chuyện với 1 anh bạn ở VN đang làm cho HDbank tại TPHCM thì mới biết được những tin tức cực kỳ kinh khủng.

Lãi suất qua đêm của các NH lên đến 28% nếu các NH nhỏ muốn vay của NH lớn. Điều này chứng tỏ các NH nhỏ đang có rất nhiều nợ xấu dẫn đến thiếu balance. Vì thiếu balance nên họ phải vay "qua đêm" để bù đắp vào báo cáo tài chính gửi cho NHNN.

Các DN vay tiền thì khoảng 22-26% tùy theo mức độ thân quen mà người ta gọi bằng cái tên mỹ miều là uy tín doanh nghiệp.

Cho vay tiêu dùng bị khống chế 2 tỷ 1 năm cho 1 chi nhánh NH ở khu CN. Vay sản xuất thì cũng rất dè chừng. Do đó, BDS năm nay không có cửa sáng trở lại, trong khi nhiều DN đáo hạn năm nay đang cực kỳ khó khăn. Sẽ không lạ nếu 1-2 tháng nữa có tin ông này bà kia trốn chạy hoặc tự tử.

Do lãi suất quá cao, các DN không thể đẩy mạnh SX, vì rất khó có lời. Do vậy, năm nay sẽ phải nhập, nhập và nhập (chủ yếu là buôn lậu qua biên giới TQ, Cambot). Cũng vì việc này, CP VN năm nay quyết tâm cấm buôn bán USD chợ đen gắt gao với lý do như thường lệ là rất mang tính "vì dân, vì nước" nhưng thực chất những người có thông tin, có điều kiện có cơ hội làm giàu rất nhanh từ việc vượt qua risk để kinh doanh USD chợ đen. Hiện giờ họ chỉ mua bán với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu nhập lậu.

Giá hàng nhập tăng thì không lý gì giá hàng tại VN ko tăng, trong khi chi phí đầu vào tại VN cũng bị tăng. Vì vậy, lạm phát tại VN không thể nhỏ hơn lạm phát tại TQ cộng với tỷ lệ lạm phát tiền USD + lạm phát tiền điện và một số nguyên nhân đầu cơ. Các bạn từ từ theo dõi tin tức thị trường thì sẽ thấy điều này hoàn toàn chính xác.

Trước nguy cơ nhiều NH đứng trước khả năng sụp đổ, do BDS sụp đổ, Thủ tướng Dũng và các cố vấn ngay lập tức ra các quyết định tức thời là cấm buôn bán USD và vàng tự do, nhằm hi vọng dân chúng sẽ chuyển kênh đầu tư sang BDS. Tôi xin nhắc lại các kênh đầu tư quan trọng:

1. đầu tư sản xuất

2. lướt sóng chứng khoán

3. mua vàng

4. mua đô

5. mua trái phiếu

6. gửi ngân hàng

và 7. mua bất động sản

Tình hình năm nay:

1.năm nay lãi suất 22-26% thì ko thể đầu tư sản xuất

2. chứng khoán bấp bênh do kinh tế vĩ mô bấp bênh, nạn làm giá nghiêm trọng

5 và 6. lãi trái phiếu và NH ko bù lạm phát nên không hút nổi vốn

do đó, chỉ còn 3,4 và 7 là kênh đầu tư khả dĩ ít nhất là bảo toàn tài sản.

Nay CPVN cấm 3 và 4, họ muốn dồn nhà đầu tư vào 7. Quả thật vậy, thị trường BDS tại HN có ấm lên chút đỉnh (chỉ 1 chút rồi lại tắt ngấm) vào tháng 3 vừa qua. Nhưng do ấm lên là từ nguồn tiền "nhàn rỗi" của những người còn kiếm được tiền tại HN năm ngoái, nên không đủ lực để đánh sôi động. Lý do quan trọng làm cho BDS kém vui là lãi suất quá cao, NH siết chặt cho vay BDS. Hi vọng vào 7 như vậy cũng tiêu tan.

Và do đó, kết cục năm nay sẽ rất kinh hoàng, hơn tất cả các năm trước đây kể từ 1992.

Cơn sốt vàng trên thế giới cho năm 2012 chỉ mới bắt đầu




CP VN sẽ lên cơn động kinh vì cơn sốt vàng của năm 2011 cho năm 2012.

Lý do, 2012 còn được gọi là Gold Dragon Year, Kim Long. Mức cầu về vàng sẽ gia tăng chóng mặt, hiện tại Ấn Độ và Trung Quốc đã ra tay trước và đang dẫn đầu về mức nhập khẩu vàng.
Purchases by China increased to 200 tons in the first two months of 2011, according to UBS AG (UBSN) on March 1. The nation imported more than 300 tons last year, People’s Bank of China Vice Governor Yi Gang said in Beijing Feb. 26.

http://www.bloomberg.com/news/2011-03-23/china-may-match-india-as-world-s-biggest-gold-consumer-on-amazing-demand-.html

Trong khi đó, dự đoán Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu là nhà tiêu thụ vàng kỷ lục cho năm 2011.
According to initial estimates by the Bombay Bullion Association (BBA), imports of gold by India is steady and strong and could hit a record of 800 tons this year.

“Gold import by India is going up every month despite the high gold prices. Strong jewellery sales and consumer investment demand for gold are the main drivers for the surge in gold imports,” a BBA official said.

http://www.commodityonline.com/news/India-gold-imports-to-hit-record-high-in-2011-37445-3-1.html

Nhu cầu vàng cho wedding của hai quốc gia này tuy khác biệt một chút, Ấn Độ thì dành cho "của hồi môn" và nữ trang "hạng nặng;" trong khi Trung Quốc, một mặt dùng vàng chống lạm phát, mặt khác để khuyến khích và đáp ứng nhu cầu của dân chúng về vàng trong năm Kim Long, mà vàng chính là biểu tượng bền vững trong hôn nhân, và quan trọng không kém là truyền thống tặng vàng cho đứa con trong năm rồng vàng - Kim Long.

Lưu ý, năm tới sẽ ứng với tử vi tốt cho con trai: Nam Nhâm - 2012 - Nhâm Thìn. Ai dự tính có con nên "canh" ngày tháng tốt đi là vừa. :)


Bộ máy Đảng, Nhà nước phình to quá mức




Hoàn cảnh Thủ tướng Dũng, thật không dễ dàng "chạy" 30 ngàn tỉ đồng / tháng chỉ để trả lương cho 15 triệu công nhân, viên chức, bộ đội, công an.

Đây là tính lương trung bình 2 triệu đồng/ tháng.

Ngoài ra còn biết bao chi phí cho các Ủy ban phường, quận, thành phố; thức ăn thực phẩm cho bộ đội; súng ống đạn dược; trả nợ quốc gia; cung tiền cho hàng trăm cty, tập đoàn oai oái đòi tiền; trả nợ giùm cho các cty tập đoàn quốc doanh không khả năng trả, như VINASHIN nợ 80 ngàn tỉ đồng các ngân hàng trong nước; v.v...

Tổng cộng chi phí hàng tháng, theo tôi, khó thể dưới 60-100 ngàn tỉ đồng.

Trong khi đó, tuy thu thuế rất nặng, nhưng không thể đủ số này.

Các năm trước, như cuối 2008 còn khoảng 27 tỉ USD, thì bán USD ra, lấy VND bù vào ngân sách, cùng lúc làm giảm đà tăng giá USD.

