Thứ Năm, tháng 3 31, 2011

Việt Nam: Nợ ngập đầu, dân nghèo bị bỏ rơi




Bài viết Vietnam: dept woes từ Financial Times, trang facebook.com/dudoankinhte chuyển ngữ.
Concerns about the sizable external debt in Vietnam are often framed in terms of the impact on the ability of the government and businesses to continue borrowing at affordable rates.

But it is the poor that will really lose out unless Vietnam takes “urgent” action to reduce its large trade and budget deficits and stop foreign debt increasing further, a United Nations adviser warned in Hanoi on Tuesday.

Cephas Lumina, a Zambian human rights lawyer and the UN’s independent expert on the impact of foreign debt on human rights, told reporters that if the government continues to increase overseas borrowing in order to cover the trade and budget deficits, it will “come under increasing pressure to choose between servicing its debt and social investment.”

Lo ngại về nợ nước ngoài khá lớn của Việt Nam thường được nhìn nhận về ảnh hưởng lên khả năng của chính phủ và các doanh nghiệp tiếp tục vay mượn nợ với một lãi suất phù hợp.

Nhưng cuối cùng thì người dân nghèo luôn luôn là đối tượng bị thiệt hại, trừ phi Việt Nam thực hiện “quyết tâm” ngay tức khắc kiềm chế thâm hụt thương mại và ngân quỹ, cũng như chấm dứt vay nợ nước ngoài tăng cao hơn nữa, cố vấn của LHQ tại Hà Nội cảnh báo vào hôm thứ ba.

Cephas Lumina, luật sư nhân quyền người Zambia, và là chuyên gia độc lập của LHQ chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của nợ nước ngoài với các vấn đề nhân quyền, nói với phóng viên rằng nếu chính phủ vẫn tiếp tục mượn tiền từ nước ngoài nhằm bù vào số lượng thâm hụt thương mại và ngân quỹ đó, thì “áp lực sẽ gia tăng giữa việc tìm cách trả nợ và đầu tư vào an sinh xã hội.”
“The government indicated that it will try its best to ensure there is no reduction in social spending,” he said. But if it is unable to do so, then the level of healthcare, education and social security provision will suffer, he said.

Part of the problem in Vietnam is a lack of financial transparency, said Lumina, who has just completed a nine-day trip to the Southeast Asian nation.

After meeting with various government departments, local research bodies and multi-lateral organisations such as the International Monetary Fund, he said he had received “mixed messages” about the scale of Vietnam’s foreign debt, which the government said was 42.2 per cent of GDP last year.

He noted that official foreign debt figures do not necessarily include borrowing by state-owned enterprises, which he considered to be “contingent liabilities” – although the government’s refusal thus far to bail out foreign investors holding debt in Vinsahin, the troubled state shipbuilder, perhaps suggests otherwise.

“Chính phủ cho rằng sẽ nỗ lực hết sức để không phải cắt giảm chi tiêu cho an sinh xã hội”, ông nói. Nhưng, nếu nỗ lực không thành, thì các dịch vụ y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Một phần nguyên nhân là do sự thiếu minh bạch trong vấn đề tài chính của Việt Nam, Lumnia nói, sau khi hoàn tất chuyến công du 9 ngày tới đất nước Đông Nam Á này.

Sau khi gặp gỡ với các bộ ngành, đoàn thể, các viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế như IMF, Lumnia cho rằng ông đã nhận được những thông tin lẫn lộn về mức độ nợ nước ngoài của Việt Nam, vốn được chính phủ thông báo là chiếm 42.2% GDP hồi năm ngoái.

Lumnia lưu ý rằng nợ nước ngoài có thể không bao gồm nợ vay từ các tập đoàn nhà nước, mà theo ông chính phủ phải có “trách nhiệm liên đới” - dù chính phủ đã phủ nhận và từ chối giúp trả nợ giùm Vinashin, một công ty đóng tàu của nhà nước, cho các nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp ngược lại (tức Vinashin trả nợ cho chính phủ).
Lumina argued that government finances would face extra pressure because remittances, which were equal to nearly 8 per cent of GDP last year, may shrink because many of the workers sending money back to Vietnam are based in the countries that have been hardest hit by the global financial crisis.