Nay do hết USD nên giá USD tăng, cùng lúc không có tiền bù vào ngân sách, nên PHẢI in tiền ra thật nhiều.

Do đó mà VND ngày càng rẻ, giá hàng hóa ngày càng tăng. Tăng không phải vì tăng giá gì, nhưng chỉ vì giá trị VND bị làm cho rẻ đi.

Cứ tưởng tượng VND là cổ phiếu do công ty Việt Nam, Inc. phát hành.

Cty này chẳng có giá trị gì vào năm 2011 cao hơn năm 2008, nhưng từ đó đên nay đã in THÊM quá nhiều cổ phần, thì giá trị mỗi cổ phần phải thấp đi.

Do giá trị mỗi cổ phần = giá trị Việt Nam, Inc / tổng số cổ phần đang lưu hành.

Chưa kể yếu tố tâm lý, suy đoán (speculation). Chỉ tính số cổ phần vật chất ĐÃ in ra, thì rõ ràng giá trị mỗi cổ phần PHẢI bị giảm đi thật mạnh.

Đó là rất logical.

Nhưng CP VN cứ đổ thừa bạn hàng "tát nước theo mưa". Theo tôi là KHÔNG chính xác chút nào, và có ý đổ tội, chạy tội.

Muốn giải quyết rất khó, trừ khi có cải tổ toàn diện hệ thống, chứ hoàn cảnh như trên tôi ghi ra thì không cách nào giải quyết với các phương tiện, phương cách, công cụ, hiện nay.


Vay ngoại tệ phải xin phép Thống đốc Ngân hàng Nhà nước



"...Quy định tại Thông tư 07 của Ngân hàng Nhà nước tái khẳng định quyền vay mượn ngoại tệ từ tổ chức tín dụng của cá nhân và các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (được gọi là người cư trú). Tuy nhiên, kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực (9/5 tới), các nhà băng sẽ chỉ xét cho vay đối với 2 nhóm mục đích được quy định.

- Trước hết là các khoản vay ngắn, trung và dài hạn của cá nhân, doanh nghiệp để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, khách hàng vay phải đảm bảo có nguồn ngoại tệ để trả nợ từ doanh thu sản xuất - kinh doanh, mua của tổ chức tín dụng cho vay hoặc được một ngân hàng khác đứng ra cam kết bằng văn bản.

- Nhóm mục đích thứ 2 được xét cho vay ngoại tệ là nhằm hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ để trả nợ vay từ nguồn thu. Trong trường hợp khách hàng vay nhằm mục đích sử dụng trong nước thì ngay sau khi được vay, khách hàng sẽ phải bán số ngoại tệ này ngay cho tổ chức tín dụng cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot).

Ngoài 2 nhóm mục đích nói trên, bất cứ một nhu cầu vay vốn ngoại tệ nào từ ngân hàng cũng cần phải có văn bản chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, so với các quy định về tín dụng ngoại tệ trước đây, Ngân hàng Nhà nước đã gỡ bỏ 3 nhóm mục đích được phép vay ngoại tệ, bao gồm:

- cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn,

- cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và

- cho vay để thực hiện các dự án xuất khẩu.

Ngoài ra, Thông tư mới cũng yêu cầu khách hàng vay ngoại tệ nhập khẩu phải có nguồn thu đối ứng để đảm bảo trả nợ..."

Luật càng nhiều, càng gắt, thì càng tạo điều kiện cho tham nhũng, đút lót, hối lộ, v.v...

Nhà đầu tư nước ngoài càng chạy khỏi VN, do môi trường kinh doanh quá xấu.

Nay, các ngân hàng tư nhân - cho dù là ngoại quốc tại VN như ANZ, HSBC - muốn cho vay ngoại tệ cũng bị cấm cản đủ điều, cho dù đây là ngoại tệ của riêng họ chứ chẳng ăn thua gì đến ngoại tệ của ngân hàng nhà nước.

Về phía người đi vay thì nay kẹt nặng, do luôn phải trả lại bằng ngoại tệ, và phải có giấy tờ bảo đảm sẽ trả lại.

"Chạy" 1 tờ "ngân hàng khác đứng ra cam kết bằng văn bản" thì đương nhiên phải chịu "chi", chứ ngân hàng nào bảo đảm không công.

Còn cái này mới là "độc chiêu": "Ngoài 2 nhóm mục đích nói trên, bất cứ một nhu cầu vay vốn ngoại tệ nào từ ngân hàng cũng cần phải có văn bản chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước."

Thế là cửa sau nhà ông Giàu phải mở thêm giờ, và cất rộng ra, để người ta xếp hàng vào xin "văn bản chấp thuận".

Năm Cam nói 1 câu rất hay: "[Tại VN] Điều gì không thể mua bằng tiền, thì có thể mua bằng nhiều tiền hơn nữa".


Chuyện vui cuối tuần




Hôm nay ngày 25/3, vnexpress cho ra đời 2 bản tin kinh tế rất 'ngộ nghĩnh', thể hiện 'bản sắc' của nền "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Đầu tiên là: Khoai, sắn dạo đắt gần bằng thịt (1)
Lên phố, các loại nông sản như ngô, khoai, sắn… bán rong bỗng dưng đắt khách và có giá. Vào những ngày trời đông giá rét, có những xe hàng rong kiếm được khoản lãi lên tới nửa triệu đồng mỗi ngày.

Chưa kể, trước đó có hàng loạt bài viết với tựa đề tương tự (2), như:

- Thu mua đồng nát, tậu nhà Hà Nội.

- Kinh doanh vỉa hè, kiếm tiền triệu.

- Lãi vài nghìn, thu nhập bạc triệu.

--

Cùng lúc đó có bài viết: Salon ôtô Hùng Dũng bị nghi vỡ nợ nhiều tỷ đồng (3)
..một số ngân hàng đến niêm phong xe để xiết nợ vì công ty vay tiền đến hạn nhưng chưa trả. Nhiều người khác cũng đến vây quanh đây để đòi nợ. Từ hôm đó đến nay, salon này luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài". Một người khác cho biết thêm, trước khi người đòi nợ đến vây hôm 21/3, salon này gần như không còn giao dịch gì.

Và hàng loạt sự việc tương đương trên nhiều tờ báo khác (4).

- Doanh nghiệp trong KCN Hiệp Phước đóng cửa vì điện tăng giá?

- Tạm ngừng hoạt động Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Lời kết: Có lẽ đây là kết quả của quá trình kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta hiện nay. Bán khoai, mua đồng nát, buôn bán vỉa hè.. thì lời bạc triệu, tậu nhà thủ đô; còn kinh doanh ôtô, nhà máy sản xuất trong KCN, lọc dầu (Dung Quất).. đành phải đóng cửa, phá sản, lỗ nặng.

--

(1) http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/03/khoai-san-dao-dat-gan-bang-thit/

(2) http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/03/thu-mua-dong-nat-tau-nha-ha-noi/

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/03/kinh-doanh-via-he-kiem-tien-trieu-moi-ngay/

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/kinh-nghiem/2011/03/lai-vai-nghin-thu-nhap-bac-trieu-1/

(3) http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/03/salon-oto-hung-dung-bi-nghi-vo-no-nhieu-ty-dong/

(4) http://www.sggp.org.vn/congnghiepkt/2011/3/253692/

http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Tam-ngung-hoat-dong-Nha-may-loc-dau-Dung-Quat/20113/136776.datviet


Hơn 40 nghìn tỷ trái phiếu chính phủ sẽ đáo hạn trong năm nay

http://cafef.vn/20110324024952532CA34/hon-40-nghin-ty-trai-phieu-chinh-phu-se-dao-han-trong-nam-nay.chn

Và đây:

Phiên đấu thầu TPCP ngày 24/3 hoàn toàn thất bại (1)

http://cafef.vn/20110324113335777CA34/phien-dau-thau-tpcp-ngay-243-hoan-toan-that-bai.chn

Không có 40 ngàn tỉ VND trả nợ cũ, đang khi năm ngoái phải bán 75 ngàn tỉ VND trái phiếu để bù vào thâm hụt ngân sách, do đó năm nay CP VN phải in ra ít nhất 115 ngàn tỉ VND chỉ vào vấn đề trái phiếu mà thôi (cùng với khoảng 10 ngàn tỉ VND thiếu hụt do không bán được trái phiếu--tham khảo 1--nhóm biên tập). 

=> Lạm phát sẽ càng to lớn khủng khiếp vào các tháng tới đây.

--------------------------------------------------

Tháng 4, khi có hóa đơn tiền điện, người ta sẽ thấy kinh hoàng. Do cách tính quái gỡ của EVN, rất khó biết đang xài bao nhiêu tiền điện cho đến khi nhận hóa đơn.

Dân và doanh nghiệp phải chạy đua nâng giá hàng hóa, dịch vụ để "gỡ" lại số tiền điện phải trả, và do tâm lý lo sợ không biết tháng sau còn có tiền trả tiền điện, mua thức ăn "đang tăng giá từng ngày, toàn quốc" (2) hay không, ai cũng lo gom góp với tâm lý phải kiếm tiền thật mau, thật nhiều, rồi mua vàng, USD cất giữ.

Thế là giá hàng hóa đã tăng lại càng tăng. Khi trước bạn hàng mua thịt giá 40 ngàn đồng/ ký, bán ra 45 ngàn, nay mua vào 100 ngàn đồng thì không thể bán ra 105 ngàn, mà phải 115, 120, vì vốn bỏ vào nhiều hơn, và cần nhiều tiền hơn để sinh sống.

PROFIT MARGIN do đó phải cao hơn, SAU KHI trừ mọi chi phí xăng, điện lên, nguyên vật liệu lên, lương nhân công lên.

Vào lúc này, ai còn bị bệnh, thì coi như điêu tàn.

http://dantri.com.vn/c728/s728-467427/thuoc-ngoai-tiep-tuc-tang-gia-tu-48.htm

Cộng lại bao nhiêu yếu tố thực có, tâm lý có, thì giá tăng kinh hoàng KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT.

-----------------------------------------------------

CP VN không phải không biết in tiền ra sẽ RẤT tệ hại, nhưng họ không còn cách nào khác, TRỪ việc tuyên bố phá sản.

Họ có mấy triệu lính và công an phải nuôi, biết bao tiền điện nước, chi phí, lương, cho quá nhiều "Ủy ban Nhân dân" phường, xã, khóm, thôn, ấp, làng, v.v...

Nhiều nơi, căn nhà huy hoàng lộng lẫy nhất trong làng là của ông Chủ tịch, kế đó là Ủy ban Nhân dân, và tồi tàn nhất luôn là các căn chòi của người làm ra sản phẩm cho xã hội, các nông dân làm thuê làm mướn.

Với 3 triệu đảng viên, không còn cách nào khác, mà PHẢI tiếp tục in tiền ra để nuôi bộ máy công quyền khổng lồ, giao chức vụ cho họ tự "kiếm thêm" vì tiền lương ít.

Tuy lương rẻ, nhưng nhân lên cho hàng chục triệu nhân viên, thì trung bình 2 triệu đồng/ tháng nhân cho 10 triệu người cũng lên con số kinh hoàng 20 ngàn tỉ VND/ tháng.

Thâm hụt ngân sách QUÁ CAO, bán trái phiếu (dùng tiền đang lưu hành quay vòng trở lại, KHÔNG tăng CUNG tiền) không được XU nào, CP VN sẽ bị BUỘC phải in tiền ra bù vào số này.

--

(1) https://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/phiên-đấu-thầu-trái-phiếu-chính-phủ-ngày-243-hoàn-toàn-thất-bại/198599033505811

(2) https://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/hệ-quả-từ-chính-sách-tiền-tệ-đang-lộ-rõ/197893470243034

Nhân dân Việt Nam đang tuyệt vọng !




Mua vàng, USD chỉ là vì TUYỆT VỌNG, và THẤT VỌNG mà thôi.

Tuyệt vọng là vì không còn cách nào khác để giữ giá trị tài sản cho bằng hiện tại.

Thất vọng là đối với các chính sách vĩ mô của CP. In tiền ra quá nhiều để tài trợ cho bộ máy công quyền quá lớn, tội lỗi là do bên Chính sách Tài khóa gây thâm hụt ngân sách quá nhiều, chứ thật ra không phải do bên Chính sách Tiền tệ.

In tiền ra, tuy do bên Tiền tệ làm, nhưng nếu bên Tài khóa không bị thâm hụt quá lớn thì bên Tiền tệ đâu cần in ra quá nhiều.

------------------------------------

Tương tự như vậy, nhiều người chỉ trích FED của Mỹ một cách sai bét, và "oan" cho FED. Bên CP Mỹ bị thâm hụt ngân sách gần 4 tỉ USD/ ngày, thì bên Tiền tệ, tức là FED, phải tung tiền ra cứu, mua Trái phiếu bị ế, chứ đâu phải FED tung tiền ra để trả lương cho nhân viên họ.

Nhưng FED tung ra ít thôi, như QE2 chỉ 600 tỉ USD, tức 4% GDP 15 ngàn tỉ USD.

Trong khi CP VN tung ra quá nhiều, tháng 11 năm ngoái tung ra 108 ngàn tỉ VND, trước Tết tung ra 130 ngàn tỉ VND, tức 238 ngàn tỉ đồng, tương đương 11 tỉ USD, tức hơn 10% GDP VN.

Đó chỉ là 2 đợt gần đây nhất mà báo đăng, chứ từ đó đến nay, sau khi bán 11 ngàn tỉ VND trái phiếu thất bại trong vài ngày qua, hẳn đã có tung THÊM VND ra.

------------------------------------

Như vậy bảo sao dân chúng không tự bảo vệ khỏi sự thu hồi của CP VN, do tung VND ra là một hành động cướp giật, làm số VND trước đó bị giảm giá trị, không khác 1 cty nào đó cứ tung THÊM cổ phiếu ra thị trường đang khi không dùng số tiền đầu tư vào đâu cả để làm tăng giá trị cty.

Giá trị THẬT không tăng, mà tiền mặt - một loại cổ phiếu - không ngừng tăng kinh hoàng, thì giá trị của tiền mặt (= cổ phiếu của công ty Việt Nam) bị giảm là PHẢI rồi.

Phải có một điểm cố định nào đó, một "point of reference", và đó là vàng, USD.