As part of a package of measures designed to refocus economic policy on stability rather than growth, the Vietnamese government has said that it wants to reduce the budget deficit from around 6 per cent of GDP last year to less than 5 per cent this year.

Nguyen Dinh Cung, deputy director of the government’s Central Institute for Economic Management, said at a business forum on Monday that the government would have to do more to convince investors that it is serious about fiscal tightening.

“The budget deficit must be cut to 3.5 per cent of GDP if we want to send a message to the market,” he said.

Lumina cho hay, tình hình tài chính của chính phủ có thể đối mặt với một áp lực khác từ số tiền kiều hối, chiếm khoảng 8% GDP năm 2010, thu hẹp lại do nhiều công nhân xuất khẩu lao động (và Việt kiều) tại những nước mà tình hình khủng hoảng kinh tế vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc, sẽ gửi tiền về ít hơn.

Như một phần của những biện pháp được đưa ra nhằm tập trung lại về mặt ổn định của chính sách hơn là chú tâm vào con số phát triển, chính phủ Việt Nam tuyên bố muốn giảm thâm thủng ngân sách từ 6% từ năm ngoái xuống còn 5% vào năm nay.

Nguyễn Đình Cung, viện phó Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế TW, trao đổi tại một diễn đàn doanh nghiệp vào thứ hai đã cho hay chính phủ cần phải thực hiện nhiều hơn nữa để chứng tỏ với các nhà đầu tư về quyết tâm thắt chặt ngân khố của mình.
The government gave another signal of its intent to rein in spending late on Tuesday, when it increased fuel prices for the second consecutive month, with petrol hiked by 10 per cent and diesel by 15 per cent with immediate effect.

The finance ministry, which has been subsidising fuel prices, said that the increase was the result of higher global oil prices, which have been pushed up by the ongoing instability in the Middle East and North Africa.

Higher fuel prices may feed in to inflation, which accelerated to 13.9 per cent year-on-year in March. But economists said it was necessary for the government to pass on global price rises if it is to bring spending under control.

This is not likely to be of much help to the poor who will have to bear the brunt of the changed policy. The government must choose between cutting its debt or promoting social development; it can’t have its cake and eat it too.

Một tín hiệu từ chính phủ vào hôm qua đã cho thấy nỗ lực hạn chế chi tiêu vào hôm thứ ba, qua việc tăng giá nhiêu liệu lần thứ 2 trong vòng hai tháng liên tiếp, với giá xăng tăng 10% và dầu diesel tăng 15%, có hiệu lực ngay lập tức.

Bộ tài chính, vốn đang trợ cấp giá xăng dầu, nói việc tăng giá lần này là do tình hình giá xăng dầu trên thế giới tăng cao vì những bất ổn đang diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi.

Giá xăng dầu cao hơn có thể góp phần ‘thổi’ lạm phát tăng cao, hiện đang ở mức 13.9% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên các nhà kinh tế học giải thích việc tăng giá xăng theo kịp giá thế giới là cần thiết nếu điều đó giúp kiểm soát tốt hơn chi tiêu chính phủ.

Dù sao, tất cả những việc đề cập ở trên đều không giúp ích gì cho mấy với những người dân có thu nhập thấp, mà hiện nay đang mang nhiều gánh nặng vì chính sách thay đổi. Chính phủ bắt buộc phải chọn một trong hai giữa cắt giảm nợ, hoặc hỗ trợ an sinh, phát triển xã hội; nếu ‘tham’ cả hai thì sẽ ‘thâm’.

--

Nguồn: http://blogs.ft.com/beyond-brics/2011/03/30/vietnam-debt-woes/


0 nhận xét:

Đăng nhận xét