Nay CP VN muốn phá các points of reference này, muốn áp đặt VN làm căn bản, trong khi không có gì làm bảo đảm giá trị, vì chính CP VN đang phá giá trị VND hàng ngày qua việc in tiền, và trong quá khứ từng 4 lần phá sạch bàn cờ làm lại, qua ĐỔI TIỀN, thì làm sao còn ai tin vào VND?

------------------------------------

Mỹ có câu, "Fool me once, shame on you; fool me twice, shame on me". Ai gạt bạn 1 lần thì người đó phải xấu hổ, nhưng ai gạt bạn được 2 lần thì chính bạn phải xấu hổ, cho sự ngu ngốc của chính bạn.

CP VN từng ĐỔI TIỀN 4 lần, gạt dân 4 lần, thì nay nếu dân bị gạt lần nữa thì chính dân phải tự trách mình vì sự ngu ngốc x 4 của họ.

Ai giữ vàng, USD, chỉ là tránh bị ngu ngốc lần thứ 4 mà thôi.


Thứ Năm, tháng 3 24, 2011

Phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ ngày 24/3 hoàn toàn thất bại



"...phiên đấu thầu hôm nay thất bại 100%..."

"...Kể từ khi NHNN tăng lãi suất tái chiết khấu lên 12%, các phiên giao dịch trái phiếu gần như hầu hết đều thất bại, trước đó, phiên giao dịch ngày 24/2, phiên đấu thầu 6.000 tỷ đồng do Kho bạc Nhà nước phát hành kỳ hạn 3 năm, 5 năm và 10 năm chỉ bán được 825 tỷ đồng (tỷ lệ thành công 13,75%); phiên giao dịch ngày 17/3, Kho bạc Nhà nước tổ chức đấu thầu 3.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, 5 năm và 10 năm tuy nhiên chỉ có duy nhất 1 thành viên trúng thầu kỳ hạn 10 năm, lãi suất trúng thầu 11,5%, khối lượng bán 30 tỷ đồng (tỷ lệ thành công 1%)..."

(1)

Đúng 11 ngàn tỉ đồng kêu bán trong 3 đợt, được 855 tỉ, tức 7.7%.

Phen này CP VN lại phải in và tung ra 10145 tỉ VND, làm tăng lạm phát kinh khủng thêm.

Một khi gọi bán trái phiếu tức là kẹt tiền lắm rồi, như tại Mỹ coi mòi thấy "nguy" bán không được thì FED phải bỏ tiền ra mua dùm, để CP có tiền chi tiêu.

Số tiền ít thì tại Mỹ không cần phải tung thêm tín dụng, vì tự FED cũng có trong tay mấy ngàn tỉ USD lưu động. Chỉ khi quá lớn thì phải tung ra thêm, như 2 kỳ QE1, QE2 vừa qua.

Bên VN không có lệ này. Hễ bán không được thì in tiền ra, rất dễ giải quyết.

Lạm phát tăng thì "bóp" nhỏ lại, như trong tháng 3, ai tin lạm phát 2,17%, đang khi xăng tăng 20%, điện tăng mấy chục %, thực phẩm tăng "toàn quốc" từ 20% đến 80% theo báo Dân trí, có chứng minh hẳn hòi (2).

"Làm KT" tại VN rất dễ, ông Đặng Hùng Võ cũng làm được. Hình như ông này xúi người ta mua CK khi VN-Index còn 700.

--

Nguồn: http://cafef.vn/20110324113335777CA34/phien-dau-thau-tpcp-ngay-243-hoan-toan-that-bai.chn

(1) https://www.facebook.com/dudoankinhte/posts/203754959654041

(2) https://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/hệ-quả-từ-chính-sách-tiền-tệ-đang-lộ-rõ/197893470243034

https://www.facebook.com/dudoankinhte/posts/202119379811882


Nhận định giá vàng thế giới ngày 24.03.2011




Không biết, vì ai có thể đoán việc gì sẽ xảy ra bên Libya?

Ai đánh vàng ảo phải LUÔN LUÔN có trailing stop option, như tôi hiện đang đặt bán 1442, 1441, 1440. Giá đang 1447.

Qadhafi có 150 tấn vàng, chắc đang bán ra mua vũ khí, thuê lính đánh mướn, v.v... ==> VÀNG xuống.

TQ có thể tăng lãi suất, tăng dự trữ bắt buộc ==> VÀNG xuống.

Mỹ có thể cho ra QE3 sớm, làm giá USD giảm, ==> VÀNG TĂNG.

Ấn độ đang làm ăn khá, năm nay có thể dân bên đó - hơn 1 tỉ người - mua thêm vàng "đeo đỏ tay", cái vòng nào vòng nấy cả lượng ==> VÀNG TĂNG.

Tôi tính từng ngày, từng tuần là mệt, quá 1 tuần thì mức chính xác giảm dần.

-------------------

Tôi cho rằng VÀNG KHÔNG TĂNG, NHƯNG DO USD GIẢM, nên giá vàng tính bằng USD sẽ CÒN TĂNG MẠNH.

Mỹ không thể không tung ra QE3.

Không phải FED muốn đâu, nhưng bên Fiscal Policy gây ra quá nhiều thâm hụt ngân sách, Treasury bán trái phiếu không kịp, không đủ người mua, nên FED BUỘC phải mua cứu, nếu không thì CP đóng cửa.

FED không bao giờ phá sản, chỉ việc "cộng thêm" hơn chục con số 0 vào bên "assets" là xong, tự tăng tín dụng, lấy đó mua dùm treasurys của bên Treasury, vừa giúp khỏi ế, vừa giảm tiền lời.

Và như vậy, tiền Mỹ rẻ, gây lạm phát và giá MỌI loại hàng đều tăng chứ không riêng gì vàng.

Đây rất tai hại, nhưng FED không còn cách nào khác. Lỗi là do bên Fiscal policy, còn bên Monetary policy chỉ giúp nhẹ gánh chứ không thể hóa giải hết mọi tai hại của việc thâm hụt mỗi NGÀY gần 4 tỉ USD.


Nhận định sai lầm của Credit Suisse




Vietnam Inflation Climbs to 25-Month High, Adding Rate Pressure (*)

Và đây là nhận định SAI LẦM của Credit Suisse: This is the price they have to pay for doing things so late,” said Santitarn Sathirathai, a Singapore-based economist at Credit Suisse. “If they stick to their new course on monetary policy, we’ll probably start to see inflation come down toward the end of the year.”

Vì sao Credit Suisse sai lầm sơ đẳng như vậy?

Bởi vì họ KHÔNG HIỂU KT VN, như qua vụ VINASHIN mà họ vừa là Underwriter vừa là người cho vay.

- Tại các nước giàu mạnh, tăng lãi suất làm người dân bớt xài tiền - do đa số xài credit card bị tăng tiền lời - từ đó CẦU nhỏ lại, làm giảm giá hàng hóa. Các cty ÍT bị ảnh hưởng do họ có thể tăng tiền đầu tư qua việc bán cổ phiếu, kẹt quá thì bán bớt tài sản, hoặc rút ra từ tiền dự trữ;

- Tại VN rất khác, các cty không thể bán cổ phiếu dễ dàng do phải lo lót qua rất nhiều vòng, được "lên sàn" thì bán giá rẻ do nhiều cty ma quái lo lót tiền để được tăng số lượng cổ phiếu, làm giảm giá trị và giảm Index, nhà đầu tư chân chính bỏ chạy hết. Do đó, các cty phải mượn ngân hàng, tiền lời cao, giá hàng cao => LẠM PHÁT.

- Tại VN, người mua it khi mượn tiền mà mua được, do không ai có điểm tín dụng, rất ít người có thể mượn ngân hàng. Do đó, giá lãi suất tăng KHÔNG làm người ta tiêu thụ hàng ít đi - ai có tiền vẫn có thể mua, ai không có tiền thì giá cũ cũng không mua nổi.

- Do đó, tăng lãi suất tại VN không làm CẦU giảm đi, nhưng lại làm cho CUNG giảm đi, nói khác đi, CẦU > CUNG, do đó sẽ có LẠM PHÁT, chứ KHÔNG GIẢM PHÁT như Credit Suisse nói.

- BĐS VN là 1 ngoại lệ, không bán đến, tại đây tôi nói tầm VĨ MÔ mà thôi.

- Tình hình KT VN có nhiều điểm rất đặc biệt, các nhà phân tích ngoại quốc rất dễ bị sai lầm.

--

(*) http://www.bloomberg.com/news/2011-03-24/vietnam-inflation-climbs-to-25-month-high-adding-rate-pressure.html


Người tính không bằng TRỜI tính




Thế sự xoay vần, người tính không bằng TRỜI tính.

Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Á châu, Mr. Haruhiko Kuroda, người Nhật, vừa lên tiếng cho VN 2 tỉ USD, thì Nhật bị động đất lớn nhất trong hơn 100 năm.

Chỉ cần Nhật bị trận này trễ 1 tháng, thì VN khỏe re rồi, với 2 tỉ USD có thể kéo dài đến tháng 6, rồi tháng 9 ngáp ngáp sẽ có Việt kiều lục tục về ăn Noel, Tết, đem ngoại tệ về cứu.

Vừa lúc chiến sự gia tăng bên Libya, mà nói trước 1 chút thì do bên Egypt, và trước nữa là Tunisia.

Bên Tunisia do anh bán hàng rong bị lật sạp, mất tiền, hết tài sản, tức quá tự thiêu, làm dân chúng nổi loạn.

Rồi đang không Pháp có ông Tổng thống Sarkozy rất hăng, chứ gặp Jacques Chirac thì không có đánh vào Libya làm gì.

Mỹ sẵn vừa rút về từ Iraq, nên có dư bom đạn đánh qua Libya.

VÀ LÀM DẦU TĂNG, VÀNG TĂNG, và làm hại KT VN thêm khủng hoảng càng nghiêm trọng.

VÀNG, ĐÚNG NHƯ TÔI ĐOÁN (*) ĐÃ PHÁ KỶ LỤC XƯA NAY, VÀ ĐANG 1447.

Có thể tăng vọt trên 1450 rất mau, kế tiếp là 1500.

Dầu West Texas đang 107 USD/ thùng, dầu Brent crude VN nhập về đang ngấp nghé mức 120 USD/ thùng.

TẤT CẢ mọi việc trên thế giới, từ Nhật sang Libya, đều ĐANG HẠI CP VN.

--

(*) https://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/vàng-lập-kỉ-lục-thế-giới-giá-dầu-tăng-cao-nhất-kể-từ-82008/198351243530590


Huy động vàng trong dân để thế chấp vay ngoại tệ



..Các ngân hàng thương mại huy động vàng trong dân, sau đó gửi vào ngân hàng nước ngoài và dùng chính số vàng đó làm tài sản thế chấp để vay lại ngoại tệ của các ngân hàng nước ngoài.

"Tôi đã hỏi mấy ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và họ cho biết là sẵn sàng nhận vàng tiết kiệm của chúng ta làm tài sản thế chấp để cho vay USD. Nếu huy động tiết kiệm được 100 tấn vàng (khoảng 5 tỷ USD), thì chúng ta có thể vay 4 tỷ USD", ông Trúc cho hay.

Tin này (*) nói lên điều gì?

Hiện giờ CP không thể bảo lãnh cho các khoản vay của các doanh nghiệp bằng tín chấp nữa hay sao?

Điều này cũng có nghĩa là tín dụng của VN đang bị nước ngoài coi là gần như rác (không tin được, muốn vay là phải có thế chấp).

Tiếp theo nữa: NH vay 4 tỷ USD ở ngân hàng ngoại quốc với lãi suất 3% 1 năm.

Cho vay tại VN lãi suất 8-10% 1 năm. Tuy nhiên, chưa biết tỷ lệ nợ xấu ( không đòi được đúng hạn) là bao nhiêu % trong cơ cấu dư nợ bằng USD. Nếu tỷ lệ này khoảng 3% thì coi như NH tại VN ko có lời.

Nhưng NẾU các NH làm thế này thì nguy cơ vỡ nợ rất cao, do tình hình kinh tế rất bấp bênh. Nếu xuất hiện nguy cơ lạm phát kiểu Zimbawe, có sự thay đổi chính sách như đổi tiền thì khi đó dân sẽ rút vàng ồ ạt ra khỏi ngân hàng. Lúc đó vàng đâu mà trả?

Mà thực tế, do các NH Đã bán vàng mua USD từ năm ngoái, nên hiện tại dự trữ vàng đã không đủ để trả cho dân.

Để cứu hệ thống NH tham lam này, CP chỉ còn cách kết kim, kết hối.

Và đó cũng là đoạn kết cho quá trình "phát triển" kinh tế "thần kỳ" tại VN 10 năm qua.

--

(*) Nguồn bản tin: http://m.cafef.vn/20110323051115917CA34/hai-de-xuat-huy-dong-vang-trong-dan-cu.chn


Chính phủ Việt Nam đang kiệt quệ




Có một điều chắc chắn thế này, đó là "máu chảy ruột mềm", "một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ". Khi có biến động KT, sẽ có lãnh đạo tài giỏi ra giúp nước.

Tình trạng VN không biết ngày nào bị TQ, Nhật, Hàn quốc xâu xé nếu họ giúp VN qua Quỹ Dự trữ Khẩn cấp Á châu theo Hiệp ước Chiang Mai.

-----------------------------

Ba nước này hùn 30 tỉ USD cứu KT VN thì chắc chắn bên trong hậu trường họ có sự đòi hỏi khắc khe về lãnh thổ, chính thức hoặc đi đêm, bắt tay dưới gầm bàn.

Trên cương vị của họ thì đúng thôi, và công bằng, vì ai lại cho người bị phá sản mượn tiền, trừ khi phải có sự trao đổi nào đó? Số tiền này "ai cũng biết" là tiền cho không vì không phải như các quốc gia Á châu hồi 1997, khi đó họ chỉ tạm kẹt tiền trong thời gian ngắn, bị cash flow problem, mà thôi.

VN không có cash flow problem, mà bị BALANCE OF PAYMENT problem.

Cash flow problem có thể là cấp tính hay mãn tính, nghĩa là bị tạm thời "kẹt tiền, tuần sau có", hay "kẹt tiền vài tháng", v.v... Sẽ có tiền trả, nhưng kẹt chưa tới kỳ lương, kẹt có cái CD chưa đáo hạn, v.v...

Còn BALANCE OF PAYMENT thì nói đơn giản là THU << CHI, bị deficit triền miên, phải bù vào bằng các "windfall income" nào đó như bán dầu, nhận kiều hối, v.v... đều là các món tiền tạm thời và không chắc chắn.

Nay số "windfall income" này đang cạn kiệt, dầu Bạch Hổ gần hết, các mỏ khác rất ít và sẽ cạn mau; kiều hối đang giảm mạnh do các chính sách kỳ lạ gần đây, làm kiều bào chỉ gởi về tối thiểu chứ không gởi mạnh về để đầu tư, mua đất như các năm trước.

-------------------------------

Do đó, tình trạng thiếu ngoại tệ của CP VN ngày càng trầm trọng, nặng hơn từng ngày, từng giờ. Hôm nay đang có kế hoạch "mượn vàng" của dân, đem thế chân cho ngân hàng ngoại quốc, mượn USD trở lại.

Một quốc gia mà cạn kiệt ngoại tệ đến như vậy thì quả là đang bên bờ vực của sụp đổ tài chánh, kinh tế, ngân hàng.

CP VN biết tình trạng thập phần nguy khốn, nhưng không thể "stop the train", con tàu lửa đang rơi xuống núi, không thể thắng lại.

Vì lẽ, FISCAL POLICY của CP có quá nhiều sai lầm, lớn nhất là phải cưu mang rất nhiều cty, tập đoàn quốc doanh, nhiều việc phải xài như tài trợ hàng trăm triệu USD hàng năm cho các trường Quân y, bệnh viện Quân y rất tối tân, thuốc men và dụng cụ ngoại nhập đầy đủ dành riêng cho cán bộ đảng và gia đình.

Tại Mĩ, CP VN tài trợ cho phát sóng truyền hình miễn phí, trên diện tích nhiều ngàn km2.

-----------------------------------

Một đài phát thanh radio đã rất tốn tiền, huống chi 1 đài phát sóng TV, và tôi chưa thấy đài Mỹ nào dám phát trên diện rộng như vậy, cho dù họ có tiền quảng cáo rất lớn. Chương trình từ VN cũng rất công phu, nhiều phần bằng Anh ngữ hoặc có phụ đề Anh ngữ - và họ phát 24/7/365, không quảng cáo.

Người dân khó khăn cách thế nào mặc kệ, mượn tiền ASEAN + 3 bị chèn ép thế nào, thiệt hại biên giới, chủ quyền bao nhiêu mặc kệ, họ PHẢI tuyên truyền, PHẢI chăm sóc y tế cho cán bộ và gia đình, PHẢI nuôi cty, tập đoàn nhà nước trong đó có VINASHIN II.

CP VN đang kiệt quệ tài chánh, có thể làm liều quỵt hết vàng, ngoại tệ trong ngân hàng từ đó gây ra rối loạn kinh tế.


VN, TQ dự tính xây dựng khu mậu dịch tự do, miễn thị thực VISA



Bài viết do trang facebook.com/dudoankinhte chuyển ngữ (2)


Lời mở đầu: 12 tỉ USD nhập siêu từ Trung Quốc vẫn chưa đủ hay sao? (1) Đoạn cuối của bài viết là điều đáng lo ngại nhất khi Trung Quốc đã thành lập, xây dựng.. đầy đủ các trung tâm phục vụ nhu cầu xuất khẩu của họ, gây tổn hại nghiêm trọng đến kinh tế VN hiện đang khó khăn, cũng như dấy lên lo ngại về vài vấn đề quân sự, biên phòng.


NANNING, March 23 (Xinhua) -- China and its neighbor Vietnam are considering building a visa-free tourism zone on the border of the two countries, tourism authorities said Wednesday.


The visa-free zone will include Dongxing City in southwest China's Guangxi Zhuang Autonomous Region and Mong Cai City in northern Vietnam, said Yu Xiaojun, deputy chief of the Guangxi's tourism bureau.


Tourists, and their vehicles, from China and Vietnam will not be required to have a visa or permit to enter the zone, he said.


Trung Quốc và người láng giềng là Việt Nam đang cân nhắc quy hoạch khu vực du lịch miễn thị thực visa tại vùng biên giới phía bắc của hai nước, các quan chức du lịch cho biết vào hôm thứ tư.


Khu vực này bao gồm thành phố Dongxing (?) phía tây nam thuộc khu tự trị Quảng Đông (Guangxi Zhuang) và thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Yu Xiaojun (?), phát ngôn trưởng cục du lịch Quảng Đông tiết lộ.


Khách du lịch và phương tiện, bất kể từ Trung Quốc hay Việt Nam, sẽ không cần thị thực visa hoặc giấy tờ nhập cảnh để ra vào khu vực, ông ta cho hay.


The two cities have already worked out a blueprint, currently awaiting both countries' approval, Yu said, without giving a time frame.


Once given the go ahead, the project will take five to ten years to take shape, said Zhu Shengyong, Party chief of Dongxing City.


Cả hai thành phố đều đã bắt tay thiết kế đề án, và hiện đang chờ đợi sự chấp thuận từ cấp chính phủ tuy không có thời gian biểu cụ thể, Yu tiếp tục.


Một khi được cho phép, dự án sẽ mất khoảng năm tới mười năm để quy hoạch, Zhu Shengyong (?), bí thư Đảng ủy tại thành phố Dongxing nói.


On Monday, Dongxing City completed the construction of the largest marketplace on the China-Vietnam border, which is located on the east bank of the Peilum River, facing Mong Cai.


The 51-hectare market, costing 2 billion yuan (305 million U.S. dollars), includes border trade wharfs, import and export facilities and various commodity markets.


In 2010, China and the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) established the China-ASEAN Free Trade Area, which eliminates tariffs on 90 percent of products traded between China and ASEAN member countries.


Vào hôm thứ hai vừa qua, thành phố Dongxing vừa xây dựng xong khu thương mại lớn nhất tại biên giới hai nước, nằm ở bờ phía đông sông Peilum, đối diện với thành phố Móng Cái (bờ phía tây).


Khu chợ rộng 51 héc ta, tốn khoảng 2 tỉ đồng nhân dân tệ (tức 305 triệu USD), bao gồm một hải cảng vùng biên giới, và những cơ sở vật chất, kho hàng phục vụ nhu cầu xuất, nhập khẩu khác.


Vào năm 2010, Trung Quốc và ASEAN đã thành lập vùng tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc, vốn loại bỏ những khoản thuế phí trên 90% các mặt hàng giao dịch giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.


--


(1) http://news.xinhuanet.com/english2010/china/2011-03/23/c_13794267.htm


(2) http://vneconomy.vn/20100520114755432P0C10/nhap-sieu-tu-trung-quoc-xu-huong-va-canh-bao.htm



Thứ Tư, tháng 3 23, 2011

Đang có kế hoạch "kiểm kê tài sản"?



"...Nếu huy động tiết kiệm được 100 tấn vàng (khoảng 5 tỷ USD), thì chúng ta có thể vay 4 tỷ USD..."

Chữ "huy động" có nhiều nghĩa. Có thể là "mượn tạm, Tết Công gô sẽ trả", có thể cho lãi suất cao.

Nhưng như vậy CP VN phải trả 2 lãi suất, 1 cho dân, 1 cho ngân hàng ngoại quốc.

Hơn nữa, chỉ mượn ra 80% giá trị (thế chân 5 tỉ, mượn 4 tỉ). Ví dụ trả cho dân 2% tiền lời, thì đó là 2 tấn; trả cho ngân hàng ngoại quốc 5% x 4 tỉ USD = 200 triệu USD.

Cho dù vàng không lên giá thì phải trả tiền lời cho dân tương đương 100 trệu USD (cho 2 tấn) + 200 triệu USD cho ngân hàng ngoại = 300 triệu USD.

Vậy là tiền lời 300 triệu USD / 4 tỉ USD = 7,5%.

Nhưng cách này có cái nguy là nếu vàng lên giá, như năm ngoái lên 25%, thì số tiền phải trả cho dân là 125 triệu USD, nâng tiền lời lên 8,1%.

Vả lại, khó "huy động" 100 tấn với giá tiền lời 2%, và ngoại quốc cho vay có thể cao hơn 5%.

Nếu nâng giá tiền lời thì nguy cơ default càng cao.

Cái nguy của dân là, nếu CP VN không có tiền trả lại cho ngân hàng ngoại quốc, thì dân mất hết vàng, hoặc có Kết kim.

Xưa nay chưa từng ai đi kiện ông VUA mà thắng.

--

Nguồn trích dẫn: http://www8.vnmedia.vn/newsdetail.asp?newsid=216744&catid=26


Giá dầu tăng cao nhất kể từ 8/2008




Vàng đóng cửa phá kỷ lục từ xưa đến nay, tuy chưa bằng mốc 1444 vài tuần trước (khi đó xuống lại ngay):

http://www.marketwatch.com/story/gold-inches-higher-copper-rallies-2011-03-23?siteid=yhoof

Dầu lên cao nhất kể từ khủng hoảng 2 năm rưởi trước:

http://www.reuters.com/article/2011/03/02/us-markets-oil-idUSTRE71192R20110302

VN lại bị thâm hụt ngoại tệ nặng nề do phải nhập dầu giá cao.

Vàng lên giá sẽ kéo theo hàng loạt hàng lên giá, do nhiều hàng hóa tại VN đặt trên bản vị vàng.

Hàng loạt tin xấu cho VN, đổ về dồn dập, như có bàn tay Thượng đế sắp xếp vậy.


Hệ thống tài chính có nguy cơ phá sản

Bài viết do trang facebook.com/dudoankinhte chuyển ngữ. (*)

Vietnam’s spiral of credit and devaluation
Vietnam recently devalued its currency to about 21,000 dong to the US dollar. At the end of 2008, the rate was 17,000 — a decline of 24 per cent in about two years. In fact, it is worse since the ‘free market’ rate is over 22,000, and many people wanting dollars need to pay that rate. That rate would make it nearly 30 per cent depreciation. Since interest rates on dong bank deposits are only about 15 per cent, it seems safer to keep dollars under the mattress than dong in the bank.

Việt Nam hiện nay đang phá giá đồng nội tệ xuống khoảng 21,000 VND cho $1 USD. So với cuối năm 2009, tỉ giá khoảng 17,000 -- suy giảm 24% chỉ trong vòng 2 năm. Hơn nữa, đây là thời điểm đen tối nhất khi tỉ giá thị trường 'chợ đen' vượt 22,000, và nhiều người có nhu cầu mua USD đành phải mua theo mức giá trên. Tại mức giá đó (22,000), VND bị xem như mất đi giá trị trên 30%. Kể từ khi lãi suất tiền gửi VND tại các ngân hàng chỉ khoảng 15%, cất giấu USD dưới nệm có vẻ an toàn hơn gửi USD vào ngân hàng.
While most Asian nations are worrying about excessive capital inflows and currencies that will be too strong to support exports, Vietnam is in the position of having almost run out of foreign exchange reserves — the exact amount is secret but probably worth six weeks of imports and half of reserves a year or so ago. Its bond rating is sinking deep into junk bond territory with a negative outlook. One of its premier state enterprises, the ship builder Vinashin, is functionally bankrupt and unable to make interest payments on its external debt — debt that the lenders thought had official backing. Inflation is officially running at 1 per cent a month but was probably more like 15–20 per cent last year. Why is Vietnam, a nation with a bright outlook and a record of rapid growth, so troubled?

Trong lúc hầu hết các quốc gia châu Á đang lo ngại về tình trạng vốn đầu tư nước ngoài tăng vượt bậc, và đồng nội tệ có giá trị quá cao để làm lợi cho xuất khẩu; thì tình hình tại Việt Nam trái ngược hoàn toàn với việc nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia gần như cạn kiệt -- con số chính thức luôn được giữ bí mật kĩ lưỡng, nhưng thực tế chỉ khoảng tương đương 6 tuần nhập khẩu, giảm gấp đôi so với những năm trước đó. Trái phiếu quốc gia càng lúc càng mất giá trị, gần chạm tới mức "rác" (nguyên văn: junk) với một viễn cảnh tăm tối. Một trong những tập đoàn nhà nước hàng đầu, tập đoàn đóng tàu Vinashin, về nguyên tắc đã chính thức phá sản do không thể trả lãi đúng kỳ hạn đối với số nợ từ bên ngoài -- khoản nợ mà các nhà đầu tư nước ngoài tưởng đâu rằng được bảo lãnh bởi chính phủ. Lạm phát được công bố là 1%/tháng, nhưng trên thực tế thì gần như 15 - 20%/năm hồi năm ngoái 2010. Tại sao Việt Nam, một quốc gia với nhiều triển vọng và một lịch sử tăng trưởng thần kỳ, lại đang sa vào vũng lầy?
There are several reasons. One is that the Party has a policy of state enterprises having a ‘leading role’ in development. In practice, this has meant giving them near-monopoly power, cheap land, credits and government contracts in varying combinations. Abou half of all enterprise capital increases since 2004 have gone to state enterprises, but they accounted for only a quarter of output growth and had employment fall by several hundred thousand jobs. This waste of capital has been compounded by pouring money into dubious infrastructure projects that are often premature, overly expensive or just not needed. These bad choices were somewhat easier to take when debt was low and low-cost donor funds made the lack of productivity less painful.

Có vài lí do chính. Thứ nhất, Đảng cầm quyền cho rằng doanh nghiệp nhà nước là đội ngũ tiên phong để phát triển kinh tế. Nhưng trên thực tế, điều này gần như việc cung cấp tình trạng độc quyền kinh doanh, hỗ trợ đất đai giá rẻ, ưu tiên bảo lãnh tín dụng và các hợp đồng từ chính phủ trong nhiều hạng mục khác nhau. Hơn phân nửa số tập đoàn đăng ký tăng vốn điều lệ đều là các tập đoàn nhà nước, mặc dù chỉ đóng góp khoảng một phần tư tổng giá trị tăng trưởng, và song song đó, các tập đoàn nhà nước cũng đã sa thải hàng trăm ngàn nhân công. Nguồn vốn quý giá từ nhà nước đang bị lãng phí trong các hệ thống cơ sở vật chất mà hiệu quả thì mơ hồ, không rõ ràng, thậm chí không cần thiết, và giá trị công trình thường bị đội lên nhiều lần. Hậu quả của những công trình lãng phí như trên có thể không đáng kể nếu nợ quốc gia còn thấp, vốn viện trợ ODA dồi dào.
Since Vietnam has become a ‘middle income’ nation, it is getting less super-cheap aid loans and its borrowing has risen each year. In addition, domestic credit has grown at an astonishing 30 per cent a year since 2000, doubling every 30 months. A lot of this credit has found its way into real estate and development loans. Land in Hanoi recently changed hands at $10,000 a square metre, higher than in Beijing. Land is a preferred investment for money ‘earned’ in dubious ways, as it is not taxed after it is purchased nor is it centrally listed. It seems safer to many Vietnamese than bank accounts with negative interest rates or a stock market that is less than half now than it was in 2007. Land rental or sales also help provinces with revenue for local expenses — so even an honest provincial chief likes high land prices. But high land prices distort urban growth and the lack of a real estate tax means that cities are chronically short of funds for needed services or investments like subways — which are needed because the high land prices push developers to build tall buildings, which generate traffic.

Tuy nhiên, kể từ khi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, lãi suất phải trả từ nguồn vốn viện trợ mỗi lúc một tăng cao và số lượng tiền vay của Việt Nam ngày một lớn. Thêm vào đó, chỉ số tín dụng quốc gia đã gia tăng ở một mức đáng ngạc nhiên là 30%/năm kể từ năm 2000, tức gấp đôi sau mỗi 30 tháng. Rất nhiều trong số tín dụng này đã chạy vào thị trường bất động sản và các khoản vay phát triển. Bất động sản tại Hà Nội hiện nay đang được giao dịch với giá $10,000 USD/mét vuông, cao hơn cả Bắc Kinh. Bất động sản là kênh đầu tư yêu thích cho dòng tiền được "kiếm" ra một cách mờ ám, vì không bị đánh thuế khi mua bán cũng như không hề được coi trọng trong danh mục thuế. Đầu tư bất động sản được cho là an toàn hơn thay vì gởi tiết kiệm với một lãi suất âm so với lạm phát, hay trong thị trường chứng khoán vốn đã giảm hơn phân nửa kể từ năm 2007. Mua bán, cho thuê đất ngoài ra còn đem lại cho nhiều tỉnh nguồn thu từ các chi phí đi lại, giao dịch -- do vậy, ngay cả chủ tịch tỉnh nào thật thà nhất cũng thích thú khi giá đất tăng cao. Giá trị bất động sản cao gây tác hại tiêu cực đến việc phát triển đô thị một cách cân đối, và nguồn thu ngân sách bị thất thoát từ những thương vụ bất động sản có giá trị tạo nên một lỗ trống cho nguồn quỹ phát triển các dịch vụ khác, ví dụ như hệ thống giao thông công cộng -- vốn rất cần thiết bởi vì thị trường bất động sản đã khiến nhiều nhà đầu tư xây dựng nhà cao tầng, tăng mật độ giao thông.
The lack of trust of ordinary Vietnamese in their own currency shows up in ‘errors and omissions’ in the balance of payments. They sell dong and buy gold or dollars when they can — that entry was $9 billion in 2009 and probably higher last year. Shaky estimates put private gold and dollar holdings in the tens of billions of dollars. The upside of this is that there is plenty of capital if the government institutes sensible policies and rebuilds trust. The downside is that people are cynical and the government seems to ‘forget’ about stability once things calm down and returns to its inflationary practices. Because a slowdown in credit growth would pressure many developers and banks that extended loans with over-priced land as collateral, there is some serious prospective pain in staying with a low-inflation course. On the other hand, with both foreigners and its own people becoming less willing to extend credit, there are diminishing returns from printing money. With credit at 130 per cent of GDP (it was only 30 per cent in 2000), the game is nearly up. Either credit grows only a little faster than real GDP or it creates inflation.

Sự mất niềm tin vào đồng nội tệ của chính người dân Việt Nam cho thấy sai lầm và thiếu sót trong cán cân thanh toán. Người dân bán đi tiền VND, và mua vàng, USD bất cứ khi nào có thể - dữ liệu cho thấy con số này vào năm 2009 là 9 tỉ, và có thể cao hơn trong năm 2010. Các ước tính không chính thức dự đoán số lượng vàng và USD đang tồn đọng trong dân lên đến hang chục tỉ USD. Tin tốt là chính phủ hiện có nguồn vốn dồi dào từ dân chúng nếu biết cách xây dựng long tin và ban hành các chính sách thực tiễn, hiệu quả. Tin xấu là người dân hiện nay rất hoài nghi về việc đó, và chính phủ thường chỉ chú trọng vào con số tăng trưởng, khiến lạm phát khó kiểm soát mà quên đi yếu tố ổn định lâu dài. Vì một khi phát triển tín dụng được kiềm chế một cách quyết liệt, lạm phát giảm thì nhiều nhà đầu tư và ngân hàng tài trợ sẽ bị áp lực lớn do các khoản vay quá hạn bị ngâm trong những dự án bất động sản, tạo nên một viễn cảnh không mấy tươi sang. Mặt khác, nhà đầu tư nước ngoài và thậm chí người dân VN đều không sẵn sàng mở rộng tài khoản tiết kiệm, hoặc kéo dài thời gian vay đáo hạn cho các ngân hàng (nguyên văn: extend credit). Do đó, tỉ lệ xoay vòng vốn của đồng tiền giấy suy giảm rõ rệt. Với tín dụng lên đến 130% GDP (tăng từ 30% GDP năm 2000), cuộc vui đang dần tàn. Hai hoàn cảnh đặt ra là: hoặc tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn GDP thực, hoặc lạm phát sẽ phi mã.
The path ahead is not clear. Some still do not see how deep a hole has been dug and want to keep digging. The state enterprises, banks and emerging plutocrats do not want to stop dancing and they have immense influence. An IMF loan with real conditions is one option. A loan from Asian neighbours (perhaps through the ill-defined Chiang Mai accord) is another. But the days of the government being able to create credit, use it poorly and persuade others to give it the benefit of the doubt are over.

Tương lai phía trước đối với Việt Nam hiện không rõ rang. Vẫn còn quan điểm chưa nhận ra được sự nghiêm trọng của vấn đề và đang tiếp tục xoáy sâu vào luận điểm ngược lại. Doanh nghiệp nhà nước, ngân hang cùng những nhà tài phiệt mới nổi đang tận hưởng nhiều đặc quyền kinh tế, do đó chưa sẵn sàng từ bỏ nó. Một khoản vay thật sự từ IMF vốn luôn kèm theo điều kiện cải cách là một trong những cứu cánh. Lối thoát còn lại là từ khoản vay từ những nước láng giềng châu Á khác (có thể kí giao kèo bí mật dựa vào hiệp ước ASIAN 3+, tức gói cứu trợ tài chính Đông Nam Á do ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đóng góp chính [*]). Dẫu sao đi chăng nữa, những tháng ngày mà chính phủ có khả năng tăng tín dụng (thông qua vốn vay, vốn ODA..), sử dụng một cách lãng phí và theo đuổi những chính sách không rõ ràng để xoa dịu nghi ngờ về hiệu quả, nay đã qua rồi.

--

[*] Tham khảo thêm: https://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/nguy-cơ-ngoại-giao-quốc-phòng-từ-các-gói-viện-trợ-kinh-tế-của-tq-hàn-quốc-và-nhậ/198116920220689

(*) Tựa bài do trang facebook.com/dudoankinhte đặt. Mọi hành động phổ biến nội dung đều được khuyến khích. Việc để lại nguồn bản dịch tại facebook.com/dudoankinhte là tùy chọn.

Nguyên bản bài dịch từ: http://www.eastasiaforum.org/2011/03/10/here-we-go-again-vietnams-spiral-of-credit-and-devaluation/